[TT Hữu ích] Tư liệu: Tư duy kinh tế 1975-1989

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez, Nobel Văn học 1982 đã từng đến VN năm 1979 và viết bài về VN thời kỳ đó. Bài viết này không được phổ biến ở VN, gần đây được một nhà văn VN đào mộ vớ được.

Nguồn: MXH

Lần đầu tiên công bố: Phóng sự: “Việt Nam nhìn từ bên trong” của G. Márquez, viết sau chuyến thăm Việt Nam tháng 7-1979

Nhà văn Gabriel Garcia Marquez cùng với vợ và hai người con trai đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 7/1979. Trong gần một tháng ở Việt Nam, ông đã đi thăm nhiều nơi, gặp gỡ nhiều giới chức và người dân ở các địa phương tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Tại Hà Nội ông tiếp xúc với Hội Nhà văn Việt Nam, làm việc với Bộ ngoại giao và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và nói chuyện thân tình.

Sau chuyến đi ấy, trở về Mexico, nơi ông định cư từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, Marquez đã viết thiên phóng sự dài "Việt Nam nhìn từ bên trong" (Vietnam por dentro) đăng trên báo Proceso. Bài phóng sự đó của Marquez viết về tình hình Việt Nam thời kỳ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là thời gian mà Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, chuyện về người ra đi bằng thuyền đang là vấn đề nổi cộm trên truyền thông quốc tế lúc đó. Nhưng Marquez, vốn là một nhà báo bậc thầy giàu kinh nghiệm, nên ông có cách tiếp cận và xử lý thông tin một cách khách quan và cân bằng đối với đề tài nhạy cảm ấy.

Vào thời điểm đó, Marquez đã là nhà văn có tên tuổi với những tác phẩm được thế giới biết đến như "Mùa lá rụng" (La hojarasca-1955), "Ngài đại tá chờ thư" (El coronel no tiene quien le escriba-1957), "Giờ xấu" (La mala hora-1961), "Trăm năm cô đơn" (Cien años de soledad-1967), "Mùa Thu của trưởng lão" (El otoño del partriarca-1975). Tuy vậy ở Việt Nam lúc bấy giờ, hình như ngay cả các nhà văn cũng chưa ai đọc và hiểu được tầm vóc của người sẽ nhận giải Nobel văn chương ba năm sau đó (1982)".

Phạm Mạnh Hào dịch từ: The Vietnam Wars. Translated from the Spanish by Gregory Rabassa By Gabriel García Márquez.

Việt Nam nhìn từ bên trong

Đấu tranh để giành lại đất nước bị tàn phá, Việt Nam lại phải đối mặt với một Trung Quốc thù địch và sự đe dọa từ kẻ thù ở bên trong.

Loại thuốc đắt nhất ở Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái là thuốc chống say sóng. Các hiệu thuốc bình thường bán hơn 1 USD cho vỉ 12 viên đã hết sạch loại thuốc này và chúng bắt đầu xuất hiện trên thị trường chợ đen với giá 5 USD một vỉ. Mặc dù thế, chúng vẫn không phải là thứ thiết yếu đắt nhất hay khó tìm được nhất để bỏ trốn khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu bất hợp pháp. Tại thành phố Hồ Chí Minh – hay Sài Gòn trước đây – bất cứ ai muốn đi vào bất cứ lúc nào chỉ cần có đủ tiền để mua suất và sẵn sàng đối mặt với rủi ro lớn.

Phần dễ nhất trong kế hoạch là liên hệ với những người tổ chức. Trong nhiều ngõ hẻm của khu Chợ Lớn, nơi mà bất cứ thứ gì trên thế giới đều có thể mua bán được bằng tiền, thứ duy nhất miễn phí là thông tin về các thuyền bí mật. Tiền phải được thanh toán ngay, bằng vàng và tỷ lệ quy đổi dựa theo độ tuổi, thời gian và nơi đến. Trẻ em dưới 5 tuổi không phải trả gì cả. Đối với trẻ từ 6 đến 16 tuổi, để bắt đầu chuyến đi, giá là 3,5 ounce vàng. Đối với người từ 19 tuổi đến 99 tuổi, giá là 6 ounce vàng. Ngoài ra họ còn phải hối lộ 5 ounce vàng cho các quan chức cung cấp giấy thông hành giả di chuyển trong nước.

Tình hình ở thành phố Hồ Chí Minh lúc đó, cũng như trên toàn miền Nam sau thống nhất, là hỗn loạn. Số Hoa kiều, con số khoảng trên 1 triệu người, đều trong tâm trạng hoảng sợ bởi vì mối đe dọa về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Những người thuộc chế độ cũ và giai cấp tư sản từng mất hết mọi đặc quyền vì thay đổi xã hội chẳng còn muốn gì hơn là trốn đi với bất cứ giá nào. Chỉ những ai có bản lĩnh chính trị vững vàng và số này là không nhiều trong một thành phố đã bị Mỹ chiếm đóng nhiều năm, là ở lại. Còn đa phần sẵn sàng trốn đi ngay cả khi không biết số phận của họ ra sao.

Dĩ nhiên thì một cuộc tháo chạy quy mô như vậy không thể diễn ra nếu không có một tổ chức lớn với những mối liên hệ từ bên ngoài. Và dĩ nhiên, không thiếu sự đồng lõa của nhiều quan chức. Cả hai điều này ở miền Nam là dễ dàng, nơi cánh tay quyền lực của nhân dân chưa thể ngăn chặn thành công những tàn dư từ chế độ cũ. Những người giỏi nhất thì đã bị giết hại trong Chiến dịch Phượng Hoàng và miền Bắc lúc đó chưa đủ điều kiện để bổ sung lượng nhân lực đang rất thiếu này.

