[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

Puan2311

Đi bộ
Biển số
OF-747418
Ngày cấp bằng
23/10/20
Số km
6
Động cơ
55,960 Mã lực
Em chào các bác,
Hiện vấn đề dịch bệnh đang rất căng thẳng và đầy khó khăn, với tình hình thế này thì gia đình em cũng xin tư vấn của bác sĩ điều trị về việc tiêm vacxin, gia đình em đã hỏi 2 bác sĩ về việc BN có bệnh nền và hệ miễn dịch suy giảm thì có tiềm được không thì đều nhận được câu trả lời là CÓ, em có tìm hiểu bài viết dưới đây của BV Bạch Mai, và 1 số các bài viết khác đều khuyên nên tiêm vacxin:
Cho em hỏi có bác nào/ người nhà bác nào đã có bệnh lý nền và quyết định tiêm vacxin chưa ạ? Có bác nào cùng quan tâm vấn đề này, cùng trao đổi nhé ạ.
 

Sarin

Xe hơi
Biển số
OF-388239
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
153
Động cơ
240,212 Mã lực
Tuổi
37
Em chào các bác,
Hiện vấn đề dịch bệnh đang rất căng thẳng và đầy khó khăn, với tình hình thế này thì gia đình em cũng xin tư vấn của bác sĩ điều trị về việc tiêm vacxin, gia đình em đã hỏi 2 bác sĩ về việc BN có bệnh nền và hệ miễn dịch suy giảm thì có tiềm được không thì đều nhận được câu trả lời là CÓ, em có tìm hiểu bài viết dưới đây của BV Bạch Mai, và 1 số các bài viết khác đều khuyên nên tiêm vacxin:
Cho em hỏi có bác nào/ người nhà bác nào đã có bệnh lý nền và quyết định tiêm vacxin chưa ạ? Có bác nào cùng quan tâm vấn đề này, cùng trao đổi nhé ạ.
Tiêm đi cụ ạ, tụi tây bảo bs của nó nói Covid nguy hiểm hơn ung thư ạ. Ở bển đang truyền keytruda vẫn tiêm mà cụ. Mẹ cháu cũng bị K, trc khi truyền hc cũng cố đi tiêm ạ (tiêm vero đc cái k có phản ứng phụ j cả, ít nhất là mũi 1 vừa rồi)
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Tiêm đi cụ ạ, tụi tây bảo bs của nó nói Covid nguy hiểm hơn ung thư ạ. Ở bển đang truyền keytruda vẫn tiêm mà cụ. Mẹ cháu cũng bị K, trc khi truyền hc cũng cố đi tiêm ạ (tiêm vero đc cái k có phản ứng phụ j cả, ít nhất là mũi 1 vừa rồi)
chuẩn cụ ! ung thư còn dây dưa chữa được, chứ covid mà dính là khả năng cao sập luôn đấy...các cụ có người nhà nên đưa đi tiêm vaccine sớm nhé-vaccine nào cũng được, tuỳ sở thích và tìm hiểu từng người-vaccine tốt nhất là vaccine tiêm sớm nhất !
 

martin01

Xe hơi
Biển số
OF-714140
Ngày cấp bằng
30/1/20
Số km
148
Động cơ
84,600 Mã lực
Tuổi
39
bố e cũng bị và vừa tiêm verocell mũi 1, an toàn các cụ nhé.
 

Puan2311

Đi bộ
Biển số
OF-747418
Ngày cấp bằng
23/10/20
Số km
6
Động cơ
55,960 Mã lực
Cảm ơn cả nhà, bố em cũng đã tiêm mũi 1 Astra!

Được gửi từ iPhone - Otofun
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Bài số 5: KHÔNG PHÁT HIỆN METex14 SAU KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG SAVOLITINIB CHO THẤY TIÊN LƯỢNG ĐẦU RA TỐT Ở NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.

Theo báo cáo từ hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (AACR) 2021, đối với những bệnh nhân sau khi điều trị bằng savolitinib mà KHÔNG phát hiện MET exon14 ở DNA khối u lưu thông trong máu thì sẽ đi kèm với việc KÉO DÀI thời gian sống không bệnh tiến triển lẫn thời gian sống còn toàn bộ.

Trong báo cáo của mình, chuyên gia Yongfeng Yu từ Bệnh viện lồng ngực thượng hải-đại học giao thông thượng hải trung quốc cho hay: “ Kết quả trên có được từ mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ, nên những nghiên cứu lớn hơn sẽ vẫn cần được tiến hành trong tương lai “

Tổng số 66 bệnh nhân được nghiên cứu qua việc lấy mẫu huyết tương, có tới 46 người đã phát hiện được METex14 ctDNA-trong số 46 người này thì có 24 người có thể đánh giá được độ thanh thải của METex14- 14 người trong số 24 người này đạt được độ thanh thải ctDNA với thời gian trung vị thanh thải rơi vào 1.4 tháng điều trị. Có 61/66 bệnh nhân trong nghiên cứu đã được đánh giá hiệu quả bởi uỷ ban đánh giá độc lập, với tỉ lệ đáp ứng khách quan ORR là 47.5%( 95%CI, 34.6%-60.7%) và tỉ lệ kiểm soát bệnh là 93.4%(95%CI, 84.1%-98.2%), thời gian trung vị đáp ứng chưa đạt được còn thời gian trung vị sống không bệnh tiến triển là 6.8 tháng( 95% CI, 4.2-13.8).


Theo nghiên cứu thì đối với những bệnh nhân không phát hiện METex14 ( 14 người) có thời gian trung vị sống ko bệnh tiến triển (PFS) là 30.3 tháng (95%CI, 6.8-NC), HR 0.72 ( 95%CI, 0.28-1.87; P=0.501) và thời gian trung vị sống còn toàn bộ là 35.8 tháng ( 95%CI,14-NC), HR 0.89( 95%CI, 0.25-3.18; P=0.835). Đối với những bệnh nhân VẪN phát hiện thấy METex14 sau khi điều trị ( 10 người) thì thời gian trung vị sống không bệnh tiến triển chỉ là 5.5 tháng (95%CI, 0.66-5.6) HR 4.94( 95%CI, 1.83-13.36; P=0.002) và thời gian sống còn toàn bộ là 8.7 tháng( 95%CI, 0.8-10.6) HR là 7.06( 95% CI, 2.39-20.89; P<0.001).

