Theo suy nghĩ của em cụ nói có ý đúng và có ý chưa đúng,
Bản chất piano là sang chảnh là đắt giá là đúng, trước đây (thời bao cấp và thời gian trước đó) việc sở hữu và duy trì một cây đàn piano là rất khó khăn và tốn kém. Việc sở hữu đã khó khăn ngoài ra con việc tìm thầy và việc học chơi đàn cho đến nơi đến chốn cũng không kém phần khó khăn và tốn kém... giờ thì đỡ đi nhiều rồi
Trước đây,bây giờ, và mãi mãi về sau piano vẫn luôn là sang chảnh nếu mua, học, rèn luyện thưởng thức đúng theo "tiêu chuẩn đã có" của nó!
Như đã nói ở trên, do xã hội phát triển, công nghệ phát triển, kéo theo một loạt phát triển khác, trong đó có truyền thông, văn hóa và nghệ thuật - dẫn tới cuộc sống của con người ta ngày càng tốt hơn. Mọi nhu cầu đều có thể đáp ứng, cũng như thỏa mãn .
Nhu cầu học piano bình thường có (mua) những cây đàn bình thường cũng là một nhu cầu thực thể của người ta. Do đó việc so sánh mua, học Piano ở góc độ bình thường với chuyên nghiệp hay sang trọng và bảo rằng piano không là sang chảnh thì hoàn toàn không thể!
Trong thực tế ở miền Nam trước 30 tháng 4 nhu cầu học piano bình thường mua những cây đàn phổ thông bình thường cũng đã có Và cũng đã được phần nào được thỏa mãn:
Trước 1975 giai đoạn từ 65 tới 75, do nắm bắt nhu cầu thị trường, có một người Hoa là nhân viên kỹ thuật đàn của công ty Sản xuất Piano ở Thượng Hải đã mở một công ty sản xuất Piano tại Việt Nam với tên tên hiệu là THUẬN XƯƠNG và đưa ra sản phẩm là một thương hiệu: Thuận Xương, YAMALA (nhái yamaha), GAPEAU (nhái Gaveau), ... Các cây khá nổi tiếng bởi vì giá của nó rẻ đáp ứng được nhu cầu phổ thông tại Việt Nam thời ấy. Hiện nay vẫn còn những cây đàn THUẬN XƯƠNG lác đác xuất hiện tại một số Tu viện, nhà dân ở Sài Gòn hay các tỉnh xa. Tuy không phải là tốt lắm nhưng vẫn là "Nồi đồng cối đá"!
Nói thêm một chút về sang chảnh:
Ai cũng thích dùng hàng hiệu Nhưng nếu anh chỉ dừng lại ở góc độ dùng những tư liệu phổ thông (Nike, Levis, CK, .....) rồi tự hào mình đã dùng hàng hiệu thì vô cùng đáng thương!
Một người khi đã xài một sản phẩm của Nike, Levis, CK, ... thì sẽ thấy nó hoàn toàn khác biệt so với những sản phẩm tương đương của Việt Nam hay hàng tàu. Đương nhiện họ cũng sẽ thấy rất thoải mái vui khi dùng nó.
Nhưng một khi hợp có cơ hội "lên đời" sử dụng các sản phẩm túi xách, giày dép, dây thắt lưng, quấn áo của Gucci, Salvatore F. Bally,... Lúc đó, họ mới thấy được: Ôi trời ơi! dùng hàng hiệu cao cấp sướng thật!!!
Và, nếu họ may mắn được dùng thêm sản phẩm của Lv, Hermes, Chanel, .. thì lúc đó họ mới thấy rằng đúng là sang chảnh!
Và xét về góc độ thẩm mỹ cũng như chất lượng sản phẩm, khi đã dủng LV, Hermes, .. VÀ: họ chẳng buồn ngó hay nhắc Nike, Levis, CK, ..... nữa
Xin lưu ý: So sánh này hoàn toàn mang tính chất tham khảo để hiểu thêm và sâu ý sang chảnh: Sang chảnh cũng có nhiều cấp độ!
Việc "ép" học đàn là vì cha mẹ nào cũng mong muốn làm và dành những gì họ nghĩ là tốt đẹp cho con cái nhất mà, nhất là trong xã hội Á đông như nước mình, cha mẹ có xu hướng can thiệp sâu vào suy nghĩ và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của con cái.
