Nhân tiện post của cụ Ngao, em xin lược dịch bài báo của tờ The New York times, nói về cô Trịnh Thị Ngọ, phát thanh viên VOV chương trình đặc biệt dành cho lính Mỹ trong những năm chiến tranh. Cô là nỗi ám ảnh của binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Bí ẩn về Hanoi Hana.
Tên cô là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương mùa thu.” Chúng tôi gọi cô ấy là Hanoi Hannah. Cô là giọng nói tuyên truyền chính của Bắc Việt Nam,thông qua qua làn sóng phát thanh, tiếp cận các quân nhân Mỹ trên miền Nam Việt Nam, nỗ lực thuyết phục họ rằng cuộc chiến này là phi nghĩa và họ nên hạ vũ khí và trở về nhà.
Công việc của cô là mang lại sự giá buốt và sợ hãi, chứ không phải là quyến rũ và dụ dỗ. Tiếng Anh của cô ấy gần như hoàn hảo; những người đàn ông mà tình cờ gặp cô ấy khi đang điều chỉnh làn sóng radio thì sẽ không thể thoát đi được. “
Anh thế nào G.I. Joe?” cô ấy hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 6 năm 1967. “
Tôi cho là, có vẻ như hầu hết các anh đều rất ít nhận được thông tin về diễn biến của cuộc chiến, chứ đừng nói gì đến một lời giải thích chính xác về sự hiện diện của các anh ở đây. Không có gì mập mờ hơn việc được lệnh tham gia vào cuộc chiến mà sau đó bị giết hoặc tàn tật suốt đời mà không hề biết chuyện quái gì đang xảy ra.”
Khi lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ, đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965, V.O.V., có trụ sở ở miền Bắc, bắt đầu phát thanh tuyên truyền . Đến lúc đó, các làn sóng phát thanh ở Bắc và Nam Việt Nam đã trở thành một bãi chiến trường hỗn độn của những tiếng nói tuyên truyền trái ngược nhau. vớii tiền đề “thu phục lý trí và tình cảm của họ sẽ theo sau”, cả hai bên đã hỗ trợ hàng chục đài phát thanh phát tán các thông tin 24 giờ một ngày. Các kịch bản của Hannah được viết bởi các chuyên gia tuyên truyền của Quân đội Bắc Việt Nam và được cố vấn bởi người Cuba. Các chương trình của cô sớm được kéo dài đến 30 phút và phát sóng ba lần một ngày.
Cô ấy cũng là một nguồn tin tức. Hanoi Hannah đã phá vỡ một trong những câu chuyện gây sốc nhất về Chiến tranh Việt Nam — vụ thảm sát hàng trăm dân thường ở làng Mỹ Lai năm 1968. Chỉ vài tuần sau vụ thảm sát, Hannah đã thông tin chính xác địa điểm và ước tính số dân thường thiệt mạng.
Lần đầu tiên tôi nghe thấy giọng nói mượt mà của Hanoi Hannah vào tháng 9 năm 1965, trong một căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt ở An Lạc, cách Nha Trang khoảng một trăm dặm về phía tây. Là một phóng viên tin tức, tôi đã đi tuần tra với nhóm những biệt kích người Thượng và cố vấn Mỹ . Trời mưa tầm tã suốt một tuần, khiến chiếc máy bay tiếp tế mà tôi đặt chỗ không thể bay vào. Buổi tối sau khi vòng vây đã được bảo đảm, không có gì nhiều để làm ngoài việc chơi bài, đọc sách, uống bia 333 và nghe nhạc Radio. Trên cao nguyên Tây Nguyên, Đài Tiếng nói Việt Nam vang rền, rõ ràng. Đêm đó Hannah phát xen kẽ nhạc rock phương Tây với thông tin. Ban nhạc the Animals trình diễn bài “We Gotta Get Outta This Place,” và tiếp theo là giọng nói của Hannah: "
Bây giờ là tin tức chiến tranh. Thương vong của Mỹ ở Việt Nam. Hạ sĩ Lục quân Larry J. Samples, Canada, Alabama… Trung sĩ Tham mưu Charles R. Miller, Tucson, Arizona… Trung sĩ Frank Hererra, Coolige, Arizona.”
