[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Nhìn lại cuộc chiến thì e nghĩ có thể ở thời điểm 1974- đầu 1975 Bắc Việt có thể đã đánh giá sai sức mạnh của VNCH, là đánh giá họ cao hơn với thực lực: họ đã tụt dốc không phanh từ sau khi người Mỹ rút (4/1973), từ chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự. Và đến đầu 1975 thì đã yếu đến mức e tin Bắc Việt đánh vào đâu cũng thắng và quân VNCH không đủ sức để giữ hay phản kích! Đỉnh cao của VNCH là 1972 khi vẫn còn nhiệu trợ giúp hỏa lực của Mỹ, và quân Mỹ vẫn còn ở đó (yếu tố tinh thần quan trọng cho mấy anh cả đời phụ thuộc Tây), bao nhiêu hay ho đã thể hiện ở 1972, sau đó hết vị.

Cái hay của các lãnh đạo và tướng lĩnh của ta lúc đó là đã phát hiện thời cơ chiến lược rất nhanh và hành động dứt khoát và đồng bộ, giải quyết dứt điểm trước khi các nhân tố bên ngoài có thể can thiệp.
Thì rõ ràng là Phước Long ngay cạnh SG mà mất có lực đánh chiếm lại đươc đâu
Nếu năm 65 mà ko có Mỹ nhảy vào thì bị Quân GP lúc đó thịt rồi, Mỹ nó thấy căng quá nó phải đổ quân vào trực tiếp
Các cụ Bắc chỉ ngại B52 thôi chứ đánh bộ thì VNCH ko có cửa
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
752
Động cơ
144,893 Mã lực
Tuổi
45
Em là người sinh sau đẻ muộn (1979) nhưng thấy chúng ta đã giải phóng Sài Gòn một cách ít đổ máu nhất. Đọc và tìm hiểu những góc khuất, những bí mật mà gần đây mới được hé lộ mới thấy tầm nhìn, bộ óc của "các cụ" khủng như thế nào, mới thấy những nhân sĩ, trí thức yêu nước như Đại tướng Dương Văn Minh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo... cũng là những người rất đáng tôn trọng.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,485
Động cơ
258,097 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhìn lại cuộc chiến thì e nghĩ có thể ở thời điểm 1974- đầu 1975 Bắc Việt có thể đã đánh giá sai sức mạnh của VNCH, là đánh giá họ cao hơn với thực lực: họ đã tụt dốc không phanh từ sau khi người Mỹ rút (4/1973), từ chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự. Và đến đầu 1975 thì đã yếu đến mức e tin Bắc Việt đánh vào đâu cũng thắng và quân VNCH không đủ sức để giữ hay phản kích! Đỉnh cao của VNCH là 1972 khi vẫn còn nhiệu trợ giúp hỏa lực của Mỹ, và quân Mỹ vẫn còn ở đó (yếu tố tinh thần quan trọng cho mấy anh cả đời phụ thuộc Tây), bao nhiêu hay ho đã thể hiện ở 1972, sau đó hết vị.

Cái hay của các lãnh đạo và tướng lĩnh của ta lúc đó là đã phát hiện thời cơ chiến lược rất nhanh và hành động dứt khoát và đồng bộ, giải quyết dứt điểm trước khi các nhân tố bên ngoài có thể can thiệp.
1972 là năm ta thiệt hại nhiều do tổ chức các chiến dịch lớn trong khi Mỹ vẫn còn sát cánh bên VNCH, hỏa lực từ không quân và phi pháo của Mỹ khiến bộ binh và pháo binh ta thiệt hại nên VNCH tổ chức phòng thủ và phản công được.
1975 chỉ cần Mỹ không can thiệp thì VNCH không có cửa gì chống lại QGP
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,485
Động cơ
258,097 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy năm 1972 ngoài mặt trận Trị Thiên thì ta còn 1 mặt trận lớn là Đông Nam Bộ trong đó trận An Lộc cũng rất ác liệt và thương vong nhiều cho cả đôi bên và kết quả cuối cùng là ta phải rút khỏi An Lộc. Có lẽ vì vậy mà ta ít tuyên truyền về trận đánh này trong khi VNCH lại coi đó là 1 chiến công hiển hách.
Các cụ có tư liệu gì về trận này ko?
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Đây là pháo 155mm Ông già đầu bạc chứ không phải 105mm cụ ạ
Đây là lựu pháo 155mm M114 của Quân đội Huê Kỳ để lại cho VNCH. Pháo này bắn như hạch. :)) thua xa loại 130mm M46 của quân Giải Phóng. :))