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau chỉ ra rằng việc học âm nhạc là rất tốt cho trẻ, nhưng cần quan tâm tới sở thích của trẻ nữa, không cứ gì phải là piano mà có thể học guitar, violin... hoặc sáo trúc, đàn bầu, đàn tranh... cũng đem lại lợi ích cho trẻ tương đương vậy.
Đã là cha mẹ, đừng nói con người, ngay đến loài cầm thú, chim muông cũng có tình thương với con (không nói đến những trường hợp cá lẻ!) Do đó, khi đẻ ra con, nuôi con, giáo dục con, cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình hơn mình và hi sinh tất cả vì tuông lai của con, Đây là một
thiên tính, do đó mới câu:
"Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi"
Việc can thiệp sâu kiểu châu Á đặc biệt là Việt Nam, hoặc không can thiệp kiểu châu Âu đều có cái hay dở của nó! Và, Đây là vấn đề văn hóa do đó, thiết nghĩ không nên bàn sâu nhất là trong chủ đề này. Vì đó là vấn đề văn hoá này thuộc về một khái niệm rất phức tạp. trước mắt, tốt nhất là hãy tôn trọng và trân trọng những gì đang có!
Còn việc tìm ra nhưng hạn chế của việc "cưỡng ép" mà phê phán này kia tuy không sai không ai ai cầm hay có thể cấm nhưng một khi còn nói tiếng Việt nghĩa là còn tôn trọng văn hoá, hay nói nôm na là nếp nhà.
Những ai, những đứa con nào dùng quyền tự do ngôn luận, tự do quan niệm mà phê phán hay trách cứ cha mẹ mình hoặc các bậc cha mẹ đang hết lòng thương con, nhịn ăn nhìn mặc vì con thì dù cho có làm đến "ông nọ bà kia", xem ra còn thua loại cầm thú vì:
"Bách hạnh hiếu đứng đầu!"
Việc so sánh piano với violin có phần khiên cưỡng một chút, cũng như so sánh vẻ đẹp của chàng hoàng tử với nàng công chúa vậy.
Ý kiến của cụ rất chính xác về khả năng truyền tải của vĩ cầm, em nghĩ đây là bản chất của nhạc cụ nữa, những nhạc cụ liền vật (từ này em sử dụng có thể không chính xác) tức là người chơi có khả năng can thiệp trực tiếp vào nhạc cụ để tạo âm thanh theo ý muốn (như là vĩ cầm, đàn bầu, đàn nhị...) thì có khả năng biểu cảm đặc biệt phong phú, người chơi nhạc cụ này có khả năng sáng tạo không giới hạn để biểu đạt và phô diễn kỹ thuật... tóm lại là rất "con người"
Còn những nhạc cụ cách vật (từ này em sử dụng có thể không chính xác) tức là thông qua vật khác mới tạo được âm thanh và chỉ can thiệp được rất hạn chế (như piano phải thông qua một cơ cấu máy cho tới khi đầu búa đập vào dàn dây sau khi người chơi nhấn phím) thì khả năng biểu đạt sẽ khác... có thể hạn chế ở mặt này nhưng sẽ trội hơn ở mặt khác, như thế mạnh của piano là khả năng đa âm (polyphony) rất nổi trội.
Em cũng học nhạc và chơi đàn một chút, em thấy là nhạc cụ nào cũng có thể chơi được mọi thể loại nhạc, đàn bầu còn có thể chơi được nhạc pop cơ mà.
Nhưng theo em tốt nhất là hãy chơi và phát duy đúng sở trường của nhạc cụ, hoàng tử thì nên cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm, công chúa thì nên cầm nên ca
Việc So sánh Dương Cầm với vĩ cầm hoặc nhạc của này có nhạc cụ kia là hoàn toàn khiên cuỡng chứ không phải là "khiên cưỡng một chút" Bởi vì tất cả các nhạc cụ đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Vấn đề là người dùng nó phát huy được ưu điểm hay khuyết điểm mà thôi.
Lấy một ví dụ, ở nơi rừng núi xa xôi hẻo lánh của anh thanh niên muốn tỏ tình với người con gái bằng một giai điệu đẹp đào đâu ra nhạc cụ để anh ta biểu diễn tài nghệ của mình? Thì chính những chiếc lá cây cuốn lại làm kèn và thổi ra những giai điệu du dương làm đẹp lòng người con gái, hầu chiếm được trái tim của cô ta. Thử hỏi các bác, trong hoàn cảnh này một cây Steinway SF xem ra chưa chắc đã bằng một chiếc lá cây!
