[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 388: KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA NHẰM THAY THẾ CHO TRUYỀN TĨNH MẠCH.


1
.Chủ đề thay thế truyền tĩnh mạch bằng kỹ thuật tiêm dưới da đã được mình bàn đến cách đây 2 năm. Qua các bài viết đó chúng ta thấy rằng kỹ thuật tiêm dưới da đã rút ngắn thời gian điều trị xuống chỉ còn 7 phút so với 40 phút của truyền tĩnh mạch.

Ngoài lợi thế rút ngắn thời gian điều trị so với truyền tĩnh mạch, Tiêm dưới da còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, ít đau hơn và đặc biệt là cách thức điều trị mới sẽ giảm áp lực lên hệ thống y tế.

Thuốc Enhertu được mình bàn lần đầu tiên trên nhóm cách đây 2 năm, Enhertu là THUỐC ĐẦU TIÊN điều trị đột biến HER2 được thông qua dùng trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Năm ngoái, doanh thu bán Enhertu trên toàn cầu đạt 2.78 tỷ đô!!! Mặc dù sở hữu hiệu quả điều trị rất tốt nhưng bản thân Enhertu là thuốc truyền tĩnh mạch vs KO ít tác dụng phụ. Vậy có thể phát triển một công nghệ mới cho phép chuyển Enhertu từ truyền tĩnh mạch sang tiêm dưới da? Nếu việc này thành công- người được hưởng lợi nhiều nhất chính là bệnh nhân khi chuyện điều trị sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


2. Vào ngày 8/11/2024, Tập đoàn sinh học Alteogen ra thông báo đã ký thoả thuận với Tập đoàn dược phẩm Daiichi Sankyo trong việc cấp giấy phép độc quyền sử dụng ALT-B4 cho phát triển kỹ thuật tiêm dưới da của Thuốc Enhertu. Tổng giá trị của hợp đồng là khoảng 300 triệu đô, trong đó có 20 triệu đô trả trước.

ALT-B4 là một enzyme do Tập đoàn AIteogen tự nghiên cứu và phát triển. ALT-B4 được kỳ vọng sẽ giúp Enhertu có thể chuyển từ truyền tĩnh mạch sang tiêm dưới da. Tập đoàn AIteogen hiện đã ký thoả thuận hợp tác vs 4 Tập đoàn khác trong việc xuất khẩu công nghệ độc quyền của ALT-B4.

Chúng ta cùng chờ xem!





unnamed.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 389: BỎ THUỐC LÁ SAU KHI MẮC UNG THƯ VẪN ĐEM LẠI LỢI ÍCH SỐNG CÒN.


Vào ngày 31/10/2024, Chuyên gia Paul M. Cinciripini cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về đầu ra sống còn khi bỏ thuốc lá được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu điều trị trong 16 năm, kể từ ngày 1/1/2006 cho đến ngày 3/3/2022 tại Trung tâm ung thư MD Anderson. Tổng cộng 4526 bệnh nhân ung thư đã được đưa vào nghiên cứu. Toàn bộ 4526 bệnh nhân này vẫn hút thuốc TẠI thời điểm chẩn đoán mắc ung thư. Trong đó có 2254 bệnh nhân ( chiếm 49.8%) là nữ, trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 55.

Việc phân tích dữ liệu được thực hiện trong 8 tháng kể từ tháng 9/2023 cho đến tháng 5/2024.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Sống còn sau 15 năm TĂNG LÊN ở những bệnh nhân bỏ được thuốc lá tại mốc 3 tháng với tỷ số nguy hại HR 0.75, bỏ được thuốc lá tại mốc 6 tháng với tỷ số nguy hại HR 0.79 và bỏ được thuốc lá tại mốc 9 tháng với tỷ số nguy hại HR 0.85.

=>> Khi việc bỏ thuốc lá được thực hiện trong 6 tháng kể từ thời điểm phát hiện bệnh: Nếu lấy bách phân vị P75 làm mốc, sống còn ở những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá là 2.1 năm trong khi con số này tăng lên thành 3.9 năm ở những bệnh nhân BỎ được thuốc lá.

=>> Khi việc bỏ thuốc lá được thực hiện trong giai đoạn từ 6 tháng cho đến 5 năm kể từ thời điểm phát hiện bệnh: Nếu lấy bách phân vị P75 làm mốc, sống còn ở những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá là 4.8 năm trong khi con số này tăng lên thành 6.0 năm ở những bệnh nhân BỎ được thuốc lá.


Nhóm nghiên cứu kết luận :” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc cai thuốc lá trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm mắc ung thư sẽ giúp tối đa hoá lợi ích sống còn cho người bệnh. Việc cai thuốc lá nên được coi như một liệu pháp điều trị và cần được can thiệp sớm ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư”.

BỎ THUỐC LÁ CÀNG SỚM CÀNG TỐT- VIỆC ĐÓ ĐEM LẠI LỢI ÍCH KỂ CẢ KHI BẠN ĐÃ MẮC UNG THƯ








aa61c7bc2fd99487cdc8.jpg
 

Trang Bảo Vân

Đi bộ
Biển số
OF-871353
Ngày cấp bằng
12/11/24
Số km
1
Động cơ
21 Mã lực
Tuổi
50
hi bác! chắc bác ko sâu về ung thư nên mới có quan điểm như vậy. Thuốc đích là đột phá của nhân loại- là kẻ thay đổi cuộc chơi trong điều trị ung thư phổi. Thuốc đích cùng với phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và miễn dịch đã trở thành cái kiềng 5 chân KO thể thay thế trong điều trị ung thư. Đặc biệt, ở ung thư phổi giai đoạn cuối thì thuốc đích là ông Vua!!!

Y phục đi đôi với kỳ đức, chính vì thuốc đích tốt như vậy nên nó KO RẺ, thậm chí CỰC ĐẮT- nếu là thuốc chính hãng như bạn bác ở bên Mỹ có đề cập. Dù vậy, ở Việt Nam bệnh nhân vẫn có thể tiếp cận được thuốc đích dạng xách tay hoặc hàng sao chép vs mức giá chấp nhận được!

Câu :" đã di căn thì thuốc đích ko kéo dài sống thêm được bao lâu" là một nhận định của NGƯỜI NGOÀI CUỘC, KO có chuyên môn về ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. RẤT RẤT NHIỀU bn ung thư phổi giai đoạn cuối nhờ thuốc đích vẫn đang sống khoẻ mạnh ở năm thứ 10,11,12...còn ở năm thứ 2,3,4,5 thì vô số kể!!!

Về kiến thức và chuyên môn thì một vài ý ko thể nói hết vs bác được. Nhưng mong là qua những ý em viết ở trên thì bác có thể hiểu hơn về Thuốc Đích.
Mình nhất trí với bác "xemay12345678", mẹ mình nếu không có thuốc đích thì cũng không trụ được đến năm thứ 9 như hiện nay, thuốc đích cũng có nhiều giá, nhà mình chỉ dùng của ấn độ, bangladesh cũng chỉ 1,8-3tr/tháng, cũng không quá tốn kém mà lại có mẹ ở bên, cá nhân mình thực sự cảm ơn thuốc đích rất nhiều. cảm ơn các bạn đã đọc.
 