Đối với những bệnh nhân không thể đánh giá được METex14 (22 người ) thời gian trung vị sống không bệnh tiến triển là 4.1 tháng( 95%CI, 4.0-6.9) HR 3.45( 95%CI,1.48-8.03; P=0.006) và thời gian trung vị sống còn toàn bộ là 10.6 tháng( 95%CI, 4.8-12.0) HR 5.88( 95%CI, 2.24-15.47; P<0.001).

Đối với 20 bệnh nhân mà không thể phát hiện METex14 ngay từ đầu thì thời gian trung vị sống ko bệnh tiến triển là 13.8 tháng( 95%CI, 4.2-22.1) và thời gian trung vị sống còn toàn bộ chưa đạt được.

Các chuyên gia trong nghiên cứu cũng chỉ ra kháng savolitinib có thể do các nguyên nhân KRAS, NRAS, PIK3CA, BRAF, FGF19..




mmmmmmmm.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 6: NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ 2021

Ung thư phổi là loại ung thư được chẩn đoán nhiều thứ hai sau ung thư vú. Nó được phân thành ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi ko tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi ko tế bào nhỏ chiếm xấp xỉ 85% các trường hợp, 15% còn lại là ung thư phổi tế bào nhỏ.

Trong năm 2019 ở mỹ có xấp xỉ 30000 bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ và gần như tất cả các trường hợp này nguyên nhân mắc bệnh đều được quy cho là do hút thuốc-tỉ lệ mắc bệnh nói chung có xu hướng giảm nhưng với phụ nữ lại đang có xu hướng tăng với tỉ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là gần như nhau 1:1

Ung thư phổi tế bào nhỏ được phân chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn hạn chế ( bao gồm giai đoạn từ 1 đến 3) và giai đoạn mở rộng ( bao gồm giai đoạn 4). Việc phân chia giai đoạn này dựa vào khám xét bệnh nhân như CT ngực, bụng, MRI não… giai đoạn hạn chế chiếm xấp xỉ 1/3 các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ, 2/3 còn lại là giai đoạn mở rộng.

Đặc điểm của ung thư phổi tế bào nhỏ là tính nhân đôi CỰC NHANH của tế bào ung thư, bệnh tiến triển một cách hung hãn và vô cùng nhanh chóng dẫn đến việc sớm di căn của ung thư, ung thư phổi tế bào nhỏ cũng tương đối nhạy vs hoá trị và xạ trị. Tuy nhiên bất chấp việc đáp ứng trong thời gian đầu điều trị đó thì thời gian ung thư quay trở lại là rất nhanh và thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân vẫn còn thấp.

Nói chung, trừ khi bệnh ở giai đoạn 1 hoặc 2-giai đoạn mà phẫu thuật vẫn còn hiệu quả thì mục tiêu điều trị lúc đó là chữa khỏi, còn ở giai đoạn mở rộng thì mục tiêu khi ấy chỉ dừng lại ở việc kiểm soát bệnh.

Tất cả các bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ đều phải được điều trị toàn thân với hoá trị hoặc hoá trị gộp miễn dịch để giảm nguy cơ tái phát. Mặc dù khối u đã được loại bỏ bởi phẫu thuật, thì việc dùng hoá trị bổ trợ sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát. Ở những người ko trải qua phẫu thuật cắt bỏ do một nguyên nhân y khoa hoặc do bệnh nhân từ chối, hoặc do bệnh tiến triển cục bộ nhanh chóng thì việc hoá trị kết hợp đồng thời với xạ trị sẽ cho thấy cải thiện thời gian sống còn và theo báo cáo gần đây thì đồng thời kết hợp hoá trị và xạ trị 2 lần hằng ngày sẽ là lựa chọn được ưa thích hơn của các chuyên gia so với đồng thời kết hợp hoá trị vs xạ trị 1 lần hằng ngày. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn muộn thì việc kết hợp hoá trị vs miễn dịch cho thấy cải thiện thời gian sống còn toàn bộ so với việc dùng đơn độc một mình hoá trị.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI NHẤT 2021

Mặc dù có những tiến bộ vũ bão ở 3 thập kỷ qua trong lĩnh vực việc điều trị ung thư phổi ko tế bào nhỏ- nhưng điều tương tự đã KO DIỄN RA trong ung thư phổi tế bào nhỏ, khi mà những tiến bộ và tìm tòi còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, tại 2 hôi nghị ung thư phổi hàng đầu ELCC 2021 và ASCO 2021 đã cho thấy những tín hiệu rất đáng mừng, đánh dấu việc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ có thể thay đổi nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 năm tới.
ELCC 2021 thông báo những tin tức cực kỳ đáng chú ý về những tiến bộ trong nghiên cứu ung thư phổi tế bào nhỏ, cụ thể trong lĩnh vực di truyền biểu sinh ( di truyền ngoại ) thì sự phát triển của tẩy xoá biểu sinh-các enzymes có khả năng loại bỏ các dấu vết biểu sinh với việc đảo ngược ảnh hưởng của chúng lên các biểu hiện gen- hướng đi này đang được dùng để điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ.

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn mở rộng, tại điều trị bước 1, Ponce Aix và các cộng sự đã thảo luận phase 1b của nghiên cứu NCT03850067 về việc CC90011 gộp với etoposide và cisplatin hoặc carboplatin ( EP) , CC90011 là một tẩy xoá biểu sinh của LSD1- chất ức chế này có khả năng làm giảm biểu hiện của các gen thúc đẩy phát triển khối u và làm tăng biểu hiện của các gen ức chế khối u, CC90011 có độc tính giới hạn liều liên quan tới đường máu như giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Trong tổng số 24 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 19 người đã được đánh giá-tất cả họ đều cho thấy đáp ứng một phần. Liều khuyến cáo ở phase 2 của CC90011 gộp vs EP là 40mg-nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.