Tuyến đường trong các cuộc di tản, càng xa càng tốt, ban đầu được 5 tổ chức chính tiến hành ở những cảng cá phía cực nam và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi công an rất khó kiểm soát. Những tay môi giới liên hệ với khách đi trước đó đưa họ lên những bãi biển có tàu neo đâu. Ngoài giấy thông hành giả, nhiều người không mang theo hành lý gì ngoài quần áo đang mặc và ít thuốc chống say sóng. Nhưng phần lớn họ đều đi theo gia đình và tài sản của họ là những thỏi vàng, viên đá quý.

Chuyến đi tới các cảng cá bí mật đều xa và nguy hiểm, đặc biệt cho trẻ em, và chẳng có gì là đảm bảo thành công nếu như họ bị quân đội bắt giữ hoặc tệ hơn cả là những tên cướp đường.

Nhìn chung, tàu di tản đều là những thuyền đánh cá (bằng gỗ) chỉ dài khoảng 24m. Sức chứa tối đa của chúng là 100 người nhưng các thuyền đều có trên 300 người, giống như con cá sardine bị lèn trong hộp. Phần lớn là trẻ em em dưới 12 tuổi. Nhiều người may mắn tránh được lực lượng tuần tra, thời tiết xấu và thậm chí là bão, nhưng không một ai có thể thoát khỏi các vụ tấn công của cướp biển ở biển Đông.

Đó là một thực tế tàn khốc và cấp bách, và nó không chỉ nhận được sự quan tâm của các tổ chức nhân quyền mà còn cả thế giới. Nhưng những vấn đề chính trị do Mỹ tạo ra càng làm vấn đề thêm rối rắm và việc tìm giải pháp cho thuyền nhân Việt Nam lúc đó là không thể.

Làn sóng di tản bắt đầu vào tháng 4 năm 1975 khi Mỹ kết thúc sự hiện diện tại Việt Nam và bỏ mặc đồng minh không còn được che chở - bất chấp lời hứa sẽ đưa đi gần 250.000 người. Quân đội và lực lượng cảnh sát chế độ cũ, những điệp viên và đao phủ, cũng như những kẻ giết người trong chiến dịch Phượng Hoàng, đã chạy khỏi đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đối mặt sau giải phỏng không phải những tội phạm chiến tranh mà là lực lượng tư sản của miền Nam. Phần lớn lực lượng này là Hoa kiều. Trong số 1,5 triệu người Hoa sinh sống ở Việt Nam trong chiến tranh, hơn 1 triệu người tập trung ở Chợ Lớn. Chợ Lớn có nghĩa là chợ to và vì thế, cái tên này không có gì là ngẫu nhiên cả. Đó là một vùng riêng của chủ nghĩa tư bản giàu có giữa một trong những đất nước nghèo khổ nhất thế giới, với mọi hoạt động tiêu pha chỉ diễn ra về đêm và ở mọi trò giải trí. Tại đây có những sòng bài, ổ thuốc phiện, các nhà thổ - sau giải phóng thì tất cả đều bị cấm.

Nhiều thương nhân giàu có cố thoát đi cùng với số tài sản của họ trong những ngày đầu giải phóng hỗn loạn nhưng đa phần vẫn ở lại Chợ Lớn, làm giàu bằng cách buôn bán những hàng thiết yếu. Tại khu vực này gần như độc quyền về vàng, kim cương và ngoại tệ, và hầu hết những mặt hàng nhập khẩu mà người Mỹ để lại đã biến mất khỏi Chợ Lớn. Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi thu mua toàn bộ lúa thu hoạch. Lương thực về sau xuất hiện trên chợ đen, giá cao như kim cương. Trong khi những người Việt Nam còn lại trải qua tình trạng thiếu lương thực, ở khu vực của người Hoa, mọi người có thể kiếm bất cứ thứ gì cho cuộc sống dễ chịu và biến Sài Gòn giống như một thiên đường nhân tạo trong thời kỳ chiến tranh.

Đến tháng 3 năm 1978, gần như mọi trao đổi vàng và ngoại tệ ở Việt Nam đều nằm ở quận Babylonic -tức vùng Chợ Lớn, và chính phủ cuối cùng quyết định chấm dứt sự vô lý này. Đầu năm 1978, quân đội và công an đã phá hủy một số lượng lớn mạng lưới đầu cơ tích trữ và nhà nước nắm giữ buôn bán lương thực. Không quyết định khởi tố nào được đưa ra nhằm chống lại những kẻ đầu cơ, thay vào đó chính quyền trả tiền cho số hàng của họ.

Mặc dù thế, nhiều người vẫn muốn trốn đi và việc người Hoa bị xem là tư sản, là Trung Quốc, càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ thù của Việt Nam xuyên tạc hiểm độc, nguyên nhân là vì vấn đề giai cấp và không cùng giống nòi. Cho đến thời điểm này, con số trung bình các chuyến vượt biên bất hợp pháp là 5000 người mỗi tháng, trong đó có nhiều người Việt Nam và người gốc Trung Quốc. Sau khi cải tạo công thương nghiệp tư doanh, quốc hữu hóa, số người di tản bắt đầu tăng. Cùng thời, số người Hoa trốn đi cũng tăng. Đến cuối năm 1978, 20.000 người đã di tản. Cuối cùng, chiến tranh với Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979 nổ ra, sự thôi thúc ra đi đã trở thành cơn hoảng sợ.

Trong mớ hỗn độn đó, số cuộc ra đi trái phép bằng thuyền từ Việt Nam đã đạt tới con số 13.400 người vào tháng 3, 26.600 trong tháng 4, 51.100 người trong tháng 5 và 54.900 người trong tháng 6. Đến tháng 7-1979 thì thuốc chống say sóng hết sạch. Vào thời điểm đó, 164.550 người đã đến những nước láng giềng, chủ yếu Thái Lan, Hong Kong và Indonesia. Có bao nhiêu người chết trên biển không ai biết rõ, một phần vì cũng chẳng ai biết được đã có bao nhiêu người rời Việt Nam.