Shan88

Xe hơi
Biển số
OF-856577
Ngày cấp bằng
4/4/24
Số km
106
Động cơ
512,598 Mã lực
Tuổi
36
Quan trọng đúng thuốc đúng bệnh thì khả năng sống đc tăng cao lên
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 390: BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN CUỐI DI CĂN NÃO VẪN SỐNG KHOẺ MẠNH SAU 11 NĂM.


Vào năm 2013, ở tuổi 49, Sally Hayton tự dưng bị mất thị lực mắt phải. Ngay lập tức, Sally đến Bệnh Viện Mắt để gặp bác sĩ nhãn khoa. Tại đây, chỉ 3 giờ sau khi nhập viện, Sally trải qua một cú sốc khi kết quả chẩn đoán chỉ ra Cô có 1 khối u sau mắt phải. Kết quả sinh thiết càng choáng váng hơn khi cho thấy khối u là ung thư và có nguồn gốc di căn từ phổi. Sally sau đó được chuyển sang gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Tại đây, bác sĩ kết luận Sally bị ung thư phổi giai đoạn 4 đã di căn đến mắt.

Bác sĩ trấn an Sally rằng Cô có 1 lối sống lành mạnh, đặc biệt là chưa bao giờ hút thuốc nên khả năng Cô có đột biến gen là rất cao. Xét nghiệm đột biến gen được thực hiện và kết quả trả về 3 tuần sau đó xác nhận Sally DƯƠNG TÍNH ALK.

“ Toàn bộ những trải nghiệm này đã xảy ra với tôi theo cách ko thể ngờ. Tôi bị sốc khi biết mình mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. May mắn sao tôi có ALK và thuộc nhóm có thể điều trị được”.

Đột biến dung hợp gen ALK được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà khoa học Nhật Bản vào năm 2007. Thành quả của phát hiện này là cuộc chạy đua phát minh ra các loại Thuốc đích ALK với hiệu quả cực kỳ ấn tượng. Vương Quốc Anh- nơi Sally sinh sống, phê duyệt loại thuốc đích ALK đầu tiên vào tháng 12/2012, tức 1 năm trước thời điểm Sally phát hiện bệnh.

“ Vào năm 2013, Tiêu Chuẩn Chăm Sóc ở Anh Quốc đối với những bệnh nhân như tôi là Hoá trị rồi khi kháng thuốc mới đổi sang Thuốc đích ALK thế hệ 1 Crizotinib. Rất may là không lâu sau đó, Tiêu Chuẩn Chăm Sóc đã thay đổi với việc ưu tiên dùng Thuốc đích ALK ở ngay điều trị bước đầu”.

Hành trình chiến đấu với ung thư phổi giai đoạn cuối của Sally bắt đầu bằng Hoá Trị rồi tiếp theo là hoá trị duy trì trong 1 năm. Khi Hoá trị trở nên vô dụng, Sally được chuyển sang điều trị bằng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib. Trong thời gian dùng Crizotinib, Sally đã trải qua xạ trị 2 khối u não di căn. Tổng thời gian dùng Crizotinib của Sally là 3 năm 10 tháng. Khi kháng Crizotinib, Sally chuyển sang dùng Thuốc đích ALK thế hệ 2 Brigatinib. Mọi chuyện tốt đẹp kể từ đó cho đến nay. Hiện Sally đang đồng hành cùng Brigatinib được gần 6 năm.

“ Tôi đã ở trên hành trình chiến đấu với ung thư phổi giai đoạn cuối được hơn 10 năm. Tôi hiện vẫn ở đây, khoẻ mạnh và có một cuộc sống chất lượng như người bình thường. Tôi mới 60 tuổi và dự định sẽ ở trên hành trình này nhiều lần con số 10 năm nữa”.


Ảnh chụp Sally Hayton trong một lần đi du lịch.






sally-2.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 391: THÊM HY VỌNG CHO BỆNH NHÂN KHÁNG ĐÍCH EGFR


1.
Thuốc Datopotamab deruxtecan đã được mình bàn trên nhóm cách đây hơn năm.

Qua bài viết đó chúng ta thấy rằng, Thuốc Datopotamab deruxtecan đã nhận thất bại trong việc cố gắng trở thành tiêu chuẩn chăm sóc điều trị bước 2 cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.


2. Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 12/11/2024, Tập đoàn dược phẩm Daiichi Sankyo và Tập đoàn dược phẩm Astrazeneca cùng ra thông cáo báo chí về việc tự nguyện thu hồi Đơn xin cấp phép sinh học cho Thuốc Datopotamab deruxtecan trong bối cảnh điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ko vảy giai đoạn tiến triển hoặc di căn trước đó đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị.

Dù vậy, thất bại này rất có thể lại mang đến một thành công khác!!!

Cũng trong thông báo phát đi cùng ngày 12/11, Tập đoàn dược phẩm Daiichi Sankyo và Tập đoàn dược phẩm Astrazeneca cho biết song song với việc tự nguyện thu hồi Đơn xin cấp phép sinh học cũ trước đó thì 2 Tập đoàn cũng đã nộp một Đơn xin cấp phép sinh học mới tới Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA nhằm nhận được phê duyệt thuốc Datopotamab deruxtecan trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR ĐÃ trải qua liệu pháp điều trị toàn thân trước đó bao gồm ít nhất một loại Thuốc đích EGFR.

Hai Tập đoàn cho biết việc nộp Đơn xin cấp phép sinh học mới nhằm đưa Datopotamab deruxtecan trở thành lời giải cho bài toán trị kháng đích EGFR được dựa trên dữ liệu tổng hợp của 3 nghiên cứu là Nghiên cứu TROPION-Lung05, Nghiên cứu TROPION-Lung01 và Nghiên cứu TROPION-PanTumor01.

Dữ liệu cụ thể sẽ được 2 Tập đoàn công bố tại Hội Nghị ESMO Châu Á diễn ra tại Singapore từ ngày 6/12 cho tới ngày 8/12 tới đây.

Liệu lại thêm một lần thất bại hay một thành công mới sẽ được thành hình?

Chúng ta cùng chờ xem!







12-11.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 392: MỘT MẠNG NGƯỜI CÓ THỂ ĐÃ KO ĐƯỢC CỨU NẾU CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ KO XỬ LÝ TỐI ƯU NGAY TỪ KHÂU XÉT NGHIỆM GEN.


1
.Việc sử dụng kỹ thuật xét nghiệm gen theo kiểu ưu tiên của nhà trồng được mà ko dùng cái tốt nhất thị trường có đã khiến nhiều bệnh nhân bị mất đi cơ hội điều trị tối ưu- đôi khi là mất mạng. Chủ đề này mình đã bàn rất nhiều lần trên nhóm.