Tiến bộ công nghệ đã mang tới việc sử dụng ngày càng nhiều xét nghiệm DNA trong nhiều loại khối u giúp cho việc điều trị bệnh nhân được tốt hơn, đặc biệt việc tăng cường sử dụng xét nghiệm RNA và tập trung vào CÁC TẾ BÀO KHỐI U LƯU THÔNG đang bắt đầu cho thấy những kết quả hứa hẹn. Trong ung thư phổi tế bào nhỏ, các tế bào khối u lưu thông (CTC) đang được giới chuyên gia công nhận là có ý nghĩa tiên lượng, thật vậy, bắt đầu vào năm 2012, Hou cùng các cộng sự đã nhận thấy rằng sự thay đổi số CTC sau 1 chu kỳ điều trị so với ban đầu trước khi điều trị là một yếu tố tiên lượng đáng tin cậy đối với ung thư phổi tế bào nhỏ- tại mốc 50 CTC có một sự thay đổi đáng kể liên quan tới thời gian sống ko bệnh tiến triển(PFS) và thời gian sống còn toàn bộ(OS), cụ thể là những người có ÍT hơn 50 CTC/7.5ml máu có trung vị của PFS và OS lần lượt là 8.8 tháng và 11.5 tháng, còn những người có NHIỀU hơn 50 CTC/7.5ml máu thì trung vị của PFS và OS lần lượt là 4.6 tháng và 5.4 tháng.

Tại nghiên cứu CON-VERT( NCT00433563) dữ liệu cho thấy những người có ít hơn 15 CTC thì trung vị của PFS và OS lần lượt là 19 tháng và 26.7 tháng, còn những người có nhiều hơn 15 CTC thì trung vị của PFS và OS lần lượt là 5.5 tháng và 5.9 tháng.


Trong lĩnh vực gen học chức năng, đã có những tiến bộ trong việc xác định và phân loại ung thư phổi tế bào nhỏ thành các dạng nhỏ hơn, cụ thể là tại hội nghị ASCO 2021 Puri và các cộng sự đã trình bày tóm tắt về việc phân loại này

Tóm lại, những tiến bộ trong điều trị đang diễn ra trên nhiều mặt trận trong cuộc chiến chống lại ung thư phổi tế bào nhỏ và như mọi khi, các thử nghiệm lâm sàng sẽ dẫn đường cho việc điều trị- tính đến thời điểm 2021 này, tại mỹ hiện có 112 thử nghiệm lâm sàng dành cho ung thư phổi tế bào nhỏ đang diễn ra.







6CANCER.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Bài số 7: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC ĐÍCH ALK VÀ NHỮNG CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ

Sau EGFR thì ALK là đột biến phổ biến thứ hai trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, việc sử dụng các thuốc đích trong việc điều trị bệnh nhân K phổi có đột biến gen ALK đã đem lại cho bệnh nhân những lợi ích sống còn đáng kể, tuy vậy dẫu thời gian hợp thuốc đích của bệnh nhân ALK có dài hơn so với bệnh nhân đột biến EGFR thì việc xuất hiện tình trạng kháng thuốc là điều không thể tránh khỏi, theo dòng phát triển vũ bão của y học thì bối cảnh của các cơ chế kháng thuốc và các quyết định điều trị ngày càng trở nên phức tạp. Trong tổng quan này, chúng ta sẽ phân tích và tóm tắt các cơ chế kháng thuốc, cũng như các chiến lược điều trị sau khi kháng thuốc, nhằm đưa ra những chiến lược điều trị tốt hơn cho các bác sĩ lâm sàng.

Gen ALK xuất hiện ở 3-7% các bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ-trong các loại gen ALK thì gen dung hợp EML4 xuất hiện phổ biến nhất, ngoài EML4 thì còn có ít nhất 20 loại gen dung hợp được phát hiện như TGF-ALK, KIF5B-ALK, STRN-ALK..Gen ALK thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân ko hút thuốc, trẻ tuổi và có mô bệnh học là biểu mô tuyến. Các thuốc đích dùng trong ung thư phổi ko tế bào nhỏ cho bệnh nhân ALK hiện có 3 thế hệ, bao gồm thế hệ 1 (crizotinib), thế hệ 2( ceritinib, alectinib, brigatinib) và thế hệ 3 lorlatinib.

CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC ĐÍCH ALK

Kháng thuốc đích ALK được chia làm 2 loại là KHÁNG THUỐC TIÊN PHÁT và KHÁNG THUỐC MẮC PHẢI. Kháng thuốc tiên phát là tình trạng thiếu đáp ứng vs điều trị, tức là ko quan sát thấy tình trạng đáp ứng vs thuốc đích khi dùng phác đồ cho bệnh nhân.Trong khi cơ chế kháng thuốc ALK còn chưa được hiểu đầy đủ thì hiện nay nó được chia thành 2 loại là các cơ chế kháng ĐỘC LẬP vs ALK và các cơ chế kháng PHỤ THUỘC ALK.

1. CƠ CHẾ KHÁNG PHỤ THUỘC ALK
Các đột biến kháng thuốc đích phụ thuộc ALK chiếm khoảng 30-40% trong tổng số đột biến kháng thuốc đích đã biết, những đột biến kháng thuốc này gây ra việc thay đổi cấu trúc của kinase dẫn tới cản trở việc gắn kết của thuốc đích-tạo nên hiện tượng kháng thuốc. Các đột biến phụ thuộc ALK gây kháng thuốc crizotinib là L1196M, G1269A, C1156Y, G1202R, I1171T/N/S, S1206C/Y, E1210K, L1152P/R, V11180L, I1151T, G1128A, F1174V.

Đột biến phụ thuộc ALK phổ biến nhất là L1196MG1269A. G1202R được tìm thấy ở 2% ở cơ chế kháng sau khi dùng crizotinib và nó là cơ chế kháng tiên phát trong cơ chế kháng thuốc ALK thế hệ 2.

Sau khi xảy ra việc kháng thuốc thế hệ 1, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những thuốc thế hệ 2 như alectinib, ceritinib, brigatinib, và ensatinib là một sự lựa chọn kế tiếp hiệu quả và sự hiệu quả đó vượt trội so với hoá trị. Ở châu âu, alectinib và brigatinib được ưu tiên là lựa chọn điều trị bước đầu cho bệnh nhân ALK. Thời gian sống ko bệnh tiến triển PFS của alectinib là tốt hơn đáng kể so với crizotinib, tỉ lệ đáp ứng và PFS lần lượt là 92% và 34.1 tháng. G1202R là đột biến phổ biến nhất ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc thế hệ 2-tương ứng xảy ra ở 21%, 29%, và 43% những bệnh nhân được điều trị bằng ceritinib, alectinib, và brigatinib. Các đột biến kháng thuốc alectinib là G1202R và I1171N, các đột biến kháng thuốc ceritinib là G1202R, F1174V, T1151K, T1151R và các đột biến kháng thuốc brigatinib là G1202R, D1203N và E1210K.

