[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,467
Động cơ
423,253 Mã lực
Em thấy năm 1972 ngoài mặt trận Trị Thiên thì ta còn 1 mặt trận lớn là Đông Nam Bộ trong đó trận An Lộc cũng rất ác liệt và thương vong nhiều cho cả đôi bên và kết quả cuối cùng là ta phải rút khỏi An Lộc. Có lẽ vì vậy mà ta ít tuyên truyền về trận đánh này trong khi VNCH lại coi đó là 1 chiến công hiển hách.
Các cụ có tư liệu gì về trận này ko?
Bên đó tuyên truyền trận đó kinh phết.
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân

2 mặt trận bên kia đều dùng nhưng đơn vị Tổng trù bị để giải quyết chiến trường. Điều này cho thấy LL tổng trù bị là LL khá tinh nhuệ, trang bị tốt, tinh thần chiến đấu cao hơn hẳn lực lượng các sư đoàn thuộc quân khu.

VNCH tổ chức các LL tổng trù bị như: Biệt cách dù, Lính dù, Biệt động quân, Thủy quân lục chiến.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,688
Động cơ
229,189 Mã lực
Phân tích về cách đánh BMT của Đại tướng Văn Tiến Dũng:
----
Tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, ta lấy lực lượng mạnh gấp nhiều lần hơn địch, tổ chức các đội đột kích binh chủng hợp thành mạnh kết hợp với các tiểu đoàn đặc công và bộ binh bí mật triển khai trước, đánh thẳng ngay vào trung tâm thị xã, chiếm hai sân bay, nhanh chóng diệt đầu não chỉ huy của địch rồi mới phát triển trở ra tiêu diệt địch bên ngoài thị xã. Cách đánh này có hai vấn đề khó: một là tổ chức chiến đấu hợp đồng và chỉ huy các cánh thống nhất thời gian và hành động theo kế hoạch, vượt sông, vượt qua được các chốt phòng ngự của địch từ xa đến sát thị xã. Có một điểm nữa là phải giữ được bí mật, làm cho địch bị bất ngờ đến lúc ta nổ súng. Thực hiện được tốt hai vấn đề trên thì địch sẽ bị đánh ngã rất nhanh, không phải từ 7 đến 10 ngày như các đồng chí dự kiến lúc đầu.
..
Cần thấy rằng nếu địch phải đối phó trên toàn mặt trận miền Nam là điều sẽ rất khó cho chúng. Buôn Ma Thuột là thị xã quan trọng nhất ở Tây Nguyên, nhưng các nơi khác cũng quan trọng đối với địch vì gần Sài Gòn, gần Đà Nắng hơn. Cho nên, một khi đã bị đánh đồng loạt ở nhiều chiến trường, địch bắt buộc phải nhìn chung, phải xem xét hướng tiến công chiến lược chính của ta là ở đâu. Do đó, chúng chưa tung ngay lực lượng tổng dự bị ra. Trước mắt, đìch sẽ đối phó bằng lực lượng của quân đoàn, mà lực lượng của Quân đoàn 2 thì không nhiều: các đường bộ đến Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột đã bị cắt, có đổ bộ bằng đường không cũng hạn chế và càng dễ bị tiêu diệt.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Bậy nhé, cái đó không phải là hồi ký mà đầu tiên là loạt bài trên báo Nhân Dân năm 1976 để kể lại cho mọi người đang háo hức muốn hiểu xem chúng ta đã chiến thắng như thế nào. Cụ Dũng không có hồi ký, sách xuất bản cho công chúng hình như chỉ có mỗi cuốn Đại Thắng Mùa Xuân thôi.