Hôm nay chúng ta cùng trở lại chủ đề này!


2. Vào ngày 27/10/2024, Chuyên gia Pasquale Pisapia cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu khảo sát về khả năng phát hiện đột biến gen EGFR của các kỹ thuật xét nghiệm gen.

Nghiên cứu so sánh khả năng phát hiện đột biến gen của kỹ thuật NGS-DNA với 4 loại xét nghiệm gen sử dụng kỹ thuật PCR phổ biến nhất hiện đang được dùng là cobas® EGFR Mutation Test v2, EasyPGX® ready EGFR, Idylla™ EGFR mutation test và Therascreen® EGFR Plus RGQ.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 1312 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển trong thời gian gần 5 năm, kể từ tháng 1/2018 cho đến tháng 12/2022. Có 1208 trong số 1312 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Kỹ thuật xét nghiệm gen NGS-DNA phát hiện được 234 đột biến EGFR ở 192 bệnh nhân- tỷ lệ đạt 15.9%. Con số 15.9% này LỚN HƠN NHIỀU khi so với khoảng tham chiếu của 4 loại xét nghiệm gen sử dụng kỹ thuật PCR phổ biến nhất đang dùng trên thị trường hiện nay, cụ thể tỷ lệ phát hiện đột biến gen EGFR của 4 loại xét nghiệm gen cobas® EGFR Mutation Test v2, EasyPGX® ready EGFR, Idylla™ EGFR mutation test và Therascreen® EGFR Plus RGQ lần lượt chỉ là 9.4%, 8.9%, 8.9% và 9.4%.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS có thể xác định được số lượng đột biến gen EGFR CAO HƠN NHIỀU so với việc sử dụng kỹ thuật xét nghiệm gen PCR. Qua đó cho thấy việc sử dụng xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS sẽ giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội hơn để nhận Thuốc Đích làm phương pháp điều trị”.






1726809306857.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 393: MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÁC DỤNG PHỤ VÀ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC MIỄN DỊCH ATEZOLIZUMAB


Vào ngày 12/11/2024, Chuyên gia Vidya Maiya cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ mắc tác dụng phụ và hiệu quả sống còn của bệnh nhân khi điều trị bằng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch Atezolizumab.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 9521 bệnh nhân từ 14 nghiên cứu khác nhau. Bệnh nhân trong nghiên cứu là những bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển, ung thư tế bào thận, ung thư bàng quang và ung thư vú bộ ba âm tính.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Những bệnh nhân điều trị bằng Phác đồ Thuốc miễn dịch Atezolizumab đơn độc hoặc Phác đồ Hoá trị gộp Thuốc miễn dịch Atezolizumab nếu mắc tác dụng phụ ở mức độ 1 hoặc 2 sẽ CẢI THIỆN SỐNG CÒN so với những bệnh nhân không mắc tác dụng phụ, cụ thể tỷ số nguy hại HR đạt 0,65.

=>> Những bệnh nhân điều trị bằng Phác đồ Thuốc miễn dịch Atezolizumab đơn độc hoặc Phác đồ Hoá trị gộp Thuốc miễn dịch Atezolizumab nếu mắc tác dụng phụ ở mức độ 3 hoặc 4 sẽ TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG so với những bệnh nhân không mắc tác dụng phụ, cụ thể tỷ số nguy hại HR là 1.18.

=>> Sống còn ĐƯỢC CẢI THIỆN khi tác dụng phụ mức độ 1,2 xảy ra là rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc viêm phổi với P<0.05.

=>> Sống còn KÉM HƠN khi tác dụng phụ mức độ 3, 4 xảy ra là viêm phổi hoặc viêm đại tràng với P<0.01.

=>> KHÔNG có mối liên quan giữa sống còn và tác dụng phụ viêm gan ở mọi mức độ.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối liên quan giữa đầu ra sống còn và việc mắc tác dụng phụ ở các mức độ. Việc mắc tác dụng phụ mức độ thấp sẽ đem lại lợi ích sống còn trong khi việc mắc tác dụng phụ mức độ cao lại khiến sống còn kém đi. Dữ liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và xử lý tác dụng phụ ngay từ sớm để tối ưu hoá lợi ích cho người bệnh”.






fa055040-4cd5-11ec-80b1-dda9a4b176e4.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 394: CUỘC ĐUA TỚI NGÔI VUA TRONG THẾ GIỚI MIỄN DỊCH TIẾP TỤC VỚI CÁI TÊN MỚI XUẤT HIỆN TRONG BẢN THOẢ THUẬN LÊN TỚI 3.3 TỶ ĐÔ.


1
.Cách đây 2 tháng mình đã từng bàn về Ông Vua mới của thế giới miễn dịch-Thuốc Ivonescimab. Trước đó, ngôi vua trong thế giới miễn dịch nhiều năm liền thuộc về Thuốc Keytruda của Tập đoàn dược phẩm Merck.

Sự soán ngôi này là kết quả của cuộc đối đầu 1-1 giữa Thuốc Ivonescimab và Thuốc Keytruda trong nghiên cứu HARMONi-2. Chiến thắng sau đó thuộc về Ivonescimab-Nhà Vua mới của thế giới miễn dịch.

Vậy phản ứng của Merck sẽ ra sao hay Merck sẽ có hành động gì khi đứa con cưng của mình chính thức trở thành cựu vương?


2. Vào ngày 14/11/2024, Tập đoàn dược phẩm Merck ra thông cáo báo chí về việc đã ký kết hợp đồng với Công ty công nghệ sinh học LaNova của Trung Quốc để được độc quyền phát triển, sản xuất và thương mại hoá Thuốc miễn dịch LM-299 trên phạm vi toàn cầu. Bản hợp đồng có trị giá lên đến 3.3 tỷ đô, trong đó LaNova sẽ nhận được một khoản tiền trả trước là 588 triệu đô.

Thuốc miễn dịch LM-299 được phát minh bởi Công ty công nghệ sinh học LaNova có trụ sở chính tại Thượng Hải Trung Quốc. Thuốc LM-299 có nguyên lý hoạt động giống với Thuốc miễn dịch Ivonescimab, đó là vừa có tính miễn dịch vừa có tính chống tăng sinh mạch- tức là vừa ức chế PD1, vừa ức chế VEGF. Khả năng đa dạng ức chế cùng lúc nhiều con đường phát triển của ung thư chính là điều làm nên sự đặc biệt của các dòng thuốc này.

Cuộc đua càng khốc liệt, người bệnh sẽ càng được hưởng lợi.

Chúng ta cùng chờ xem!





Pharma-2-MSD.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 395: THÊM MỘT THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 MỚI XUẤT HIỆN TRONG GIA ĐÌNH ALK.



1.
Vào ngày 14/11/2024, Chuyên gia Shen Zhao cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả của nghiên cứu NCT05441956. Nghiên cứu NCT05441956 được thiết kế ở phase1/1b để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Thuốc đích ALK thế hệ 3 Deulorlatinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển DƯƠNG TÍNH ALK hoặc ROS1.


2. Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm, kể từ tháng 4/2021 cho đến tháng 3/2023. Tổng cộng 198 bệnh nhân ở 22 Trung Tâm Y Tế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã được tuyển vô nghiên cứu, trong đó có 171 bệnh nhân dương tính ALK và 27 bệnh nhân dương tính ROS1. Cụ thể:
->Có 114 bệnh nhân( chiếm 57.6%) di căn não tại thời điểm tuyển vào nghiên cứu.
->Có 82 bệnh nhân ( chiếm 41.4%) đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị bằng Hoá trị.
->Có 165 bệnh nhân ( chiếm 83.3%) đã trải qua ít nhất một loại Thuốc đích ALK/ROS1.
->Có 77 bệnh nhân ( chiếm 38.9%) đã trải qua ít nhất 2 loại Thuốc đích ALK.

Bệnh nhân trong nghiên cứu sẽ nhận được Thuốc Deulorlatinib tại các liều 5mg, 10mg, 20mg, 40mg, 60mg, 80mg, 100mg và 125 mg. Tổng cộng 144 bệnh nhân dương tính ALK đã nhận liều 60mg làm phương pháp điều trị. Trong 144 bệnh nhân này thì có 14 bệnh nhân đã trải qua điều trị trước đó bằng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, 97 bệnh nhân đã trải qua điều trị trước đó bằng Thuốc đích ALK th2 và 33 bệnh nhân chưa từng điều trị thuốc đích.

Kết quả phân tích tại liều 60mg cho thấy:

=>> Thuốc đích Deulorlatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan ở các phân nhóm bệnh nhân đã dùng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, đã dùng Thuốc đích ALK th2 và chưa từng điều trị thuốc đích lần lượt là 71.4%, 38.1% và 87.9%.

=>> Thuốc đích Deulorlatinib cũng sở hữu khả năng lên não xuất sắc khi tỷ lệ đáp ứng khách quan nội sọ ở các phân nhóm bệnh nhân đã dùng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, đã dùng Thuốc đích ALK th2 và chưa từng điều trị thuốc đích lần lượt là 50%, 70.4% và 75%.

=>> Trung vị thời gian duy trì đáp ứng ở các phân nhóm bệnh nhân đã dùng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, đã dùng Thuốc đích ALK th2 và chưa từng điều trị thuốc đích lần lượt là chưa hoàn thiện, 18.0 tháng và chưa hoàn thiện.

=>> So với các Thuốc đích khác trong gia đình ALK thì Thuốc đích Deulorlatinib sở hữu khả năng dung nạp tốt khi tỷ lệ bệnh nhân mắc tác dụng phụ từ mức độ 3 trở lên là 40.4%.


Hiện nghiên cứu NCT06082635 đang được tiến hành ở phas3 nhằm đánh giá hiệu quả của Thuốc đích Deulorlatinib khi so sánh với Thuốc ALK th1 Crizotinib trong điều trị bước đầu.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích Deulorlatinib sở hữu khả năng dung nạp tốt và hiệu quả ấn tượng khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK”.


Nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng Thuốc đích Deulorlatinib có phần na ná giống với tên Thuốc đích ALK th3 lorlatinib. Thật ra Deulorlatinib chính là 1 phiên bản cải tiến của Thuốc đích lorlatinib. Các nhà khoa học đã can thiệp vào thiết kế cấu trúc phân tử của Thuốc đích Lorlatinib nhằm tạo ra một loại thuốc khác có hiệu quả và khả năng dung nạp tốt hơn.

Chúng ta cùng chờ xem!





Molecules-Atoms-Vibration-Motion.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 396: THUỐC MIỄN DỊCH KEYTRUDA TIẾP TỤC ĐI THEO CON ĐƯỜNG TIÊM DƯỚI DA THAY THẾ CHO TRUYỀN TĨNH MẠCH.


1
.Cách đây 10 ngày mình đã từng bàn về kỷ nguyên tiêm dưới da đang dần thay thế cho truyền tĩnh mạch với sự xuất hiện của ALT-B4- một enzyme sở hữu công nghệ đột phá do Tập đoàn AIteogen tự nghiên cứu và phát triển. ALT-B4 được kỳ vọng sẽ giúp các dòng thuốc hiện đang từ truyền tĩnh mạch có thể chuyển sang tiêm dưới da.

Cũng trong bài viết đó, chúng ta biết rằng Tập đoàn AIteogen đã ký thoả thuận hợp tác vs 4 Tập đoàn khác để xuất khẩu công nghệ độc quyền của ALT-B4.

Hôm nay, ALT-B4 tiếp tục mang tin vui đến cho cộng đồng ung thư.


2. Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 19/11/2024, Tập đoàn dược phẩm Merck đã cập nhật kểt quả ở phase3 của nghiên cứu MK-3475A-D77. Nghiên cứu MK-3475A-D77 được thiết kế không thua kém so sánh Phác đồ TIÊM DƯỚI DA Thuốc miễn dịch Keytruda + ALT-B4 + Hoá trị với Phác đồ TRUYỀN TĨNH MẠCH Thuốc miễn dịch Keytruda + Hoá trị khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Hiệu quả và an toàn của kỹ thuật tiêm dưới da PHÙ HỢP với kỹ thuật truyền tĩnh mạch.

Dữ liệu cụ thể của nghiên cứu sẽ được Tập đoàn Merck công bố tại một hội nghị gần nhất.

Tiêm dưới da Thuốc miễn dịch Keytruda sẽ chỉ tốn từ 2 đến 3 phút so với việc truyền tĩnh mạch phải tốn đến hơn 30 phút như hiện nay.

Chúc mừng cộng đồng ung thư!



phuong-phap-tiem-duoi-da-la-gi-va-uu-nhuoc-diem-ra-sao-22662.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 397: PHÊ DUYỆT THUỐC ĐÍCH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI DÀNH RIÊNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI DI CĂN NÃO.


1.
Cách đây 6 tháng mình đã từng bàn đến Thuốc đích Zorifertinib-một loại Thuốc đích được thiết kế dành RIÊNG cho đối tượng ung thư phổi không tế bào nhỏ DI CĂN NÃO.

Tin vui là Thuốc đích Zorifertinib đã chính thức được thương mại hoá dùng trên thị trường!


2. Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 20/11/2024, Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc NMPA đã phê duyệt Thuốc đích Zorifertinib trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính đột biến gen EGFR EXON19 hoặc L858R VÀ DI CĂN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG.

Quyết định phê duyệt này được thông qua dựa trên thành công ở phase3 của nghiên cứu EVEREST. Nghiên cứu EVEREST chỉ ra Thuốc đích Zorifertinib cho thời gian sống không bệnh tiến triển nội sọ đạt 17.9 tháng và giúp giảm nguy cơ tiến triển nội sọ hoặc tử vong lên đến 37%.