Lorlatinib là một thuốc trị đột biến ALK và ROS1, nó có thể vượt qua nhiều đột biến kháng thuốc ALK và thâm nhập hàng rào máu não tốt, Lorlatinib có hoạt động mạnh trên các đột biến phổ biến như L1196M và G1269A. Đột biến G1202R là đột biến đặc biệt quan trọng vì nó là cơ chế kháng tiên phát của ceritinib, alectinib và brigatinib trong khi chỉ có mình lorlatinib là có thể ức chế được nó. Những cơ chế kháng của lorlatinib là L1196M/D1203N, F1174L/G1202R và C1156Y/G1269A. Bất chấp việc trước đây bệnh nhân đã từng trải qua điều trị thuốc ALK thế hệ 1 hoặc thế hệ 2 hoặc hoá trị thì lựa chọn lorlatinib như là một bước điều trị sau vẫn tỏ ra hiệu quả. ( hơn nữa, tỉ lệ đáp ứng của lorlatinib và crizotinib khi là điều trị bước đầu lần lượt là 76% và 58%-tiết lộ rằng lorlatinib có một ưu thế về hiệu quả )

Khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đích theo một cách tuần tự thì các tế bào ung thư sẽ tích luỹ các đột biến mới bên cạnh các đột biến mắc phải trước đó làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Takahashi, Ken đã báo cáo một bệnh nhân đã trải qua điều trị tuần tự với crizotinib, alectinib và lorlatinib nên đã xuất hiện các đột biến kép I1171S và G1269A-đột biến kép này có thể được trị bởi ceritinib hoặc brigatinib. Nhóm của Geeta G Sharma cũng báo cáo một trường hợp có đột biến kép ALK L1196M/G1202R sau khi điều trị bằng brigatinib, điều thú vị là tuy lorlatinib có hiệu quả chống lại đột biến G1202R thì việc xuất hiện đồng thời của cặp đột biến L1196M/G1202R cũng gây nên việc kháng thuốc vs chính lorlatinib. Đột biến ALK D1203N xuất hiện trong việc kháng lorlatinib phổ biến hơn so vs khi kháng thế hệ 2. Đáng chú ý có một trường hợp sau khi thất bại trong việc điều trị liên tục bằng crizotinib và alectinib thì đột biến ALK L1196M đã được phát hiện và ko tìm thấy cơ chế kháng thuốc nào khác nữa- Bệnh nhân này tuy kháng vs alectinib nhưng vẫn nhạy với ceritinib.

Không phải tất cả các hỗn hợp đột biến đều gây khó khăn cho việc điều trị. Một vài hỗn hợp đột biến gây kháng lorlatinib nhưng lại nhạy với thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2. Một bệnh nhân nhận được điều trị tuần tự đã kháng crizotinib do xuất hiện đột biến C1156Y, trải qua việc điều trị tuân tự sau đó bệnh nhân tiếp tục kháng và xuất hiện đột biến L1198F bên cạnh đột biến cũ C1156Y, đột biến mới L1198F này gây kháng với thuốc lorlatinib nhưng nó lại cho thấy nhậy với thuốc ban đầu mà bệnh nhân đã dùng là crizotinib, bệnh nhân do đó đã được dùng trở lại crizotinib và điều trị đạt được thành công trong việc cải thiện triệu chứng liên quan tới ung thư cùng những biến chứng ở gan.

Đối với những bệnh nhân bị kháng thuốc sau khi điều trị bằng thuốc đích thì nên sinh thiết lại để có hiệu quả tối ưu cho điều trị.
KHUẾCH ĐẠI ALK
Khuếch đại ALK xảy ra ở một tần suất thấp nhưng nó chịu trách nhiệm cho việc gây nên kháng thuốc hay gặp ở crizotinib. Katayama R đã báo cáo một mức khuếch đại ALK cao ở 15 bệnh nhân kháng thuốc crizotinib.

2. CƠ CHẾ KHÁNG ĐỘC LẬP VỚI ALK

2.1 KÍCH HOẠT CÁC CON ĐƯỜNG BỎ QUA TÍN HIỆU

Kích hoạt các con đường bỏ qua tín hiệu là cơ chế kháng thuốc độc lập ALK, nó bao gồm tín hiệu EGFR, khuếch đại KIT, IGF-1R-IRS-1, MAPK, MET, BRAF V600E, YAP, NF2…các cơ chế kháng này hay bắt gặp ở những bệnh nhân điều trị tuần tự hơn là các bệnh nhân điều trị bằng crizotinib đơn độc.

Kích hoạt con đường EGFR là một trong những cơ chế kháng của ALK, như là khi dùng thuốc crizotinib và alectinib. Phác đồ gộp ceritinib và afatinib có thể khôi phục lại việc bệnh nhân nhạy với thuốc ceritinib. Afatinib là có thể là một điều trị hứa hẹn cho việc vượt qua kháng ceritinib ở những bệnh nhân ALK hoặc ROS1.

Khuếch đại MET được phát hiện ở 12% và 22% số bệnh nhân sử dụng thuốc đích thế hệ 2 và lorlatinib tương ứng. Bệnh nhân được điều trị bước 1 bằng thuốc thế hệ 2 có nhiều khả năng bị MET hơn là những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thế hệ 2 sau khi đã kháng crizotinib. Phác đồ kết hợp metformin và alectinib có thể giúp khắc phục tình trạng kháng alectinib do bị kích hoạt đường tín hiệu HGF/MET.

Cerivastatin-một thuốc ức chế enzyme giới hạn tốc độ cho thấy có khả năng bất hoạt con đường tín hiệu YAP, nó cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc trở thành một lựa chọn điều trị tiềm năng.