Các chương trình phát sóng của cô ấy chủ yếu là tin tức chiến tranh, cường điệu và khuyến khích binh lính “ Ném lựu đạn” - ám sát - sĩ quan và đảo ngũ, hoặc gợi ý rằng vợ hoặc bạn gái của những người lính đang lừa dối họ. Giọng nói của cô chủ yếu được binh lính chào đón với tiếng cười lớn. Nhưng các cuộc phỏng vấn được ghi âm với các phi công bị bắn rơi hoặc từ những người ủng hộ phản chiến của Mỹ như Jane Fonda đã được nghe với sự tức giận.
Đối với G.I.s ( lính Mỹ ) buồn chán, chương trình phát sóng của Hannah là nguồn giải trí hiếm hoi. Đài radio của một người đàn ông, sau khẩu súng trường của anh ta, là tài sản quý giá nhất của anh ta. Giống như báng súng trường, đài thường được bọc trong băng đen đã sờn để bảo vệ. Binh lính sẽ cười khoái trá với những nỗ lực của Hannah nhằm dọa dẫm họ đi bỏ trốn hoặc gợi ý họ đi ám sát chỉ huy. Tuy nhiên, họ tự hỏi liệu cô ấy có đáng yêu như giọng nói của cô ấy không, và nhiều người đã thực sự coi cô ấy là kẻ thù nổi bật nhất .
Hannah thường xuyên hướng các bình luận của mình tới G.I.s người Mỹ da đen. Trong một chương trình phát sóng, cô ấy nói, “
Một G.I. da đen ở Việt Nam, tên là Billy Smith đã trở thành nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc . Có vẻ như vào sáng ngày 15 tháng 3, một quả lựu đạn phát nổ trong doanh trại sĩ quan ở Biên Hòa giết chết hai trung úy . Smith đã bị khám xét trái phép, bị bắt giam và đưa vào nhà lao Long Bình rồi đưa ra xét xử. Bằng chứng cho thấy anh ta có tội chỉ là: là người da đen, nghèo và phản đối chiến tranh và từ chối trở thành nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc.”
Khi bạo lực nổ ra ở Detroit vào ngày 23 tháng 7 năm 1967, Hannah đã đưa tin. Các đồn binh Mỹ câm lặng; cô ấy lên sóng mọi chi tiết mà cô ấy sẵn có. Mike Roberts, một người lính từ Detroit đóng tại Đà Nẵng, nhớ rất rõ tuần đó. “
Hannah lên tiếng và cô ấy biết chính xác đơn vị vệ binh nào được gọi đến trấn áp và loại vũ khí nào được sử dụng,” anh nói. “
Đó là khi bao lực diễn ra trên quê nhà. Chúng tôi biết sức mạnh hỏa lực và sự tàn phá mà loại vũ khí đó có thể gây ra cho con người như thế nào, và bây giờ chính những vũ khí đó đang nhắm vào người thân của chúng tôi, bạn biết đấy, quân đội của chính chúng tôi đang giết chết chính người dân của chúng tôi. Chúng tôi có thể đã trở thành Việt Cộng. Nhưng Hannah đã phát triển điều đó lên và nói về nó".
Hanoi Hannah được bảo đảm rằng luôn có các thính giả Mỹ sẽ nghe các chương trình phát thanh của mình - những tù binh chiến tranh bị giam ở những nơi như khách sạn Hanoi Hilton. John McCain, một tù nhân ở Hanoi Hilton trong hơn 5 năm, gần đây đã nhận xét: “
Tôi nghe Hannah hàng ngày. Cô ấy là một nghệ sĩ giải trí tuyệt vời. Tôi ngạc nhiên là cô ấy không đến Hollywood.”
Trung úy hải quân. Ray Voden, bị bắn rơi tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, đã lắng nghe cô ấy trong 8 năm. “
Hannah thường khuấy động các cuộc tranh cãi giữa các P.O.W.s. Gần như đã có những trận ẩu đả diễn ra về các chương trình. Một số người muốn nghe chúng, trong khi những người khác cố gắng phớt lờ chúng. Cá nhân tôi lắng nghe vì tôi thường thu thập thông tin, đọc những ẩn ý phía sau.”