Mặc dù dữ liệu sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện nhưng một phân tích tạm thời cho thấy việc điều trị tuần tự bằng Thuốc đích Zorifertinib rồi sau đó chuyển sang Thuốc đích thế hệ 3 đã mang lại lợi ích sống còn khi trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm bệnh nhân dùng Zorifertinib đạt 37.3 tháng so với 31.8 tháng của nhánh đối chứng.

Zorifertinib cũng là thuốc đích EGFR DUY NHẤT trên thế giới hiện nay có khả năng thâm nhập hàng rào máu não đạt 100%.

Zhang Yong, giám đốc điều hành của Tập đoàn dược phẩm Alpha Biopharma phát biểu trước báo giới:” Chúng tôi đã hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Astrazeneca để phát triển Thuốc đích Zorifertinib nhằm giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng trong điều trị ung thư phổi di căn hệ thần kinh trung ương. Thuốc đích Zorifertinib hiện đã trở thành Thuốc đích EGFR đầu tiên trên thế giới được phê duyệt dành riêng cho đối tượng ung thư phổi bị di căn hệ thần kinh trung ương”.

Khoa học thật phi thường. Chỉ cần thời gian- ko gì là ko thể, ko có gì là ko thể vượt qua!






Brain_metastasis.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 398: XUẤT HIỆN TIẾN BỘ ĐỘT PHÁ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN KRAS-G12C.



Vào ngày 21/11/2024, Tập đoàn công nghệ sinh học InxMed ra thông báo về việc Thuốc Ifebemtinib đã được Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc NMPA cấp Chỉ Định Liệu Pháp Đột Phá khi gộp với Thuốc đích Garsorasib trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen KRAS-G12C.

Quyết định này được thông qua sau thành công ở phase1b/2 của Nghiên cứu NCT06166836. Nghiên cứu NCT06166836 được thiết kế để đánh giá hiệu quả và an toàn của Phác đồ gộp Thuốc Ifebemtinib + Thuốc đích Garsorasib khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ DƯƠNG TÍNH đột biến gen KRAS-G12C. Tổng cộng 140 bệnh nhân từ 10 Trung Tâm Y Tế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã được tuyển vô nghiên cứu:

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Phác đồ gộp cho tỷ lệ đáp ứng khách quan lên đến 90.3% và tỷ lệ kiểm soát bệnh lên đến 96.8%.

=>> Trong 31 bệnh nhân đủ điều kiện đế đánh giá tại thời điểm phân tích dữ liệu, có 28 bệnh nhân đáp ứng một phần và 2 bệnh nhân đạt tình trạng bệnh ổn định.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển chưa hoàn thiện nhưng toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều đạt mốc tái khám định kỳ 9 tháng tại thời điểm phân tích dữ liệu.


Thuốc Ifebemtinib là một loại thuốc phân tử nhỏ dùng đường uống được thiết kế đặc biệt nhằm làm tăng hiệu quả của các loại Thuốc đích, Thuốc miễn dịch và Hoá trị tiêu chuẩn. Đây là Chỉ Định Liệu Pháp Đột Phá thứ 2 mà Ifebemtinib nhận được khi trước đó vào tháng 4/2022, Ifebemtinib đã nhận được Chỉ Định Liệu Pháp Đột Phá trong điều trị ung thư buồng trứng.

Trung Quốc đang phát triển với tốc độ quá khủng khiếp.






692d238a-5542-11eb-84b3-e7426e7b8906_image_hires_115908-1024x683.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 399: THUỐC ĐÍCH SUNVOZERTINIB NỘP ĐƠN ĐẾN FDA NHẰM TÌM KIẾM SỰ PHÊ DUYỆT TOÀN CẦU


Vào ngày 8/11/2024, Tập đoàn dược phẩm Dizal ra thông báo về việc đã nộp Hồ sơ đăng ký thuốc mới tới Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA nhằm nhận được sự phê duyệt Thuốc đích Sunvozertinib khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ DƯƠNG TÍNH đột biến chèn gen EGFR EXON20 ĐÃ trải qua điều trị trước đó ( Bệnh tiến triển trong hoặc sau khi Hoá trị platinum ).

Quyết định gửi hồ sơ được thực hiện sau thành công của nghiên cứu WU-KONG1B ( Kết quả của nghiên cứu WU-KONG1B đã được mình bàn trên nhóm cách đây 2 tháng ).

Xiaolin Zhang, giám đốc điều hành của Tập đoàn Dizal phát biểu trước báo giới:” Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm giải quyết những nhu cầu y khoa chưa được đáp ứng trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với FDA trong quá trình xem xét Hồ sơ đăng ký thuốc mới ”.

100% Thuốc đích Sunvozertinib sẽ được phê duyệt thôi. Nó thực sự tốt !!!





63ab43f7b260093e5071.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 400: DỮ LIỆU TIẾP TỤC ỦNG HỘ THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 LORLATINIB LÀ THUỐC ĐÍCH TỐT NHẤT TRONG GIA ĐÌNH ALK.



1
.Cách đây 5 tháng mình đã từng bàn về Thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib- viên thuốc đầu tiên trong lịch sử giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối vượt mốc hợp thuốc 5 năm.

Hôm nay, chúng ta tiếp tục khám phá ngôi vị Thuốc đích tốt nhất trong gia đình ALK của Lorlatinib.


2. Vào ngày 22/11/2024, Chuyên gia Benjamin J. Solomon cùng các đồng nghiệp đã công cố kết quả ở phase2 của nghiên cứu có quy mô toàn cầu NCT01970865.


Nghiên cứu NCT01970865 được thiết kế để đánh giá hiệu quả và an toàn của Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK giai đoạn tiến triển. Cụ thể:
->Nhóm 1: Có 30 bệnh nhân dương tính ALK CHƯA từng trải qua điều trị.
->Nhóm 2: Có 59 bệnh nhân dương tính ALK ĐÃ kháng Thuốc đích th1 Crizotinib hoặc ĐÃ kháng Thuốc đích th1 Crizotinib và Hoá trị.
->Nhóm 3: Có 28 bệnh nhân dương tính ALK ĐÃ kháng một loại Thuốc đích ALK thế hệ 2 hoặc ĐÃ kháng một loại thuốc đích ALK th2 và Hoá trị.
->Nhóm 4: Có 111 bệnh nhân dương tính ALK ĐÃ kháng ít nhất 2 loại Thuốc đích ALK hoặc ĐÃ kháng ít nhất 2 loại thuốc đích ALK và Hoá trị.
->Nhóm 5: Có 139 bệnh nhân dương tính ALK ĐÃ kháng ít nhất 1 loại Thuốc đích ALK hoặc ĐÃ kháng ít nhất 1 loại thuốc đích ALK và Hoá trị.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ ở nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là chưa hoàn thiện, chưa hoàn thiện, 37.4 tháng, 19.2 tháng và 20.7 tháng.

=>> Xác suất sống sót 5 năm của bệnh nhân ở nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt đạt 76% ( KỶ LỤC ) , 58%, 45%, 23% và 27%.

