Dạ cảm ơn cụ cần mua đàn cháu lại vào đâyVâng chào mừng cụ gia nhập
Dạ cảm ơn cụ cần mua đàn cháu lại vào đâyVâng chào mừng cụ gia nhập
Cụ cho em hỏi, gái nhà em 5 tuổi, làm sao để biết cháu có khướu k ạ
Muốn biết có khướu hay ko cần chi ra khoảng chục củ và một số thời gian nhất định. Quan trọng là nghe đc lời đánh giá chân thành cụ ạ. Câu hỏi của cụ nghe dễ mà là khó trả lời.
- cô giáo bảo trẻ nhà em sẽ tiến xa nếu...em bảo: chuẩn cô ạ. Vì nó sẽ tiến xa đc từ...nhà ra...ngõ
Ầy cụ còm hay quá, em mời rượu cụ.Thấy việc các bác thương con vì cháu, em thật trân trọng và vui mừng: Rõ ràng là cuộc sống ngày càng tốt hơn, cha mẹ ngày nay có nhiều điều kiện để chăm sóc con cái tốt hơn so với thế hệ tuổi thơ của em ngày trước!
"Con hơn cha là nhà có phúc" đó là câu thành ngữ đã có hàng trăm năm nay, thể hiện ước muốn vươn lên của con người và em mong sao tinh thần này sẽ mãi mãi tiếp tục, phát huy thì xã hội cũng như cuộc sống mới phát triển được!
Khi nói về học tập môn nghệ thuật em thấy đa phần các bác luôn bận tâm tới việc năng khiếu mà ít để ý đến tố chất! Tuy chuyện cân, đo, đong, đếm này hoàn toàn chính xác và không hỏi gì sai nhưng thực tế năng khiếu + tố chất và chỉ là yếu tố ban đầu và chỉ chiếm 10% + 10% trong quá trình học tập và rèn luyện còn lại là sự cố gắng của bản thân cộng vào đó là sự hướng dẫn của thầy cô giáo ("Minh sư xuất cao đồ" ) cũng như các yếu tố bổ trợ (nhac cụ, dinh dưỡng, môi trờng sống .....)
Em xin phép bàn về chuyện tố chất và năng khiếu trong "còm" khác. Trong "còm" này em xin chia sẻ các bác về chuyện một người hay một đứa trẻ không có năng khiếu hoặc tố chất mà học nghệ thuật như thế nào!
Em xin đưa ra một câu chuyện, là câu chuyện ngụ ngôn, nhiều các phật tử biết và em xin kể lại:
Chuyện kể rằng ở một làng kia, có hai bà vãi một bà rất chăm đi chùa nghe thuyết (bà vãi 1) và một bà thì chỉ đến cửa Phật xuân thu nhị kỳ (Bà vãi 2).
Bà vãi 1 không bỏ sót một buổi thuyết giảng nào và rất tâm đắc, thích vui khi nghe lời thầy giảng.
Một hôm trên đường về sau khi nghe thuyết pháp, vô tình gặp bà Vãi 2, bà 1 mới khoe rằng: "Bác ơi! hôm nay thầy giảng hay quá!"
Bà vãi 2 mới hỏi lại: "Thế hả bác? Thầy gỉảng hay như thế nào bác kể kể lại cho em nghe được hay không?"
Bà vãi 1 lúng túng, một lúc rồi nói thật lòng: "Ấy chết, em quên mất rồi, bác ạ!"
Bà vãi 2 mới nói rằng: "Thay vì chăm chăm lên chùa nghe pháp mà chẳng nhớ được gì, thì thà ở nhà cung quét được cái sân, giã được đấu gạo, có hơn không?"
Bà vãi 1 nghe vậy, mới cầm một cái rổ và rủ bà kia ra một cái áo nước, rồi nhờ bà vãi 2 múc cho mình một rổ nước.
Bà vãi 2 cố gắng múc như lúc hoài mà không bao giờ được một rổ nước!
Bà bực quá nói: "Lấy chậu lấy xô múc nước thì được chứ bác đưa cho em cái rổ nói như thế này, em đố bác múc được đấy!"
Lúc đó bà vãi 1 mới nói rằng: "Tuy bác không múc được một rổ nước, nhưng bác nhìn lại cái rổ coi nó có sạch hơn hay không?"
