[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,648
Động cơ
1,808,009 Mã lực
Chiếm BMT là nghệ thuật nghi binh đỉnh cao, ko có công của điệp viên Nguyễn Văn Thiệu đâu, nhưng NVT có công trong việc tái chiếm BMT quá nóng vội và rút chạy khỏi Tây Nguyên quá nhanh. Cứ cho là mất BMT thì Bắc VN có chiếm được Kom Tum, Play Ku cũng phải mất 1-2 tháng chừng đó đủ để xốc lại tinh thần cho toàn bộ quân đội VNCH.
riêng quả lệnh tùy nghi di tản thì khác éo gì bảo tam quân tướng lĩnh thôi anh em giải tán thì bảo làm sao mà quân mình oánh chả nhanh ạ =))
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Đánh đấm thì các cụ Nam kỳ ta có ăn giải gì đâu. Vùng 1 tuyến lửa cho cụ Trưởng ra, ừ rằng thì đúng, nhưng có ai hốt được vùng 1 dễ đâu. Đánh nhau họ sẽ nhè vào chỗ yếu chọc dao, vùng 2 lại cho cụ Phú lính Pháp, làm ăn có vẻ rề rà thiếu quyết đoán và lại hay mắc sai lầm. Mà mặt trận Tây nguyên kiểu gì chả bị đánh trước vì liền rừng liền biên giới (mảnh đất của VN GPQ và Bắc Việt), có điều lúc đánh rồi vẫn không biết là Nam hay Bắc tây nguyên bị đập, thì chỉ huy, tư lệnh chỉ có trình vậy thôi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
riêng quả lệnh tùy nghi di tản thì khác éo gì bảo tam quân tướng lĩnh thôi anh em giải tán thì bảo làm sao mà quân mình oánh chả nhanh ạ =))
Nói chung triệt thoái khó đấy. Cầm cự còn chả ăn gì nữa là. Đi đường đó toàn qua cầu phà ba lăng nhăng lại lẫn trong rừng, dân sự đi chung quân sự thì nướng thịt thôi. Y như đội của Tào Tháo trong tam quốc diễn nghĩa chạy trốn sau Xích Bích :D