155 mm M114
1681788307128.png


130mm M46 của quân Giải phóng
1681788587252.png

1681788663837.png
 

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,131
Động cơ
565,148 Mã lực
Em thấy năm 1972 ngoài mặt trận Trị Thiên thì ta còn 1 mặt trận lớn là Đông Nam Bộ trong đó trận An Lộc cũng rất ác liệt và thương vong nhiều cho cả đôi bên và kết quả cuối cùng là ta phải rút khỏi An Lộc. Có lẽ vì vậy mà ta ít tuyên truyền về trận đánh này trong khi VNCH lại coi đó là 1 chiến công hiển hách.
Các cụ có tư liệu gì về trận này ko?
Cụ tìm thread của cụ Ngao5
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Có mấy điều phải nói rõ, bên ta là chỉ huy tập thể của Quân Ủy trung ương.
Tướng D chỉ huy chính ở Tây Nguyên và chiến dịch HCM.
Xuân lộc ban đầu chỉ là 1 trận nhỏ cấp quân đoàn thôi, không liên quan cụ D. Nhưng sau VNCH dồn hết quân về đó thì là chuyện khác.
Kế hoạch đánh Sài Gòn thì ban đầu Bộ đội Miền có lập kế hoạch, dùng khoảng 3 sư đoàn thọc về hướng Sài gòn (thọc chứ không phải chiếm). Sau này tướng D đến thì phải sửa kế hoạch, dùng nhiều quân hơn.

BMT mặc dù nghị quyết cuối 1974 đã ghi rõ phải đánh, nhưng có ông nào dám cương với tướng D muốn đánh Đức Lập , lý do là nếu đánh BMT là nơi quan trọng thì địch sẽ đem tất cả quân lại cứu. Bất phân thắng bại nên BCT phải cử ông Lê Đức Thọ đến Tổng hành dinh và xử:
“Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
“Trong hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, có đồng chí còn cho rằng: Nếu đánh giải phóng được Buôn Ma Thuột, trong lúc Tây Nguyên đang thiếu gạo, thì lấy gạo đâu mà tiếp tế nuôi quân? Thế nhưng, trên thực tế, sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, chẳng những nạn thiếu gạo không xảy ra, mà chúng ta lại đỡ vất vả hơn trong việc tiếp tế gạo vào những ngày sau đó” .

Do còn có ý kiến phân vân trong việc chọn đột phá khẩu, nên đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đã đề nghị Bộ Chính trị cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường Tây Nguyên để chỉ đạo trực tiếp tại chỗ nhằm bảo đảm chắc thắng cho trận đánh mở đầu trong bất kỳ tình huống nào .
Mời các cụ tham khảo thêm.
Những bức điện trong mùa Xuân 1975 lịch sử