=>> Ở những bệnh nhân di căn não tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, Trung vị thời gian sống còn toàn bộ ở nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là chưa hoàn thiện, chưa hoàn thiện, chưa hoàn thiện, 18.6 tháng và 19.2 tháng.

=>> Ở những bệnh nhân KO bị di căn não tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, Trung vị thời gian sống còn toàn bộ ở nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là chưa hoàn thiện, chưa hoàn thiện, 20.7 tháng, 26.5 tháng và 25.3 tháng.

=>> Thuốc đích th3 Lorlatinib nhìn chung dung nạp tốt và tác dụng phụ có thể xử lý được khi tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng thuốc vĩnh viễn do tác dụng phụ chỉ là 5%. Tuy vậy, khi thời gian theo dõi kéo dài hơn thì tần suất một số loại tác dụng phụ tăng lên.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Sau thời gian theo dõi tối thiểu 5 năm, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra Thuốc đích th3 Lorlatinib mang lại lợi ích sống còn rõ ràng đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK dù trước đó CHƯA trải qua điều trị hay ĐÃ trải qua điều trị”.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Với Dữ liệu từ nghiên cứu NCT01970865 và nghiên cứu CROWN, Đã đến lúc chúng ta nên chọn Lorlatinib làm điều trị BƯỚC ĐẦU cho mọi đối tượng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK?

=>> Dù vẫn còn một ít lỗi trong cách thiết kế của nghiên cứu NCT01970865 nhưng đồ thị đường cong sống còn cho tách biệt một cách rất rõ ràng. Theo quan điểm của tôi, chiến lược điều trị tuần tự lúc này đã tỏ ra ko còn phù hợp. Hai loại thuốc đích th2 Alectinib và Brigatinib cần có những dữ liệu mới để định vị vị trí của mình trong chiến lược điều trị bệnh nhân ALK.






D14218582-p10.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 401: KẾT QUẢ SỐNG CÒN 5 NĂM TRONG THẾ GIỚI THỰC CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ SỞ HỮU PDL1 >=50% KHI ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU BẰNG THUỐC MIỄN DỊCH PEMBROLIZUMAB ĐƠN ĐỘC.


1
.Vào tháng 9/2024, Chuyên gia Vamsidhar Velcheti cùng các đồng nghiệp đã cập nhật nghiên cứu về kết quả sống còn 5 năm trong thế giới thực của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=50% khi điều trị BƯỚC ĐẦU bằng Thuốc miễn dịch Pembrolizumab ĐƠN ĐỘC.


2. Nghiên cứu bắt đầu vào ngày 1/11/2016. Thời điểm cut-off dữ liệu là 7 năm sau đó tức ngày 31/5/2023. Tổng cộng 804 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển không thể mổ cắt bỏ ( 3B, 3C, 4) sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=50% và ÂM TÍNH đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 đã được tuyển vô nghiên cứu. Cụ thể:

->Trong 804 bệnh nhân được tuyển vô nghiên cứu, có 404 bệnh nhân là nữ ( chiếm 50%), trung vị tuổi của bệnh nhân là 72 với 310 bệnh nhân ( chiếm 39%) có độ tuổi từ 75 trở lên.

Tại trung vị thời gian theo dõi 60.5 tháng, Kết quả phân tích cho thấy:
=>> Có 549 bệnh nhân ( chiếm 68%) đã tử vong.
=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ là 19.2 tháng.
=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 5 năm đạt 25.1%.
=>> Có 266 bệnh nhân ( chiếm 33%) đã nhận được ít nhất 1 phác đồ điều trị sau khi kháng Pembrolizumab.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Với dữ liệu theo dõi 5 năm trong thế giới thực, Thuốc miễn dịch Pembrolizumab tiếp tục chứng tỏ hiệu quả lâu dài khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=50% và âm tính đột biến gen EGFR, ALK, ROS1”.




360_F_956762409_8UbJ5e5e6NgXp4K0Cs5LAOtqc3Lk5i6W.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 402: ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN CHUYỂN SANG HOÁ TRỊ SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH- CÓ NÊN TIẾP TỤC DUY TRÌ THUỐC ĐÍCH NỮA KHÔNG???



1
.Vào ngày 24/11/2024, Chuyên gia Alexander Watson cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc nên DỪNG HAY TIẾP TỤC thuốc đích khi chuyển sang phác đồ Hoá Trị nếu việc kháng thuốc đích xảy ra.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 10 năm, kể từ tháng 1/2013 cho đến tháng 1/2023. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành trong 6 tháng kể từ tháng 1/2024 cho đến tháng 6/2024. Tổng cộng 421 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR ĐÃ KHÁNG Thuốc đích th3 Osimertinib được đưa vào nghiên cứu. Có 159 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích, cụ thể:

->Có 50 bệnh nhân sau khi KHÁNG Osimertinib được điều trị bằng phác đồ Osimertinib + Hoá trị.
->Có 109 bệnh nhân sau khi KHÁNG Osimertinib được điều trị bằng phác đồ Hoá trị đơn độc.

Với trung vị thời gian theo dõi 30 tháng, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:

=>>Khi chuyển qua Hoá trị để trị kháng thì việc TIẾP TỤC Thuốc đích th3 Osimertinib vẫn mang lại lợi ích sống không bệnh tiến triển đáng kể so với việc DỪNG Thuốc đích th3 Osimertinib, cụ thể là 9,0 tháng so với 4.5 tháng.

=>>Phân tích phân nhóm: Đối với những bệnh nhân nhận Thuốc đích th3 Osimertinib làm điều trị BƯỚC ĐẦU, nếu việc kháng thuốc xảy ra và chuyển qua Hoá trị để trị kháng thì việc TIẾP TỤC Thuốc đích th3 Osimertinib vẫn mang lại lợi ích sống không bệnh tiến triển đáng kể so với việc DỪNG Thuốc đích th3 Osimertinib, cụ thể là 11.0 tháng so với 6.2 tháng.

=>> Phân tích phân nhóm: Đối với những bệnh nhân KO di căn não tại thời điểm kháng thuốc đích xảy ra và sau đó chuyển qua Hoá trị để trị kháng thì việc TIẾP TỤC Thuốc đích th3 Osimertinib sẽ giúp GIẢM đáng kể trung vị thời gian đến tiến triển trên hệ thần kinh trung ương, cụ thể là 7.0 tháng so với 4.1 tháng.