Mấy cụ tham mưu của cụ Thiệu hài phết, rút đường xấu gây được bất ngờ. Với quân đối thủ thì rừng rú đã là địa bàn quen thuộc, sâu sát rồi.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,648
Động cơ
1,808,009 Mã lực
Nói chung triệt thoái khó đấy. Cầm cự còn chả ăn gì nữa là. Đi đường đó toàn qua cầu phà ba lăng nhăng lại lẫn trong rừng, dân sự đi chung quân sự thì nướng thịt thôi. Y như đội của Tào Tháo trong tam quốc diễn nghĩa chạy trốn sau Xích Bích :D
em nhớ có bài viết, siêu điệp viên NV Thiệu ra giá rõ ràng, quốc hội Mẽo cắt giảm viện trợ, đâu chỉ còn 700 triệu thì anh em Cộng hòa chỉ giữ thế thôi, đưa 3 tỏi thì chúng tao giữ cả "Lãnh thổ quốc gia"
đùa chứ anh em cộng hóa rõ ràng khoác áo lính xỏ de saut cho "bùn đen in dấu giày" thuần túy đánh thuê, nên nói chung ý chí nó cũng ko rừng rực mấy, trong khi anh em Bắc Việt rầm rập câu hò "đường ra trận mùa nay đẹp lắp" thì anh em cộng hòa nỉ non "trận mạc xa chẳng diệu ngon...." thì cụ bảo thắng thế éo nào đc. Mẽo nó rút chống lưng ra là sụp thôi, quân lực đứng thứ 4, không quân đứng thứ 5 thế giới sụp cái rầm, em nghe nói bỡ ngỡ nhất trước cảnh đó lại chính là Trung quốc, chứ nó muốn mình còn chiến sự lâu lâu càng tốt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trưa ngày 18/3, Chuẩn tướng Phạm Văn Tất điều liên đoàn 25 biệt động quân đang làm nhiệm vụ cản hậu vượt lên trước cùng với lữ đoàn 2 thiết kỵ mở cuộc công kích cuối cùng để mở đường. Cũng thời điểm đó, các đơn vị pháo binh của trung đoàn 675 bắt đầu pháo kích các vị trí đóng quân tạm thời của QLVNCH trong thị xã Cheo Reo và 3 trung đoàn bộ binh Quân Giải phóng bắt đầu tấn công. Trong sự hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại tình hình và tổ chức kháng cự của các vị chỉ huy QLVNCH trở nên vô vọng.
17 giờ chiều, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất nhận được lệnh phá bỏ tất cả các chiến cụ nặng. 17 giờ 30, một chiếc HU-1A vượt qua làn đạn phòng không của đối phương hạ cánh xuống sân trường tiểu học Phú Bổn để đưa tướng Tất và Đại tá Hoàng Thọ Nhu (tỉnh trưởng Pleiku) về Nha Trang.. Đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3, các đơn vị QLVNCH bị vây tại Cheo Reo chấm dứt kháng cự. Chỉ có thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân về được đến Củng Sơn với ít thiệt hại, thương vong nhất. Trên đường về Tuy Hoà, họ phải dừng lại tại sông Ba bốn ngày để chờ công binh thiết lập lại bến phà. Cuối cùng, các đơn vị này về đến Tuy Hòa ngày 25 tháng 3 năm 1975..
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển, đảo lộn cả thế trận của QLVNCH khiến cho QLVNCH thực sự hoảng sợ và hỗn loạn. Phía Quân Giải phóng đã tận dụng thế trận này chiếm hết toàn bộ vùng cao nguyên, cắt những quân khu miền trung của VNCH ra làm đôi.. Điều này khiến cho chiến thắng đến với QGP với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Theo báo Nhân dân: "Chiến dịch Tây Nguyên thực sự là đòn điểm huyệt quân đội Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975...mở đầu cho sự cáo chung của
Đại tướng Cao Văn Viên nhận xét: "Cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên là một thất bại chiến lược về phương diện quân sự. 75% lực lượng của Quân đoàn 2, gồm sư đoàn 23, biệt động quân, thiết kỵ, pháo binh, truyền tin và công binh bị hao tổn chỉ trong 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột cũng bị thất bại vì Quân đoàn không còn quân. Quân Giải phóng chiếm được Kon Tum và Pleiku không tốn một viên đạn".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Theo các nhà bình luận quân sự phương Tây, thất bại trong của cuộc rút lui của Quân đoàn II QLVNCH trên đường số 7 kèm theo những tổn thất rất nặng nề cả về quân sự và dân sự. Ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đã bị bắt sống hoặc đào ngũ. Cơ quan CIA tại Sài Gòn nhận xét rằng chỉ cần một sư đoàn rút về được đến ven biển với tổn thất tối thiểu cũng đã là một sự may mắn. Số tài sản quân sự gồm xe tăng M48 Patton, xe bọc thép M-113, đại bác M-107 175 mm, đại bác HM-3 155 mm, đại bác HM-2 105 mm bị phá hủy hoặc rơi vào tay Quân Giải phóng lên đến con số hàng nghìn.
Phía Quân Giải phóng cho biết chỉ trong tám ngày cuối chiến dịch, đã loại khỏi vòng chiến 28.514 sĩ quan và binh sĩ QLVNCH, trong số đó có 4.502 chết hoặc bị thương, 16.822 người bị bắt làm tù binh, có 779 sĩ quan từ chuẩn úy đến Chuẩn tướng; chỉ có 7.190 người được thả. Quân Giải phóng chỉ tổn thất 56 người chết và hơn 100 người bị thương khi đánh chặn ở Cheo Reo - Củng Sơn
