Có mấy điều phải nói rõ, bên ta là chỉ huy tập thể của Quân Ủy trung ương.
Tướng D chỉ huy chính ở Tây Nguyên và chiến dịch HCM.
Xuân lộc ban đầu chỉ là 1 trận nhỏ cấp quân đoàn thôi, không liên quan cụ D. Nhưng sau VNCH dồn hết quân về đó thì là chuyện khác.
Kế hoạch đánh Sài Gòn thì ban đầu Bộ đội Miền có lập kế hoạch, dùng khoảng 3 sư đoàn thọc về hướng Sài gòn (thọc chứ không phải chiếm). Sau này tướng D đến thì phải sửa kế hoạch, dùng nhiều quân hơn.
BMT mặc dù nghị quyết cuối 1974 đã ghi rõ phải đánh, nhưng có ông nào dám cương với tướng D muốn đánh Đức Lập , lý do là nếu đánh BMT là nơi quan trọng thì địch sẽ đem tất cả quân lại cứu. Bất phân thắng bại nên BCT phải cử ông Lê Đức Thọ đến Tổng hành dinh và xử:
“Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
“Trong hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, có đồng chí còn cho rằng: Nếu đánh giải phóng được Buôn Ma Thuột, trong lúc Tây Nguyên đang thiếu gạo, thì lấy gạo đâu mà tiếp tế nuôi quân? Thế nhưng, trên thực tế, sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, chẳng những nạn thiếu gạo không xảy ra, mà chúng ta lại đỡ vất vả hơn trong việc tiếp tế gạo vào những ngày sau đó” .
Do còn có ý kiến phân vân trong việc chọn đột phá khẩu, nên đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đã đề nghị Bộ Chính trị cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường Tây Nguyên để chỉ đạo trực tiếp tại chỗ nhằm bảo đảm chắc thắng cho trận đánh mở đầu trong bất kỳ tình huống nào .
Mời các cụ tham khảo thêm.
Những bức điện trong mùa Xuân 1975 lịch sử
Ông Đấu kể, sau giải phóng Buôn Mê Thuột (10-3-1975) trong lúc quân ta đang đánh địch ở Phước An, thì Bộ Chính trị điện cho đồng chí Võ Chí Công lên Buôn Mê Thuột gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng- Bộ tổng Tư lệnh tiền phương- mật danh A75 bàn kế hoạch tiếp tục triển khai phát triển chiến dịch.
..................
Đêm 18-3-1975, qua theo dõi tình hình chiến sự từ chiếc đài bán dẫn mang theo, ông Phan Đấu báo cáo với đồng chí Võ Chí Công, tình hình về chiến trường Trị Thiên- Huế, nhiều gia đình đã sơ tán vào Đà Nẵng. Qua khỏi ngầm Pô Cô trên đường Trường Sơn đồng chí Võ Chí Công bảo anh em cho anh dừng xe thảo luận rồi đề nghị ông Đấu thảo ngay bức điện gửi Bộ Chính trị, nội dung điện:
"Có hiện tượng địch rút Huế, lượng tổng dự bị cũng rút, đề nghị Bộ Chính trị điều quân tấn công Đà Nẵng, còn chúng tôi sẽ làm theo điện vừa báo cáo các anh". Ký tên- Năm Công
Ông Phan Đấu cùng bộ phận cơ yếu chuyển bức điện khẩn ra Hà Nội. Lúc này là 1 giờ sáng ngày 18-3-1975. Đến hai giờ sáng 19-3-1975, ăng-ten máy từ Trung ương bắt liên lạc… đoàn lại tiếp tục lên đường.
Bức điện thứ hai
4 giờ sáng, đến trạm nghỉ, đồng chí Võ Chí Công bảo, bây giờ chúng ta không đi vào Buôn Mê Thuột mà theo đường 19 kéo dài xuống thị xã Pleiku. Lúc này trên đường 19 đã được Sư đoàn 968 giải phóng, nhân dân nổi dậy, cờ mặt trận treo khắp nơi. Trước tình hình chuyển biến mau lẹ, khi vào thị xã Pleiku đồng chí Võ Chí Công quyết định điện tiếp cho Bộ Chính trị, các anh Bùi San, Chu Huy Mân và Thường vụ khu ủy:
"Địch chạy khỏi Kon Tum, ta diệt được một ít làm chủ thị xã, tình hình ổn định- Tôi vừa vào thị xã, quần chúng phấn khởi. Tình hình này, địch rất dao động, suy sụp nhanh. Chúng ta sung sức, quần chúng nổi dậy sôi nổi, khí thế cách mạng cao. Các anh cho một sư đoàn phát triển vào phía trong, còn 2 sư đoàn xuống phía đồng bằng Khu 5 (một sư đoàn xuống hướng Nam đường 19 trở vào Bắc Khánh Hòa, một sư đoàn xuống Bắc Bình Định. Chúng tôi sẽ chuyển sư đoàn 2, sư đoàn 3 vào hướng từ Quảng Ngãi vào Bắc Bình Định thực hiện sớm phương án giải phóng từ Đà Nẵng đến đường 21 như đã định".