Vâng chính cuốn sách đó đấy cụ.😀
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,072
Động cơ
854,973 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
1972 là năm ta thiệt hại nhiều do tổ chức các chiến dịch lớn trong khi Mỹ vẫn còn sát cánh bên VNCH, hỏa lực từ không quân và phi pháo của Mỹ khiến bộ binh và pháo binh ta thiệt hại nên VNCH tổ chức phòng thủ và phản công được.
1975 chỉ cần Mỹ không can thiệp thì VNCH không có cửa gì chống lại QGP
ĐT. DVM ngay sau lật đổ cụ Diệm thì đã có tư tưởng độc lập rồi.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,660
Động cơ
405,044 Mã lực
Em thấy năm 1972 ngoài mặt trận Trị Thiên thì ta còn 1 mặt trận lớn là Đông Nam Bộ trong đó trận An Lộc cũng rất ác liệt và thương vong nhiều cho cả đôi bên và kết quả cuối cùng là ta phải rút khỏi An Lộc. Có lẽ vì vậy mà ta ít tuyên truyền về trận đánh này trong khi VNCH lại coi đó là 1 chiến công hiển hách.
Các cụ có tư liệu gì về trận này ko?
Hầu cụ thớt của cụ Ngao5 : https://www.otofun.net/threads/tran-an-loc-1972.1686715/
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,500
Động cơ
220,478 Mã lực
Vấn đề VNCH thua khi người Mỹ rút là chuyện không thể tránh khỏi.
Chính thể gì mà gần như không khống chế được khu vực nông thôn. Khi bị tấn công, lính địa phương quân gần như chạy sạch, đối phương không cần để ý tới lực lượng phòng vệ địa phương. Thế thì chết rồi.
Hãy xem cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, bọn chúng gặp phải sự chống cự trên từng làng mạc, nhà máy, thôn xóm, ngăn cản mỗi bước chân xâm lược. Tuy địa phương quân, du kích không chống cự được lâu dài nhưng cũng góp phần làm cản trở bước hành quân, đỡ sức cho lính trung ương.
Đây VNCH chỉ trông vào lực lượng tổng dự bị, địa phương quân khá fail thì coi như người mà cụt tay cụt chân, sao mà thắng nổi.
Mà các cụ thấy, ngay sau khi chiến thắng, phía VNDCCH có đủ hệ thống chính quyền với các loại ban bệ, đủ chức danh để tiếp quản, quản lý xã hội thì mới thấy công tác tổ chức của họ tốt và bí mật đến mức nào. Năm 1968, sau Mậu Thân, phía Mặt trận GP bị lộ gần hết, lớp chết, lớp tù đày mà chỉ dăm năm sau, họ lại phát triển lại được chính quyền bí mật, sẵn sàng tiếp quản và điều hành xã hội là biết họ thắng chắc.
Thua không oan.
 

hitle888

Xe container
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
5,272
Động cơ
731,475 Mã lực
Cái này là lỗi của cụ Thiệu. :)) Đang bem nhau hăng thì cụ này nghe tin đồn ,đâm ra sợ quá bắt cụ NQ Trưởng rút Quân đoàn 1 chủ lực, trong đó có sư đoàn Dù ra khỏi Huế. Thế là Huế tan, anh em rút chạy không kịp về đến Đà Nẵng vì bị truy kích, ra hàng đến hơn 5 vạn. Tiếp đến là Quảng Nam / Quảng Ngãi , tinh thần dao động,anh em VNCH không hàng thì trốn, chứ còn đánh đấm gì nữa đâu. Lúc này thì Đà Nẵng đã trở thành ốc đảo, bị QGP đóng nắp nồi hầm, còn hở mỗi đường ra biển và hàng không,để anh em VNCH , ai chạy đươc thì chạy, không chạy được thì hàng ( nguyên cả sư đoàn 2 , 6K anh em ra hàng ) :)) Cụ Trưởng thì được ưu tiên di tản bằng máy bay. :))
sai rồi, lên tàu cụ nhé
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Ngoài việc đại diện cho Quân Ủy Trung ương, cụ VTD còn là Chỉ huy của Đoàn A.75 tức là đại diện cho Bộ tư lệnh lẫn Quân ủy trung ương, A75 thay thế vai trò của Bộ tư lệnh ở miền Bắc. Trao đổi giữa tướng VTD và tướng HMT thế nào thì không rõ nhưng phải hiểu cụ VTD có tiếng nói cuối cùng ở Tây Nguyên. Nếu cấp dưới làm tốt thì phát huy còn thấy có gì sai sẽ bị sửa, mà sau này khó biết ai sửa cái gì, tại sao.

