[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Cho e hỏi là khi men gan bị tăng thì a xử lý thế nào ạ? Nếu tăng cao quá thì sao ạ?
khi men gan tăng nhẹ thì cụ có thể điều chỉnh bằng việc uống bổ gan,uống nhièu nước hoa quả sinh tố...nếu men gan tăng quá cao thì phải giảm liều rồi theo dõi thêm xem vs liều giảm nhẹ đó có đảm bảo việc gan okie lại ko, trường hợp xấu nhất là phải ngưng thuốc rồi đến viện để truyền thải độc gan- cái này có thể làm gan trở về okie sau 6,7 ngày...nhưng khi ấy đau đầu nhất là việc dùng lại thuốc như thế nào đây??? vấn đề rất rộng ! mong là legalon đã đủ giải quyết bài toán men gan trong khi dùng đích !
 

0979197999

Xe đạp
Biển số
OF-787413
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
11
Động cơ
26,610 Mã lực
Tuổi
39
ôi ! cụ trẻ quá ! cụ dổi qua legalon đi, cái phillver kia là hàng việt nam-vớ vẩn thôi ! certitinib bị kháng nhanh hơn so vs alectinib chứ bản thân nó vẫn là thằng lâu kháng cụ ạ ! điều trị bước 1 ở âu mỹ đúng là họ ưu tiên alectinib hơn, nhưng vs điều kiện việt nam mình thì dùng spexib là okie cụ ạ !
cho e hoi dung legalon: khi chỉ số men gan về bình thường thì thôi không dùng nữa, hay vẫn dùng đều cung thuốc đích ah? liều lượng dùng ra sao ah?
 

0979197999

Xe đạp
Biển số
OF-787413
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
11
Động cơ
26,610 Mã lực
Tuổi
39
cho e hoi dung legalon: khi chỉ số men gan về bình thường thì thôi không dùng nữa, hay vẫn dùng đều cung thuốc đích ah? liều lượng dùng ra sao ah?
nếu cao quá bác sỹ cho ngưng uống thuốc 1 tuần, hoặc giảm liều xuống còn 2v/ ngày
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
cho e hoi dung legalon: khi chỉ số men gan về bình thường thì thôi không dùng nữa, hay vẫn dùng đều cung thuốc đích ah? liều lượng dùng ra sao ah?
dùng mãn tính theo thuốc đích đi cụ, legalon nó là thuốc do tập đoàn có tiếng chiết suất từ cây kế sữa-có nguồn gốc thực vật rất lành...kế sữa rất tốt với gan, có nhiều nghiên cứu nhỏ dùng liều cao kế sữa đẻ trị ung thư đấy cụ( cái này còn tranh cãi nhiều nên em ko đào sâu)...tức là kể cả men gan về ổn rồi thì cụ vẫn phải dùng legalon hằng ngày luôn để nó song hành vs đích mà bảo vệ gan !
 

0979197999

Xe đạp
Biển số
OF-787413
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
11
Động cơ
26,610 Mã lực
Tuổi
39
dùng mãn tính theo thuốc đích đi cụ, legalon nó là thuốc do tập đoàn có tiếng chiết suất từ cây kế sữa-có nguồn gốc thực vật rất lành...kế sữa rất tốt với gan, có nhiều nghiên cứu nhỏ dùng liều cao kế sữa đẻ trị ung thư đấy cụ( cái này còn tranh cãi nhiều nên em ko đào sâu)...tức là kể cả men gan về ổn rồi thì cụ vẫn phải dùng legalon hằng ngày luôn để nó song hành vs đích mà bảo vệ gan !
ast 67
alt 220
có nên dừng thuốc hay chỉ giảm liều xuống 2v
cho e hỏi,
legalon dùng mấy viên / ngày ah
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
ast 67
alt 220
có nên dừng thuốc hay chỉ giảm liều xuống 2v
cho e hỏi,
legalon dùng mấy viên / ngày ah
gan của cụ tăng cao quá đấy, ast còn tạm chấp nhận được, chứ alt tàn bạo quá...cụ nên alo cho bs xem hướng giải quyết thế nào, chứ ko ai để alt như vậy mà vẫn dùng thuốc bình thường cả cụ ạ ! gan của cụ thế kia thì cụ nên dùng 4v legalon/ngày..nhưng đó ko phải là việc trước mắt, việc trước mắt bây h là alo bs để nói về cái chỉ số gan đó xem hướng giải quyết thế nào? tại sao em lại bảo cụ alo bs là vì bs theo cụ TỪ ĐẦU, bs nắm được cả bức tranh của cụ nên lời khuyên họ đưa ra là sát vs chân lý nhất...em mạnh dạn đoán là vs chỉ số gan kia thì bs sẽ yêu cầu cụ qua viện để truyền thải độc gan đấy, dĩ nhiên đang thời buổi dịch dã nên bs có thể bảo cụ giảm hoặc ngưng thuốc rồi xn lại gan sau 10 hoặc 14 ngày !
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
tốt nhất đừng để ngưng thuốc, có thể giảm liều chứ ĐỪNG ĐỂ XẢY RA việc ngừng thuốc...thuốc đích bản chất là kìm hãm ung thư chứ ko phải giết ung thư, chính vì lý do đó nên phải dùng hằng ngày, ko dùng là ung thư nó sinh sự đấy cụ..
 