Trong khoảng thời gian này, chiến dịch truyền thông chống lại Việt Nam đã đạt tới tầm cỡ một scandal thế giới, dựa trên giả thuyết rằng chính phủ đã trục xuất kẻ thù của họ và buộc họ lên những chiếc thuyền đánh cá nguy hiểm. Thực ra, Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận với Cao ủy Liên hiệp quốc về những cuộc ra đi có sắp xếp. Một trong những điều kiện của Liên hiệp quốc là yêu cầu visa cư trú ở nước nhập cảnh và đây là một giải pháp quan liêu trong tình thế cấp bách vào lúc đó. Bởi vậy, khi những yêu cầu này là vô vọng, cách tốt nhất để ra đi là ra đi bất hợp pháp.

Tôi đã qua Hong Kong vào cuối tháng 6. Tình hình Biển Đông lúc này đang sôi sục. Chính phủ Malaysia thông báo ý định của họ là sử dụng vũ lực ngăn cản tàu thuyền xâm phạm lãnh hải của nước này. Vùng biển của Singapore cũng được tuần tra gắt gao. Một khách du lịch trên chiếc phà tới Macao chỉ để ngắm nhìn đường phố cho nguôi nỗi nhớ Bồ Đào Nha có đi ngang qua những con đường ở chỗ nước đọng của vịnh và đã nhìn thấy nhiều con tàu đầy người hấp hối mà hải quân Anh lai dắt về Hong Kong. Chính quyền Thái Lan thì tuyên bố nước này tràn ngập làn sóng người di tản từ khắp nơi vượt qua biên giới. Bangkok trở thành trung tâm tin tức của thế giới và hành lang của các khách sạn chật cứng phóng viên cùng máy ảnh và thiết bị truyền hình.

Theo thống kê của Liên hiệp quốc, có 140.297 người di tản ở đó: 116.422 từ Lào, 12.595 từ Campuchia và chỉ có 11.277 từ Việt Nam. Tuy nhiên, báo chí Thái Lan đã đưa tin không chính xác khi cho rằng số người di tản này đều từ Việt Nam và rằng, chính phủ Việt Nam nhận khoản phí chính thức vào khoảng 4.000 USD để người di tản được phép ra đi. Sau tháng 2-1979, khi làn sóng di tản lên đến đỉnh điểm, báo giới đưa tin Hoa kiều bị ngược đãi tồi tệ nhằm trả đũa cho sự xâm lược của Trung Quốc. Những bức ảnh kinh hoàng được công bố; những người bị đắm tàu trôi dạt vào bờ giống như những người di tản từ một trại tập trung. Chúng đều thật: sau nhiều tuần trôi dạt, đói khát, bị cướp biển cướp bóc, những triệu phú của Chợ Lớn đã trở nên nghèo đói như bất cứ người Trung Quốc nào.

Tôi đến Việt Nam chỉ với mục đích là mắt thấy tai nghe, ngay cả vậy thì bản thân tôi cũng thấy rằng, sự thật nằm giữa những thông tin trái ngược nhau. Tuy nhiên thì câu chuyện của người di tản, gần gũi đến thế và thương tâm đến thế, đã trở thành mối quan tâm thứ hai bởi mối quan tâm hàng đầu của tôi là thực tế đáng sợ của đất nước này.

Điều làm tôi ấn tượng nhất ngay từ đầu là sự tàn phá vẫn còn hiện hữu dù cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc cách đó 4 năm. Người Việt Nam không có cả thời gian để quét nhà của họ. Những sân bay dân dụng ngập đầy xác máy bay ném bom và trực thăng. Tất cả những cỗ máy chết người đó đều bị bỏ lại trong cuộc tháo chạy cuối cùng. Từ những con đường cao tốc vắng lặng, người ta có thể nhìn thấy tro tàn của các thị trấn bị bom napalm tàn phá và vùng đất không một bóng người trước đây từng là một cánh rừng, giờ đã trở nên cằn cỗi vì chất độc hóa học. Những con kênh tưới tiêu đan xen tạo nên hình ảnh của một chiếc bàn cờ nhìn từ trên cao giờ không còn tác dụng nữa. Những con sông hiền hòa, bao la mà từ tháng 7 đã đón nhiều cơn mưa lớn giờ chỉ có thể băng qua bằng cầu phà hay những thân cây lớn ghép lại khi toàn bộ các cây cầu lịch sử từ thời Pháp bị phá hủy. Có lẽ, cầu Long Biên là chứng tích duy nhất còn sót lại. Nó đã hứng chịu một số trận bom và được tu sửa lại ngay vì là con đường duy nhất tới Hà Nội từ cửa ngõ phía bắc. Cầu làm bằng thép nên có thể phục hồi và sửa chữa, mang lại cho người ta cảm giác đây là tháp Eiffel nằm bắc ngang qua dòng sông Hồng.

Một cách nào đó thì chiến tranh chưa chấm dứt. Hàng tấn mìn và bom không nổ vẫn còn nằm rải rác khắp đất nước. Không lời cảnh báo, một quả mìn sau bốn năm nằm lại sẽ để lại nhiều hậu quả thương tâm cho những người phụ nữ đang làm đồng khi nước ngập đến hông họ. Trong một trường học, một quả bom dưới lòng đất có thể mang đến cái chết cho nhiều trẻ em ở giờ ra chơi. Một con trâu chạy lung tung và động vào bãi bom, bãi mìn có thể tạo ra những vụ nổ thổi bay cả một ngôi làng. Chỉ tính trong một tỉnh đã có hàng nghìn người thiệt mạng theo cách này sau khi chiến tranh kết thúc.