Ví dụ như sư đoàn 10 tại sao lại nằm ở Đức Lập phía Tây BMT 50 km, chứ không phải ở phía đông BMT để đánh quân tiếp viện? Lỗi này do ai? Và tướng VTD đã quyết định cứ dùng sư 10 đánh Đức Lập trước, vẫn kịp về giúp BMT.
Em không hiểu ý cụ lắm, nhưng em đọc hồi ký của cụ Hoàng Minh Thảo thì cụ có nói tới Đắc Tô và Sư 10 như dưới đây. Theo em hiểu thì ở Đức Lập phía VNCH chống cự rất mạnh, ta không thắng nhanh được như kế hoạch.
"
Ta trở lại vấn đề trên. Hành lang vận chuyển Bắc-nam của chúng ta cho đến thời kỳ này khi đi qua phía bắc Đức Lập (Nam Tây Nguyên) - nơi có địa hình độc đạo rất hiểm nghèo mà địch chiếm giữ vẫn phải né một chút sang đất đông Campuchia trước khi vào đến Nam Bộ. "Khơ me đỏ” lợi dụng điều này, nhất là trên đoạn đường tiếp giáp với Nam Bộ, đã nhiều lần tung lính ngăn chặn xe vận tải của ta, giết người, cướp của, đồng thời lại luôn luôn đưa yêu sách đòi ta rút bỏ con đường. Xuất phát từ những nguyên nhân ấy, các cơ quan chiến lược của chúng ta đã nhìn thấy trước hết vấn đề phải có ngay một chiến dịch tiến công ở hướng này để "nắn" lại hành lang vận chuyển chiến lược.

Vâng, thực ra Bộ Tư lệnh Tây Nguyên cũng đã dự kiến một chiến dịch như thế vào cuối năm 1973. Thật là cần thiết. Chúng ta sẽ giải phóng Đức Lập, giữ vững địa bàn, nối ngay đường vận chuyển chiến lược của bộ đội 559 với đường 14 từ bắc Đức Lập, tạo thành hành lang Bắc-Nam hoàn toàn nằm trên đất nước chúng ta. Nhưng muốn thế phải có đủ lực lượng, phải có nhiều lực lượng. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, chúng ta đã ra khỏi yêu cầu tác chiến hầu như duy nhất là tiêu diệt sinh lực địch để coi trọng song song cả mục đích giải phóng lãnh thổ.
Riêng đối với một chiến dịch ở nam Tây Nguyên như mục đích xác định ban đầu - ta càng phải giữ vững địa bàn đã giải phóng để đảm bảo sự thông suốt của hành lang vận chuyển chiến lược. Lực lượng quá ít sẽ không làm nổi việc này. Và muốn vậy, cần được tăng cường để tạo nên thế mạnh bởi: "Một lực lượng trực tiếp đánh chiếm mục tiêu và đánh địch phản kích, một lực lượng vòng ngoài để buộc địch phải phân tán đối phó, lực lượng này sức một có thể thành hai, vì không bị câu thúc giữ địa bàn, không bị xé lẻ..." (Chú thích: Điện gửi Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng 12-12-1972. Lưu trữ Bộ Tổng tham mưu.). "