0979197999

Xe đạp
Biển số
OF-787413
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
11
Động cơ
26,610 Mã lực
Tuổi
39
gan của cụ tăng cao quá đấy, ast còn tạm chấp nhận được, chứ alt tàn bạo quá...cụ nên alo cho bs xem hướng giải quyết thế nào, chứ ko ai để alt như vậy mà vẫn dùng thuốc bình thường cả cụ ạ ! gan của cụ thế kia thì cụ nên dùng 4v legalon/ngày..nhưng đó ko phải là việc trước mắt, việc trước mắt bây h là alo bs để nói về cái chỉ số gan đó xem hướng giải quyết thế nào? tại sao em lại bảo cụ alo bs là vì bs theo cụ TỪ ĐẦU, bs nắm được cả bức tranh của cụ nên lời khuyên họ đưa ra là sát vs chân lý nhất...em mạnh dạn đoán là vs chỉ số gan kia thì bs sẽ yêu cầu cụ qua viện để truyền thải độc gan đấy, dĩ nhiên đang thời buổi dịch dã nên bs có thể bảo cụ giảm hoặc ngưng thuốc rồi xn lại gan sau 10 hoặc 14 ngày !
bac sy bảo em dung thuốc 1 tuần. trước e cụng bị 2 lần như này.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Bài số 2:CÁC PHÁC ĐỒ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ-DƯỚI GÓC NHÌN CỦA EDWARD S. KIM ( Kim là chuyên gia hàng đầu tại bệnh viện ung thư city of hope-Mỹ)

CA LÂM SÀNG:
-một người đàn ông da trắng 59 tuổi nhập viện do đau ngực, ho và khó thở.
-tiền sử bệnh:huyết áp cao, viêm xương khớp
-tiền sử hút thuốc: hút thuốc lá lâu năm, 10 gói mỗi năm
-tiến hành CT ngực và bụng cho thấy:
+ xuất hiện khối kích thước 9cm, bờ tua gai ở thuỳ dưới phổi trái
+ tràn máu màng phổi trái
+ nhiều nốt gan lan toả
+ di căn thượng thận phải
-PET/CT : tăng hấp thu FDG ở khối u phổi trái, màng phổi, gan, và tuyến thượng thận phải.
-MRI não: ko thấy sự bất thường hay có khối choán chỗ ở hộp sọ.
-kiểm tra thể chất: giảm âm thở ở phổi trái, gan không to
-chỉ số toàn trạng theo ECOG: 1 điểm.
-sinh thiết khối u gan dưới hướng dẫn của hình ảnh cho thấy loại ung thư biểu mô tuyến kém biệt hoá của phổi
-hoá mô miễn dịch: pd-l1 TPS, 10%
-xét nghiệm phân tử:
+ giải trình tự thế hệ mới: âm tính vs EGFR, ROS1, BRAF, ALK, RET, MET, ERBB2, NTRK
+ tế bào vi mô ổn định.
+ mức độ đột biến của khối u: 6 đột biến/Mb

ÔNG SẼ DÙNG LOẠI XÉT NGHIỆM PHÂN TỬ NÀO CHO MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ-KHÔNG TẾ BÀO VẢY?

KIM
: theo hướng dẫn hiện tại của Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia Hoa Kỳ- cho việc xét nghiệm phân tử đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, cả sinh thiết lỏng lẫn sinh thiết mô đều phải bao gồm các dấu ấn phân tử sau KRAS, EGFR, ALK,ROS1, BRAF, NTRK1/2/3 fusions, METex14, và RET. Ngoài ra, biểu lộ PD-L1 cũng là thứ mà chúng tôi cố gắng đạt được. Chúng tôi luôn ưu tiên nhất việc sinh thiết mô, để đảm bảo rằng chúng tôi nhận được chẩn đoán mô bệnh học-thứ mà sinh thiết lỏng ko có ưu thế như sinh thiết mô.

NCCN KHUYẾN CÁO GÌ CHO NHỮNG BỆNH NHÂN KHÔNG CÓ ĐỘT BIẾN-TÀI XẾ ( đột biến-tài xế tức driver mutations là những đột biến gen quan trọng có ảnh hướng tới quá trình phát triển của ung thư, nên biết rằng ko phải tất cả các đột biến đều gây nên ung thư, có những đột biến vô dụng và nó ko liên quan j tới ung thư cả, chỉ có 1 số đột biến là đóng vai trò vào việc điều khiển cái xe ung thư nên được gọi là driver-mutations, những đột biến ko gây nên ung thư thì được gọi là đột biến hành khách tức passenger-mutations, nghĩa là chúng chỉ ngồi chơi trên cái xe ung thư thôi, còn ung thư tiến triển đi đâu về đâu là do ông tài xế kia)

KIM: NCCN nỏi rằng phác đồ ưu tiên điều trị bước 1 đối vs những bệnh nhân ko có đột biến-tài xế cũng như đối vs những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 từ 1% đến 49% là phác đồ platinum(carboplatin hoặc cisplatin) kết hợp vs pemetrexed(Alimta) và pembrolizumab( Keytruda). Cũng có khuyến cáo phác đồ khác như carboplatin+atezolizumab+bevacizumab và paclitaxel ; hay phác đồ nivolumab+ipilimumab+pemetrexed vs platinum( carbo hoặc cisplatin); hoặc phác đồ carboplatin+nab-paclitaxel vs atezolizumab. Bởi vậy, có khá ít lựa chọn cho những bệnh nhân rơi vào trường hợp này .


BẰNG CHỨNG NÀO ỦNG HỘ VIỆC SỬ DỤNG PEMBROLIZUMAB KÈM VỚI HOÁ TRỊ?

KIM
: Nghiên cứu KEYNOTE-189 đánh gía việc dùng pemetrexed+ carboplatin( hoặc cisplatin)+/- pembrolizumab…phác đồ này dành cho những bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ-ko tế bào vảy đang trong tình trạng chưa điều trị gì, có bệnh đang tiến triển, đã di căn mà ko có đột biến-tài xế ở EGFR,ALK. Nghiên cứu này ko yêu cầu biểu lộ PD-L1 cao thấp ra sao, mặc dù những bệnh nhân tham gia đều phải được đánh giá PD-L1.