2.2 BƠM ĐẨY THUỐC RA NGOÀI
P-gp là protein vận chuyển ra, nó được mã hoá bởi gen đa kháng thuốc MDR1. Hệ thần kinh trung ương là vị trí đầu tiên kháng thuốc ở hầu hết các bệnh nhân sử dụng crizotinib. Dòng chảy ra P-gp và sự khuếch tán hạn chế của crizotinib đã khiến cho việc thâm nhập hàng rào máu não trở nên khó khăn. Ngược lại, alectinib không phải là chất P-gp nên nó có thể thâm nhập hàng rào máu não tốt hơn.

2.3 THAY ĐỔI DÒNG
Thay đổi dòng cũng là một trong những cơ chế kháng của ung thư phổi ko tế bào nhỏ có đột biến ALK, rất nhiều trường hợp đã được báo cáo kháng thuốc do ung thư chuyển sang dòng ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy. Gen P53 và gen RB đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thành ung thư phổi tế bào nhỏ, mặc dù cơ chế còn chưa được hiểu đầy đủ. Các đột biến trong gen TP53 và gen PTEN cũng được tìm thấy ở bệnh nhân ALK có ung thư biến đổi thành ung thư phổi tế bào nhỏ.




zzzzzzz.png



















 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,641
Động cơ
383,540 Mã lực
Tuổi
54
Cảm ơn cụ về loạt bài viết chi tiết về ung thư phổi. Em hiện tại có ông anh rể vừa phát hiện ung thư phổi, đã di căn sang xương nên sau khi khám xong thì viện trả về nhà và chưa có hướng nào để điều trị cho anh ấy. Nếu cụ xemay12345678 có thể giúp thì em gửi kết quả chụp cộng hưởng từ, x-quang ... nhờ cụ xem hộ xem giờ ông ấy nên dùng loại thuốc nào. Xin chân thành cảm ơn cụ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Cảm ơn cụ về loạt bài viết chi tiết về ung thư phổi. Em hiện tại có ông anh rể vừa phát hiện ung thư phổi, đã di căn sang xương nên sau khi khám xong thì viện trả về nhà và chưa có hướng nào để điều trị cho anh ấy. Nếu cụ xemay12345678 có thể giúp thì em gửi kết quả chụp cộng hưởng từ, x-quang ... nhờ cụ xem hộ xem giờ ông ấy nên dùng loại thuốc nào. Xin chân thành cảm ơn cụ.
Cụ inbox cho em nhé!
 

IIMS Việt Nam

Xe đạp
Biển số
OF-795770
Ngày cấp bằng
5/11/21
Số km
19
Động cơ
18,377 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Website
iims-vnm.com
Các cụ có thể tìm hiểu thêm về cả phương pháp xạ trị ion nặng trong điều trị phổi nữa nhé.
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,546
Động cơ
418,201 Mã lực
Chào cụ xemay
Bố e dùng Crizotinib (đbg ALK) đc 2 năm rồi, giờ có dấu hiệu kháng thuốc (mệt mỏi trở lại, tiêu chảy, đau bụng)
Bác tư vấn giúp e xem đổi thuốc đích gì ạ?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Chào cụ xemay
Bố e dùng Crizotinib (đbg ALK) đc 2 năm rồi, giờ có dấu hiệu kháng thuốc (mệt mỏi trở lại, tiêu chảy, đau bụng)
Bác tư vấn giúp e xem đổi thuốc đích gì ạ?
Cụ inbox cụ thể cho em nhé! Cụ cố gắng lên, mọi chuyện sẽ ổn thôi❤
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Em có cô em gái bị K phổi,nhưng lại không tìm được đích để dùng thuốc đích cho chính xác,trường hợp này mệt cụ nhỉ?
Mợ ấy ko có đột biến gen hả cụ??? Nếu ko có đột biến gen thì ko thể dùng đích được, khi ấy việc điều trị sẽ được hướng qua toàn thân như hoá trị, hoặc tân tiến nhất hiện nay là miễn dịch... song song vs đó có thể xạ trị cục bộ vào các điểm u! Tuy nhiên các phương pháp này đều mệt mỏi và dễ gây suy kiệt, ko được nhẹ nhàng như đích!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Bài số 8:
THẢO LUẬN BÀN TRÒN CỦA CÁC CHUYÊN GIA về cập nhật điều trị lâm sàng cho những bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn di căn 3/2022.

CA LÂM SÀNG

Một người đàn ông 72 tuổi da trắng nhập viện trong tình trạng đau ngực, ho, khó thở, có tiển sử bệnh tiểu đường tuýp 1 và trước đây đã từng nghiện thuốc lá- hút 10 gói mỗi năm. Tiến hành CT ngực và bụng của bệnh nhân cho thấy một khối tua bờ gai kích thước 9cm ở thuỳ dưới phổi trái, tràn dịch màng phổi, gan có nhiều nốt, di căn tuyến thượng thận. Tiếp tục tiến hành chụp PET/CT cho thấy hấp thu FDG cao ở khối u nằm bên phổi trái, màng phổi, các nốt ở gan và nốt ở tuyến thượng thận. Chụp MRI não bệnh nhân cho thấy có một nốt đơn độc kích thước 2cm, kiểm tra thể trạng bệnh nhân thì thấy giảm âm ở phổi trái nhưng ko có triệu chứng gan to, và chỉ số toàn trạng hiện đang ở mức 1. Tiến hành sinh thiết gan dưới hướng dẫn của hình ảnh cho kết quả ung thư biểu mô tuyến biệt hoá kém ở phổi với biểu lộ PD-L1 là 95%.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
  • Loại xét nghiệm sinh học phân tử nào sẽ được làm cho trường hợp bệnh nhân như trên?
  • Liệu có nên ưu tiên làm sinh thiết lỏng trước?