"
Trận đánh của Sư đoàn 10 ở Đức Lập - Đắc Xắc có quan hệ mật thiết đến trận đánh Buôn Ma Thuột và đến tình hình mà tôi vừa nói đến. Phải nhìn rộng ra một chút để thấy rõ vấn đề. Chúng ta có một lực lượng lớn ở Tây Nguyên nhưng trước ngày nổ súng, toàn bộ lực lượng này đã được đưa vào lập thế chiến dịch với các nhiệm vụ: nghi binh sư đoàn 968), chia cắt (Sư đoàn 320, Trung đoàn 95A), đánh thị xã Buôn Ma Thuột (Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 271). Khi chiến dịch bắt đầu thì ba sư đoàn và ba Trung đoàn độc lập phải đảm nhiệm một chính diện tiến công 200km và một chiều sâu phát triển 100km (theo dự kiến ban đẩu) ở hướng Nam Tây Nguyên, hướng chủ yếu của chiến dịch; và một Sư đoàn cùng với một Trung đoàn độc lập phải đảm nhiệm một chính diện 300km ở hướng bắc vừa để bảo vệ vùng giải phóng rộng lớn vừa tham gia tiến công phối hợp. Guồng máy đã được sử dụng hết công suất. Vào đúng lúc đó, lực lượng dự bị có trong tay chúng tôi chỉ còn một Trung đoàn (trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn bộ binh 10), nhưng cũng chỉ là trên danh nghĩa vì Trung đoàn này đã phải rút ra một tiểu đoàn đảm nhiệm mũi thọc sâu trong trận Buôn Ma Thuột và một tiểu đoàn nữa làm dự bị cho Sư đoàn 10.

Một lực lượng dự bị chiến dịch như thế là quá mỏng! Để khắc phục tình trạng này, đã có dự kiến đưa Sư đoàn 10 ngay sau khi giải quyết xong Đức Lập ngày 9 tháng 3,về đứng chân phía đông bắc Buôn Ma Thuột làm dự bị. Nhưng tình huống chiến đấu không suôn sẻ đã khiến Sư đoàn này cho đến sáng hôm sau, ngày 10 tháng 3 mới dứt điểm Đức Lập và hiện đang phát triển vào mục tiêu cuối cùng là ngã ba Đắc Xắc.

Suốt cả ngày 9 tháng 3, chúng tôi có mặt ở sở chỉ huy theo dõi các động thái của địch và nhất là các hành động của bộ đội ta.

Một mặt các hành động ấy là cuộc tiến công của Sư đoàn 10 vào Đức Lập, một cuộc tiến công theo kế hoạch sẽ diễn ra nhanh gọn (chúng tôi rất tin khả năng của Sư đoàn này) nhưng đã không được như thế vì vấp phải hoả lực bất ngờ của những xe tăng địch đặt ngầm dưới mặt đất.

Mặc dù trận đánh ở đó vẫn còn đang tiếp diễn, chúng tôi vẫn quyết định điều lực lượng cao xạ ở hướng này về Buôn Ma Thuột để làm nhiệm vụ phòng không cho trận đánh then chốt ngày mai. Ngày mai, nếu Sư đoàn 10 vẫn chưa giải quyết xong Đức Lập thì đương nhiên máy bay địch cũng sẽ tập trung hết về Buôn Ma Thuột, đó là điều thấy trước đượ


 
Chỉnh sửa cuối:

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,829
Động cơ
546,953 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn để TQLC trám chỗ ở vùng 1 là do Thiệu sợ đảo chính nên muốn giữ sư dù bên cạnh, mặc cho Ngô Quang Trưởng phản đối.
Riêng việc rút lực lượng dù về thôi Trưởng đã phân tích nát nước cho Thiệu là sẽ để lại khoảng trống vô cùng lớn không bố trí lại lực lượng kịp và cực kỳ ảnh hưởng đến tâm lý binh lính nhưng Thiệu vẫn mặc kệ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Trong hồi ký của cụ Hoàng Thảo có nhắc đến cụ VNG như này. Các cụ lưu ý cụ Hoàng Minh Thảo là vị tướng quân được đào tạo bài bản ở TQ và Liên Xô nhé.