Tại mốc trung vị 23 tháng, pembrolizumab+hoá trị đã vượt qua quan điểm thời gian sống thêm toàn bộ (OS) . Tại mốc trung vị 12 tháng, tỉ lệ sống thêm toàn bộ (OS) của pembrolizumab+hoá trị so vs giả dược+hoá trị lần lượt là 70.0% vs 48.1%. Tại mốc trung vị 24 tháng, tỉ lệ tương ướng là 45.5% vs29.9%. Ai có thể tin được gần 50% bệnh nhân trong nghiên cứu vẫn sống sau 24 tháng? Điều đó thật tuyệt vời ! Thời gian sống thêm toàn bộ của hoá trị+pembrolizumab so vs hoá trị+giả dược có trung vị lần lượt là 22 tháng (95%CI, 19.5-25.2) so vs 10.7 tháng(95%CI, 8.7-13.6),(HR,0.56;95%ci,0.45-0.70).Quá tốt, dữ liệu thực sự ấn tượng và nó đã trở thành tiêu chuẩn trong điều trị chăm sóc lâm sàng.
Biểu lộ PD-L1 ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả điều trị?

KIM
: Qua dữ liệu nghiên cứu trên, PD-L1 cho thấy nó có lợi ích thật sự trong việc liên quan tới thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm bệnh nhân mà PD-L1 có TPS ít hơn 1%, cũng như với nhóm bệnh nhân có TPS lớn hơn 50%- điều này do đó có thể trấn an bạn rằng không chỉ mỗi bệnh nhân có PD-L1 cao mới có thời gian sống thêm toàn bộ lớn. Trong số những bệnh nhân có TPS dưới 1% thì OS trung vị là 17.2tháng(95%CI, 13.8- 22.8 ) ở nhóm dùng pembrolizumab so vs nhóm giả dược là 10.2 tháng(95%CI, 7.0-13.5). Khi TPS từ 1% đến 49% thì OS trung vị tương ứng là 21.8 tháng( 95%CI,17.7-25.9) so với 12.1 tháng( 95%CI, 8.7-19.4). Cuối cùng khi TPS vượt quá 50% thì OS trung vị chưa đạt được ở nhóm dùng pembrolizumab (95%CI, 20.4-NR) so vs 10.1 tháng ở nhóm giả dược(95%CI,7.5-NR).

DỮ LIỆU NÀO ỦNG HỘ VIỆC DÙNG ATEZOLIZUMAB VÀ BEVACIZUMAB?

KIM
: Nghiên cứu Impower150 là một nghiên cứu thú vị, nó là nghiên cứu duy nhất trong thời gian trước đây khi chấp thuận vô nghiên cứu những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK, rồi cả những bệnh nhân chưa trải qua hoá trị mà thuộc dạng ung thư phổi ko tế bào nhỏ-ko tế bào vảy. Bệnh nhân trong nghiên cứu đều được xn biểu lộ PD-L1. Nghiên cứu được thiết kế theo dạng 3 nhánh. Nhánh A là sự kết hợp của atezolizumab+carboplatin+paclitaxel rồi sau đó duy trì bằng atezolizumab. Nhánh B là atezolizumab+carboplatin+paclitaxel+bevacizumab rồi sau đó duy trì bằng atezolizumab+bevacizumab. Nhánh C là carboplatin+paclitaxel+bevacizumab rồi sau đó duy trì bởi bevacizumab. Toàn bộ các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được áp dụng việc điều trị duy trì cho tới khi dừng do bệnh tiến triển hoặc tác dụng phụ quá nặng nề. Nhánh C sẽ được chọn là nhánh so sánh, vậy nên nhánh A và nhánh B sẽ được đem ra so sánh vs nhánh C một cách riêng biệt. Khi so sánh nhánh B vs nhánh C, ta thấy có lợi ích khi atezolizumab được gộp thêm vô phác đồ-3 thuốc. Thời gian trung vị của sống thêm toàn bộ giữa 2 nhánh A,C lần lượt là 19.2 tháng (95%CI,17.0-23.8 ) vs 14.7 tháng(95%CI, 13.3-16.9), bởi thế việc gộp 4 thuốc tỏ ra có ý nghĩa trong việc cải thiện tgian sống thêm toàn bộ cho bệnh nhân.


DỮ LIỆU NÀO ỦNG HỘ TRONG VIỆC DÙNG NIVOLUMAB VÀ IPILIMUMAB?

KIM: Nghiên cứu CheckMate227 áp dụng trên các bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ đang ở giai đoạn4 hoặc tái phát, ko có đột biến gen, tế bào vảy cũng như ko tế bào vảy. Bệnh nhân được phân loại theo biểu lộ PD-L1- lớn hơn hoặc bằng 1% so vs ít hơn 1%. Phác đồ là nivolumab+ipilimumab+hoá trị hoặc nivolumab+hoá trị cho những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 1%- tương tự như vậy với bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 ít hơn 1%.Dữ liệu cho thấy ở số bệnh nhân có PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 1% thì HR cho thời gian sông thêm toàn bộ 36 tháng là 0.79(95%CI,0.67-0.93). Còn vs nhóm bệnh nhân có PD-L1 từ 1 đến 49% thì không có sự khác biệt về thời gian sống thêm toàn bộ (HR,0.94;95%,0.75-1.18)-điều này trái ngược vs nhóm khác.Lợi ích lớn nhất là ở nhóm bệnh nhân có PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 50%, thời gian trung vị của sống thêm toàn bộ là 21.2 tháng.