=>> KHÔNG có khác biệt đáng kể về thời gian sống còn toàn bộ giữa việc DỪNG HAY TIẾP TỤC thuốc đích khi chuyển sang phác đồ Hoá Trị nếu việc kháng thuốc đích xảy ra với tỷ số nguy hại HR 0.92.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR được điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib, khi việc kháng thuốc đích xảy ra, nếu chuyển sang Hoá trị để trị kháng thì việc TIẾP TỤC dùng Thuốc đích sẽ mang lại lợi ích sống không bệnh tiến triển nhưng KO đem lại lợi ích sống còn toàn bộ. Chiến lược tiếp tục dùng Thuốc đích th3 Osimertinib cũng giúp giảm nguy cơ tiến triển trên hệ thần kinh trung ương”.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Alexander Watson được thiết kế HỒI CỨU. Do vây, việc DỪNG HAY TIẾP TỤC Thuốc đích Osimertinib vẫn là một câu hỏi mở. Nghiên cứu COMPEL được thiết kế TIỀN CỨU đang diễn ra sẽ mang đến câu trả lời khẳng định cho vấn đề này. Tôi sẽ đợi thêm dữ liệu từ nghiên cứu COMPEL.






iStock-1360866086.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 403: KHI BÁC SĨ MẮC UNG THƯ


Bryant Lin là một Giáo Sư và bác sĩ tại Trường Y Khoa Đại học Stanford ( đây là một trong những trường đại học tốt nhất thế giới ). Bryant Lin có một lối sống lành mạnh và chưa bao giờ hút thuốc.

Vào tháng 5/2024, Bryant Lin nhận được chẩn đoán bản thân mắc ung thư phổi giai đoạn 4!!!

Trong quá trình hành nghề và nghiên cứu, Lin nhận thấy tỷ lệ mắc ung thư phổi đã giảm mạnh trong vài thập kỷ qua nhưng điều đặc biệt là tỷ lệ ung thư phổi lại đang có dấu hiệu gia tăng ở những bệnh nhân người Mỹ gốc Á KO có tiền sử hút thuốc. Bởi vậy, cách đây 6 năm tức vào năm 2018, Lin ra quyết định thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu và Giáo Dục Sức Khoẻ tại Stanford dành riêng cho người Châu Á.

“ Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ mắc căn bệnh ung thư này cũng như chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại trở thành biểu tượng cho chính Trung Tâm do bản thân tôi sáng lập ra ”. Lin bày tỏ.

Mọi thứ bắt đầu vào mùa xuân năm 2024, trong khoảng 5 đến 6 tuần Lin xuất hiện tình trạng ho dai dẳng và đôi khi có cảm giác vướng víu mắc nghẹn ở cổ. Ban đầu, Lin cho rằng đó là dị ứng và đã tự kê thuốc cho mình. Khi tình trạng ko đỡ, Lin liên hệ với đồng nghiệp là một bác sĩ Tai Mũi Họng để bàn bạc và tìm nguyên nhân. Một loạt các thủ thuật y tế đã được thực hiện, kết quả chỉ ra Lin bị mắc ung thư phổi và bệnh đã ở giai đoạn cuối!!!

Chưa đầy 2 tuần là thời gian kể từ khi chẩn đoán cho đến khi Lin bước vào hành trình điều trị, còn nếu tính kể từ khi cơn ho bắt đầu cho đến khi nhận được phác đồ điều trị là khoảng 8 tuần. HẦU HẾT bệnh nhân ung thư đều KO được may mắn như vậy. Thống kê chỉ ra bệnh nhân ung thư phổi thường chỉ được điều trị SAU trung bình 138 ngày kể từ khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện!!!

Kết quả xét nghiệm gen chỉ ra Lin dương tính đột biến gen EGFR. Chuyên gia Heather Wakelee, phó giám đốc Viện nghiên cứu ung thư Stanford là người trực tiếp điều trị cho Lin. Phác đồ mà Lin nhận được là Hoá Trị + Thuốc đích th3 Osimertinib.

Lin nói:” Dù gặp đôi chút tác dụng phụ do Hoá Trị đem lại nhưng hiện giờ Tôi cảm thấy thật tuyệt vì mọi thứ đang diễn ra rất tốt cả về mặt lâm sàng cũng như chất lượng sống. Điểm bất lợi duy nhất của hành trình này là cuối cùng rồi ung thư cũng sẽ tìm ra con đường kháng thuốc. Việc này có thể xảy ra sau 1 năm? 2 năm? 3 năm? hay có thể nhanh hơn hoặc cũng có thể lâu hơn. Đồng nghiệp của tôi-một bác sĩ và hiện cũng đang bị ung thư có chia sẻ với tôi rằng: Hãy lạc quan lên, việc của bạn bây giờ chỉ là cần sống ĐỦ LÂU để ĐỢI phác đồ điều trị tiếp theo ra đời ”.




SJM-CANCERDOC-8.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 404: HIỆU QUẢ TRONG THẾ GIỚI THỰC CỦA BỘ ĐÔI THUỐC ĐÍCH DABRAFENIB + TRAMETINIB KHI ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN BRAF V600E.



1
.Vào ngày 25/11/2024, Chuyên gia David Planchard cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả của nghiên cứu IFCT-2004 BlaDE. Nghiên cứu IFCT-2004 BlaDE được thiết kế để đánh giá hiệu quả trong thế giới thực của bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen BRAF V600E.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong gần 4 năm, kể từ ngày 1/1/2016 cho đến ngày 31/12/2019. Tổng cộng 163 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển đã được tuyển vô nghiên cứu. Trong đó:
->Trung vị tuổi của bệnh nhân là 68.3.
->Có 50.3% bệnh nhân là phụ nữ.
->Có 30.2% bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc.
->Có 95.1% bệnh nhân là ung thư biểu mô tuyến.
->Có 78.2% bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1>=1%.
->Tại thời điểm bắt đầu điều trị bằng bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib có 20.9% bệnh nhân đã di căn não.

Tại trung vị thời gian theo dõi 27.4 tháng, kết quả phân tích cho thấy:

=>> Khi nhận bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib làm điều trị BƯỚC ĐẦU ( 44 bệnh nhân ): Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 12 tháng là 67.4% và trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 18.2 tháng.

=>> Khi nhận bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib làm điều trị từ BƯỚC HAI TRỞ LÊN ( 119 bệnh nhân ): Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 12 tháng là 67.4% và trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 10.4 tháng.

=>> Có 10.3% bệnh nhân phải ngừng điều trị bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib do tác dụng phụ.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra hiệu quả của bộ đôi Thuốc đích Dabrafenib + Trametinib khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen BRAF V600E BẤT KỂ trước đó bệnh nhân đã trải qua điều trị hay chưa”.



heallthandbeauty_011mekinisttafinlar.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,004
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 405: GÓC NHÌN VỀ CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI QUA VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ CUỐI CÙNG CỦA NGHIÊN CỨU RELAY.



1
.Vào ngày 29/11/2024, Chuyên gia Kazuhiko Nakagawa cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả cuối cùng ở phase3 của nghiên cứu RELAY. Nghiên cứu RELAY được thiết kế để đánh giá hiệu quả của phác đồ gộp Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib + Thuốc kháng thể đơn dòng Ramucirumab so với Thuốc đích th1 đơn độc Erlotinib khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR EXON19 hoặc L858R.


