Theo em nghĩ nếu bác đã nhận là mình chưa giỏi tiếng Anh, nên viết sai, thì chuyện "cái lỗi chính tả" kia có thể dừng ở đây, vì không biết, không cố ý là không có lỗi. lại nữa, đã công khai nhìn nhận thiếu sót thì "đại sự thành tiểu sự, tiểu sự hoá vô sự"!
Tuy em may mắn được học và có cơ hội tiếp xúc nhiều với các ngôn ngữ nên việc đọc thông viết thạo là bình thường nhưng em rất cẩn trọng khi viết vì đó là tôn trọng người những người đọc tử tế (
chân (đích) độc giả - 目标读者).
Mặc dầu Tiếng Viêt là ngôn ngữ em học phụ (ngôn ngữ thứ hai) khi khai tâm đến trường em học một ngôn ngữ khác. Do vì tiếng Viêt chỉ là ngôn ngữ thứ hai, nên khi viết trên diễn đàn em cũng rất cẩn trọng trong chính tả và đôi khi cũng có sai. Sai không phải do em viết sai (Em dám tự hào là chưa sai chính tả vì bộ nhớ em rất tốt!) mà do bàn phím lúc đó. Điều này dễ kiểm chứng vì cứ lấy tổng số từ đã viết nhiều lần coi số lần sai thì có thể biết là do kém chính tả hay do một lý do khác.
Với Vĩ cầm, thì em nghĩ, nếu xét về kich cỡ, đàn càng to (lớn) tiếng càng rõ nét, càng đẹp nghĩa là cùng thương hiệu thì cây 4/4 chắc chắn âm thanh phải hơn cây 3/4 hay 2/4.
Còn việc một cây 3/4 thậm chí 2/4 của Stradivarius hay hơn một cây 4/4 của cây Stradivarius copy hay Cermona hoặc Carlo Lamberti thì lại là chuyện khác!
Ngoại lệ, còn một cây Stradivarius 3/4 hay hơn một cây Stradivarius 4/4,tuy hoạ hoằn nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra! LÝ DO: Đàn làm bằng tay và tuỳ theo chất liệu gỗ đang có cũng như phút "thăng hoa" khi gọt đẽo của người thợ làm (Stradivarius) lúc đó!
Còn chuyện NẶNG NHẸ, theo em do Violon làm bằng tay, tuy cùng một người thợ làm nhưng do chất liệu gỗ, nếu gỗ tốt "phơi" lâu năm (dĩ nhiên sẽ mắc và quý hơn gỗ "phơi non năm" thì cầm sẽ nhẹ do lượng ẩm độ cũng như chất dầu thông bay hơi khiến gỗ trở nên nhẹ.
Còn đàn lâu năm cũng tương tự, chất dầu thông sau nhiều năm bay hơi khiến gỗ trở nên nhẹ.
Hồi bé trong khu phố em ở, ở cuối phố, có một bác thợ làm sửa Vĩ cầm rất giỏi tên TÂM người Nha trang nhà rất nghèo. Ba mẹ em cũng hay giúp đỡ vỉ bác đông con, em hay qua chơi và làm "nhân viên chuyển hàng cứu trợ" nên lân la biết đôi chút về vĩ cầm mặc dầu em không học chơi vĩ cầm. VÀ, kiến thức còn lưu lại trong em cho đến giờ.
Cây U3 của Bác, em xin có ý kiến như sau:
I/ Khái niệm:
Cháu ở nhà nói như vậy trên cơ sở cây đàn ở nhà cô giáo cũng là dương cầm U3 hay là đại dương cầm (Grand piano). Vì khi so sánh người ta thường bảo "Apple to Apple" chứ không "orange to Apple" ?
1/ Nếu đàn nhà cô giáo là đại dương cầm thì khái niệm "nặng" hơn là việc bình thường và dĩ nhiên cũng có thể có những xử lý kỹ thuật để làm cho cây đàn dương cầm U3 ở nhà bác "nặng" hơn nhưng không thể nào "nặng" bằng "đàn nhà cô giáo".
2/ Trong trường hợp đàn ở nhà cô giáo cũng là dương cầm U3 thì vấn đề lại lại khác!