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GỘP NIVOLUMAB VỚI IPILIMUMAB

KIM
: Chúng tôi luôn luôn lưu ý về tác dụng phụ. Điều này xảy ra khi sử dụng phác đồ-4 thuốc hoặc như trong trường hợp này là sử dụng đồng thời gộp 2 thuốc nivolumab và ipilimumab. Với liều lượng chúng tôi đã sử dụng cho bệnh nhân thì sự dung nạp xảy ra tốt hơn, còn với độc tố tác dụng phụ cấp độ 3 hoặc cấp độ 4 mà chúng ta thấy ở một số bệnh nhân dùng phác đồ nivolumab+ipilimumab thì điều đó cũng thường như chúng ta thấy trên các bệnh nhân dùng hoá trị thôi.Dĩ nhiên số bệnh nhân phải được điều trị riêng về vấn đề tác dụng phụ do dùng nivolumab+ipilimumab so với dùng hoá trị là cao hơn, chúng tương ứng là 18.1% so vs 9.1%, và số bệnh nhân gặp phải độc tố độ 3 hoặc 4( dẫn đến phải ngưng điều trị) cũng cao hơn khi tương ứng lần lượt là 12.3% so vs 4.9%...Những dữ liệu này là điều chúng tôi lưu ý !

DỮ LIỆU NÀO LÀM SÁNG TỎ VỀ VIỆC GỘP NIVOLUMAB VỚI IPILIMUMAB

KIM
: Nghiên cứu CheckMate9LA dành cho những bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ, tiến triển, tái phát mà trước đây chưa có điều trị toàn thân, ko có đột biến gen, và có chỉ số toàn trạng ECOG tốt. Bệnh nhân sẽ được phân chia dựa theo biểu lộ PD-L1 để so sánh nhóm có PD-L1 ít hơn 1% so với nhóm có PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 1%, ngoài ra còn được phân chia theo loại mô học là tế bào vảy vs ko tế bào vảy.Nhánh đièu trị là nivolumab,ipilimumab và hoá trị-2 chu kỳ hoá trị, ko đồng thời. Nhánh kiểm soát là hoá trị 4 chu kỳ, và pemetrexed duy trì cho những bệnh nhân ko tế bào vảy. Thời gian sống thêm toàn bộ là mục tiêu cuối để đánh giá nghiên cứu. Những bệnh nhân dùng gộp nivolumab+ipilimumab với hoá trị đạt được lợi ích sống thêm toàn bộ so với những bệnh nhân dùng đơn độc hoá trị- thời gian trung vị của sống thêm toàn bộ lần lượt là 15.6 tháng(95%CI,13.9-20.0) so với 10.9 tháng(95%CI, 9.5-12.6)- tỉ lệ đáp ứng lần lượt là 38% so với 25%. Ngoài ra, chỉ số rủi ro HR vs nhóm biểu lộ PD-L1 ít hơn 1% là 0.62(95%CI, 0.45-0.85), còn HR vs nhóm PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 1% là 0.64 (95%CI, 0.50-0.82), vs nhóm PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 50% thì HR là 0.66(95%CI,0.44-0.99), vs nhóm PD-L1 từ 1 đến 49% thì HR là 0.61(95%CI, 0.44-0.84).


CA LÂM SÀNG:
-Bệnh nhân điều trị bắt đầu với phác đồ pemetrexed+carboplatin cùng pembrolizumab mỗi 3 tuần một, đi kèm với việc bổ sung vitamin B12/folic acid.
-Khi bệnh nhân vô viện để vào chu kỳ 4 thì bị đau ở lưng và thở hụt hơi.
-tiến hành 1 CT scan cho thấy tién triển ở khối u nguyên phát cũng như phát hiện di căn tuyến thượng thận.
-Bệnh nhân sau đó đã được đièu trị bằng docetaxel+ramucirumab.

DỮ LIỆU NÀO MÔ TẢ VỀ HIỆU QUẢ CŨNG NHƯ TÁC DỤNG PHỤ CỦA DOCETAXEL+RAMUCIRUMAB

KIM
: Nghiên cứu REVEL được thiết kể đẻ so sánh docetaxel+ramucirumab với docetaxel+giả dược, những bệnh nhân đã từng trải qua hoá trị sử dụng 1 thuốc platinum hoặc bevacizumab hay có mô bệnh học là tế bào vảy, ko tế bào vảy đều được chấp thuận cho vô nghiên cứu.

Thời gian trung vị cho sống thêm toàn bộ của nhánh dùng ramucirumab tốt hơn một chút so vs nhánh giả dược, tương ứng là 10.5 tháng so vs 9.1 tháng( HR,0.86;95%CI,0.75-0.98;P=0.2), thời gian sống ko bệnh tiến triển cải thiện hơn một chút là 4.5 tháng so vs 3.0 tháng. Tỉ lệ đáp ứng có lẽ là khá nhất khi tương ứng là 23% so với 14%(HR,1.89;95%CI,1.41-2.54;P<0.001).
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 3: DÙ VẪN CÒN CẦN NHIỀU NGHIÊN CỨU HƠN NỮA NHƯNG THUỐC ĐÍCH THỰC SỰ ĐANG THAY ĐỔI CÁCH CHÚNG TA ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI

Các đột biến và thuốc đích đang thay đổi cách chúng ta điều trị ung thư phổi, đặc biệt là xét nghiệm phân tử đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi và một số lượng lớn đột biến đã được định danh cho tới nay. Theo Robert Coleman-chuyên gia hàng đầu tại MD Anderson, những đột biến như EGFR và KRAS đã thay đổi bức tranh điều trị- tăng cường xét nghiệm phân tử đã cho phép nhiều liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng trên bệnh nhân hơn từ đó cải thiện đầu ra sống còn.