Người Việt Nam ước tính Mỹ đã thả xuống 14,5 triệu tấn bom trên đất nước của họ, một con số cao gấp nhiều lần số bom thả xuống trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là đòn trừng phạt tàn bạo nhất mà một đất nước phải chịu đựng trong lịch sử loài người. Để ngăn chặn quân du kích Việt Nam trốn trong rừng sâu, máy bay Mỹ đã thả xuống hàng nghìn tấn chất độc da cam và bom cháy khiến 3,33 triệu ha đất cằn cỗi, có lẽ là mãi mãi, và phá hủy hoặc làm hỏng hàng nghìn ngôi làng. Mạng lưới đường sắt quốc gia bị phá hủy, hệ thống tưới tiêu và thoát nước vô hiệu, 1,5 triệu con bò và trâu bị giết, hàng trăm nghìn ha đất nông nghiệp bị tàn phá. Không ngôi trường và bệnh viện nào còn nguyên vẹn.

Không bao lâu sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam còn phải nhận thêm hai tai họa khác: nạn hạn hán năm 1977 khiến mùa màng mất mùa, sau đó là lũ lụt và bão. Nói một cách văn chương thì Chúa đã hoàn tất cơn hủy diệt mà người Mỹ chưa hoàn thành. Hậu quả khiến đất nước kiệt quệ và 53 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ.

Nhìn bề ngoài thì ai cũng có thể thấy được biến động lớn đó. Tuy vậy thì những thiệt hại về vật chất không lớn hay không thể khắc phục được lại là sự rối loạn về tinh thần. Có lẽ đây là khác biệt lớn nhất giữa các tỉnh thành phía bắc, theo chủ nghĩa xã hội hơn 20 năm và miền nam mới được giải phóng được một vài năm. Mặc dù thống nhất nhưng thực tế miền bắc và miền nam giống như hai quốc gia hoàn toàn khác nhau.

Hà Nội dường như chẳng thay đổi gì nhiều kể từ thời Pháp thuộc. Trong tháng 7 oi bức khi tôi còn ở đây, thủ đô của Việt Nam là một thành phố hòa bình và khiến tất cả có cảm giác thời gian luôn dừng ở con số bốn giờ chiều. Mặc dù độ ẩm và không khí ngột ngạt, người ta không cảm thấy họ ở một đất nước nhiệt đới. Ngồi bên những hồ nước thơ mộng, dưới những hàng cây cổ thụ, cuộc sống tại Hà Nội trôi qua lặng lẽ như cuộc sống ở một vùng nông thôn của Pháp. Từ sáng sớm, một nửa trong số gần 2 triệu người dân ra đường bằng xe đạp, vội vã theo một trật tự tự nhiên và không gian chỉ bị khuấy động bởi những chiếc ô tô khiến tất cả phải chú ý mang biển ngoại giao. Xe công vụ có rất ít và quan chức chính phủ, thậm chí một số bộ trưởng, cũng phải đi trên những chiếc xe đạp với một sự khiêm tốn và cảm giác về bình đẳng xã hội khó mà tưởng tượng được.

Sau 6 giờ chiều, thành phố sẽ chìm vào một không gian yên tĩnh. Các gia đình đi ngủ sau những ô cửa tối tăm, một số bởi vì họ đã chạy trốn khỏi đất nước vì lo sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc và không có nhà, số khác bởi vì họ không thể chịu được cái nóng bên trong những ngôi nhà chật ních người. Truyền hình bắt đầu vào lúc 7 giờ: 4 giờ cho các chương trình chính thức, phim tài liệu yêu nước và phim truyện từ các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy thì chỉ có những trận đấu bóng đá mới thay đổi được tính thản nhiên của người Việt Nam và khuấy động đam mê ở họ.

Vào lúc 8 giờ, trong sự im lặng hoàn toàn, người ta có thể nghe thấy tiếng đàn tranh xa xôi đầy bồi hồi. Chỉ có những địa điểm còn mở cửa là các khách sạn cũ từ thời Pháp và một số cửa hàng ăn uống kê được bốn cái bàn nhỏ xíu, nơi chủ quán ngồi chồm chỗm chuẩn bị một ly café lạ với muối và vài quả trứng luộc.

Cách 1126km về phía nam, thành phố Hồ Chí Minh không ngủ cả đêm, giống như sấm rền liên tục. Đó là một thành phố lớn, năng động và nguy hiểm, với gần 4 triệu dân, những người lang thang trên phố nhiều giờ liền bởi vì họ chẳng có gì để làm. Trái với Hà Nội, đây là một cảng miền nam, nơi cuộc sống luôn trong tình trạng hốt hoảng vì người đi xe đạp vô ý trên phố, tiếng động cơ xe máy không thể chịu nổi và tiếng còi ô tô đang cố len lỏi trên con đường đầy người. Chính cảm giác này đã khiến nhà văn Graham Greene tự hỏi Chúa ở đâu trong thành phố quỷ quái này, còn tôi tự hỏi chính phủ có vai trò gì. Thị trường chợ đen bùng phát khắp mọi nơi. Thuốc lá Mỹ, sôcôla Anh và nước hoa Pháp được bày bán đầy trên những chiếc bàn nhỏ khập khiễng ven đường.