Theo tính toán của Hoa Kỳ, sự tổn thất vượt quá mọi sự đo lường. Trong số 60.000 quân rút chạy thì chỉ có 20.000 về đến đích và hầu như không còn sức chiến đấu. Trong số 7.000 lính biệt động quân chỉ còn 700 đến đích. Sau trận Buôn Ma Thuột và cuộc rút lui thảm họa trên đường số 7, Quân đoàn II không còn tồn tại như là một lực lượng chiến đấu tương xứng với quy mô của nó nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nguyên nhân thất bại của VNCH
Nguyên nhân thất bại của VNCH xuất phát trước hết
từ việc mất hết bình tĩnh khi đánh giá tình hình của Nguyễn Văn Thiệu. Nếu như trước đây, ông đã quá tin vào cơ quan tình báo quân đội nhưng đến khi bị gài thế về quân sự quá chặt, không kịp trở tay gỡ ra thì lại quay ra mất tin tưởng hoàn toàn vào tình báo quân đội.
Từ khi Buôn Ma Thuột thất thủ, thái độ của Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho cơ quan này mất sự tự tin và bản thân ông ta cũng coi cơ quan tình báo quân đội có cũng như không cho đến tận phút chót của cuộc chiến. Việc mất lòng tin vào cơ quan tình báo quân đội và kể cả vào CIA đã dẫn đến những sai lầm chiến lược quân sự của Nguyễn Văn Thiệu và ông ta đã bỏ ngoài tai những lời bàn thảo hợp lý của các tướng lĩnh, kể cả Đại tướng Cao Văn Viên để rồi tự mình định đoạt mọi chuyện..
Khi Thiếu tướng Phạm Văn Phú khăng khăng đòi tăng quân để bảo vệ Tây Nguyên thì ông Thiệu đã đặt ra cho tướng Phú hai lựa chọn: hoặc là thi hành lệnh, hoặc là bị thay thế và ngồi tù để người khác thi hành lệnh. Và đương nhiên, tướng Phú chọn giải pháp chấp hành.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc thất thủ ở Tây Nguyên là sự quá tin tưởng của Nguyễn Văn Thiệu vào sự chi viện trực tiếp bằng quân sự của Hoa Kỳ. Trong khi cả Quân đoàn II của tướng Phú đang phải vật lộn sống chết trên đường số 7 và mặc dù biết rằng "nội một vài ngày tới, tình hình sẽ trầm trọng hết sức mau lẹ" nhưng ông vẫn hy vọng vào việc "đặt với Hoa Kỳ câu hỏi "yes or no" (có hay không) buộc họ phải dứt khoát có muốn giúp hay không". Trong khi đó thì lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jame Schlesinger sau khi được tin Phước Long thất thủ và lời an ủi của Thứ trưởng William Clement đã chứng tỏ phần nào việc Hoa Kỳ không muốn dính líu trở lại về quân sự tại Việt Nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nguyên nhân thứ ba làm cho việc thất thủ Tây Nguyên của QLVNCH là họ muốn một cuộc rút quân có tổ chức, có chỉ huy, có giữ bí mật nhưng chính sự yếu kém về tổ chức và tính linh hoạt khi xử lý các tình huống đã làm hại họ. Lực lượng đông, binh khí kỹ thuật nhiều nhưng lại kéo dài đội hình trên đường độc đạo nên khó tránh được ùn tắc. Đoàn quân này lại kéo theo cả hàng vạn thường dân, trong đó quá nửa là gia đình các sĩ quan, binh sĩ và công chức, rất khó tránh khỏi rối loạn khi gặp tình huống bất ngờ. Hy vọng duy nhất có thể trông cậy được là tính bất ngờ thì chỉ sau hai ngày cũng không còn. Khi bị đối phương chặn đánh quyết liệt thì sự tan rã không phải là điều khó hiểu. Báo cáo tường trình về cuộc rút quân khỏi Tây Nguyên của Bộ tư lệnh Quân đoàn II trình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ghi nhận: "Cuộc hành quân dự trù không có áp lực của đối phương; nhưng khi thực thi đã gặp áp lực nặng nề làm cho chỉ huy lúng túng không sao đối phó được".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến thất bại ở Tây Nguyên năm 1975 của QLVNCH là yếu tố tinh thần. Cuộc chiến kéo dài dai dẳng nhiều năm làm cho tinh thần binh sĩ sa sút. Sự bi quan trong các sĩ quan chỉ huy còn tăng thêm khi ngoại trưởng Trần Văn Lắm từ Hoa Kỳ trở về thông báo khả năng Mỹ tăng thêm viện trợ gần như không còn và phái đoàn của Quốc hội Hoa Kỳ cũng không hứa hẹn gì trong cuộc đi thăm chính thức hồi tháng 2 năm 1975. Khi rút quân, phần lớn các sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đem theo cả gia đình. Lúc lâm trận, không ít người đã bỏ đi tìm người nhà thay vì xông ra giao chiến; và lòng trung thành của họ với gia đình nhiều hơn là với cấp chỉ huy đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần chiến đấu của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_13 (1).jpg