Tuy nhiên,nhiều thách thức vẫn còn đó kể cả khi nhiều đột biến hơn đã được định danh.ví dụ, những thử nghiệm lâm sàng thường có xu hướng hạn chế và loại những người bệnh có nguy cơ cao ở căn bệnh chính họ đang mắc hoặc có bệnh lý nền kèm theo-điều này vô hình chung đã hạn chế đáng kể sự đa dạng của nhóm bệnh nhân được thử nghiệm- bởi vậy Nghiên cứu trên đa dạng số bệnh nhân là điều cần làm để lấp đầy khoảng trống này. Robert Coleman và các đồng nghiệp đã đi đầu trong việc này bằng nghiên cứu MYLUNG

Dữ liệu gần đây nhất từ nghiên cứu MYLUNG đã được trình bày ở hội thảo thường niên ASCO 2021 cho thấy rằng hầu hết bệnh nhân nhận được ít nhất 1 xét nghiệm dấu ấn sinh học trước khi điều trị đầu tiên của họ được bắt đầu. Nhưng ít hơn 50% trong số họ nhận được bộ xét nghiệm đủ 5 dấu ấn sinh học-bộ 5 dấu ấn đã được khuyến cáo là nên làm để có thể đưa ra lựa chọn phác đồ tốt nhất cho bệnh nhân. Bộ 5 dấu ấn đó bao gồm EGFR,ALK,BRAF,ROS1 và PD-L1. Nghiên cứu này nhấn mạnh nhu cầu cải thiện việc xét nghiệm trong ung thư phổi. Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào phác đồ điều trị ung thư phổi đang phát triển và vai trò của xét nghiệm phân tử hiện nay cũng như trong tương lai.


NHÓM BỆNH NHÂN NÀO ĐANG CẦN NGHIÊN CỨU NÀY NHẤT?

Tất cả bệnh nhân đều cần được nghiên cứu. Nhưng để tăng độ chính xác cũng như tránh làm nhiễu dữ liệu của nghiên cứu mà nhiều người đã bị loại bỏ. Những người bị loại bỏ này có thể do họ có bệnh lý đi kèm hoặc do ko đáp ứng được phổ độ tuổi cũng như phổ tình trạng thể chất, hay do họ đang dùng đồng thời nhiều loại thuốc, hoặc do họ trước đây đã từng điều trị. Một trong những nhóm bệnh nhân bị từ chối nhiều nhất là do họ có một bệnh chính khác- dù không phổ biến nhưng điều này vẫn xảy ra do có do sự trùng lặp ở nhóm tuổi, ví dụ như đã mắc ung thư phụ khoa và h mắc thêm ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng chẳng hạn. Bởi vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ học được rất nhiều nếu mở rộng tập bệnh nhân tham gia nghiên cứu bằng cách giảm các tiêu chí tham gia một cách chặt chẽ.


NHỮNG ĐIỀU CHÍNH ĐƯỢC RÚT RA TỪ CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH MÀ ÔNG ĐÃ TRÌNH BÀY TRONG HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN ACCC LÀ GÌ?

Tôi có 2 bài thuyết trình. Bài đầu tiên là về cách chúng tôi kết hợp giữa xét nghiệm phân tử với thuốc đích-rồi việc kết hợp này ảnh hưởng đáng kể lên cuộc sống bệnh nhân ra sao. Dĩ nhiên, tôi luôn lo ngại rằng chúng ta có nhiều câu hỏi liên quan đến lâm sàng hơn là số bệnh nhân mà chúng ta tuyển vào để kiểm tra các câu hỏi đó trên họ bởi thực tế tỉ lệ bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu thường rất thấp. Những gì chúng tôi đang làm là cố gắng xây dựng một loại danh mục các nghiên cứu lâm sàng giúp trả lời các câu hỏi này, từ đó cho phép linh hoạt hơn trong việc thiết kế nghiên cứu như tôi đã đề cập ở trên. Khi chúng ta mở rộng hiểu biết của mình về các yếu tố phân tử ảnh hưởng quyết định tới căn bệnh thì từ đó việc tìm được thuốc phù hợp tương ứng sẽ đem lại lợi ích sống còn cho bệnh nhân-Chiến lược này đang được chúng tôi tiến hành trong thực tế qua một chương trình có tên gọi là MYLUNG.

Ở bài thuyết trình thứ hai, tôi cung cấp một chút thông tin cơ bản về việc tại sao chúng tôi lại làm nghiên cứu này và thông tin về một loạt các nghiên cứu có trong chương trình. Trọng tâm của việc này là nhằm cung cấp thông tin định lượng cũng như định tính tới bệnh nhân và các bác sĩ điều trị để giúp họ có được một quyết định tốt nhất trong việc lựa chọn phác đồ đièu trị đầu tiên cho ung thư phổi ở giai đoạn tiến triển. Bởi vậy, chúng tôi tin rằng khi những thông tin này trở nên sẵn có và được trao đến tay các bác sĩ điều trị một cách sớm nhất-chúng sẽ giúp các bác sĩ có được kế hoạch điều trị tân tiến nhất trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.


NHỮNG TIẾN BỘ QUAN TRỌNG CỦA Y HỌC CHÍNH XÁC TRONG UNG THƯ PHỔI GẦN ĐÂY LÀ GÌ?

Ung thư phổi đã trở thành biểu tượng của y học chính xác. Trong vài tháng qua,xuất hiện ngày càng nhiều sự thông qua phù hợp vs những tiến bộ về kiến thức phân tử. Những thay đổi tiến bộ này ko phải là yếu tố quan trọng trong toàn bộ bức tranh ung thư phổi, ngoại trừ đột biến EGFR. Đột biến EGFR còn đươc tìm thấy ở nhiều loại ung thư khác nữa-và việc áp dụng nó trong điều trị đã, đang và sẽ được làm ngày càng tốt hơn.Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng các đột biến ROS1, MET, RET và miễn dịch trong điều trị cho bệnh nhân.