Em xin phép nói qua về từ
"nặng" hay "khái niệm hóa" lại cho rõ bởi vì có rất nhiều người nói mà chẳng hiểu gì cả thậm chí ngay cả những người đánh đàn, hoặc thầy cô dạy đàn, cũng như thợ sửa đàn!
Với thợ không hiểu cặn kẽ "
nặng" là gì, là thế nào là do là hoặc chưa hay không được học bài bản và tử tế về kỹ thuật canh chỉnh máy đàn (piano action regulation). Còn với thầy cô giáo dạy piano thì là loại, nếu không học dốt thì kỹ thuật đánh cũng là tầm nhac công vớ vẩn chỉ đủ sức đánh mấy bài đầu trong Les Classiques Favoris du Piano IA hay semi classic kiểu của R. Clayderman hay P. Mauriat.
Từ ngữ "khái niệm
nặng" theo phân tich trên, trong tiếng Anh gọi là
Piano touch tiếng Pháp là
piano touché.
Do tiếng Việt Nam không có từ chính xác tương đương nên xin phép được gọi hay gợi ý giải thích từ này bằng từ
độ nhún của phím đàn
Trong thực tế khi đánh đàn gõ xuống một note (phím) và bắt đầu đánh note (phím) thứ hai thì khi ngón tay thứ nhất gõ xuống rồi nhấc lên người đàn sẽ có một cảm giác lúc gõ xuống
rất nhẹ hầu như không có lực hoặc cảm giác
rất nặng phải dùng nhiều lực hay
dùng lực vừa sức để ấn (đàn, gõ) ngón tay thứ nhất xuống.
Khi đánh (ấn xong) xong người đàn sẽ phải nhấc ngón tay thứ nhất lên và khi nhấc ngón tay lên thì chúng ta sẽ cảm thấy phím đàn (có một lực) đẩy tay ngón mình lên. Cái lực đẩy này có thể
không có hoặc
có rất nhẹ hoặc
có mà lực đẩy rất nhiều (nặng đầu ngón tay)
Từ giải thích đó, ta có thể hiểu rõ,
piano touché là độ tương tác giữa phím đàn và bàn tay (ngón tay) của người đàn!
Cái sợ nhất (cơn ác mộng) của một người đánh đàn (nghệ sĩ biễu diễn) là khi đàn mà ngón tay mình hình như không cảm thấy phím xuống hay lên theo ý mình (mình không làm chủ được phím đàn) để làm sắc thái (nuance), làm câu đẹp.
Điều đó có nghĩa là với một cây đàn tốt thì độ tương tác giữa đàn và ngón tay rất hài hòa dễ chịu để tạo được cảm giác này cho người đàn. Với đàn dương cầm,
nhà sản xuất, phải áp dụng hay dùng công cu hỗ trợ chính cho "cái cảm giác này" đó là
từ phím đàn (piano key) và
từ máy đàn (Piano action).
Do việc tạo ra âm thanh của piano dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy nhà sản xuất sẽ nhét (bỏ) chì (lead) vào một đầu của phím đàn (hình minh họa cơ phận số 49 -
vị trí nhét chì này không cố định mà có thể dịch chuyển TỚI hay LUI) tạo đối lực khiến người đàn, khi ta gõ xuống phải dùng lực nhiều thì lượng chì (lead) càng nhiều. Nghĩa là theo đối lực thì lực gõ của ngón tay cũng sẽ (phải) càng nhiều.
Với những piano dùng cho người nhỏ tuổi hoặc người muốn đánh nhẹ (chơi piano nghiệp dư) thì lực
độ nhún của phím đàn khi không đàn hay
khi cân kiểm tra phím mà có đạp damper pedal (Pedal chân phải) sẽ là khoảng 42 g Còn với những người đánh chuyên nghiệp nhà nghề thì lực
độ nhún của phím đàn sẽ khoảng 60 - 64 gam. còn bình thường thì lực
độ nhún của phím đàn sẽ khoảng 50 - 55 gam.
Việc kiểm tra đo lường lực
độ nhún của phím đàn này sẽ được tiến hành bằng những bằng 1 quả cân có thể thay đổi trọng lượng từng gram một.
