Em cho là có thể vì người Thiền đang ở mức độ Sơ Thiền. Ở tầng thứ 2, tiếng hơi thở sẽ nhỏ hơn ( hay còn gọi là vi tế hơn). Cho đến tầng thiền thứ 4 thôi. Hơi thở vi tế đến mức không nhận ra nữa đâu.
Khi ở tầng Thiền này sẽ làm thêm được nhiều việc khác. Giúp thực hành mọi cái tốt hơn.
Dear cụ, em có nhớ trong kinh, Đức Phật thuyết về tiền thân của ngài, khi ngài còn là 1 đạo sĩ (nhiều kiếp trước khi ngài thành Phật), ngài có thiền định rất cao, đến mức có thần thông. Quốc vương nước đó rất sủng ái ngài và cho phép ngài tự do đi lại trong cung để có thể đến gặp vua bất cứ lúc nào. Có 1 lần, ngài dùng thần thông bay từ trên núi vào hoàng cung, vua không có mặt tại cung điện, thì vô tình gặp đúng hoàng hậu đang tắm. Ngài giật mình và dục tham bất ngờ nổi lên. Ngài xấu hổ đi về, bao nhiêu thần thông mất sạch, đành lẽo đẽo đi bộ về núi.
Cụ có thể thấy, chính tiền thân của Đức Phật mà còn như thế, chỉ 1 ý tham khởi lên mà mất hết thần thông. Tâm không còn định được nữa.
Em có tham khảo 10 điều kiện hỗ trợ cho thiền định (theo Thanh tịnh đạo):
1. Trú xứ
2. Gia đình
3. Lợi dưỡng
4. Đồ chúng
5. Việc xây cất
6. Du lịch
7. Quyến thuộc
8. Ưu não
9. Sách vở
10. Thần thông.
Tại thời đại này, em cho là đạt đc đến mức định cao là khó. Sơ thiền hay nhị thiền còn có khả năng. Lên đến tam thiền và tứ thiền là rất khó, vì khó mà đạt đủ đc 10 điều kiện, cộng với tâm chúng sinh hiện nay quá phức tạp, không tương ưng với tâm thiền.
Thiền định là con đường góp phần dẫn đến sự thành đạo của Đức thế tôn. Nhưng không có nghĩa là các chúng sinh đều phải đi theo con đường đó. Chính vì thế mà trong thời Đức Phật còn tại thế, đã có nhiều vị tỳ kheo được Đức Phật hướng dấn đắc thánh quả A la hán không qua con đường thiền định. Ngài đã đi đến đích cuối cùng nên ngài phát hiện ra rằng còn có nhiều cách để đến đích. Và chỗ thiện xảo tuyệt vời của Ngài là tùy căn cơ của mỗi người mà ngài dạy 1 pháp môn khác nhau. Em cho đó là lý do hiện nay có rất nhiều pháp môn.
Trong toàn bộ giáo lý của ngài, ngài nói đông nói tây gì thì cũng chỉ xoay quanh Khổ và Diệt Khổ. Trong đó, quan trọng nhất là Trung Đạo (còn gọi là Bát chánh đạo, Đạo Đế) là công cụ Diệt Khổ. Tất cả các pháp môn, cuối cùng vẫn phải quay trở về Trung đạo để diệt tuyệt tận gốc cái Khổ (Tập Đế).