Năm nay, mọi sự chú ý đều dồn vào G12C- một loại đột biến KRAS, hi vọng phác đồ điều trị sẽ sớm được phê duyệt, và chúng tôi sẽ sát sao theo dõi thông tin rổi áp dụng sớm nhất có thể vô phác đồ điều trị cho bệnh nhân.


squeezing-dr-coleman-the-answers-with-key-evidence-4-638.jpeg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,595
Động cơ
293,928 Mã lực
E chào cụ. Cụ tư vấn giúp e với ạ. Bố e bị K phổi đã mổ năm 2016. Đến năm ngoái 2020 bị tái phát và uống thuốc đích thế hệ 2. Đến tháng trước phát hiện ra đã di căn lên não. Bố e vừa xạ trị xong, đang bắt đầu uống Tagrix. Cụ cho e hỏi với, khi uống thuốc này nên kết hợp gì ko để kéo dài ạ? (Chứ uống thế hệ 2 giữ đc một năm). Với lại nếu thế hệ 3 này mà hết tác dụng là cũng hết cách à cụ? E cảm ơn cụ!
Cụ cho em hỏi chút ạ.thuốc tagrix 80mg cụ mua ở đâu ạ.giá cả sao cụ..em cần tìm cho bà nhà em(HN).cám ơn cụ.
 

namanhttt

Đi bộ
Biển số
OF-751012
Ngày cấp bằng
25/11/20
Số km
4
Động cơ
52,740 Mã lực
Tuổi
31
Mẹ mình sau khi đổi sang sử dụng Bigefinib của Việt Nam sản xuất được 5 tháng, hiện tại sức khoẻ ổn. Nhưng do dịch không đi bệnh viện lấy thuốc được. Mình thì có 1 hộp iressa Ấn độ, do ko biết chất lượng thuốc xách tay nên chưa dùng. Các cụ cho mình hỏi:

1/ Dùng tạm Iressa Ấn 1 tháng đợi bớt dịch đi bv dùng lại Bigefinib được không ? Đổi qua lại thuốc tuy cùng chất nhưng có vấn đề không ?

2/ Tuy dùng 5 tháng Bigefinib của Việt Nam ổn, nhưng nếu sẵn đợt dùng Iressa Ấn Độ có nên chuyển sang Iressa Ấn luôn ko,vì mình thấy nhiều người sử dụng iressa được mấy năm mới kháng, còn Bigefinib của Việt Nam thì ko có số liệu nào cả.

mình xin cảm ơn.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Mẹ mình sau khi đổi sang sử dụng Bigefinib của Việt Nam sản xuất được 5 tháng, hiện tại sức khoẻ ổn. Nhưng do dịch không đi bệnh viện lấy thuốc được. Mình thì có 1 hộp iressa Ấn độ, do ko biết chất lượng thuốc xách tay nên chưa dùng. Các cụ cho mình hỏi:

1/ Dùng tạm Iressa Ấn 1 tháng đợi bớt dịch đi bv dùng lại Bigefinib được không ? Đổi qua lại thuốc tuy cùng chất nhưng có vấn đề không ?

2/ Tuy dùng 5 tháng Bigefinib của Việt Nam ổn, nhưng nếu sẵn đợt dùng Iressa Ấn Độ có nên chuyển sang Iressa Ấn luôn ko,vì mình thấy nhiều người sử dụng iressa được mấy năm mới kháng, còn Bigefinib của Việt Nam thì ko có số liệu nào cả.

mình xin cảm ơn.
vấn đề cụ đưa lên, em cũng có nói rồi đấy, dùng hàng xách tay là tin vào người bán, vì chả có cơ quan hay tổ chức nào đứng lên bảo đảm cho chất lượng của thuốc xách tay cả...nếu tin thì nên tin tuyệt đối, đã ko tin thì cũng nên ko tin tuyệt đối, giống như đã dùng là tin mà đã ko dùng là ko tin...tránh việc nửa lạc nửa mỡ, nửa tin nửa ko...còn cách tốt nhất tránh vào trường hợp phải chọn lựa trên là dùng thuốc ở viện-100% bảo đảm ! về vấn đề tháng này dùng thuốc này, tháng sau dùng thuốc kia có ảnh hưởng j ko thì kể cả MD Anderson cũng như toàn bộ bs việt nam cũng ko ai trả lời được câu hỏi đó một cách khoa học đâu-chứ đừng nói đến bệnh nhân !

Cụ đang lo lắng và giãi bày nỗi lo-điều đó dễ hiểu trong hoàn cảnh vậy...nhưng nên mạnh mẽ hơn vs lựa chọn của mình !
 

namanhttt

Đi bộ
Biển số
OF-751012
Ngày cấp bằng
25/11/20
Số km
4
Động cơ
52,740 Mã lực
Tuổi
31
vấn đề cụ đưa lên, em cũng có nói rồi đấy, dùng hàng xách tay là tin vào người bán, vì chả có cơ quan hay tổ chức nào đứng lên bảo đảm cho chất lượng của thuốc xách tay cả...nếu tin thì nên tin tuyệt đối, đã ko tin thì cũng nên ko tin tuyệt đối, giống như đã dùng là tin mà đã ko dùng là ko tin...tránh việc nửa lạc nửa mỡ, nửa tin nửa ko...còn cách tốt nhất tránh vào trường hợp phải chọn lựa trên là dùng thuốc ở viện-100% bảo đảm ! về vấn đề tháng này dùng thuốc này, tháng sau dùng thuốc kia có ảnh hưởng j ko thì kể cả MD Anderson cũng như toàn bộ bs việt nam cũng ko ai trả lời được câu hỏi đó một cách khoa học đâu-chứ đừng nói đến bệnh nhân !