" Một điều quan trọng và rất hay là Bộ Thống soái đã nhanh chóng tăng thêm cho Tây Nguyên hai Sư đoàn (sư đoàn 968 và Sư đoàn 316) là thành Tây Nguyên có 4 Sư đoàn và một số Trung đoàn độc lập - một tập đoàn chiến lược mạnh. Do đó chiến dịch có điều kiện hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến dịch, mọi hành động tác chiến, như đánh phản đột kích, đánh truy kích. Địch cũng bị bất ngờ với việc tăng cường lực lượng cho Tây Nguyên. Địch cũng không biết Sư 316 đã vào chiến trường. Sư đoàn 316 là lực lượng dự bị chiến lược của Bộ tăng cường cho chiến dịch, đã gấp rút hành quân từ Nghệ An vào thẳng Đắc Lăk. Suốt trong chặng đường hành quân Sư đoàn không dùng điện đài vô tuyến và không để lộ phiên hiệu.

Đến chiến trường, Sư đoàn được bố trí giấu quân vào khu rừng già ở bờ tây sông Sê-rê-pok. Do vậy, đến ngày nổ súng mà dịch vẫn không hay biết. (sự bất ngờ chí mạng này vào lúc quyết định nhất ở phần sau, mãi tới khi những chiếc xe tăng của Sư đoàn 316 cán xích trên đường phố thị xã Buôn Ma Thuột thì tướng Phú mới biết phải sửng sốt thất kinh).

Đưa bí mật đột ngột 2 Sư đoàn lên Tây Nguyên là mưu hay của ta, của Bộ Thống soái mà trực tiếp là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đã có kinh nghiệm tác chiến lớn, người có trình độ chỉ huy các chiến dịch lớn, người có tri thức chỉ huy tác chiến binh chủng hợp thành. Đó là cái nút trong mưu kế chiến lược. "

 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
752
Động cơ
144,893 Mã lực
Tuổi
45
Bên đó tuyên truyền trận đó kinh phết.
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân

2 mặt trận bên kia đều dùng nhưng đơn vị Tổng trù bị để giải quyết chiến trường. Điều này cho thấy LL tổng trù bị là LL khá tinh nhuệ, trang bị tốt, tinh thần chiến đấu cao hơn hẳn lực lượng các sư đoàn thuộc quân khu.