Ông Đấu kể, sau giải phóng Buôn Mê Thuột (10-3-1975) trong lúc quân ta đang đánh địch ở Phước An, thì Bộ Chính trị điện cho đồng chí Võ Chí Công lên Buôn Mê Thuột gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng- Bộ tổng Tư lệnh tiền phương- mật danh A75 bàn kế hoạch tiếp tục triển khai phát triển chiến dịch.
..................
Đêm 18-3-1975, qua theo dõi tình hình chiến sự từ chiếc đài bán dẫn mang theo, ông Phan Đấu báo cáo với đồng chí Võ Chí Công, tình hình về chiến trường Trị Thiên- Huế, nhiều gia đình đã sơ tán vào Đà Nẵng. Qua khỏi ngầm Pô Cô trên đường Trường Sơn đồng chí Võ Chí Công bảo anh em cho anh dừng xe thảo luận rồi đề nghị ông Đấu thảo ngay bức điện gửi Bộ Chính trị, nội dung điện:

"Có hiện tượng địch rút Huế, lượng tổng dự bị cũng rút, đề nghị Bộ Chính trị điều quân tấn công Đà Nẵng, còn chúng tôi sẽ làm theo điện vừa báo cáo các anh". Ký tên- Năm Công
Ông Phan Đấu cùng bộ phận cơ yếu chuyển bức điện khẩn ra Hà Nội. Lúc này là 1 giờ sáng ngày 18-3-1975. Đến hai giờ sáng 19-3-1975, ăng-ten máy từ Trung ương bắt liên lạc… đoàn lại tiếp tục lên đường.

Bức điện thứ hai

4 giờ sáng, đến trạm nghỉ, đồng chí Võ Chí Công bảo, bây giờ chúng ta không đi vào Buôn Mê Thuột mà theo đường 19 kéo dài xuống thị xã Pleiku. Lúc này trên đường 19 đã được Sư đoàn 968 giải phóng, nhân dân nổi dậy, cờ mặt trận treo khắp nơi. Trước tình hình chuyển biến mau lẹ, khi vào thị xã Pleiku đồng chí Võ Chí Công quyết định điện tiếp cho Bộ Chính trị, các anh Bùi San, Chu Huy Mân và Thường vụ khu ủy:

"Địch chạy khỏi Kon Tum, ta diệt được một ít làm chủ thị xã, tình hình ổn định- Tôi vừa vào thị xã, quần chúng phấn khởi. Tình hình này, địch rất dao động, suy sụp nhanh. Chúng ta sung sức, quần chúng nổi dậy sôi nổi, khí thế cách mạng cao. Các anh cho một sư đoàn phát triển vào phía trong, còn 2 sư đoàn xuống phía đồng bằng Khu 5 (một sư đoàn xuống hướng Nam đường 19 trở vào Bắc Khánh Hòa, một sư đoàn xuống Bắc Bình Định. Chúng tôi sẽ chuyển sư đoàn 2, sư đoàn 3 vào hướng từ Quảng Ngãi vào Bắc Bình Định thực hiện sớm phương án giải phóng từ Đà Nẵng đến đường 21 như đã định".

Bức điện thứ ba

Khi vào đến thị xã Pleiku, đồng chí Võ Chí Công, nảy ra ý kiến mới, điện cho anh Văn Tiến Dũng, xin không vào Buôn Mê Thuột nữa, mà quay về cơ quan Khu ủy 5 lo giải phóng đồng bằng. Anh trao đổi với anh em, "ta lần quần nông thôn sẽ mất thời cơ. Ta tiến công vào thành phố, thị xã sẽ được cả nông thôn". Đây là tư tưởng mới trái với quan điểm trước đó, lấy nông thôn bao vây thành thị, sau này hệ thống thành phương châm "Lách nông thôn tiến vào thành thị, lấy được thành thị được cả nông thôn".