Tháng 5 năm 1978, tôi trở lại Việt Nam và đề nghị Bộ Ngoại giao sắp xếp cho tôi một cuộc phỏng vấn với Trịnh Thị Ngọ. Lúc đó Hà Nội Hannah đã rời Hà Nội thân yêu của mình và chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố được đổi tên từ cũ Sài Gòn, với chồng cô, một người miền Nam và là một sĩ quan Quân đội Việt Nam. Cuộc hẹn được sắp đặt tại quán bar trên sân thượng của khách sạn Rex, nơi tôi đợi cùng với Ken Watkins, người từng là lính thủy đánh bộ và là thính giả thường xuyên của Hannah.
Trong khi chúng tôi chờ đợi, Ken nhớ lại những kỷ niệm của anh ấy về Hannah. “
Tín hiệu radio xung quanh Đà Nẵng khá tốt và chúng tôi sẽ mở đài một hoặc hai lần một tuần để nghe cô ấy nói về chiến tranh,” anh nói. “
Hannah không nhất thiết phải hoàn hảo; cô ấy sử dụng giọng Anh Mỹ, dù nói chưa được chuẩn, tuy nhiên lại có cách diễn đạt u buồn với tông chính xác , và thậm chí đã bị cấm trên đài phát thanh của Quân đội Hoa Kỳ. Điều tốt nhất cô ấy có chính là cô ấy là phụ nữ và có một giọng nói nhẹ nhàng".
Tôi hỏi liệu anh ấy có còn giận cô ấy không. “
Chắc chắn,” anh ta nói, “
nó là sự đối kháng, hãy thêm điều này vào danh sách Việt Nam. Nhưng chuyến trở về này là về rất nhiều thứ, và cô ấy là một tiếng nói từ quá khứ mà tôi muốn trực tiếp đối đầu.”
Vì vậy, một cựu lính thủy đánh bộ và một phóng viên chiến trường già đã chờ đợi buổi sáng đầy nắng đó để Hanoi Hannah thực sự xuất hiện, chờ đợi thực tại quét sạch những hình ảnh cay đắng trong cối xay gió của tâm trí chúng ta trong nhiều năm. Một phụ nữ nguy hiểm ? Một chuyên gia tâm lý chiến? Nhà tiên tri? Hay cái gì?
“
Khi bom dội xuống Hà Nội, tôi thực sự cảm thấy tức giận,” cô nói. “
Đối với người Việt Nam, Hà Nội là mảnh đất thiêng liêng. Nhưng kể cả sau đó, khi tôi nói chuyện với G.I.s, tôi luôn cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy cần gây hấn với người Mỹ với tư cách là thường dân. Tôi chưa bao giờ gọi họ là kẻ thù, chỉ coi là đối thủ.”
Chúng tôi trò chuyện một lúc, về mục tiêu của cô ấy, những thành công của cô ấy, những hối tiếc của cô ấy. Sau đó, tôi có thêm một câu hỏi - cô ấy sẽ nói gì bây giờ, nếu cô ấy có một buổi phát sóng cuối cùng cho American G.I.s?
“
Hãy để quá khứ là quá khứ,” cô ấy trả lời. “
Hãy tiếp tục và trở thành bạn bè. Sẽ có nhiều lợi ích nếu chúng ta có thể làm bạn với nhau. Không có lý do gì để trở thành kẻ thù.”
Gặp gỡ và phỏng vấn Hanoi Hannah, đối với tôi, giống như việc Dorothy vén bức màn che giấu Phù thủy xứ Oz. Một Hannah khủng khiếp với bề ngoài do chính chúng tôi xây dựng nên, hóa ra lại là một phát thanh viên có phong cách hòa nhã, nói tiếng Anh và đọc tờ Sao và vạch ( Stars and Stripes ).
Who was the person behind North Vietnam’s most successful propagandist?
www.nytimes.com