Việc một đứa trẻ hay một người học âm nhạc hay một bộ môn nghệ thuật nào đó, phải "gãy gánh giữa đường" là điều rất bình thường!
Tuy nhiên chắc chắn những ký ức, những tình cảm đẹp về thời gian đã qua sẽ lưu lại trong họ. Trong thời gian họ học, những người xung quanh: cha mẹ, thầy cô, bạn bè tạo, mọi điều kiện hoặc yêu thương chăm sóc hoặc nâng giấc vỗ về thì cho dù phải "bỏ của chạy lấy người" chí ít ra, thì cá nhân đó cũng có được những kí ức đẹp về thời đã qua và theo mãi trong phần đời còn lại.
Vấn đề không phải là có hay không có tố chất hoặc năng khiếu mà là đứa bé được gì sau khi đã tham gia học thêm một môn nghệ nào đó: Có thể gãy đánh giữa đường, thậm chí bỏ chạy lấy người nhưng cháu bé đó cũng có được những kí ức đẹp về thời đã qua.
Hãy nói theo kiểu đơn giản hơn là có thể không thành nghề chẳng ra nghiệp nhưng cũng có được một cái gì đó ... nôm na là: "Không bổ bề dọc (thì) cũng bổ bề ngang"!
P/s.: Hi bác bk.nguyenlinh! Em ghẹo bác tí cho rôm trò thôi. Diễn đàn đầu tuần êm ắng quá! nên em ..... Chưa gì mà bác đã nhẩy như nươc sôi đổ vào ....
Ta cứ từ từ nhá bác ! Ở trong còn lắm điều hay!
Nếu học nhạc để sau này đi đánh đám này đám kia như một số cụ trên này úp mở thì cũng không cần cầu kỳ quá đâu cụ nhỉ!Ngoài năng khiếu + tố chất (10% +10% , con số tương đối thôi) như cụ QUANG1970 nói ớ trên, đam mê cũng là điều rất quan trọng. Khi có đam mê rồi thì cần có phương pháp, lộ trình, gv hướng dẫn tập luyện khoa học, chính xác + kiên trì, chăm chỉ, khổ luyện nữa. sẽ thành công. em nghĩ vậy.
còn ko có năng khiếu, tố chất...thì có lẽ chỉ dừng ở 1 level cơ bản nào đó (tạm gọi là biết chơi). cố cũng ko lên được .
Nôm na là mài sắt chắc nó chỉ thành cái xà beng chứ ko thành cái kim được .
em chém gió lung tung, có j sai các cụ ném đá nhẹ tay
ps: trẻ nhỏ thì các cụ cứ làm sao tạo cho chúng có hứng thú với âm nhạc trước đi đã . các yếu tố khác tính sau
Nếu như vậy thì chỉ cần 1 vài năm thôi cụ, và đó gọi là biết đánh đàn chứ không phải là chơi đàn ạ. Với F1 nhà cụ bây giờ vỡ bài, dựng bài và hoàn thiện bài tính bằng tháng phải không ạ? Nếu vậy 1vài năm cũng chỉ nắm được cơ bản thôi nhỉ.Nếu học nhạc để sau này đi đánh đám này đám kia như một số cụ trên này úp mở thì cũng không cần cầu kỳ quá đâu cụ nhỉ!
ok đi cụ. miễn sao cứ có người mời đi oánh là được .Nếu học nhạc để sau này đi đánh đám này đám kia như một số cụ trên này úp mở thì cũng không cần cầu kỳ quá đâu cụ nhỉ!
Hoàn toàn nhất trí vì chính xác đến từng câu! từng ý!Các cụ chưa cho con đi học mà đã lo có khiếu hay không thì không nên theo bộ môn khó nhằn và cần độ kiên trì cao của cả bố mẹ lẫn con trẻ như âm nhạc cổ điển.
Khi chưa học mà đã quan tâm đến có khiếu hay không chứng tỏ phụ huynh rất quan tâm thành tích, muốn đầu tư trọng điểm chứ không phải là học cốt chỉ nâng cao hiểu biết, kiến thức. Món nhạc cổ điển để trả lời đứa trẻ có tố chất, năng khiếu hay không đòi hỏi không ít hơn 2 năm học nghiêm túc, có khi cần nhiều thời gian hơn nữa, nhất là với các bạn 5 tuổi.