Ngày 20-3-1975, đồng chí Võ Chí Công bảo ông Phan Đấu soạn bức điện gửi anh Chu Huy Mân, thường vụ Khu ủy đồng thời điện Bộ Chính trị và anh Văn Tiến Dũng:
"Địch sẽ rút khỏi đồng bằng Khu 5 và Trị Thiên, ta phải huy động toàn bộ tiến công địch ngay, hướng tiến công chủ yếu là thành phố, trọng điểm là Đà Nẵng và Quy Nhơn. Ở Đà Nẵng ta dùng pháo đánh địch, lấy lực lượng Quảng Đà và Sư 711 (sau này là 304) triển khai bao vây tấn công. Đề nghị Quân ủy điều ngay cho một sư đoàn nữa tiếp cho Đà Nẵng. Ở Quy Nhơn sư 3 tiến công từ đường 19 xuống, lực lượng tỉnh tập trung bao vây Quy Nhơn, còn nông thôn thì phát động nhân dân nổi dậy, xã, huyện tự giải phóng cho địa phương mình. Sư 2 tiến công giải phóng Tam Kỳ và phát triển ra phía bắc trên đường quốc lộ. Lữ 52 và trung đoàn địa phương Quảng Ngãi tiến công thị xã Quảng Ngãi. Ở Phú Yên lực lượng tỉnh bao vây tiến công thị xã Tuy Hòa. Tôi đang trên đường từ Pleiku về Khu" - Ký tên- Năm Công.

Ông Phan Đấu cũng nhắc lại chi tiết, khi đồng chí Võ Chí Công lên Tây Nguyên thấy địch bỏ chạy, tình thế mới xuất hiện, anh điện Bộ Chính trị cho đánh Đà Nẵng. Đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị trả lời "Nếu thấy làm được thì giải phóng Đà Nẵng đi". Đây là sự đồng ý của cấp trên nhưng không phải mệnh lệnh. Sau giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Huế, tình hình rất khẩn trương, tối 25-3-1975, đồng chí Võ Chí Công và Chu Huy Mân quyết định tấn công giải phóng Đà Nẵng với lực lượng của Khu và tỉnh. Đây là quyết định đúng đắn, kịp thời của những người chỉ đạo, chỉ huy của Khu ủy và Quân khu 5 trong tháng 3-1975 lịch sử. Bởi trước đó, theo phương hướng chiến lược năm 1975 của hội nghị Bộ Chính trị tháng 1-1975, sau giải phóng Buôn Mê Thuột đại quân sẽ theo đường 559, đường khu 6 vào tấn công Sài Gòn, còn Đà Nẵng là một căn cứ liên hợp quân sự mạnh của địch sẽ giải quyết sau.

Sau này Bộ Chính trị làm việc với Khu ủy, Tổng bí thư Lê Duẩn đánh giá cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng đã tiến hành sớm hơn, ngoài kế hoạch, có ý nghĩa quyết định sự sụp đổ toàn bộ quân nguy ở miền Nam. Ngày 31-3-1975, được điện của Bộ Chính trị, đồng chí Võ Chí Công lên đường Trường Sơn (559) gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại làng Rô, trên đường vào chiến trường miền Nam để báo cáo tình hình và kinh nghiệm tiến công, nổi dậy ở Đà Nẵng và trao đổi kế hoạch giải phóng Sài Gòn.