Vào chiều tối, thanh niên Sài Gòn tập trung ở quảng trường, ăn mặc theo phong cách Mỹ, nghe nhạc rock và mơ về một thời quá khứ đã trôi qua mãi mãi. Không như các cô gái miền bắc giản dị, nhiều cô gái miền nam biết làm đẹp cho mình bằng phong cách châu Âu. Họ thích nước da sáng, ngay cả khi ăn vận theo phương Đông, và họ biết tán tỉnh là như thế nào. Dưới thời Mỹ chiếm đóng, thành phố không còn giữ được bản sắc văn hóa của mình, trở thành một thiên đường nhân tạo được bao bọc bởi quân đội và sự trợ giúp của Mỹ, của hàng tấn đồ tiếp tế. Người dân cuối cùng tin rằng đây là cuộc sống. Vì thế, chiến tranh kết thúc khiến họ trở nên lạc lõng và xa rời thực tế, để rồi 4 năm sau khi người Mỹ cuối cùng rút đi, họ không thể gượng dậy được.

Cái giá cho sự cuồng nhiệt này là hết sức kinh ngạc: 360.000 người tàn tật, 1 triệu quả phụ, 500.000 gái điếm, 500.000 con nghiện ma túy, 1 triệu người mắc bệnh lao và hơn 1 triệu lính thuộc chế độ cũ, tất cả đều không thể phục hồi trong xã hội mới. Khoảng 10% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị mắc bệnh hoa liễu nặng khi chiến tranh kết thúc và có 4 triệu người mù chữ khắp miền nam.

Vì thế, không có gì lạ nếu tìm thấy trên những con phố nhiều trẻ em lang thang phạm tội. Chúng tự gọi chúng là Hạt bụi cuộc đời (Bụi đời), và xăm những biểu tượng khó hiểu trên cánh tay, ngực và bàn tay: MAMA IS SUFFERING A LOT FOR ME, PAPA COME HOME, THE ONES WHO LOVE ME CAN'T FIND ME (Mẹ đang chịu nhiều khổ đau vì con, bố về nhà, những người yêu con không thể tìm thấy con).

Và cũng không lạ nếu thấy giữa một nhóm người phương Đông xuất hiện những trẻ em với mái tóc nâu vàng, mắt xanh, mũi lõ, da đen, những đứa trẻ sinh ra từ chiến tranh.

Những nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh của Việt Nam bắt đầu ngay sau ngày giải phóng. Ngay khi đất nước thống nhất, việc cải cách hành chính, chính trị và xã hội miền nam bắt đầu được tiến hành. Hệ thống nông nghiệp và giao thông được xây dựng lại nhanh nhất có thể, và nỗ lực cao nhất nhằm đưa miền nam ổn định trật tự.

Một hệ thống trường cấp tốc được thành lập. Y tế xã hội hóa phòng bệnh được tổ chức và quá trình giáo dục gái mại dâm hoàn lương (phục hồi nhân phẩm), trẻ mồ côi và người nghiện bắt đầu diễn ra. Những tội phạm chiến tranh được thử thách và nhiều người đã bị tử hình. Số khác được đưa vào trại cải tạo hoặc ngồi tù. Không có cuộc tắm máu nào cả như phía Mỹ dự đoán. Trái lại, Việt Nam đã nỗ lực giúp quân nhân chế độ cũ và giới tư sản không kinh doanh hòa nhập với xã hội mới. Nhiều việc làm mới được tạo ra để giải quyết công việc cho hơn 3 triệu người thất nghiệp.

Mặc dù thế, nhiều khó khăn lớn và cấp bách vẫn tồn tại với người Việt Nam, bất chấp mọi nỗ lực, sự kiên nhẫn và hy sinh của họ. Sự thật là đất nước thiếu nguồn lực để có thể giải quyết một thảm họa lớn và nhiều vấn đề như vậy. Chiến dịch Phượng Hoàng đã lấy đi của miền nam nhiều nhân tài và thay thế bằng một bộ máy tham nhũng của chế độ cũ. Hơn nữa, tổng thống lúc đó, Gerald Ford, đã không thực hiện lời hứa của nước Mỹ đưa ra trong các thỏa thuận Paris năm 1973 là bồi thường chiến tranh cho Việt Nam hơn 3 tỷ USD trong vòng hơn 5 năm. Chưa kể chính quyền Carter cản trở những nỗ lực của Việt Nam nhằm nhận được cứu trợ của quốc tế.

Đó là thực tế thường ngày mà Việt Nam phải đối mặt vào tháng 8 năm 1979, trong khi báo chí phương Tây kêu ca về số phận của người di tản. Mặc dù thế, ấn tượng tôi có được sau một chuyến đi chu đáo và cẩn thận trong gần một tháng trong nước về nỗi lo lớn nhất của người Việt Nam không phải là các vấn đề về kinh tế và xã hội mà là nguy cơ một cuộc chiến tranh mới với Trung Quốc. Đó là nỗi ám ảnh quốc gia, đến mức thấm nhiễm vào cuộc sống hằng ngày của người dân. Tại sân bay ở Hà Nội, nhiều chuyến bay thường lệ đã bị hoãn lại vài giờ vì bầu trời tràn ngập máy bay MIG diễn tập. Xe đạp và trâu phải nhường đường cho xe tăng. Ở những khu vui chơi vào ngày chủ nhật, giữa đám trẻ con, chim sơn ca và mùi hương hoa, một thế hệ thanh niên đã cảm nhận được tình trạng báo động chiến tranh khẩn cấp. Còn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đi ngủ với vũ khí để bên cạnh người.

Ở biên giới, tình hình còn căng thẳng hơn. Người Việt Nam cho rằng 160.000 người Trung Quốc sống tại đây đã băng qua biên giới trước cuộc xâm lăng và rằng nhiều người đã xâm nhập trở lại Việt Nam nhằm lấy tin tức. Lo sợ mỗi người Hoa là một gián điệp, người Việt Nam đẩy họ ra xa mình. Khi cuộc chiến kết thúc, họ buộc họ phải quyết định giữa việc chọn Việt Nam, sống xa biên giới hoặc rời đất nước.