VNCH tổ chức các LL tổng trù bị như: Biệt cách dù, Lính dù, Biệt động quân, Thủy quân lục chiến.
Bố e đi lính 1972 kể chuyện, nếu găp lính bộ binh, biệt động quân đi lẻ là thịt ngay, nhưng nếu gặp lính dù và thủy quân lục chiến thì mình chạy trước nếu k nó thịt mình ngay. Bố e là lính trinh sát pháo binh, về cơ bản là không được chiến đấu trừ trường hợp bất đắc dĩ ạ. Nói thế để biết độ lì và thiện chiến của 2 sắc lính này. Còn biệt cách dù thì bố em chưa chạm trán.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,467
Động cơ
423,253 Mã lực
Bố e đi lính 1972 kể chuyện, nếu găp lính bộ binh, biệt động quân đi lẻ là thịt ngay, nhưng nếu gặp lính dù và thủy quân lục chiến thì mình chạy trước nếu k nó thịt mình ngay. Bố e là lính trinh sát pháo binh, về cơ bản là không được chiến đấu trừ trường hợp bất đắc dĩ ạ. Nói thế để biết độ lì và thiện chiến của 2 sắc lính này. Còn biệt cách dù thì bố em chưa chạm trán.
4 đơn vị này là những đơn vị tinh nhuệ bậc nhất, có tính cơ động cao nhất của VNCH.
Nếu so sánh thì giống như các quân đoàn chủ lực của mình. Cơ động chiến lược khắp các chiến trường
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,688
Động cơ
229,189 Mã lực
Em không hiểu ý cụ lắm, nhưng em đọc hồi ký của cụ Hoàng Minh Thảo thì cụ có nói tới Đắc Tô và Sư 10 như dưới đây. Theo em hiểu thì ở Đức Lập phía VNCH chống cự rất mạnh, ta không thắng nhanh được như kế hoạch.
Ý là: trong thời gian cụ VTD đi vào Nam, không ai thông báo cho cụ HMT phải bố trí lại lực lượng, đưa sư 10 về gần BMT.
Khi cụ D vào phát hiện ra thì đã muộn, không còn thời gian di chuyển, không thể dời ngày đánh BMT lại vì các chiến trường khác đều lấy mốc BMT làm chuẩn.
- Đức Lập chống cự mạnh thì cũng chỉ 1 ngày rưỡi. Trận này cũng làm lộ vị trí sư đoàn 10, địch biết là BMT sẽ bị đánh nhưng cũng không có thời gian tiếp viện nữa. Các cụ đọc hồi ký sẽ thấy là đêm trước khi bị đánh, VNCH trong BMT rất căng thẳng chờ bị đánh vì phát hiện 2 điều, 1 là Sư 10 ở Đức Lập và 2 là toàn bộ các tuyến đường đều bị cắt.
- Tướng VTD đã lựa chọn là đánh Đức Lập trước thay vì cứ đánh BMT trước hay hoãn lại. Đánh Đức lập trước là ngoài kế hoạch và có thể gây ra tình huống khó khăn nếu ĐL không giải quyết nhanh. Tuy nhiên ông chấp nhận rủi ro này.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,517
Động cơ
2,808,914 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Mình bem được cả Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột ngon ơ, lại thấy bên kia chạy như vịt, thì các cụ mới thống nhất chiến dịch Hồ Chí Minh đánh thẳng vào SG, và lúc đấy cụ VTD mới được đề cử là Tổng TL chiến dịch. Cụ VTD có cái hồi ký mà sau này cũng bị phê bình là nhận hết công về mình đấy ạ.
Ý cụ là Cụ Dũng viết cuốn Đại thắng Mùa xuân phỏng ạ
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
14,517
Động cơ
2,808,914 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Vấn đề VNCH thua khi người Mỹ rút là chuyện không thể tránh khỏi.
Chính thể gì mà gần như không khống chế được khu vực nông thôn. Khi bị tấn công, lính địa phương quân gần như chạy sạch, đối phương không cần để ý tới lực lượng phòng vệ địa phương. Thế thì chết rồi.
Hãy xem cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, bọn chúng gặp phải sự chống cự trên từng làng mạc, nhà máy, thôn xóm, ngăn cản mỗi bước chân xâm lược. Tuy địa phương quân, du kích không chống cự được lâu dài nhưng cũng góp phần làm cản trở bước hành quân, đỡ sức cho lính trung ương.
Đây VNCH chỉ trông vào lực lượng tổng dự bị, địa phương quân khá fail thì coi như người mà cụt tay cụt chân, sao mà thắng nổi.
Mà các cụ thấy, ngay sau khi chiến thắng, phía VNDCCH có đủ hệ thống chính quyền với các loại ban bệ, đủ chức danh để tiếp quản, quản lý xã hội thì mới thấy công tác tổ chức của họ tốt và bí mật đến mức nào. Năm 1968, sau Mậu Thân, phía Mặt trận GP bị lộ gần hết, lớp chết, lớp tù đày mà chỉ dăm năm sau, họ lại phát triển lại được chính quyền bí mật, sẵn sàng tiếp quản và điều hành xã hội là biết họ thắng chắc.
Thua không oan.
Hơn một lần em phải thốt lên "Dở người éo giề mà nhận xét chuẩn thế" :))
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Ý là: trong thời gian cụ VTD đi vào Nam, không ai thông báo cho cụ HMT phải bố trí lại lực lượng, đưa sư 10 về gần BMT.
Khi cụ D vào phát hiện ra thì đã muộn, không còn thời gian di chuyển, không thể dời ngày đánh BMT lại vì các chiến trường khác đều lấy mốc BMT làm chuẩn.
- Đức Lập chống cự mạnh thì cũng chỉ 1 ngày rưỡi. Trận này cũng làm lộ vị trí sư đoàn 10, địch biết là BMT sẽ bị đánh nhưng cũng không có thời gian tiếp viện nữa. Các cụ đọc hồi ký sẽ thấy là đêm trước khi bị đánh, VNCH trong BMT rất căng thẳng chờ bị đánh vì phát hiện 2 điều, 1 là Sư 10 ở Đức Lập và 2 là toàn bộ các tuyến đường đều bị cắt.
- Tướng VTD đã lựa chọn là đánh Đức Lập trước thay vì cứ đánh BMT trước hay hoãn lại. Đánh Đức lập trước là ngoài kế hoạch và có thể gây ra tình huống khó khăn nếu ĐL không giải quyết nhanh. Tuy nhiên ông chấp nhận rủi ro này.