 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,480
Động cơ
526,424 Mã lực
Xuân Lộc là tất cả gì hung hãn nhất còn lại, nên trụ đến 21/04 cũng chả có j tự hào , cán cân đa lệch hẳn. Có phân tích thì phân tích Đà Nẵng kìa , không bất ngờ, quân lực vẫn còn , phải chăng do điệp viên huyền thoại mà mọi người vẫn nhắc đến
Đúng là nhìn Xuân Lộc thì không thể hiểu nổi Đà Nẵng.
Cũng không hiểu cụ Giáp căn cứ vào đâu mà khoán cho cụ Tấn giải phóng ĐN trong có 3 ngày! Có lẽ là dự cảm của một thiên tài quân sự, chứ thời điểm cuối tháng 3/75 thì lực lượng địch ở ĐN còn khủng lắm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,712
Động cơ
858,287 Mã lực
Em thấy năm 1972 ngoài mặt trận Trị Thiên thì ta còn 1 mặt trận lớn là Đông Nam Bộ trong đó trận An Lộc cũng rất ác liệt và thương vong nhiều cho cả đôi bên và kết quả cuối cùng là ta phải rút khỏi An Lộc. Có lẽ vì vậy mà ta ít tuyên truyền về trận đánh này trong khi VNCH lại coi đó là 1 chiến công hiển hách.
Các cụ có tư liệu gì về trận này ko?
Năm 72 ta đánh cả ba mặt trận lớn: Đông Nam Bộ (An Lộc), Tây Nguyên (Kon Tum) và Trị Thiên (lấn đến sông Mỹ Chánh của Thừa Thiên nhưng cao điểm nhất là giữ thành cổ Quảng Trị).
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Có mấy điều phải nói rõ, bên ta là chỉ huy tập thể của Quân Ủy trung ương.
Tướng D chỉ huy chính ở Tây Nguyên và chiến dịch HCM.
Xuân lộc ban đầu chỉ là 1 trận nhỏ cấp quân đoàn thôi, không liên quan cụ D. Nhưng sau VNCH dồn hết quân về đó thì là chuyện khác.
Kế hoạch đánh Sài Gòn thì ban đầu Bộ đội Miền có lập kế hoạch, dùng khoảng 3 sư đoàn thọc về hướng Sài gòn (thọc chứ không phải chiếm). Sau này tướng D đến thì phải sửa kế hoạch, dùng nhiều quân hơn.

BMT mặc dù nghị quyết cuối 1974 đã ghi rõ phải đánh, nhưng có ông nào dám cương với tướng D muốn đánh Đức Lập , lý do là nếu đánh BMT là nơi quan trọng thì địch sẽ đem tất cả quân lại cứu. Bất phân thắng bại nên BCT phải cử ông Lê Đức Thọ đến Tổng hành dinh và xử:
“Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
“Trong hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, có đồng chí còn cho rằng: Nếu đánh giải phóng được Buôn Ma Thuột, trong lúc Tây Nguyên đang thiếu gạo, thì lấy gạo đâu mà tiếp tế nuôi quân? Thế nhưng, trên thực tế, sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, chẳng những nạn thiếu gạo không xảy ra, mà chúng ta lại đỡ vất vả hơn trong việc tiếp tế gạo vào những ngày sau đó” .

Do còn có ý kiến phân vân trong việc chọn đột phá khẩu, nên đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đã đề nghị Bộ Chính trị cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường Tây Nguyên để chỉ đạo trực tiếp tại chỗ nhằm bảo đảm chắc thắng cho trận đánh mở đầu trong bất kỳ tình huống nào .
Chiến dịch Tây Nguyên thì Tư lệnh là cụ Hoàng Minh Thảo chứ ạ. Cụ VTD là đại diện QUTW và bộ TTL. Nhưng mà thực ra em cảm thấy các cánh quân vẫn nhận lệnh trực tiếp từ ngoài Bắc.


Trung tuần tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên hình thành trên cơ sở lấy Bộ tư lệnh và cơ quan Mặt trận làm nòng cốt.