Nguy cơ về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc đã ăn sâu vào nhận thức xã hội của người Việt Nam đến mức như thể những năm kháng chiến đã tạo nên cho họ một thứ văn hóa chiến tranh. Nó có thể được thấy ở mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày, thậm chí trong nghệ thuật và tình yêu. Ở những trại trẻ mồ côi tại miền nam, trẻ em chào đón khách đến thăm bằng những kiểu chào quân đội, hát những bài ca yêu nước…. Trong các viện bảo tàng, nhiều tác phẩm ra đời từ nguồn cảm hứng chiến tranh, ca ngợi sự dũng cảm và hy sinh. Trong những lễ hội văn hóa, các cô gái xinh đẹp chơi đàn tranh hát những bài hát nói về người lính hy sinh cho tự do. Tiểu thuyết và thơ cũng được viết ra từ những người đã từng đi qua chiến tranh.

Mặc dù vậy, điều làm tôi ngạc nhiên nhất ở người Việt Nam là sự bình thản. Họ luôn có vẻ hạnh phúc, lạc quan và hài hước. "Chúng tôi là những người Latin của châu Á”, một quan chức đã nói như vậy với tôi. Có một lần, một người phiên dịch dịch một câu chuyện kinh sợ cho tôi, trong khi khuôn mặt người đàn ông kể chuyện luôn hiện lên một nụ cười. Tôi phản đối người phiên dịch: "Không thể có chuyện anh ấy nói ra những điều kinh khủng như thế với một khuôn mặt hạnh phúc được”. Thực tế là như vậy và thực tế đã xảy ra như thế. Thậm chí mối quan hệ với Trung Quốc cũng không làm thay đổi được sự bình thản của người Việt Nam. Nhưng sự thực thì họ cũng chẳng nghĩ về một điều gì khác.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng căng thẳng xã hội có một lý lẽ lịch sử. Nhà lãnh đạo già, thật khó tin là ở tuổi 74 ông vẫn mạnh khỏe và minh mẫn như vậy, tiếp đón tôi và gia đình tôi vào lúc 6 giờ sáng, một cái giờ mà phần lớn các nguyên thủ đều chưa dậy. Đó là một cuộc trò chuyện dài, theo phong cách Việt Nam, vừa khiêm tốn, vừa trang trọng và rồi cuối cùng chúng tôi bàn về chủ đề một cuộc chiến tranh mới với Trung Quốc. Tôi hỏi thủ tướng một cách thành thật liệu căng thẳng khó cưỡng lại về một cuộc chiến sắp xảy ra đã được chính phủ phát động nhằm giữ vững tinh thần dân tộc ở trong trạng thái đề cao lâu dài hay liệu nguy cơ về một cuộc xâm lược khác của Trung Quốc thực sự đã tồn tại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trả lời tôi: "Đấy là một mối lo đã tồn tại từ hàng nghìn năm”. Và ông kết thúc bằng một câu tiếng Pháp uy nghiêm: "C'est un rêve imperial fou”. - "Đó là một giấc mơ đế quốc điên rồ”.

Xuân Thủy, chủ tịch ủy ban các vấn đề đối ngoại của **** Cộng sản Việt Nam nói rõ hơn về khía cạnh lịch sử. Trong căn nhà của ông ở Hà Nội vào một buổi chiều mưa gió, ông giải thích cho tôi rằng, Trung Quốc đã xâm chiếm Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước và mâu thuẫn mới nảy sinh trong thập niên 60. Trong giai đoạn đó, Xuân Thủy nói với tôi, "Trung Quốc có đề nghị Việt Nam về một cuộc họp với các **** Cộng sản khác nhằm tạo ra một liên minh chống Liên Xô”. Xuân Thủy cho rằng, lời từ chối khi đấy của Việt Nam là mâu thuẫn nghiêm trọng đầu tiên trong mối quan hệ hiện tại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tôi hỏi Xuân Thủy giải thích tại sao Trung Quốc lại giúp Việt Nam chống Mỹ. "Trung Quốc đã giúp đỡ chúng tôi”, ông nói, "bởi vì đó là cách bảo vệ biên giới của họ cũng đang bị Mỹ đe dọa. Nhưng ngay khi hai nước này (Trung – Mỹ) đạt được một thỏa thuận, thái độ của Trung Quốc với Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn”.

Sau chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh vào tháng 2 năm 1972, Hà Nội trở thành mục tiêu của những đợt ném bom tàn khốc. Xuân Thủy tin rằng chiến dịch ném bom này là kết quả của một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thậm chí hành động quân sự của Việt Nam tại Campuchia chỉ là một phần trong chiến tranh ngàn xưa. Xuân Thủy cho là quân đội Trung Quốc đã chiếm giữ một số tỉnh của Campuchia với sự cho phép của chính quyền Pol Pot nhằm tấn công Việt Nam ở bên sườn. "Họ sẽ không từ bỏ tham vọng cho đến khi họ đánh được chúng tôi”, ông nói. "Nếu ông không tin, hãy ra biên giới và ông sẽ thấy họ có thể làm được gì”.

Một ngày trước, tôi lên Lạng Sơn, cách biên giới Trung Quốc vài kilômet. Thành phố bị phá hủy hoàn toàn, không phải từ các cuộc giao tranh mà bằng thuốc nổ. Người Trung Quốc được thành phố trong một ngày và phá hủy tất cả một cách có hệ thống. Họ cho nổ tung các trụ sở, thư viện, trạm y tế, các trung tâm công nghiệp. Quanh chợ, nơi người dân tập trung buôn bán, tất cả đã bị san phẳng.