Cách thứ hai (
công cu hỗ trợ) để tạo độ nhún cho phím là hệ thống lò xo trong máy thường sẽ có tất cả là 3 lò xo tạo độ nhún và số thứ nhất là lò xo (spring) ở Jack wippen (hình minh họa cơ phận số 37) lò xo ở chân búa (Hammer butt spring) (hình minh họa cơ phận số 14) và lần sau thứ ba là lò xo ở damper (Damper spring) (hình minh họa cơ phận số 13).
Do đây là máy Steampuck nên lò xo ở chân búa (Hammer butt spring) (hình minh họa cơ phận số 14) như hình, Còn máy của Yamaha và một số đàn Nhật theo kiểu máy Rener thì lò xo ở chân búa (Hammer butt spring) (hình minh họa cơ phận số 14) sẽ gắn trực tiếp vào chân búa (Hammer Butt).
II/ Cách xử lý:
Như đã nói ở trên, xin nhắc lại nếu đàn ở nhà cô giáo cũng là đàn dương cầm giống đàn ở nhà bác nhưng cháu nhà bác thấy đàn ở nhà bác nhẹ hơn thì có thể xử lý theo những hướng sau:
A/ Đầu tiền là Bác nhà bác có cắm ống sưởi không? Nếu chưa thì cắm thử liên tục 2 ngày rồi đàn coi ntn.
B/ Nếu có cắm ống sưởi hay sau khi gắn ống vào cắm thử liên tục 2 ngày rồi đàn vẫn nhẹ thì:
1/ Loose Motion: Có một khả năng khác là do bác có kêu thợ tới nhà lên dây nhưng người ta không chịu căn chỉnh máy tử tế:
Do không canh chỉnh con ốc capstan ở đầu phím đàn (hình minh họa cơ phận số 46) dẫn tới đàn bị "loose motion"
"Loose Motion" là một thuật ngữ chỉ sự cố khi thợ canh chỉnh không canh con ốc số 46 này khiến cho khi mình đang xuống phím không lập tức trực tiếp chạm vào wippen và khiến cho một số lực đánh đàn bị triệt tiêu.
Rất dễ kiểm tra sự cố "loose motion" này: bác có thể kiểm tra bằng cách dùng đầu nhón tay vuốt qua lại nhẹ mặt phím đàn và coi các búa có hoạt động hay không: Nếu khi mình vuốt nhẹ (qua lại) thì búa (hammer) theo hàng ngang thì búa phải ngay lập tức hoạt động (cục cựa) nếu không thì coi như bị "loose motion"!
2/ Nếu sau khi kiểm tra "loose motion" đã OK mà vẫn nhẹ thì làm tiếp:
Tuy nhiên xin lưu ý: Nếu đánh những nốt ở bắt đầu từ bát độ (Octave) một cho đến bát độ sáu 1/3 (C6 đến E6) mà cảm thấy rằng nhẹ và đánh những nốt ở bát độ sáu 1/3 đến bát Độ 7 (bát độ sáu 1/3 đến bát Độ 7 là những note cao và không có damper chặn) mà cũng thấy nhẹ tương tự thì có khả năng là độ nhẹ của những nốt từ bát độ tới 61/3 là do người thợ
canh damper spoon (hình minh họa cơ phận số 34)
còn non!
Trong trường hợp này chỉ cần dùng một dụng cụ chuyên dụng để bẻ damper spoon ra một chút khoảng nửa ly tới một ly sát với damper sẽ tạo thêm một lực từ lo xo damper) để khi đánh cảm thấy nặng hơn.
Trong trường hợp nếu đánh những nốt ở bắt đầu từ bát độ 1 tới bát độ 6 1/3 mà thấy nặng hơn những note bắt đầu từ bát độ 6 1/3 tới bát độ 7 thì đây,
chắc không phải là do sai sót từ damper spoon mà là do đàn cũ hệ thống lò xo của máy đàn đã cũ .
