Cụ
QUANG1970 ơi cho em hỏi chút, cái đàn grand có 3 chân. Em thấy chân ngoài cùng bên phải tạo tiếng ngân, chân giữa như là phanh lại. Vậy chân bên trái ngoài cùng để làm gì mà em ấn vào chả thấy có tác dụng gì, thấy phím đàn lệch đi một tí, nhưng thấy hiệu quả âm thanh không thay đổi gì mấy. Cụ có bản nhạc nào cụ chơi dùng cái chân này không cho em hiểu thêm được không ạ. Cảm ơn cụ nhiều.
Đại dương cầm (Grand Piano) và dương cầm (Upright piano) đều có ba cần đạp (Pedal)
Những đàn xưa (Đại dương cầm lẫn dương cầm) thì chỉ có hai cần đạp.
Cần đạp ở giữa kêu là Pedal Sotenuto: để sử dụng khi đạp thì chỉ có
note nào mình đàn rồi đạp ngân còn
tất cả những note đàn sau đó (tiếp theo) nếu không đạp (
nghĩa là sau khi đạp chân vẫn giữ lại) thì sẽ không ngân. Bài Sonate số 14 - "Ánh Trăng" của Beethoven, Chương I rất cần dùng cần đạp này!
Chỉ có đại dương cầm mới có cần pedal Sotenuto thật! còn dương cầm, nếu có chỉ là Pedal Sotenuto giả Vì khi đạp pedal này thì với Dương Cầm, khi đạp thì toàn bộ những nốt ở dàn bass đều ngân, nhừng note treble không ngân, Trong khi đại dương cầm, thì lúc nào mình đàn rồi Đạp mới ngân còn tất cả các note Bass kia đều không ngân.
Cần đạp bên chân trái là Soft pedal hay Una corda pedal: Pedal khi đạp làm cho tiếng đàn nhỏ lại.
Lý do là khi đạp cần đạp này bàn phím sẽ lệch sang một chút khiến cho tất cả những
note có hai dây sẽ chỉ một giây bị đánh vào còn những nốt có một giây thì búa gõ không giữa mà có một phần núa trực tiếp gõ vào dây những nốt có 3 giây thì chỉ gõ vào hai dây.
Điều này giúp cho, thứ nhất là tiếng đàn nhỏ lại thứ nhì là tạo màu sắc mới cho tiếng đàn.
Bởi vì với đàn mới tinh thì sự khác biệt không nhiều còn với một cây đàn đã sử dụng qua ở mức tương đối Khi đàn bình thường thì
phần búa gõ vào dây đa phần đều đã bị chai do đó tạo ra một âm sắc mà người đàn thường nghe nhưng khi đạp Pedal trái thì do toàn bộ phần búa bị lệch sang một chút khiến cho phần búa gõ vào đàn là phần nỉ không (chưa) bị chai nên dĩ nhiên là âm thanh phát ra sẽ khác tạo ra một màu (color) mới cho câu nhạc.
Pedal này rất thường xuyên được sử dụng bởi vì làm cho tiếng đàn phong phú nhiều màu sắc (color) và điều chỉnh sắc thái (nuance: các cấp độ mạnh, nhẹ, nhanh, chậm, ...) theo ý muốn của người đàn
Một ví dụ, là bài mà tác thường nghe là bài Dạ Khúc cung mi giáng trưởng (Nocture Eb) của Chopin (nghe Bài thứ nhất trong clip minh hoạ - Arthur Rubinstein đánh)
bài này câu (tiểu đoạn) đầu tiên (0:00 đến 0:28) đánh bình thường như câu (tiểu đoạn) thứ hai
(0:29 đến 0:57) là phải dùng soft pedal để cho tiếng đàn vừa nhỏ lại vừa tạo ra một âm sắc mới, Tránh sự sự nhàm chán.
Chỉ có đại dương cầm mới có Soft Pedal (Una corda pedal) thật còn dương cầm, thì cũng có thể nói rằng không có Soft pedal thật! Bởi vì khi đạp cần Đạp trái này toàn bộ hệ thống búa được kéo lại gần dây đàn khiến tiếng Đàn nhỏ lại, nhưng âm sắc không thay đổi! Còn đại dương cầm thì có hai chức năng vừa nhỏ mà lại vừa có màu sắc mới. Khiến cho câu nhạc phong phú hơn.
Riêng đại dương cầm model mới của Fazioli còn có 4 pedal! cần đạp thứ nhất bên phải và thứ hai bên phải giống như bình thường.
Cần đạp thứ nhất bên trái cũng giống như cần đạp bên trái bình thường riêng cần đạp thứ hai bên trái khi đạp xuống hay đạp rồi khóa lại thì toàn bộ dàn búa sẽ được nâng lên cao khiến dàn "được" kéo lại gần dây đàn khiến cho tiếng đàn nhỏ lại.
Nghĩa là người đàn có thể sử dụng nhiều kỹ xảo về màu sắc cũng như sắc thái của câu nhạc hơn trước đây: Nhò lai mà không đối màu sắc nhỏ lai mà có đổi màu sắc, .....
Phụ chú: Arthur Rubinstein đánh Nocture cuảChopin rất chuẩn xác!
nhưng em không thích!!!
Em thích nghe cô Valentina Lisitsa này đánh hơn!(Cô đánh theo nền tảng kỹ thuật Nga và tay xử lý kiểu Mỹ - tiếng đàn cực kỳ mềm mại nhiều màu sắc mới lạ trong khi Arthur Rubinstein đánh chính xác lẫn chuẩn xác, sach boong! trong suốt nhưng ........
"chẳng có gì mới" !!!)
Mời các bác nghe và so sánh coi ntn!