Em nhặt được cái này trên mạng về GS Đặng PhongPhải để ý rằng tư tưởng quân sự của Việt nam cũng là du kích, quy mô nhỏ, vận động... Tất cả những điều này, cộng thêm nhân tố quản lý là con người thiếu trình độ ko chỉ về KHKT mà còn cả về quản lý, lại bất hợp tác và không tin tưởng trí thức, nên xã hội càng khó có động lực phát triển.
Các quốc gia đều phát triển nhờ chuyển giao tính kỷ luật quân đội sang kỷ luật công nghiệp, quản lý sản xuất dựa trên tiêu chuẩn và phương thức quản lý của quân đội chuyển giao. ISO9000 là gì nếu không phải là của quân đội tư bản?
Vậy bản chất của quân sự Việt nam là gì? có đáng để thần thánh hóa đến mức vậy không? Một quân đội mà không có nền tảng nghiên cứu, hoặc đơn giản là chuyển giao KHKT để tự sản xuất vũ khí, chỉ cải tiến và tìm hiểu cách thức sử dụng dẫn tới 1 xã hội dân sự cũng không biết nghiên cứu và sản xuất, chỉ giỏi mua bán thành phẩm về lắp ghép, sử dụng. Nhìn OF này thì đủ biết tỷ lệ biết chế ra cái vỏ nhựa Samsung được mấy người, nhưng lướt of, fb, chém gió thì siêu thuần thục.
Vẫn chưa nhận thấy có điểm gì hay trong các đánh giá của ông ĐP. Mới chỉ thấy tổng hợp và tóm tắt các sự kiện. Phải chăng cuốn sách này chỉ tóm tắt sự kiện và phân tích khái quát, không chỉ ra hướng đi tiếp theo?
-------
Một điều có thể quả quyết là từ trước tới nay chưa ai đầu tư nhiều thời giờ và cố gắng cho lịch sử kinh tế Việt Nam bằng anh. Người ta nể sức viết của Đặng Phong nhưng ít ai biết rằng để viết ra những công trình đồ sộ đó anh đã phải bỏ ra một thời giờ nhiều lần lớn hơn để sưu tập tài liệu. Một lần anh nói “Thời giờ bỏ ra tìm và đọc tài liệu gấp mười lần thời giờ ngồi viết”.
Nhưng tại sao Đặng Phong lại bỏ thì giờ và công sức sưu tập tài liệu kinh tế như vậy, kể cả những tài liệu không còn một giá trị thời sự nào, và thực ra cũng không hề có một giá trị kinh tế nào ngay khi chúng xuất hiện? Lý do hiển nhiên là nghề nghiệp, Đặng Phong là giáo sư kinh tế, hơn thế nữa còn là trưởng khoa kinh tế, anh cũng làm việc cho Viện Kinh Tế Việt Nam. Nhưng đó không phải là lý do chính. Lý do chính là danh nghĩa “nghiên cứu lịch sử kinh tế” cho phép anh tìm kiếm một cách dễ dàng những tài liệu được giấu giếm một cách cẩn mật và cũng cho phép anh viết và công bố những điều cấm kỵ đối với người khác.
Anh hầu như được tự do, sách của anh chứa đựng những điều không thể tìm thấy nơi khác. Điều mà Đặng Phong thực sự tìm để công bố là lịch sử cận đại. Lịch sử kinh tế chỉ là một lý cớ. Thí dụ, chính anh đã đưa ra một thống kê đầy đủ và chi tiết về đợt Cải Cách Ruộng Đất, trong đó có con số 172.008 nạn nhân. Khi đưa tặng tôi bộ Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam, Đặng Phong nói: “Trước hết phải đọc chương 3, những chương khác bao giờ có thì giờ thì đọc, mà không đọc cũng không sao vì chỉ có tác dụng tăng cường những nhận định mà anh em mình đã có rồi”. Chương 3 chính là chương nói về cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trong cuốn 5 Đường Mòn Hồ Chí Minh xuất bản gần đây Đặng Phong đã đưa ra một thống kê chi tiết về các nguồn viện trợ khổng lồ của khối XHCN cho Bắc Việt Nam, trong đó có số lượng hơn bốn triệu khẩu súng cá nhân được chuyển từ Bắc vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh. Những tài liệu khác trong cuốn sách này cũng cho thấy những phương tiện áp đảo, quân sự cũng như tài chính, của Hà Nội so với Sài Gòn trong những năm cuối cùng. Đặng Phong chỉ viết lịch sử kinh tế như là một phần của lịch sử, để trả lại sự thật cho lịch sử, để chuẩn bị viết lịch sử thực sự.
Những năm gần đây anh còn tìm được một cách đóng góp khác. Không hiểu bằng cách nào anh trở thành rất thân với thủ tướng Võ Văn Kiệt. Anh giải thích: “TT có tiếng nói và muốn nói, mình có những điều cần nói nhưng khó nói và nếu nói được cũng không có tác dụng bằng nếu TT nói. Đó là một hợp đồng”. Ít ai biết rằng những bài viết và nói trong những năm cuối đời của TT Kiệt đều là của Đặng Phong.