Bức điện thứ ba
Khi vào đến thị xã Pleiku, đồng chí Võ Chí Công, nảy ra ý kiến mới, điện cho anh Văn Tiến Dũng, xin không vào Buôn Mê Thuột nữa, mà quay về cơ quan Khu ủy 5 lo giải phóng đồng bằng. Anh trao đổi với anh em, "ta lần quần nông thôn sẽ mất thời cơ. Ta tiến công vào thành phố, thị xã sẽ được cả nông thôn". Đây là tư tưởng mới trái với quan điểm trước đó, lấy nông thôn bao vây thành thị, sau này hệ thống thành phương châm "Lách nông thôn tiến vào thành thị, lấy được thành thị được cả nông thôn".
Ngày 20-3-1975, đồng chí Võ Chí Công bảo ông Phan Đấu soạn bức điện gửi anh Chu Huy Mân, thường vụ Khu ủy đồng thời điện Bộ Chính trị và anh Văn Tiến Dũng:
"Địch sẽ rút khỏi đồng bằng Khu 5 và Trị Thiên, ta phải huy động toàn bộ tiến công địch ngay, hướng tiến công chủ yếu là thành phố, trọng điểm là Đà Nẵng và Quy Nhơn. Ở Đà Nẵng ta dùng pháo đánh địch, lấy lực lượng Quảng Đà và Sư 711 (sau này là 304) triển khai bao vây tấn công. Đề nghị Quân ủy điều ngay cho một sư đoàn nữa tiếp cho Đà Nẵng. Ở Quy Nhơn sư 3 tiến công từ đường 19 xuống, lực lượng tỉnh tập trung bao vây Quy Nhơn, còn nông thôn thì phát động nhân dân nổi dậy, xã, huyện tự giải phóng cho địa phương mình. Sư 2 tiến công giải phóng Tam Kỳ và phát triển ra phía bắc trên đường quốc lộ. Lữ 52 và trung đoàn địa phương Quảng Ngãi tiến công thị xã Quảng Ngãi. Ở Phú Yên lực lượng tỉnh bao vây tiến công thị xã Tuy Hòa. Tôi đang trên đường từ Pleiku về Khu" - Ký tên- Năm Công.
Ông Phan Đấu cũng nhắc lại chi tiết, khi đồng chí Võ Chí Công lên Tây Nguyên thấy địch bỏ chạy, tình thế mới xuất hiện, anh điện Bộ Chính trị cho đánh Đà Nẵng. Đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị trả lời "Nếu thấy làm được thì giải phóng Đà Nẵng đi". Đây là sự đồng ý của cấp trên nhưng không phải mệnh lệnh. Sau giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Huế, tình hình rất khẩn trương, tối 25-3-1975, đồng chí Võ Chí Công và Chu Huy Mân quyết định tấn công giải phóng Đà Nẵng với lực lượng của Khu và tỉnh. Đây là quyết định đúng đắn, kịp thời của những người chỉ đạo, chỉ huy của Khu ủy và Quân khu 5 trong tháng 3-1975 lịch sử. Bởi trước đó, theo phương hướng chiến lược năm 1975 của hội nghị Bộ Chính trị tháng 1-1975, sau giải phóng Buôn Mê Thuột đại quân sẽ theo đường 559, đường khu 6 vào tấn công Sài Gòn, còn Đà Nẵng là một căn cứ liên hợp quân sự mạnh của địch sẽ giải quyết sau.
Sau này Bộ Chính trị làm việc với Khu ủy, Tổng bí thư Lê Duẩn đánh giá cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng đã tiến hành sớm hơn, ngoài kế hoạch, có ý nghĩa quyết định sự sụp đổ toàn bộ quân nguy ở miền Nam. Ngày 31-3-1975, được điện của Bộ Chính trị, đồng chí Võ Chí Công lên đường Trường Sơn (559) gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại làng Rô, trên đường vào chiến trường miền Nam để báo cáo tình hình và kinh nghiệm tiến công, nổi dậy ở Đà Nẵng và trao đổi kế hoạch giải phóng Sài Gòn.
Đồng chí Võ Chí Công (tên khai sinh Võ Toàn), sinh ngày 7-8-1912 tại xã Tam Xuân, H. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam), mất ngày 8-9-2011. 100 năm tuổi đời, 76 năm tuổi Đảng, đồng chí Võ Chí Công đã phấn đấu trọn đời mình và có những cống hiến hết sức to lớn đối với sự...
cadn.com.vn