2. Tổng cộng 545 bệnh nhân từ 106 Trung Tâm Y Tế ở 14 nước đã được tuyển vô nghiên cứu. Trong đó có 449 bệnh nhân KO di căn hệ thần kinh trung ương đủ điều kiện để phân tích, cụ thể:
->Có 224 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib + Ramucirumab.
->Có 225 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib + giả dược ( tương đương dùng Erlotinib đơn độc ).

Tại trung vị thời gian theo dõi gần 4 năm ( 45.1 tháng ), kết quả phân tích cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của phác đồ Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib + Ramucirumab DÀI GẤP RƯỠI so với phác đồ Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib đơn độc, cụ thể là 19.4 tháng so với 12.4 tháng NHƯNG thời gian sống còn toàn bộ lại KHÔNG KHÁC BIỆT giữa 2 phác đồ khi tỷ số nguy hại HR đạt 0.98.

=>> Khi phân tích phân nhóm:
+ Nhóm bệnh nhân thuộc nhóm có tiên lượng kém như sở hữu đột biến gen L858R sẽ có xu hướng cải thiện sống còn toàn bộ với tỷ số nguy hại HR 0.87.
+ Nhóm bệnh nhân thuộc nhóm có tiên lượng kém như sở hữu thêm đột biến TP53 ngoài EGFR sẽ có xu hướng cải thiện sống còn toàn bộ với tỷ số nguy hại HR 0.83.

=>> Tỷ lệ xuất hiện đột biến gen T790M sau khi kháng thuốc là tương tự nhau giữa 2 phác đồ.

=>> Sau khi kháng thuốc, có hơn 80% bệnh nhân nhận được phác đồ điều trị bước tiếp theo. Trong đó việc nhận Thuốc đích th3 Osimertinib làm điều trị bước tiếp theo là tương tự nhau giữa bệnh nhân ở 2 phác đồ.


Nhóm nghiên cứu kết luận:”Khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR, việc gộp Thuốc kháng thể đơn dòng Ramucirumab với Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib sẽ đem lại lợi ích sống không bệnh tiến triển nhưng lại KHÔNG đem lại lợi ích sống còn toàn bộ so với việc dùng Thuốc đích thế hệ 1 Erlotinib đơn độc”.


BÀI HỌC RÚT RA:

Hành trình điều trị của bệnh nhân là một CHUỖI các phác đồ điều trị. Thời gian sống không bệnh tiến triển là thước đo thời gian mà mỗi bệnh nhân có thể ở lại trên mỗi một phác đồ còn thời gian sống còn toàn bộ là tổng thời gian kể từ khi bắt đầu cho đến tận khi kết thúc của mỗi bệnh nhân. Có thể hiểu nôm na thời gian sống còn toàn bộ là một bức tranh được tạo nên bởi những miếng ghép và thời gian không bệnh tiến triển là miếng ghép đó.

Sự thay đổi kích cỡ của mỗi miếng ghép KHÔNG phải lúc nào cũng đem lại sự thay đổi kích cỡ cho toàn bộ bức tranh. Theo lẽ hiểu thông thường, khi một miếng ghép to lên thì kích cỡ của toàn bộ bức tranh phải to lên? Nhưng thật ra ko phải vậy, khi kích cỡ của 1 miếng ghép to lên thì có thể dẫn đến kích cỡ của những miếng ghép còn lại BÉ ĐI và khi cộng lại thì kích cỡ của cả bức tranh vẫn ko thay đổi gì cả. Đây chính là những gì diễn ra khi chúng ta nhìn nhận về thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ- với kích cỡ của mỗi miếng ghép là thời gian sống không bệnh tiến triển và kích cỡ của cả bức tranh là thời gian sống còn toàn bộ.

Chính bởi việc này mà sẽ có 2 hướng đi trong cộng đồng chuyên gia:

->Hướng 1: Bác sĩ sẽ CHƯA thay đổi chiến lược điều trị của bản thân nếu các phác đồ mới dù RA ĐỜI LIÊN TỤC và đem lại lợi ích thời gian sống không bệnh tiến triển nhưng lại chưa chứng tỏ được lợi ích sống còn toàn bộ. Điều này giống như có rất nhiều miếng ghép to hơn, đẹp hơn được ra đời và có thể THAY THẾ vị trí của các miếng ghép cũ nhưng vẫn CHƯA được các bác sĩ theo trướng phái này CHỌN, bởi vì dù kích cỡ to hơn đẹp hơn nhưng liệu nó có dẫn đến sự thay đổi kích cỡ cho toàn bộ bức tranh ko? Hay mọi việc vẫn thế và chỉ khiến bệnh nhân đốt tiền??? Các bác sĩ theo trường phái này thường sẽ đợi cho đến khi các miếng ghép được ghép lại với nhau một cách rõ ràng để xem xem kích cỡ của cả bức tranh có thay đổi hay ko rồi mới tính đến việc thay đổi chiến lược điều trị.

->Hướng 2: Bác sĩ thay đổi chiến lược điều trị của bản thân nếu các phác đồ mới ra đời đem lại lợi ích thời gian sống không bệnh tiến triển ĐỦ LỚN. Các bác sĩ đi theo hướng này cũng đạo đức và yêu thương bệnh nhân như các bác sĩ ở hướng trên nhưng họ lại nhìn nhận vấn đề theo một góc nhìn khác! Khi các miếng ghép to hơn đẹp hơn được ra đời-dù chưa biết có đem lại sự thay đổi kích cỡ cho cả bức tranh hay ko nhưng ÍT NHẤT khi chọn những miếng ghép to đẹp này thì nó sẽ cho bệnh nhân có nhiều thời gian hơn để ĐỢI một sự xáo trộn- một sự thay đổi CÁCH GHÉP các miếng ghép lại với nhau nhằm hy vọng kích cỡ của toàn bộ bức tranh sẽ được thay đổi trong tương lai! Với tốc độ phát triển vũ bão của y học, hướng nhìn này hy vọng rằng thêm thời gian hợp thuốc ở các bước điều trị sẽ giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội hơn để ĐỢI một sự thay đổi toàn diện về kích cỡ của cả bức tranh khi các mảnh ghép được ghép lại.

Đều là những góc nhìn khác nhau! Mỗi góc nhìn đều có những giá trị của riêng mình. Tổ chức uy tín như Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA làm trọng tài, họ sẽ cần dung hoà được tất cả các góc nhìn đó mà vẫn giữ được ĐỘNG LỰC cho các tập đoàn dược phẩm theo đuổi công cuộc phát minh. Việc của FDA là phê duyệt khi xuất hiện những miếng ghép mới to hơn đẹp hơn còn việc có dùng hay ko những miếng ghép đó thì phải phụ thuộc vào TỪNG bệnh nhân của TỪNG bác sĩ điều trị.

Do đó, ko phải cứ lên mạng lượm được 1 cái ảnh in các phác đồ rồi học theo là đến bước này thì làm thế này rồi đến bước kia thì làm thế kia!!!

Phê duyệt KHÁC với sử dụng. Khuyến cáo KHÁC với thực tế điều trị!!!






photo1633684869282-16336848693701200949754-1311.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top