Trung tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh; Đại tá Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy; các anh: Vũ Lăng, Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang - Phó tư lệnh; Phí Triệu Hàm - Phó chính ủy. Quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến dịch được Đại tướng Văn Tiến Dũng (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh vào tổ chức sở chỉ huy tiền phương của Bộ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch thông qua. Ngay lập tức các đơn vị tham gia chiến dịch được giao nhiệm vụ chính thức với yêu cầu triệt để thực hiện và bảo đảm tuyệt đối bí mật”.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,829
Động cơ
546,953 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Đúng là nhìn Xuân Lộc thì không thể hiểu nổi Đà Nẵng.
Cũng không hiểu cụ Giáp căn cứ vào đâu mà khoán cho cụ Tấn giải phóng ĐN trong có 3 ngày! Có lẽ là dự cảm của một thiên tài quân sự, chứ thời điểm cuối tháng 3/75 thì lực lượng địch ở ĐN còn khủng lắm.
Đà Nẵng là phía VNCH mất chỉ huy, mất kiểm soát, tàn quân thì lo chạy và lo gia đình nên rã ngũ hết. Còn Xuân Lộc có thời gian chuẩn bị, tăng cường phòng thủ, thậm chí là có thời gian sơ tán bớt gia đình binh lính sư 18 về Long Bình nên ác liệt hơn là đúng rồi cụ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,686
Động cơ
229,189 Mã lực
Chiến dịch Tây Nguyên thì Tư lệnh là cụ Hoàng Minh Thảo chứ ạ. Cụ VTD là đại diện QUTW và bộ TTL. Nhưng mà thực ra em cảm thấy các cánh quân vẫn nhận lệnh trực tiếp từ ngoài Bắc.
Ngoài việc đại diện cho Quân Ủy Trung ương, cụ VTD còn là Chỉ huy của Đoàn A.75 tức là đại diện cho Bộ tư lệnh lẫn Quân ủy trung ương, A75 thay thế vai trò của Bộ tư lệnh ở miền Bắc. Trao đổi giữa tướng VTD và tướng HMT thế nào thì không rõ nhưng phải hiểu cụ VTD có tiếng nói cuối cùng ở Tây Nguyên. Nếu cấp dưới làm tốt thì phát huy còn thấy có gì sai sẽ bị sửa, mà sau này khó biết ai sửa cái gì, tại sao.

Ví dụ như sư đoàn 10 tại sao lại nằm ở Đức Lập phía Tây BMT 50 km, chứ không phải ở phía đông BMT để đánh quân tiếp viện? Lỗi này do ai? Và tướng VTD đã quyết định cứ dùng sư 10 đánh Đức Lập trước, vẫn kịp về giúp BMT.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,712
Động cơ
858,287 Mã lực
Năm 75 ta có ba màn nghi binh độc đáo:
+ trận Buôn Mê Thuột: kinh điển của nghệ thuật nghi binh Bắc Việt được ghi vào sách giáo khoa. Hai trong ba sư đoàn chính đánh BMT là 10 và 320 đã bí mật di chuyển về BMT trong khi hệ thống điện đài liên lạc vẫn giữ nguyên làm phía VNCH vẫn tưởng hai sư này đang ở quanh Pleiku và Kontum, dẫn đến phán đoán sai hướng tiến công chính. Tham gia màn nghi binh này còn có sư 968 vốn có nhiệm vụ bảo vệ đường Trường Sơn, đã tiến vào thay thế vị trí sư 10, 320 đánh càn quét xung quanh Kontum khiến địch vẫn tưởng hai sư này hoạt động ở đây. Màn nghi binh này hiệu quả đến nỗi dù có một số bộ đội của ta bị bắt đã khai ra kế hoạch tấn công BMT nhưng phía VNCH vẫn không tin đế điều quân về củng cố BMT dẫn đến bị áp đảo khi quân ta mở màn đánh.
+ đại tướng Văn Tiến Dũng: khi ông vào Nam thì xe ô tô của ông vẫn hàng ngày đi về trụ sở, công văn điện tín vẫn được ký như bình thường. Đến các sứ quán nước XHCN anh em lẫn LX, TQ cũng không biết là ông đã vào Nam. Việc này giúp giữ bí mật kế hoạch tổng tiến công, gây bất ngờ cho địch.
+ sư 308: có lẽ chỉ là tình cờ, nhưng việc sư 308 ở lại miền Bắc đã gây bối rối không nhỏ cho phía VNCH vì họ vẫn luôn cho rằng đây sẽ là sư chủ lực nếu có đánh lớn. Việc không vào làm phía Thiệu hoang mang không biết có đánh lớn thật không.