Tất cả những người Việt Nam mà tôi nói chuyện đều đồng ý rằng, một cuộc tấn công khác là không thể tránh khỏi. "Chúng tôi chờ họ”, Phạm Văn Đồng nói với tôi. "Lần này họ sẽ thấy chúng tôi chuẩn bị tốt hơn”, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói với tôi. "Họ sẽ tấn công chúng tôi thêm hai lần nữa”, Xuân Thủy nói, như thể một nhà tiên tri dự báo. Và ông kết luận cùng với nụ cười không thể bị khuất phục: "Chỉ khi chúng tôi đánh bại họ ba lần, họ sẽ hiểu được họ không thể đánh thắng chúng tôi và có thể họ sẽ quyết định đi tới một hiệp ước hòa bình lâu dài”.

Chuyến thăm Việt Nam của tôi kết thúc vào buổi chiều hôm đó, mặc dù tôi đã phải chờ 3 ngày cho cơn bão đi qua.

Một ủy ban từ Thượng nghị viện Mỹ xuất hiện ở khách sạn của chúng tôi. Sứ mệnh của họ là gặp gỡ các quan chức chính phủ để bàn về vấn đề người di tản và họ đã được đón tiếp trang trọng. Nhưng họ cũng đến để chuẩn bị cho một hành trình tìm kiếm Tarzan. Họ mang theo những thùng nhựa đựng đầy nước uống, soda và bia với đủ loại nhãn hiệu, đồ hộp, rau quả, một tủ rượu có thể di chuyển và một bệnh viện dã chiến với một đơn vị đặc biệt dành cho điều trị rắn cắn. Họ mang theo tất cả các loại thuốc trừ sâu bọ và chất tiệt trùng cùng một bộ thiết bị dập lửa. Tất cả được cất trong những hòm thép có đóng dấu của Mỹ, và cùng với thiết bị truyền hình, tất cả chất đầy hành lang của khách sạn.

Một trong những thành viên của đoàn tỏ ra bất ngờ khi thấy một nhà văn phương Tây ở Việt Nam. "Giờ thì mọi người đều chống lại họ”, ông ta nói. Thực tế, những nghệ sĩ và giới trí thức ở Mỹ và châu Âu từng ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh giờ quay sang ủng hộ cho những người di tản. Vì thế, kết luận của cá nhân tôi là họ dường như không hiểu rõ thực chất vấn đề.

Việt Nam đã hơn một lần là nạn nhân của những mưu đồ quốc tế thâm độc. Chính phủ Việt Nam không trục xuất ai cả, mặc dù có thể ở thời điểm dó, người ta hiểu khác đi. Nhưng tôi biết rằng trong cuộc tháo chạy hỗn loạn, nhiều kỹ sư, giáo sư giỏi mà đất nước rất cần cho công cuộc xây dựng đã ra đi.

Chính phủ Việt Nam đã phạm phải những sai lầm không thể sửa chữa được. Trước tiên là việc đánh giá sai hoặc không thấy trước được sự ủng hộ của quốc tế với người di tản. Thứ hai là việc họ tin tưởng mù quáng sự đoàn kết của thế giới và rồi nhận ra thực tế đã bị bóp méo.

Họ không được giúp gì. Sau rất nhiều thế kỷ chiến tranh, Việt Nam đã thất bại trong một trận chiến lớn của một cuộc chiến ít được biết đến nhưng có sức tàn phá như những gì họ phải chịu. Chiến tranh thông tin.

G. Marquez
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
Thanks cụ dtrung, thật hay (like).
Tiếc là em đang hết rượu mất rồi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ :D

NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ

8.Nhân vụ Ocean, em pót đoạn "SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2 CẤP ạ :P

Đến giữa năm 1986, cụ Võ Văn Kiệt đã tập hợp được nhiều nhóm chuyên gia cả ở ngoài Bắc và trong Nam để tìm hiểu những giải pháp nhằm cải cách hệ thống ngân hàng.

Báo cáo Chính trị ĐH 6 viết:

"Bên cạnh những nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của Ngân hàng NHà nước, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế".

Cụ Kiệt có được "bùa hộ mệnh" này, đã nhanh chóng mở rộng việc nghiên cứu thêm mô hình của một số nước tư bản. Trong nhóm nghiên cứu, có nhiều chuyên gia làm việc cho chế độ cũ trước 30/4/1975

Mục tiêu là hoàn thành Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động và đổi mới hệ thống ngân hàng...

HĐBT cho phép làm "thử" trong QUyết định số 218 ngày 3/7/1987. Cụ Kiệt ký QĐ này.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ

SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 2 CẤP

Ban đầu, Ngân hàng Nhà nước "kinh doanh" thông qua các Ngân hàng địa phương, chứ các ngân hàng địa phương đó chưa thực sự là chủ thể kinh doanh. Một loạt các địa phương vấp phải thực tế này.

Đến ngày 26/3/1988, Chủ tịch HĐBT ban hành NGhị định 53 về tổ chức Ngân hàng NHà nước VN và các ngân hàng chuyên doanh của NHà nước.

Từ đây, Ngân hàng NHà nước được tách ra thành một hệ thống riêng, ko lẫn lộn với ngân hàng thương mại.

Hệ thống Ngân hàng NHà nước thực hiện các chức năng:

-Phát hành tiền

-Tổ chức thanh toán bù trừ.

-Thực hiện các quan hệ về tiền tệ, tín dụng với các ngân hàng chuyên doanh và Kho bạc NHà nước như: Nhận gửi, cho vay, tái cấp vốn và các hoạt động thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng chuyên doanh trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHà nước.

-Đảm nhận các hoạt động đối ngoại về ngân hàng.

-THống nhất quản lý và tổ chức đào tạo...cung cấp cán bộ cho toàn ngành ngân hàng.


Nghị định này bị nhiều cụ khoa bảng lên án là "chệch hướng...."
 