Trẻ con khi thấy người khác chơi đàn hoặc nghe các bản nhạc có thể rất thích. Nếu cho sờ vào cái đàn 1 ngày 3-5 phút thì trẻ nào cũng mê. Nhưng nếu học nghiêm túc ngày ngày đều như vắt chanh bé thì 30 phút, 10 tuổi ngày 2 tiếng, 13 tuổi ngày không dưới 3 tiếng thì xin khẳng định không một đứa trẻ nào thích. Ngày nay có nhiều thú vui tao nhã mà đơn giản hơn nhiều...
Ngoài năng khiếu + tố chất (10% +10% , con số tương đối thôi) như cụ QUANG1970 nói ớ trên, đam mê cũng là điều rất quan trọng. Khi có đam mê rồi thì cần có phương pháp, lộ trình, gv hướng dẫn tập luyện khoa học, chính xác + kiên trì, chăm chỉ, khổ luyện nữa. sẽ thành công. em nghĩ vậy.
còn ko có năng khiếu, tố chất...thì có lẽ chỉ dừng ở 1 level cơ bản nào đó (tạm gọi là biết chơi). cố cũng ko lên được .
Nôm na là mài sắt chắc nó chỉ thành cái xà beng chứ ko thành cái kim được .
em chém gió lung tung, có j sai các cụ ném đá nhẹ tay
ps: trẻ nhỏ thì các cụ cứ làm sao tạo cho chúng có hứng thú với âm nhạc trước đi đã . các yếu tố khác tính sau
Khi nói về học tập môn nghệ thuật em thấy đa phần các bác luôn bận tâm tới việc năng khiếu mà ít để ý đến tố chất! Tuy chuyện cân, đo, đong, đếm này hoàn toàn chính xác và không có gì là sai nhưng thực tế năng khiếu + tố chất và chỉ là yếu tố ban đầu và chỉ chiếm 10% + 10% trong quá trình học tập và rèn luyện còn lại là sự cố gắng của bản thân cộng vào đó là sự hướng dẫn của thầy cô giáo ("Minh sư xuất cao đồ" ) cũng như các yếu tố bổ trợ (nhac cụ, dinh dưỡng, môi trờng sống .....)
Nếu học nhạc để sau này đi đánh đám này đám kia như một số cụ trên này úp mở thì cũng không cần cầu kỳ quá đâu cụ nhỉ!
Nhạc cổ điển đi "đánh đám" không đắt đâu bác ơi, em biết thân phận cứ xin đứng xa ngó vào thôi!Này! này bác!
Bác định cho cô tiểu thư nhà mình đi "đánh đám" từ khi nào mà đã vội mở "còm" ướm lời thế nhỉ?
Nhạc cổ điển đi "đánh đám" không đắt đâu bác ơi, em biết thân phận cứ xin đứng xa ngó vào thôi!
Nghệ sĩ chơi nhạc đích lớn nhất là được phục vụ khán giả, vậy nên bất kỳ sân khấu nào có khán giả phù hợp cũng đáng trân quý cả phải không bác!Thế lạĩ hóa hay bác ạ!
Chứ nhạc cổ điển mà đi "đánh đám" đắt thì không khéo cánh nghệ sĩ tử tế lại phải chung chân vào chốn "cát bẩn bụi lầm" thì .... tội lắm!
Cơ mà, thi thoảng ở Sàigòn và bên S'pore, hay mấy chỗ em ghé, thấy có mấy cái event lớn cỡ Chopal ra mắt bộ sưu tập đá quý hay LV trình làng bộ sưu tập giày dép thì cũng có solo hay trio hoặc cinq nhạc cổ điển, nom cũng sang chảnh, ngot ngào lắm bác!
Em mạo muội trả lời giúp cụ xevaibanh để cụ sinichit52 rõ, rằng bé nhà cụ xevaibanh học bialo thời gian cũng được vài cái cơ bản rùi ý ạ. E fun tí lolNếu như vậy thì chỉ cần 1 vài năm thôi cụ, và đó gọi là biết đánh đàn chứ không phải là chơi đàn ạ. Với F1 nhà cụ bây giờ vỡ bài, dựng bài và hoàn thiện bài tính bằng tháng phải không ạ? Nếu vậy 1vài năm cũng chỉ nắm được cơ bản thôi nhỉ.