Ở trường hợp này có thể xử lý bằng cách tháo từng wippen ra và canh lại lò xo cho căng cứng hơn trước hoặc thay mới lại toàn bộ hệ thống lò xo của đàn. Việc này giúp cho tăng thêm độ nhạy của máy đàn, lò xo bật mạnh, tạo độ nhún nhiều hơn ===> tăng thêm độ "nặng" củ piano touché
Tìm mua một bộ lò xo Piano Yamaha không đắt lắm (cả lò xo 14 và lò xo 37) thì tầm độ năm chục USD (hai bộ này của Trung quốc chỉ 15 USD) nhưng tiền công thợ thay mới là đáng kể! Vì sẽ mất khoảng từ 2 tới 3 ngày để thay, rồi canh chỉnh - nghĩa là với công thợ sẽ vào khoảng từ 1 triệu rưỡi tới 2 triệu đồng!
Nói tóm lại em liêt kê:
Việc căn chỉnh lại độ nặng của phím đàn ở Việt Nam là không tưởng vì:
1/ Các thợ cũng như các công ty sửa chữa chẳng ai có đầy đủ
dụng cụ sửa chữa cân chỉnh cũng như
linh kiện đúng chuẩn.
2/ Hơn nữa
bản thân độ nặng (lead weight) phím đàn Yamaha nhất là dòng U (bất kỳ U nào cũng vậy) trước khi xuất xưởng
đã được các kỹ thuật viên kiểm tra rất kỹ về độ nặng nhẹ của phím. Do đó nếu
đàn còn nguyên thủy (zin) thì
chuyện thay chỉnh độ nặng phím (lead weight balance) là không bao giờ bàn tới ở đây nhé! Vì độ nặng của phím đã cực chuẩn rồi!!!
Về máy đàn em kiến nghị tiến hành kiểm tra và sửa chữa từ dễ đến khó như sau:
+ Coi lại ống sưởi ntn.
+ Kiểm tra và nếu sai thì điều chỉnh nút Capstan (loose motion) việc điều chỉnh mất khoảng 30 phút
+ Kiểm tra, và nếu cần điều chỉnh damper spoon
Việc điều chỉnh damper spoon này mất khoảng 1 giờ đồng hồ
Kiểm tra và điều chỉnh là hệ thống lò xo trong máy đàn (khá phức tạp nếu phải sửa chữa!)
Việc điều chỉnh thay thế toàn bộ hệ thống lò xo của máy đàn. Cho dù là tháo ra canh, căng lại cho mạnh hơn hoặc thay lò xo mới và hòan thiện máy móc sẽ mất khoảng 4 (16 tiếng) tới 6 buổi (24 tiếng) làm việc!
Về việc thay lò xo ở tại VN: theo em nhiều thợ Việt Nam không có dụng cụ (họ có thể có linh kiện (parts) nhưng không có dụng cụ chuyên dụng) vì một cái kềm (pliers) để tháo pin của hammer button giá khoảng 184.50 USD (chưa tính tiền shipping và thuế! _ coi link dẫn chứng) ! Còn nếu không có dụng cụ (cái kềm) này mà thay kiểu thủ công giật gấu vá vai thì cũng có thể được nhưng sẽ rất mất thời gian và có thể phát sinh những sự cố ngoài ý muốn.
https://www.vandaking.com/s-5500-center-pin-pliers.html
P/s.: Rất tiếc là bác ở Hanoi, nếu bác ở Saigon, em sẽ giúp bác cái chuyện vặt này, trong khả năng và không tiền bạc hay quà cáp biếu xén gì cả (on the basic of totally free of charge and non-benefit).
Với em trong khi nói chuyện, chia sẻ, phân tích, góp ý hay phê bình, em không câu nệ hình thức mà cái em cần hay làm là nội dung và phương pháp trình bày sao cho đạt hiệu quả nhất cũng như kết quả bởi vì em không muốn mất thời gian cho một việc gì mà không có kết quả gì cả!
Có một điều, em tự tin, là tất cả những ai khi nói chuyện với em, đều thấy rằng những gì em nói rất dễ hiểu và dễ nhớ do cách trình bày của em không giống những người khác. Dĩ nhiên cái khác người này, đôi khi làm cho người nghe khó chịu, nhưng chỉ là cảm giác lúc đó. Còn thì, cái đọng lại, là họ (người nghe)
sẽ hiểu dễ dàng, hoặc chú ý, tò mò quan tâm, tuy chưa hiểu và đến chết cũng không quên những gì em nói! Đó mới là cái em cần, bác ạ!
Miếng ngon nhớ lâu, lời (đòn) đau nhớ đời !!!