Còn nếu muốn nói về công năng và tính năng thì ưu điểm của Dương Cầm và cũng là khuyết điểm của dương cầm là bàn phím chết (cố định) Nghĩa là các cung bậc đã được định sẵn và không thay đổi được gì hết sau khi canh chỉnh (tuning)!
Trong khi vĩ cầm là một nhạc cụ hiếm hoi mà có bàn phím tưởng tượng (ở Việt Nam cũng có đàn bầu (độc huyền cầm), cũng có bàn phim tưởng tượng.
Chính cái bàn phím tưởng tượng này dẫn tới Ưu điểm và khuyết điểm của nhạc cụ khuyết điểm là để đánh sử dụng thuần thục nghe êm tai có hồn một cây vĩ cầm phải tốn thời gian rất dài. Với vĩ cầm, để học mà đánh cho lọt tai ngay cả với những người có năng khiếu cũng không dưới 5 năm.
Trong khi với Dương Cầm hoặc các nhạc cụ khác, thì thời gian từ lúc học cho tới lúc đánh nghe được sẽ ngắn hơn rất nhiều.
Còn cái ưu điểm của bàn phím tưởng tượng là người nghệ sĩ được phép bày tỏ cảm xúc của mình theo tâm trạng cũng như cảm xúc. Khi đàn, cảm xúc đó sẽ được truyền tải vào đầu ngón tay khi bấm phím, trong thực tế sự chênh lệch giữa các nốt rất cụ thể và minh bạch nghĩa là dẫn tới sẽ có hai khả năng xảy ra:
a/ Một là đánh rất "sạch",chính xác, trong sáng từng note
b/ Người đánh hơi lệch một chút để tạo ra những âm thanh mới hơn và lạ hơn đây là độ lệch tuy
có nhưng cực nhỏ tùy theo độ tinh tế của tay và kỹ xảo người nghệ sĩ cũng như cảm xúc của người người nghệ sĩ vào thời điểm đó!
Các bác có biết rằng trước đây bàn phím của đàn phong cầm có phím A# và Bb hay không? Hãy nói cho dễ hiểu ra trước đây tùy theo hệ thống phân định âm thanh trong một nhạc cụ phím note La thăng (A#) và note Si giáng (Bb) hai note khác nhau!
Và với Vĩ Cầm khi đàn thì sự khác nhau này không là chuyện lớn nhưng đàm phong cầm thì lại khác!
Một thế mạnh đặc biệt của dương cầm là khả năng đánh nhiều note cùng một lúc (hai tay tối đa là cùng lúc 14 note!) dẫn tới rất nhiều tác phẩm viết cho dàn nhạc và nhạc cụ độc tấu mà Dương Cầm có thể sử dụng thay cho dàn nhạc nghĩa là đánh đệm cho nhạc cụ độc tấu thay cho dàn nhạc để tiết kiệm.
Ngoài ra chính cho sự phong phú cũng như đa âm và dương cầm là một việc rất tốt dùng cho việc hòa âm phối khí trong khi việc hoà âm bằng Vĩ Cầm xem ra là không tưởng!
Người ta vẫn nói
"Học dương cầm mà không học hoà âm là mất đi một nửa học và học hoà âm mà không học Dương Cầm là một phần ba"!
Câu này bao hàm ý nghĩa của mối liên quan giữa hòa âm phối khí và Piano là như thế nào!
Còn ý về việc vĩ cầm không sang trọng là không đúng đâu ạ, em đánh giá là top sang đấy
Việc đánh giá vĩ cầm là top sang là do cách nhìn của từng con người cũng như từng thời đại và bối cảnh!
Vài trăm năm trước những nhạc sĩ Vĩ Cầm đa phần đều là những người nghèo, và kéo đàn đường phố để kiếm tiền như ăn mày trong khi với Dương Cầm thì hầu như không có. Điều này rất dễ hiểu, vì chẳng ai có thể hiểu rinh một cây đàn to đùng ra trước "thập thị sở mục" để gõ phím xin tiền. Trong khi chuyện xách một nhạc cụ nhỏ gọn như vĩ cầm hoặc các nhạc khác đều là rất dễ dàng!
Ngoài ra, như đã nói, việc học vĩ cầm tốn rất nhiều thời gian công sức do đó đa phần những người giàu có ít ai có đủ thời gian can đảm và kiên nhẫn để thực hiện : Học chơi chơi thì OK còn học và rèn luyện để trở thành nhac sĩ vĩ cầm thì lại là chuyện khác!