Nhiều người tị nạn đổ ra khỏi thị trấn quận lỵ Tri Tâm của quận Khiêm Hanh (Tây Ninh) vào Thứ Năm, ngày 13 tháng 3 năm 1975, đi về phía nam đến các phòng tuyến của chính phủ Nam Việt Nam. Thị trấn này, cách Sài Gòn 40 dặm về phía tây bắc, đã bị quân Bắc Việt tràn ngập vào hôm thứ Tư 12/3/1975.
Sài Gòn 1975_3_13 (2).jpg

Một chiếc xe bọc thép của Nam Việt Nam chở quân trên tàu chở những người tị nạn chạy trốn khỏi thị trấn Trí Tâm, quận Khiêm Hanh, Tây Ninh vào Thứ Tư, ngày 13 tháng 3 năm 1975, bị Quân Giải phóng tràn qua. (Ảnh AP / Đặng Vạn Phước)
 

ExclMan

Xe điện
Biển số
OF-366697
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
3,579
Động cơ
106 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thớt đánh nhau giờ không nóng nữa, Offer giờ yêu chuộng hòa bình hơn xưa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_14 (1).jpg

14-3-1975 – một gia đình tị nạn chạy trốn chiến sự đang hoành hành trong và xung quanh thị xã Ban Mê Thuột. Khoảng 20.000 người tị nạn đã rời thị xã này trong tuần qua. Ảnh: AP Photo/Hoàng)
Sài Gòn 1975_3_14 (3).jpeg

14-3-1975 – người tị nạn bỏ chạy khỏi thị trấn Tri Tâm, quận Khiêm Hanh, Tây Ninh (cách Sài gòn 40 dặm về phía tây bắc) vừa rơi vào tay quân đội Bắc Việt Nam. (Ảnh: Đặng Văn Phước / AP)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_15 (1).jpg

15-3-1975 – Những người lính miền Nam Việt Nam chuẩn bị lên máy bay trực thăng tham gia Trận chiến Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên vào ngày 15 tháng 3 năm 1975. Ảnh: AP Photo/Nick Ut
Sài Gòn 1975_3_15 (3).jpeg

15-3-1975 – một cậu bé cõng em trai trên lưng cùng gia đình chạy trốn chiến sự tại Pleiku. Lo ngại Bắc Việt Nam tấn công, khiến Nam Việt Nam phải “tuỳ nghi di tản” rút Sở chỉ huy Quân khu từ Pleiku về Tuy Hoà và Đại sứ quán Hoa Kỳ đã sơ tán gần như tất cả người Mỹ khỏi khu vực. (Ảnh AP)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_16 (2).jpg

16-3-1975 – Xe cộ và người tị nạn đi bộ trên Quốc lộ 21 về phía đông của Ban Mê Thuột đang bị bao vây trong cuộc chạy trốn khỏi cuộc giao tranh tại thành phố trọng điểm này ở Tây Nguyên. Ảnh: Nick Ut
 

Dani2019

Xe máy
Biển số
OF-729042
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
91
Động cơ
74,735 Mã lực
Kế hoạch rút quân của Quân đoàn II QLVNCH không quá bất ngờ đối với Quân Giải phóng. Bất ngờ duy nhất mà Tổng thống Thiệu và tướng Phú tạo ra được là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh.
Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đã qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin QLVNCH bắt đầu rút khỏi Pleiku và Kon Tum. 20 giờ tối 16 tháng 3, lệnh truy kích mới được ban bố. Tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 (sư đoàn 320 QGP) là đơn vị đầu tiên được điều động đã hành quân cắt rừng suốt đêm để lập một chốt chặn ở phía Nam thị xã Cheo Reo. Theo sát họ là đội hình chính của trung đoàn 64 hành quân trên 110 xe ô tô các loại được huy động. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã có ngay một kế hoạch chặn đánh trên đường số 7, sử dụng toàn bộ sư đoàn 320, tiểu đoàn xe tăng 2 (trung đoàn 273), trung đoàn pháo binh 675, trung đoàn cao xạ 593 và hai tiểu đoàn quân địa phương ở Phú Yên..
Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của thiết đoàn 19 và liên đoàn 6 biệt động quân QLVNCH đã chạm súng với tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 Quân Giải phóng Việt Nam tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km về Đông đông Phú Bổn. Đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo. Từ chiều tối 17 đến sáng 18 tháng 3, Chuẩn tướng Tất sử dụng liên đoàn 7 biệt động quân với sự yểm họ của không quân, pháo binh và thiết giáp liên tục công kích nhổ chốt, vu hồi bọc chốt để mở đường nhưng đều bị đẩy lùi. Sáng 18 tháng 3, toàn bộ trung đoàn 64 (sư đoàn 320A Quân Giải phóng) đã triển khai xong các chốt chặn tiếp theo phía hạ lưu đèo Tuna; trung đoàn 48 (thiếu) của sư đoàn này và trung đoàn 9 (sư đoàn 968) đã bao vây Cheo Reo từ ba mặt..

Người bạn học phổ thông với em, tên là Lê Quốc Minh, vốn là sinh viên Đại học Lâm nghiệp, nhập ngũ, kể cho em rằng chỉ có chạy bộ luồn rừng với vắt cơm mấy ngày liền mới gặp đoàn quân tháo chạy này ở Củng Sơn (cách Tuy Hoà 45 km), một số xe chậm chạp qua cầu phao bé tý, còn đa số xe cộ và người ngổn ngang trên đường
Nhân mạch chuyện của cụ Ngao về cuộc tháo chạy của Quân Đoàn 2 VNCH, em xin phép hầu chuyện các cụ về chuyến di tản của đại gia đình nhà em trong thời điểm ấy.