Bậc thầy của đánh nghi binh thì chắc là Hồng quân LX rồi, VN cũng chỉ là học trò nhưng ba màn nghi binh này thì VN cũng là học trò xuất sắc rồi.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Đúng là nhìn Xuân Lộc thì không thể hiểu nổi Đà Nẵng.
Cũng không hiểu cụ Giáp căn cứ vào đâu mà khoán cho cụ Tấn giải phóng ĐN trong có 3 ngày! Có lẽ là dự cảm của một thiên tài quân sự, chứ thời điểm cuối tháng 3/75 thì lực lượng địch ở ĐN còn khủng lắm.
Cụ Lê Duẩn đồng ý trên đề nghị của cụ Võ Chí Công ( Bí thư khu ủy ) và Chu Huy Mân ( chính ủy ) ạ. Cụ Duẩn OK rồi sau đó cụ Lê Trong Tấn lúc đó đang là tư lệnh quân đoàn 1 ( ở ngoài Bắc ) mới được cử làm tư lệnh chiến dịch Huế Đà Nẵng.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,692
Động cơ
1,186,288 Mã lực
Ngoài việc đại diện cho Quân Ủy Trung ương, cụ VTD còn là Chỉ huy của Đoàn A.75 tức là đại diện cho Bộ tư lệnh lẫn Quân ủy trung ương, A75 thay thế vai trò của Bộ tư lệnh ở miền Bắc. Trao đổi giữa tướng VTD và tướng HMT thế nào thì không rõ nhưng phải hiểu cụ VTD có tiếng nói cuối cùng ở Tây Nguyên. Nếu cấp dưới làm tốt thì phát huy còn thấy có gì sai sẽ bị sửa, mà sau này khó biết ai sửa cái gì, tại sao.
Mình bem được cả Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột ngon ơ, lại thấy bên kia chạy như vịt, thì các cụ mới thống nhất chiến dịch Hồ Chí Minh đánh thẳng vào SG, và lúc đấy cụ VTD mới được đề cử là Tổng TL chiến dịch. Cụ VTD có cái hồi ký mà sau này cũng bị phê bình là nhận hết công về mình đấy ạ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,712
Động cơ
858,287 Mã lực
Một trong những bức ảnh xúc động và nổi tiếng nhất của ngày Thống nhất đất nước.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,712
Động cơ
858,287 Mã lực
Và một trong những bài hát hay nhất, được cho là viết về ngày Thống nhất. Nhạc sĩ Văn Cao đã nhiều năm trước đó không sáng tác thêm và sau bài hát hình như cũng không có thêm bài nào. Giống như nụ hoa nghìn năm chỉ nở một lần vào ngày trọng đại ấy.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,686
Động cơ
229,189 Mã lực
Cụ VTD có cái hồi ký mà sau này cũng bị phê bình là nhận hết công về mình đấy ạ.
Bậy nhé, cái đó không phải là hồi ký mà đầu tiên là loạt bài trên báo Nhân Dân năm 1976 để kể lại cho mọi người đang háo hức muốn hiểu xem chúng ta đã chiến thắng như thế nào. Cụ Dũng không có hồi ký, sách xuất bản cho công chúng hình như chỉ có mỗi cuốn Đại Thắng Mùa Xuân thôi.

 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,660
Động cơ
405,044 Mã lực
Mình bem được cả Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột ngon ơ, lại thấy bên kia chạy như vịt, thì các cụ mới thống nhất chiến dịch Hồ Chí Minh đánh thẳng vào SG, và lúc đấy cụ VTD mới được đề cử là Tổng TL chiến dịch. Cụ VTD có cái hồi ký mà sau này cũng bị phê bình là nhận hết công về mình đấy ạ.
Đường 9 Nam Lào năm 1971 cũng là do cụ VTD làm tư lệnh chiến trường phải không ạ?
1 trận thắng đẹp của Bắc Việt. Cộng với Xuân 1975 với vai trò là tư lệnh cao nhất ở chiến trường lúc đó, thì công lao của cụ Dũng cũng phải tính là hàng cao nhất trong kháng chiến chống Mỹ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top