P/s: Ở đây ta chỉ xét đến có thể chơi piano thôi còn năng khiếu thì cao xa lắm. 10 cháu mới được 1 cháu có năng khiếu; 10 cháu có năng khiếu mới được 1 cháu yêu đàn; 10 cháu yêu đàn mới được cháu theo nghề thôi. Bởi vậy theo em các F1 mà chịu học thì cứ cho cháu học thôi, kiểu gì cũng đi đến đích ạ.
Bé nhà em mới đầu tập đàn cơ cũng kêu mỏi tay, gần đâu khoe tay hết mỏi rồi. Trẻ con nên cũng dễ làm quen, đồng thời các bài luyện ngón cô giáo cho tập cũng đơn giản và từ từ. Nên em nghĩ bọn nhỏ sẽ thích nghi kịp thôi. Quan trọng nhất là gợi được sự thích thú, đam mê âm nhạc của con trẻ. Cái này chắc bác Xe vài bánh là nhiều kinh nghiệm nhất rùiEm cũng mới mua cho F1 nhà e 1 chiếc piano (đc khoảng 3,4 tháng), ban đầu cũng tính ít tiền mua đàn điện cho rẻ nhưng may quá lại tìm đc chỗ thanh lý 1 cây đàn Samick của Hàn, tuy là đàn ngoài dòng (theo ngôn ngữ của các bác bán đàn) và đôi chỗ bị xước xát tí nhưng máy móc, âm thanh vẫn ngon lành mà quan trọng là giá lại rẻ nên em quất luôn. Ban đầu mua về dùng khá là bỡ ngỡ vì nhà e trước đấy cho bé dùng tạm organ, giờ chuyển thẳng sang piano cơ nên cảm giác phím nặng, ko chơi nổi luôn. Mà cây này nhà e so với Yamaha phím còn nặng hơn ấy (em đã thử mấy cây yamaha ở cửa hàng), cũng may khoảng 1,2 tuần sau là bé thích nghi được. Hôm rồi đến lớp học đàn của con, em thử dùng đàn điện ở lớp, ôi chao khác hẳn ạ, phím nó nhẹ mà cảm giác như đồ chơi ấy, ấn vào cứ nẩy bần bật, chẳng rõ âm sắc nặng nhẹ theo lực gì cả. Thế nên em nhận thấy rằng đàn piano cơ dù là đàn rẻ tiền thì nó cũng rất khác đàn điện, giờ nhiều chỗ bán đàn piano cơ ngoài dòng giá cũng dễ mua (chỉ tầm 18-25tr) nên nếu định đầu tư cho F1 e nghĩ các bố mẹ nên mua đàn loại này, sau này ko thích có thể bán lại mà ko bị mất giá nhiều, lại rất bền chứ ko như đàn điện vài năm là xuống cấp, lỗi thời đâu ạ. Khoe các bác đàn nhà em ạ
Kinh nghiệm từ bé nhà mình, bọn trẻ nó chỉ hào hứng thời gian đầu (trừ những bé có sự yêu thích đặc biệt với âm nhạc), nên nhiều khi mình phải là người chủ động nhắc nhở, định hướng cho con. Như bé nhà mình, cô giáo dạy đàn nói bé rất có năng khiếu, học rất nhanh và cảm nhận âm nhạc tốt, thế nhưng học đc vài tháng là bắt đầu lười, chán, nhiều lúc ko muốn đi học. Nhưng mình vẫn kiên trì cho con học tiếp và con coi việc học piano là thói quen, giống như việc học văn hóa ở trên lớp vậy!Bé nhà em mới đầu tập đàn cơ cũng kêu mỏi tay, gần đâu khoe tay hết mỏi rồi. Trẻ con nên cũng dễ làm quen, đồng thời các bài luyện ngón cô giáo cho tập cũng đơn giản và từ từ. Nên em nghĩ bọn nhỏ sẽ thích nghi kịp thôi. Quan trọng nhất là gợi được sự thích thú, đam mê âm nhạc của con trẻ. Cái này chắc bác Xe vài bánh là nhiều kinh nghiệm nhất rùi