Vào tháng 3/1975, đơn vị của ba em trực thuộc BTTM VNCH đóng tại Pleiku được lệnh di tản. Bằng mối quan hệ+ tiền vàng thì ba em đưa được gia đình nhà em+ 1 gia đình hàng xóm thân thiết tổng cộng mười mấy người vào danh sách di tản bằng máy bay( nếu đúng suất thì chỉ có ba em được đi vì ba em chỉ là lính kiểng ở văn phòng). Chuyến đầu tiên đi suôn sẻ có cô chú em + nhà hàng xóm trực thăng bốc bay vào Nha Trang rồi tiếp tới TSN, vào SG ở trong trại tế bần nằm trong Việt Nam Quốc Tự.
Chuyến tiếp có ông nội và ba em thì ông nội không chịu đi do ông bảo ông già rồi. Ba em ở lại thuyết phục ông đổi ý rồi chờ điều máy bay khác từ Nha Trang vào. Lúc này phi trường bị pháo kích nát hết phi đạo nên phi công không dám vào mà đậu trên một bãi đất trống gần đó. Khi ba và ông em tới thì có 1toán lính biệt động ôm lựu đạn chờ sẵn lên máy bay, doạ không cho lên sẽ cho nổ chết cùng. Phi công sợ quá cho bay mất nên ba và ông em đành về theo đường bộ xuyên rừng đi về hướng Phú Bổn (Ayunpa). Ngày ngủ đêm đi nhìn theo sao trên trời, ăn lá cây uống nước suối. Trên đường đi, ba em gặp 1 anh lính thương bình VNCH đi nạng, sau lạc mất khi nghe tiếng súng sợ chạy tán loạn. Tội nhất là ba em gặp 1 cô gái tầm 16-17t theo gia đình chạy nạn từ Kon Tum bị bỏ lại nằm trên đường vì kiệt sức. Ba em kể khi gặp cô gái gần như trần truồng, gan bàn chân đỏ au lột hết da dùng vải quấn lại rách bươm. Cô gái đòi theo mà ba em còn ông nên cho uống nước rồi đành để cổ lại đi tiếp. Đi khoảng 10-15 ngày thì gặp một làng dân tộc có đơn vị bộ đội đóng ở đó, họ cho gạo muối rồi ba em không đi nữa mà quay về. Ông em 1 tháng sau thì mất có lẽ 1 phần do chuyến đi này.

Nhà mẹ em thì di tản theo kiểu dân sự chạy theo đoàn lính, đi được một đoạn nghe tin bị chặn đánh ngay cầu (em không nhớ rõ) đồn người chết rất nhiều nên quay về. Sau này em hỏi tại sao mọi người lại chạy nếu ở lại thì không có chuyện gì. Mọi người bảo do tuyên truyền của bên VNCH nên sợ quân giải phóng vào.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,018
Động cơ
248,611 Mã lực
Tuổi
51
Em nhận xét là kỹ năng quản lý điều hành của các tướng lĩnh VNCH quá kém. Nếu em ko lầm thì đa số bọn họ đi lên từ lính trơn, gặp may mắn mà lên cấp như diều chứ chiến công trận mạc ko có bao nhiêu ! Có vẻ như đa số nhân tài đã đi theo Việt Minh trước đó và là *** sau này !
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
690
Động cơ
236,883 Mã lực
Tuổi
27
Cái kiểu kỵ binh bay :) trực thăng vận này tuy rất cơ động nhưng nó cần khả năng hậu cần cực kỳ khổng lồ tốn kém. Đấy là kiểu của bọn nhà giàu, đến ngày nay vẫn không có nhiều nước có thể tổ chức quân đội như vậy. Mấy anh VNCH có 2 năm tập cai sữa và chắc cũng nhìn trước được cái kiểu đánh như vậy với tự lực mình thì kiệt quệ xụp đổ chỉ là vấn đề thời gian sớm muộn. Nhưng hình như các bố còn chẳng có kế hoạch nào để cải tiến hay thay đổi tình trạng đó để thích nghi với cái túi tiền đã teo tóp, từ trên xuống dưới mặc kệ vẫn trông vào bọn Mẽo. Có vẻ tầm nhìn và khả năng nhận định thời cuộc vẫn là vấn đề chung của người V ta ngay cả vài năm sau đó chứ không chỉ của bên QG.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top