Cụ đang lo lắng và giãi bày nỗi lo-điều đó dễ hiểu trong hoàn cảnh vậy...nhưng nên mạnh mẽ hơn vs lựa chọn của mình !
Kiểu mình cứ sợ quyết định sai sẽ làm giảm tgian sống của mẹ, giờ mình như bị stress vậy, tìm tới page tìm lời khuyên. Chân thành cảm ơn lời khuyên của cụ, Thuốc cũng còn tuỳ cơ địa, mình sẽ tin tưởng đi 1 hướng.
 

Sarin

Xe hơi
Biển số
OF-388239
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
129
Động cơ
240,212 Mã lực
Tuổi
36
xemay12345678 : cụ ơi, cho cháu hỏi ở VN thuốc miễn dịch cháu thấy chỉ dùng nhiều keytruda, k biết mấy thuốc như Atezolizumab hay avelumab có dùng ở VN k ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
xemay12345678 : cụ ơi, cho cháu hỏi ở VN thuốc miễn dịch cháu thấy chỉ dùng nhiều keytruda, k biết mấy thuốc như Atezolizumab hay avelumab có dùng ở VN k ạ
ở việt nam hiện h cả keytruda lẫn atezolizumab đều dùng phổ biến cụ ạ...thuốc avellumab có dùng nhưng ít phổ biến hơn...những thuốc này đều rất mới và chưa có bảo hiểm- kể cả hãng đã có nhiều động thái khuyến mãi vs giảm giá thì chi phí cho nó vẫn cực lớn cụ ạ !
 

Sarin

Xe hơi
Biển số
OF-388239
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
129
Động cơ
240,212 Mã lực
Tuổi
36
ở việt nam hiện h cả keytruda lẫn atezolizumab đều dùng phổ biến cụ ạ...thuốc avellumab có dùng nhưng ít phổ biến hơn...những thuốc này đều rất mới và chưa có bảo hiểm- kể cả hãng đã có nhiều động thái khuyến mãi vs giảm giá thì chi phí cho nó vẫn cực lớn cụ ạ !
Cụ ơi, cho cháu hỏi giá thuốc atezolizumab hiện nay ở VN như nào ạ. Key thì cháu hỏi 1 c có bố trc truyền thì khoảng hơn 60tr/ lọ, hiện đang có km mua 1 tặng 1 ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Cụ ơi, cho cháu hỏi giá thuốc atezolizumab hiện nay ở VN như nào ạ. Key thì cháu hỏi 1 c có bố trc truyền thì khoảng hơn 60tr/ lọ, hiện đang có km mua 1 tặng 1 ạ
Tecentriq tức atezolizumab cách đây hơn năm có 1 người trong nhóm dùng thì giá là hơn 40tr cụ ạ! Còn hiện h giá tnao thì em ko rõ nữa, cụ liên hệ trực tiếp vs bs điều trị và viện sẽ nắm được sát sao nhất đấy!
 

Sarin

Xe hơi
Biển số
OF-388239
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
129
Động cơ
240,212 Mã lực
Tuổi
36
Tecentriq tức atezolizumab cách đây hơn năm có 1 người trong nhóm dùng thì giá là hơn 40tr cụ ạ! Còn hiện h giá tnao thì em ko rõ nữa, cụ liên hệ trực tiếp vs bs điều trị và viện sẽ nắm được sát sao nhất đấy!
Dạ, cháu cám ơn cụ ạ. Thế thì atezo giá còn mềm hơn key. Cháu cũng tham khảo giá ước chừng trc cụ ạ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Bài số 4: DI CĂN XƯƠNG CÓ THỂ ĐI KÈM VỚI TIÊN LƯỢNG SỐNG CÒN KÉM HƠN TRONG LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH Ở NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN DI CĂN.


Tỉ lệ di căn xương cao trong ung thư phổi không tế bào nhỏ đã khiến 2 trung tâm tiến hành nghiên cứu xem việc di căn xương này đã ảnh hướng như thế nào tới tỷ lệ sống còn ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc miễn dịch

Theo dữ liệu hồi cứu từ những bệnh nhân điều trị tại đại học Michigan và đại học bang Ohio thì những bệnh nhân bị di căn xương ngay từ đầu khi mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ có tiên lượng sống còn kém hơn trong quá trình điều trị bằng thuốc miễn dịch, bên cạnh đó dữ liệu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng các chất thay đổi xương( BMAs) không cho thấy được việc giảm các biến chứng ở xương cũng như cải thiện tỉ lệ sống còn ở những bệnh nhân này ! Di căn xương dường như đáp ứng kém vs thuốc miễn dịch và là một tín hiệu mang nghĩa tiên lượng tiêu cực. Phát biểu về vấn đề này, giáo sư Angel Qin tại đại học y khoa Michigan nói :” Đây là một nhóm bệnh nhân cần được quan tâm và nghiên cứu kĩ hơn nữa, nhất là trong thời đại của phác đồ điều trị bước đầu bằng miễn dịch hoặc hoá trị-miễn dịch giữa rất nhiều phác đồ khác nhau chúng ta có thể lựa chọn. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về cơ chế kháng thuốc miễn dịch và làm thế nào để vượt qua được việc kháng thuốc đó”.

Bệnh nhân di căn xương thường đòi hỏi phải được kê thuốc giảm đau loại mạnh, tỉ lệ di căn xương rất phổ biến và cho tới nay-đây là nghiên cứu lớn nhất nhằm trả lời câu hỏi lâm sàng về việc di căn xương đã ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn.Tại đại học Michigan, khoảng 30% bệnh nhân phát hiện di căn xương ở thời điểm chẩn đoán phát hiện bệnh và khoảng 10% trong số này gặp phải những biến chứng liên quan tới xương và cần được xạ trị giảm nhẹ hoặc phẫu thuật can thiệp. Giáo sư Qin cũng cho hay :” chúng tôi rất may mắn là một phần của tập thể đa nghành bao gồm các bác sĩ xạ trị, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các bác sĩ chuyên khoa này nhằm tối ưu hoá việc chăm sóc cho bệnh nhân của chúng tôi.Ví dụ, bệnh nhân di căn cột sống sẽ được theo dõi trong phòng chuyên dụng riêng- chịu trách nhiệm bới bác sĩ xạ trị và bác sĩ phẫu thuật thần kinh”.

Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia hoa kỳ cho ung thư phổi không tế bào nhỏ, các thuốc thay đổi xương ( BMAs) đã được FDA thông qua như pamidronate, zoledronic acid, denosumab được dùng để kiểm soát việc di căn xương ở tất cả các khối u rắn. Tuy nhiên, những hướng dẫn này thậm chí còn ko đề cập tới nghiên cứu về thực tế rằng bệnh nhân điều trị bằng thuốc miễn dịch mà có di căn xương thì tỷ lệ đáp ứng vs thuốc miễn dịch sẽ kém hơn. Thậm chí, các chuyên gia còn tin rằng xương chính là đại diện cho một vi môi trường u ức chế miễn dịch-do đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả điều trị.


Để bổ sung kịp thời cho hạn chế của nghiên cứu xoay quanh chủ đề này, NGHIÊN CỨU HỒI CỨU ra đời nhằm đánh giá di căn xương và những biến chứng liên quan tới xương có liên quan thế nào tới việc sống còn toàn bộ của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ khi họ điều trị bằng thuốc miễn dịch cũng như việc điều trị bằng thuốc BMAs ảnh hưởng như thế nào tới nhóm bệnh nhân này.


Nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc miễn dịch được đánh giá tại một trong hai trung tâm từ năm 2014 đến năm 2017, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp hình ảnh định kỳ để xác nhận có hay ko việc di căn xương trên bệnh nhân trước khi kê thuốc miễn dịch. Sử dụng phương pháp Kaplan-Meier, thời gian sống còn toạn bộ OS được tính từ lúc bắt đầu dùng thuốc miễn dịch cho tới khi bệnh nhân tử vong vì bất cứ lý do gì hoặc tại thời điểm bệnh nhân mất-việc kiểm duyệt đã được thực hiện để tiện theo dõi. Tổng số 330 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được điều trị bằng thuốc miễn dịch, trung vị của tuổi bệnh nhân là 62,4 tuổi, 88% trong số họ hiện đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lâu năm và có 66% là ung thư dạng biểu mô tuyến. Phần lớn trong số họ (48%) điều trị bước 2 ở thời điểm dùng miễn dịch. Thuốc miễn dịch được dùng phổ biến nhất trong nghiên cứu là thuốc Opdivo( 64%), tiếp theo là thuốc keytruda(17%), Tecentriq(6%) và một thuốc miễn dịch khác (13%), 38% bệnh nhân trong nghiên cứu đã di căn xương tại thời điểm ban đầu chẩn đoán mắc bệnh. Trung vị của thời gian sống còn toàn bộ OS là 10 tháng ( 95%CI,8.4-12.0) và ko có sự khác biệt về thời gian sống còn toàn bộ ở các phân nhóm được đánh giá. Về các biến chứng liên quan tới xương-thời gian trung vị xảy ra biến chứng rơi vào 2.8 tháng. Tuổi, giới tính, dạng mô học, tình trạng đột biến ko tiên lượng được sự tiến triển của các biến chứng tại xương do di căn. Xem xét kĩ hơn về mối liên quan giữa thời gian sống còn toàn bộ với di căn xương cho thấy rằng những bệnh nhân bị di căn xương ngay từ đầu có thời gian sống còn toàn bộ ngắn hơn so vs những bệnh nhân khác khi tương ứng là 5.9 tháng ( 95%CI,4.2-7.8) so với 13.4 tháng( 95%CI, 10.8-17.0) ( P<0.001) .Khi bệnh nhân được kiểm soát về chỉ số toàn trạng ECOG, dạng mô học, tình trạng nặng của di căn, bệnh nhân di căn xương vẫn tệ hơn những bệnh nhân khác ( HR,1.57;95%CI, 1.19-2.08;P=0.001)


Phân tích thời gian sống còn cũng phát hiện ra rằng sự tiến triển của các biến chứng ở xương cũng liên quan tới việc bệnh nhân có thời gian sống còn toàn bộ ngắn-bất kể việc di căn xương có xuất hiện ở thời điểm ban đầu hay không. Thời gian trung vị sống còn toàn bộ của những bệnh nhân có biến chứng ở xương là 7.5 tháng (95%CI,4.6-10.0) so với 10.6 tháng ( 95%CI,8.4-12.8) ở những bệnh nhân không có biến chứng liên quan tới xương.Ngoài ra, việc sử dụng thuốc BMAs như khuyến cáo của mạng lưới toàn diện quốc gia hoa kỳ KHÔNG ảnh hưởng tới thời gian sống còn toàn bộ(P=0.778)- việc KO ảnh hưởng này vẫn giữ nguyên kể cả khi có thay đổi trong việc lựa chọn loại thuốc BMAs được sử dụng ( P=0.622).


Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu hồi cứu từ 2 trung tâm trên, giáo sư Qin cho hay :” di căn xương nên được theo dõi cẩn thận.Chúng ta nên thiết kế nghiên cứu tiền cứu để đánh giá lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Các bác sĩ điều trị nên cân nhắc việc giới thiệu sớm bệnh nhân của mình đến các bác sĩ chuyên khoa nếu vị trí di căn mang lại nguy cơ đáng kể, cũng như nên áp dụng sớm các liệu pháp có khả năng ngăn chặn những biến chứng tại xương do di căn”.



5ukKAP5R_400x400.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top