STRAUSS: Tôi thường dùng xét nghiệm NGS ( giải trình tự gen thế hệ mới ) cho mẫu mô, rồi tôi cũng tiến hành nó trên mẫu máu nữa. Tôi làm trên mẫu máu và mẫu mô cùng nhau.
GILLANI: Hiện nay chúng tôi cũng làm tương tự vậy, cố gắng xét nghiệm NGS trên mẫu mô và mẫu máu cùng nhau.
NEWSOME: Tôi thường bắt đầu với việc xét nghiệm mẫu mô, nếu nó gửi tới tôi đủ thông tin cần thiết thì tôi sẽ ko làm sinh thiết lỏng nữa. Nếu mẫu mô ko cho tôi đủ thông tin cần thiết hoặc là ko có đủ mẫu mô cho việc xét nghiệm NGS thì khi ấy tôi mới tiến hành sinh thiết lỏng.
VIVEKANANDARAJAH: Tôi thường dùng xét nghiệm NGS trên mẫu mô và tôi cũng xét nghiệm mẫu máu tại cùng thời điểm đó luôn.
SABARI: Ở tất cả các bệnh nhân của tôi, thậm chí với cả những bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy, tôi thường tiến hành xét nghiệm NGS trên mẫu mô trước. Chúng tôi cũng làm các xét nghiệm dựa trên RNA và DNA. Tôi biết xu hướng chung của mọi người hiện giờ là như vậy và tôi cũng gửi mẫu máu tới xét nghiệm NGS cùng thời điểm với việc gửi mẫu mô-tôi nghĩ chúng bổ sung cho nhau.
HERBST: Tôi cũng xét nghiệm NGS cho bệnh nhân của mình, có khoảng 7 hoặc 8 gen đột biến để tìm trong xét nghiệm đó- và tôi muốn cho bệnh nhân của mình cơ hội tốt nhất để truy tìm ra một trong số chúng- điều này được bổ sung tốt bằng sinh thiết lỏng bên cạnh sinh thiết mô, dĩ nhiên trong trường hợp là bệnh nhân chấp nhận chi trả cho việc đó- sinh thiết lỏng ko xâm lấn và ko gây đau.
Đối với ung thư phổi ko tế bào nhỏ, NCCN khuyến cáo xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện dấu ấn của các đột biến MET exon14, EGFR, ALK, ROS1, BRAF, NTRK 1/2/3, và giờ là KRAS- một chủ đề hot trong thời gian gần đây khi thuốc điều trị Sotorasib dành cho đột biến KRAS được ra đời.
Mặc dù biểu lộ PD-L1 có thể tăng cao ở những bệnh nhân có đột biến gen, nhưng NCCN khuyến cáo luôn ưu tiên điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc đích so với thuốc miễn dịch.
SABARI: Trở về năm 2016 và 2017 khi chúng ta thực sự hào hứng về thuốc miễn dịch, chúng ta đã ưu tiên dùng nó ở điều trị bước đầu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tỉ lệ tác dụng phụ liên quan tới thuốc miễn dịch là khá cao ở những bệnh nhân trước đó đã được điều trị bằng thuốc đích.
Từ dữ liệu ở các nghiên cứu hồi cứu và nghiên cứu tiền cứu cho chúng ta biết rằng tỉ lệ đáp ứng và thời gian đáp ứng là thấp. Nên tôi thực sự tránh việc sử dụng thuốc miễn dịch cho những bệnh nhân có đột biến gen.
GILLANI: Việc xét nghiệm sinh học phân tử này có phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân hay ko? Hay nó được tiến hành một cách tự động, bất chấp giai đoạn bệnh của bệnh nhân? Bạn có nói với bác sĩ giải phẫu bệnh rằng xét nghiệm sinh học phân tử này được tiến hành trên bệnh nhân ở giai đoạn 4 hoặc ở giai đoạn 3-giai đoạn mà bệnh ko thể chữa khỏi? hay bạn tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử này ở tất cả các bệnh nhân, bao gồm cả các bệnh nhân ở giai đoạn sớm?
NEWSOME: Dựa trên hiệu quả của thuốc đích EGFR, tôi thường ưu tiên xét nghiệm sinh học phân tử bất kể bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, và việc xét nghiệm này được tiến hành luôn mà ko đợi cho tới khi ung thư di căn. Chúng tôi thường nói với bác sĩ giải phẫu bệnh những gì chúng tôi muốn và kết hợp cùng họ làm thế nào để hoàn thành được việc đó.
VIVEKANANDARAJAH: Tôi đồng ý, đặc biệt trên nhóm đối tượng bệnh nhân ko hút thuốc. Tôi ưu tiên làm xét nghiệm EGFR nhưng chỉ với mục đích bổ trợ.
SABARI: Tôi thuộc nhóm thiểu số ở đây. Với bệnh nhân có PD-L1 95% mà cụ thể là bệnh nhân chúng ta đang nói đến ở đây thì tôi sẽ sử dụng hoá trị làm điều trị bước đâu. Tôi cũng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch PD-L1 đơn độc cho bệnh nhân của mình và điều này dựa vào dữ liệu từ nghiên cứu KEYNOTE-024 từ năm 2016. Tôi tò mò về việc tại sao các bác sĩ khác lại sử dụng phác đồ hoá trị kép platinum gộp với thuốc miễn dịch? Phải chăng đó là do bệnh nặng? Triệu chứng?
VIVEKANANDARAJAH: Tôi thường sử dụng phác đồ hoá trị kép platinum gộp với thuốc miễn dịch PD-L1 dựa vào tình trạng bệnh nặng của bệnh nhân. Cụ thể với bệnh nhân mà chúng ta đang nhắc đến ở đây, bệnh nặng, di căn nhiều nơi, tuổi thì ko quá già, tôi ủng hộ việc sử dụng gộp hoá trị kép platinum và miễn dịch.
ASIK: Tôi thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch PD-L1 Keytruda đơn độc đối với những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 95%.
HUANG: Tôi cũng thường sử dụng keytruda đơn độc.
