Cám ơn bác đã hiểu, và bỏ công cắt nghĩa lại những điều em muốn nói. Đặc biệt là ở phần P/s ạ. Đây chính là điều mà em mà em nghĩ tới khi so sánh về đàn piano/ guitar so với cây đàn violin. Khi em viết comment trước thì em đứng trên góc độ của người học nhạc chứ không phải đứng trên góc độ của người thưởng thức âm nhạc. Từ kinh nghiệm chơi nhạc của em thì một người chơi piano/ guitar có năng khiếu học 1-2 năm nghe cũng ổn ( cho dù chỉ chơi nhạc nhẹ thôi) và ít nhất âm thanh do họ tạo ra cũng khá là " dễ chịu " đối với người nghe phổ thông. Còn đối với tiếng đàn violon thì đánh đúng được cao độ thôi cũng cần cả một quá trình khổ luyện rồi, nói chi đến thưởng thức tiếng đàn sâu lắng.Bác ấy cười vì bác ấy:
1/ Chưa hiểu hết ý bác và suy nghĩ trong đầu bác,
2/ Chưa hiểu thực tế nhu cầu (vấn đề) học, đàn, thưởng thức của công chúng (người ta) ngày nay mà hiểu (cảm nhận) vấn đề theo chuẩn của bác ấy!
Em thì hiểu cả hai bác! và xin thưa ntn:
Với công chúng bình thường yêu cầu nghe một tác phẩm hay nói nôm na là một bản nhạc, đoạn nhạc hay ca khúc thì rất đơn giản: họ chỉ nghe những bài nhạc, bản nhạc từng nghe, hay biết. Có thể, với những bài nhạc, tác phẩm đòi hỏi kỹ xảo rất nhiều, rất hay nhưng họ không thể nghe được thậm chí phải bịt tai khi nghe. Trong khi những giai điệu rất đơn giản kỹ thuật rất đơn giản và khi đàn lên cộng với khả năng biểu cảm của người đàn, họ lại thích và say mê!
Bác anchoisadoa, có lẽ thưởng thức một tác phẩm theo cách của bác ấy, nghĩa là sự chính xác, chuẩn mực, và tinh tế trong khi bác Piano lại nhìn, hay cảm nhận, thưởng thức theo cách của bác ấy là sự đơn giản phổ thông, đại chúng.
Một khi hai luồng tư tưởng không song song thì khó mà có thể hòa hợp !!!
Bản thân em khi còn bé bắt đầu tập và học nhạc cụ, em thích nghe, và học những giai điệu đơn giản, và cũng cùng một tác phẩm mà biểu diễn bản gốc thì em không thích nghe! Nhưng sau khi đã được học, phân tích cụ thể, thì ngày nay em chẳng thể nào nghe được những tác phẩm chuyện dich (transcription) mà chỉ muốn học hay nghe bản gốc.
Việc học hay nghe nhạc cổ điển, hay nói rộng hơn là nghe nhạc một cách bài bản chính quy thật sự không đơn giản!
Đừng nói Việt Nam, ngay ở nước ngoài người ta vẫn có những chương trình đưa nhạc cổ điển tới công chúng và để dễ dàng thâm nhập hoặc tiếp cận người ta cũng có những công thức hay nói đúng ra là những hướng dẫn nên nghe bài đó trước bài nào sau từng bước cho người quan tâm tập nghe dần dần từng bước để tiến đến thích và say mê.
Xem ra việc thưởng thức âm nhạc tử tế cũng không đơn giản!
P/s.: Tuy nhiên, em xin nhắc hai bác, người ta thường bảo: "Con mèo đi ngang qua cái đàn Piano nghe còn hay hơn là một học viên violin mới học một, hai năm" !
P/s: em đang so sánh để lý giải vì sao piano/ guitar lại phổ thông hơn violon chứ không phải do piano sang chảnh quá mà các bậc phụ huynh cho con em theo học nhiều.