Em lại thấy ngược lại, đánh Đức lập là đảm bảo tuyến hậu cần đường HCM, nắn lại đường này không đi qua Cambodia nữa, vì Khơ me đỏ họ giở trò phá hoại. Có thể hoãn đánh BMT, nhưng không thể không bem Đức Lập. Ta đánh trại Đức Lập từ năm 72 cơ, nhưng không nuốt được, vì VNCH phòng thủ mạnh quá.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Mời các cụ thẩm thêm ý kiến của phía Mẽo về phía ta trong chiến dịch Buôn Mê Thuột, Nói chung là họ nhận thua, tâm phục khẩu phục. :))

" Kế hoạch nghi binh lừa địch đầy mưu lược của Hà Nội là một nhân tố căn bản của cuộc tiến công Buôn Ma Thuột, nhưng không phải nguyên nhân duy nhất của chiến thắng này. Lực lượng áp đảo và sử dụng thiết giáp trong không gian chiến trường đô thị là những điều cần ghi nhận. Nhưng, cả hai yếu tố này đều dựa trên khâu giấu quân, làm sao không để đối phương nhận thấy cả sự chồng đống binh lực xung quanh thành phố, lẫn việc chuyển quân của hai Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 tới các vị trí đóng quân bí mật mới.

Làm thế nào để Quân Giải phóng ở Tây Nguyên có thể tránh được các cuộc lùng sục của quân đội Sài Gòn? Như đã nói trên, cắt giảm nhiên liệu viện trợ đã hạn chế khả năng cơ động của các phân đội trinh sát trên bộ và số lượng các cuộc tuần tra trên không. Quan trọng hơn, không chỉ điệp viên tại bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cung cấp tin tầm chiến lược cho Hà Nội, mà Mặt trận Tây Nguyên cũng có điệp viên then chốt trong hàng ngũ đối phương. Một sĩ quan cấp thấp tại trung tâm thông tin thuộc lực lượng hậu cần của quân đoàn 2 đã chuyển bảng mật mã của quân đội Sài Gòn đóng tại Tây Nguyên cho Quân Giải phóng, giúp họ bí mật theo dõi và giải mã các cuộc trao đổi tại chỗ bằng vô tuyến của quân đội Sài Gòn. Điều này giúp Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên biết trước các hành trình sục sạo của đối phương-một nhân tố được nói đến trong sách báo hôm nay, nhưng chưa bao giờ được nhận thức đầy đủ.