NEWSOME: Tôi cũng bị do dự giữa việc nên cho bệnh nhân dùng đơn độc thuốc ức chế miễn dịch hay dùng gộp phác đồ hoá trị kép platinum cùng thuốc miễn dịch. Trong hoàn cảnh này, tôi nghĩ chúng ta nên có một cuộc nói chuyện với bệnh nhân- Bởi những quyết định đôi khi ko nên bị cô lập hoàn toàn bởi chúng ta-những người bác sĩ điều trị. Còn với trường hợp bệnh nhân chúng ta đang bàn đến ở đây, tôi sẽ sử dụng phác đồ hoá trị gộp với thuốc miễn dịch, bởi tình trạng bệnh của bệnh nhân rất nặng, di căn nhiều nơi và tuổi thì ko quá già, bên cạnh việc có cả một nốt 2cm ở não nữa.
Câu hỏi ở đây là chúng ta sẽ làm gì với nốt ở não? Tôi biết thuốc miễn dịch có khả năng thâm nhập hàng rào máu não tốt, nhưng thuốc pemetrexed mà chúng ta thường sử dụng trong các phác đồ hoá trị cũng cho thấy khả năng thâm nhập hàng rào máu não ko tệ. Đó chính là lý do vì sao tôi sử dụng phác đồ hoá trị gộp miễn dịch trong trường hợp này. Tuy nhiên, xét rộng ra cho tất cả các trường hợp bệnh nhân thì tôi vẫn luôn bị do dự giữa phác đồ miễn dịch đơn độc hay là hoá trị gộp miễn dịch.
HERBST: NCCN khuyến cáo nhiều lựa chọn điều trị bước đầu cho những bệnh nhân biểu mô tuyến có biểu lộ PD-L1 bằng hoặc hơn 50%. Đó là pembrolizumab, pembrolizumab gộp hoá trị, atezolizumab, và cemiplimab-rwlc( Libtayo).
Chúng ta cũng có phác đồ 4 thuốc bao gồm carboplatin, paclitaxel, bevacizumab, và atezolizumab ; phác đồ gộp carboplatin, abraxane và atezolizumab; phác đồ gộp ipilimumab, nivolumab, pemetrexed, và carboplatin ( hoặc cisplatin). Có rất nhiều lựa chọn ở đây, việc điều trị đơn độc bằng atezolizumab, cemiplimab hoặc pembrolizumab cũng đều hợp lý cả.
SABARI: Ở đây tôi sẽ dùng thuốc pembrolizumab. Nhưng liệu có lý do nào cho việc chọn dùng thuốc miễn dịch ức chế PD-1 hoặc PD-L1 trong trường hợp sử dụng đơn độc thuốc miễn dịch cho bệnh nhân có PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 50% hay ko?
HERBST: Không, Tôi nghĩ đó là vấn đề của sự lựa chọn thôi. Những thuốc này chưa có so sánh đối đầu, tất cả chúng chỉ được đem ra so sánh với hoá trị, theo quan điểm cá nhân tôi nghĩ chúng khá tương đương nhau.
SABARI: Một điều tôi thấy rằng phác đồ gộp 4 thuốc carboplatin, paclitaxel, bevacizumab, và atezolizumab là khó dung nạp hơn phác đồ đơn độc thuốc miễn dịch. Tiêu biểu như phác đồ CheckMate 9LA bao gồm ipilimumab, nivolumab, và hoá trị khó dung nạp hơn thuốc miễn dịch đơn độc. Tôi nghĩ phác đồ gộp kiểu này có vai trò ở những bệnh nhân trẻ, khoẻ mạnh, bệnh nặng, còn về quan điểm cá nhân tôi đồng ý với việc dùng đơn độc pembrolizumab trong hầu hết tất cả các trường hợp.
GILLANI: So sánh về tỉ lệ đáp ứng giữa phác đồ hoá trị gộp miễn dịch với phác đồ miễn dịch đơn độc ở những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 cao có kết quả thế nào? Nên nhớ đây là một bệnh nhân 70 tuổi, và nếu chúng ta ko đạt được hiệu quả tốt hơn hẳn so với điều trị bằng miễn dịch đơn độc thì thực sự là chúng ta đang gặp vấn đề.
HERBST: Tỉ lệ đáp ứng với đơn độc thuốc miễn dịch PD-1 hoặc PD-L1 là trên 40%, gộp thêm hoá trị có lẽ sẽ tăng thêm một chút tỉ lệ đáp ứng nhưng đi kèm theo đó là tăng tỉ lệ bị tác dụng phụ. Câu hỏi là điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung hoá trị vào miễn dịch trong trường hợp dùng miễn dịch đơn độc ko hiệu quả? Câu hỏi này đang được nghiên cứu trong lâm sàng bởi Mạng lưới nghiên cứu ung thư SWOG.
ASIK: Tôi thường sử dụng đơn độc thuốc ức chế miễn dịch PD-L1 trong trường hợp biểu lộ PD-L1 cao, và thêm nữa, pembrolizumab có tác dụng điều trị với các khối u di căn ở não. Đó là quan điểm của tôi.
BRAUNSTEIN: Tôi thường chọn phác đồ hoá trị kép platinum gộp với thuốc ức chế miễn dịch PD-L1. Trong nghiên cứu KEYNOTE-189, tôi nghĩ ko có lợi ích sống còn rõ rệt bên cạnh việc tỉ lệ đáp ứng tốt hơn ở những bệnh nhân giống với hoàn cảnh của bệnh nhân chúng ta đang bàn. Khi bệnh của bệnh nhân nặng hơn và di căn nhiều nơi hơn, tôi nghĩ việc bổ sung hoá trị là một lợi ích.
MALIK: Tôi chọn phác đồ gộp trong trường hợp bệnh nhân này, bởi vì bệnh di căn lan rộng, bao gồm não. Còn trong trường hợp chỉ số toàn trạng bệnh nhân giảm, tôi sẽ ko sử dụng hoá trị nữa.
STRAUSS: Tôi đã thất bại đôi lần khi sử dụng đơn độc thuốc miễn dịch cho những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 cao. Vì vậy, với phác đồ gộp hoá trị và miễn dịch thì dựa vào tỉ lệ đáp ứng cao hơn so với dùng đơn độc thuốc miễn dịch, nó cho thấy hoá trị sẽ làm việc trong trường hợp thuốc miễn dịch tỏ ra ko tác dụng.
HERBST: Tôi nghĩ rằng tôi sẽ ưu tiên sử dụng đơn độc miễn dịch trước và rồi nếu nó ko có tác dụng, khi ấy tôi mới bổ sung thêm hoá trị. Điều đặc biệt cần chú ý trong trường hợp này là phải quan sát chặt chẽ đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Những thuốc miễn dịch có lẽ là tương đương nhau, nhưng hầu hết dữ liệu đều ủng hộ thuốc pembrolizumab. Dữ liệu từ nghiên cứu KEYNOTE-024 cho thấy tỉ lệ sống qua 5 năm đạt 35%. Trở về quá khứ, trong quá trình điều trị của tôi thì vào năm 1993 tỉ lệ sống qua 5 năm của những bệnh nhân ung thư phổi điều trị bước đầu là 0%, 2 năm sau tức là vào năm 1995 thì tỉ lệ sống qua 5 năm ở giai đoạn di căn cũng xấp xỉ 0%. Nên với những gì mà thuốc miễn dịch làm được cho đến nay thực sự là một điều kỳ diệu. Bất cứ ai ở đây đã từng được các hãng dược khuyến khích dùng thuốc miễn dịch khác vì lý do kinh tế? bất kỳ ai khác đã từng thử dùng thuốc miễn dịch khác ở điều trị bước đầu? hay là việc chọn pembrolizumab chỉ như là một sự phản xạ?
BRAUNSTEIN:
Đúng, việc lựa chọn đó gần như là một phản xạ, tôi chỉ dựa trên nghiên cứu KEYNOTE-024. Nói rộng ra, tôi nghĩ những thuốc miễn dịch này có thể thay thế cho nhau, nhưng về phần cá nhân, tôi vẫn thường sử dụng pembrolizumab.
MODI: Chúng tôi thường sử dụng pembrolizumab.
GILLANI: Đúng, tôi cũng sử dụng pembrolizumab, nhưng tôi cũng nhận được sự thúc giục rất tích cực từ đại diện của hãng dược cemiplimab- người nhắc nhở tôi hàng tuần về việc xem xét sử dụng thuốc này, song song với việc gửi cho tôi thông tin về thuốc từ khuyến cáo của NCCN.
HUANG: Vâng, chúng ta có dữ liệu trong một thời gian dài về việc sử dụng thuốc pembrolizumab. Bạn có thể sử dụng nó cứ mỗi 3 tuần một hoặc 6 tuần một. Tôi ko có ý định đổi sang thuốc khác, tôi quen thuộc với việc sử dụng nó.
NEWSOME: Tôi thường kê pembrolizumab mỗi 6 tuần một. Nhưng khi bắt đầu tôi hay dùng liều khởi đầu là 3 tuần một, sau đó nếu bệnh nhân đáp ứng tốt và họ có lựa chọn mở rộng liều thì tôi sẽ kê cứ mỗi 6 tuần một. Tất cả bệnh nhân của tôi đều đáp ứng tốt và dung nạp thuốc tốt.
ASIK: Hiệu quả của thuốc là một trong những yếu tố chính đối với tôi. Tỉ lệ đáp ứng xấp xỉ 40% của pembrolizumab là tốt, và nó an toàn. Biểu lộ PD-L1 cao hơn thì tỉ lệ đáp ứng cao hơn. Tôi thường kê nó ở cả bệnh nhân ko tế bào vảy lẫn bệnh nhân tế bào vảy. Để dễ dàng cho bệnh nhân về mặt di chuyển, tôi hay kê cứ mỗi 6 tuần một.
TANG: Tôi có một bệnh nhân nữ đang được điều trị đơn độc pembrolizumab, bệnh nhân hiện sinh hoạt tốt và ko có triệu chứng của bệnh. Tôi sẽ tiếp tục điều trị đơn độc cho tới khi bệnh tiến triển. Cô ấy hiện đã điều trị được hơn 2 năm, tôi đoán cô ấy có thể đạt được mốc bệnh ổn định 5 năm. Sắp tới, tôi sẽ có một cuộc thảo luận với cô ấy về việc dừng điều trị, còn hiện giờ tôi vẫn điều trị cho cô ấy bằng thuốc miễn địch đơn độc.
ASIK: Tôi vẫn tiếp tục điều trị sau 2 năm nếu bệnh ko tiến triển. Tôi hay kê cứ mỗi 6 tuần một.
ZHU: Tôi cũng vậy, vẫn tiếp tục điều trị cho bệnh nhân mà ko quan tâm tới mốc 2 năm nếu bệnh nhân vẫn đáp ứng và dung nạp thuốc tốt.
HUANG: Tôi thường điều trị cho bệnh nhân mình chỉ trong 2 năm thôi. Nhưng tôi sẽ tiến hành chụp PET, nếu kết quả cho thấy vẫn có sự hiện diện của bệnh-khi ấy tôi tiếp tục điều trị, nếu kết quả cho thấy ko có sự hiện diện của bệnh-khi ấy tôi cho bệnh nhân tạm dừng việc điều trị.
STRAUSS: Tôi nghĩ rằng mong muốn của bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng ở đây. Một vài bệnh nhân chống đối việc dừng điều trị, bởi nhờ nó mà họ đã đạt được sống còn ngoài mong đợi, nên họ rất do dự khi dừng việc điều trị lại. Nhưng cũng có một số bệnh nhân cảm thấy hạnh phúc khi ko còn phải điều trị nữa, và họ cảm thấy hoàn toàn thoải mái với việc đó. Nên tôi cho rằng suy nghĩ của bệnh nhân là một yếu tố quan trọng trong cuộc thảo luận này.
HUANG: Đối với những bệnh nhân của tôi mà điều trị đơn độc miễn dịch, sẽ tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân mà có sự thay đổi. Nếu bệnh nhân có đáp ứng ko nhiều với điều trị và bệnh tiến triển so với điều trị ban đầu thì tôi sẽ dừng miễn dịch và chuyển hẳn qua hoá trị. Còn nếu bệnh nhân đáp ứng rẩt tốt với miễn dịch trong một thời gian dài ( 12 tháng hoặc hơn) thì khi bệnh tiến triển tôi sẽ vẫn giữ nguyên miễn dịch rồi bổ sung thêm hoá trị vô phác đồ.






lungcancerscreening-img.jpeg


 

Âu Dương

Xe hơi
Biển số
OF-487069
Ngày cấp bằng
7/2/17
Số km
106
Động cơ
192,534 Mã lực
Giờ ko biết nguyên nhân đâu mà lắm ung thư thế, HN thì ô nhiễm, thực phẩm bẩn đã đành. Mấy bác ở quê ăn đồ tự trồng, sạch sẽ mà cũng không thoát bệnh này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top