Rốt cuộc, mưu lược và nỗ lực giấu quân của Quân Giải phóng đã đặc biệt thành công. Cũng có thể đã có một chút may mắn, nhưng phần lớn là do khâu lập kế hoạch và khâu thực hiện đều kỹ lưỡng. Kết quả là đã có một cuộc chuyển quân và vận tải vũ khí, khí tài xuất sắc, cho phép họ tập trung được một binh lực vô cùng mạnh để đánh một trong những trận có ý nghĩa quyết định cuộc chiến tranh. Từ miền Bắc, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B và Sư đoàn 325 đã cơ động vào chiến trường. Hai sư đoàn nữa là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320, cùng pháo binh, đặc công, cao xạ trực thuộc, đã hành quân hơn 100 dặm khỏi địa bàn hoạt động cũ-cạnh Kon Tum và nam Pleiku, tới vị trí đóng quân mới. Hậu cần và công binh đã hỗ trợ bằng những kho dự trữ lớn và xây những con đường dã chiến. Chỉ có Sư đoàn 968 là bộc lộ lực lượng, nhưng ý đồ hành động của nó vẫn được giấu kín. Hướng tiến công chiến lược này đã được triển khai hầu như không bị phát hiện. "

 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Ý là: trong thời gian cụ VTD đi vào Nam, không ai thông báo cho cụ HMT phải bố trí lại lực lượng, đưa sư 10 về gần BMT.
Khi cụ D vào phát hiện ra thì đã muộn, không còn thời gian di chuyển, không thể dời ngày đánh BMT lại vì các chiến trường khác đều lấy mốc BMT làm chuẩn.
- Đức Lập chống cự mạnh thì cũng chỉ 1 ngày rưỡi. Trận này cũng làm lộ vị trí sư đoàn 10, địch biết là BMT sẽ bị đánh nhưng cũng không có thời gian tiếp viện nữa. Các cụ đọc hồi ký sẽ thấy là đêm trước khi bị đánh, VNCH trong BMT rất căng thẳng chờ bị đánh vì phát hiện 2 điều, 1 là Sư 10 ở Đức Lập và 2 là toàn bộ các tuyến đường đều bị cắt.
- Tướng VTD đã lựa chọn là đánh Đức Lập trước thay vì cứ đánh BMT trước hay hoãn lại. Đánh Đức lập trước là ngoài kế hoạch và có thể gây ra tình huống khó khăn nếu ĐL không giải quyết nhanh. Tuy nhiên ông chấp nhận rủi ro này.

Đây cụ ở, em bổ xung bằng hồi ức của cụ VNG ( cuốn Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, có nhắc đến việc đánh căn cứ Đức Lập:

screenshot_1681812443.jpeg
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,999
Động cơ
457,319 Mã lực
Vấn đề VNCH thua khi người Mỹ rút là chuyện không thể tránh khỏi.
Chính thể gì mà gần như không khống chế được khu vực nông thôn. Khi bị tấn công, lính địa phương quân gần như chạy sạch, đối phương không cần để ý tới lực lượng phòng vệ địa phương. Thế thì chết rồi.
Hãy xem cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, bọn chúng gặp phải sự chống cự trên từng làng mạc, nhà máy, thôn xóm, ngăn cản mỗi bước chân xâm lược. Tuy địa phương quân, du kích không chống cự được lâu dài nhưng cũng góp phần làm cản trở bước hành quân, đỡ sức cho lính trung ương.
Đây VNCH chỉ trông vào lực lượng tổng dự bị, địa phương quân khá fail thì coi như người mà cụt tay cụt chân, sao mà thắng nổi.
Mà các cụ thấy, ngay sau khi chiến thắng, phía VNDCCH có đủ hệ thống chính quyền với các loại ban bệ, đủ chức danh để tiếp quản, quản lý xã hội thì mới thấy công tác tổ chức của họ tốt và bí mật đến mức nào. Năm 1968, sau Mậu Thân, phía Mặt trận GP bị lộ gần hết, lớp chết, lớp tù đày mà chỉ dăm năm sau, họ lại phát triển lại được chính quyền bí mật, sẵn sàng tiếp quản và điều hành xã hội là biết họ thắng chắc.
Thua không oan.
Từ những năm 196X đã có một lượng lớn tiền VNCH giả, được phía chính phủ CHMNVN sử dụng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top