ThanhSon2003

Xe tăng
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,195
Động cơ
415,130 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

wfun

Xe tăng
Biển số
OF-17704
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
1,460
Động cơ
517,724 Mã lực
Nơi ở
Bên cạnh cái tròn tròn....
Bác BT này phát biểu mạnh về vấn đề nhạy cảm - "thể chế" - đây cũng là vướng lớn nhất trong đàm phán TPP.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bo-truong-bui-quang-vinh-doi-moi-the-che-quyet-dinh-tang-truong-3101516.html

Mong rằng đây là tiếng nói của tập thể - kẻo không lại 1 Trần Xuân Bách thứ 2.
Còn đang đương nhiệm mà nói đc thế là ngon rồi, em vote 1 phiếu thay chú x
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ

THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

ĐƯA TỶ GIÁ LÊN SÁT THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

-NHà nước có những bước tiến chậm chạp, nhưng vẵng chắc và cơ bản theo hướng cơ chế thị trường.

-Tỷ giá hàng nhập: Trước đây, tỷ giá này được tính rất thấp, cách rất xa giá trị thực tế của tiền đồng Việt Nam, do đó, hầu hết máy móc, thiết bị, vật tư công nông nghiệp được nhập và bán giá rất rẻ. Hàng năm, NHà nước chịu lỗ nhiều tỷ đô la.

Các xí nghiệp cũng trở nên "hư hỏng" vì chả phải lo hạch toán giề.

Cụ Trường Chinh và tiếp sau đó là cụ NVL đã siết lại việc này. Tuy nhiên, đồng đô la vfa đồng rúp được nâng giá từng bước, tránh sốc cho các nhà máy, xí nghiệp.

-Cùng với điều chỉnh tỷ giá nội bộ, NHà nước phá giá có tính toán đồng Việt Nam, từng bước đưa nó về sát thực tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

ĐƯA TỶ GIÁ LÊN SÁT THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Từ tháng 3/1989, NHà nước bỏ chế độ tỷ giá quyết toán nội bộ, bởi bao lâu nay, nó ko phản ánh thực giá của nguyên vật liệu nhập khẩu và giá hàng xuất khẩu. Cả hai thứ giá nàu đều khác xa giá thực tế thị trường trong nước và thế giới.

Loại tỷ giá này làm méo mó mọi quan hệ kinh tế, méo mó mọi con tính, ko phân biệt được lỗ, lãi...Chính nó góp phần dẫn tới khủng hoảng trong mô hình kinh tế cũ.

Sau điều chỉnh tỷ giá, các xí nghiệp quốc doanh buộc phải tính toán đâu là lỗ thật, đâu là lãi giả.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

KIỀU HỐI

-NHà nước đã có cái nhìn hoàn toàn mới so với trước đây.

-Ngày trước, NHà nước áp đặt chế độ kiều hối cách xa thực tế, chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Điều này vừa hạn chế nguồn vốn, vừa gây bất bình trong dân.

-NGày 10/4/1987, cụ Kiệt ký QUyết định số 126 cho phép Việt Kiều và ngoại kiều được gửi tiền, mang tiền về nước tự do: Họ có thể gửi Ngân hàng Nhà nước và tự do rút tiền Việt theo giá thị trường...Người trong nước có quyền nhận quà bà con gửi về không hạn chế số lần và số lượng (trước đây mỗi năm chỉ nhận 3 lần, mỗi lần 1 gói với số lượng hạn chế).

-Về nhận tiền: Người nhận có quyền rút ra bằng tiền Việt theu tỷ giá tại thời điểm đó, rút bằng ngoại tệ, rút 1 lần hoặc nhiều lần.

-Quyết định này đã tạo ra nguồn ngoại tệ dồi dào về nước, vào tay ngân hàng. Ngân hàng có ngoại tệ. Dân có tiền. Thị trường có hàng.

-Đến năm 1988 thì tỷ giá kiều hối đwwocj xóa bỏ. Mọi việc chuyển tiền và đổi tiền đwwocj thực hiện theo thông lệ thế giới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

KHƠI THÔNG NGUỒN HÀNG TRONG NƯỚC

Những năm trước đó, tư duy chung là phải quản lý và càng quản lý chặt càng tốt bởi cho rằng vì ko quản lý tốt nên dẫn đến mọi khó khăn về hàng hóa. Vậy là thậm chí CB vào nhà dân đo bồ thóc, chặn bắt từng con gà, con vịt...nhưng ko thành công.

Từ năm 1987, có ý kiến cho rằng nên khơi thông nguồn hàng từ biên giới vào trong nước, khơi thông các nguồn hàng giữa các địa phương với nhau.

Tân Bộ trưởng Nội Thương HOàng Minh Thắng đã đi khảo sát dọc tuyến QL1A, thấy có tới 80 trạm gác mà thực chất chỉ gây ách tắc giao thông, làm tăng sự khan hiếm giả tạo...

Sau đó, tân Bộ trưởng trình ý kiến lên HĐBT, xin bãi bỏ chính sách 'Ngăn sông cấm chợ. Cụ Kiệt ký quyết định số 80 ngày 11/3/1987 về giải thể các trạm kiểm soát trên các đường giao thông.

Hàng hóa được lưu thông, người bán vui, người mua mừng, giá cả ko bị ép, ko phải xếp hàng, cung cầu được cân đối...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

BƯỚC NGOẶT 1989

Nếu năm 1986 đánh dấu bước chuyển biến lớn về tư duy kinh tế thì năm 1989 đánh dấu bước chuyển lớn trong chính sách kinh tế và đời sống kinh tế. Bước chuyển này gắn với cụ Đỗ Mười.

Sau Đại hội 6, đội ngũ lãnh đạo gồm: Tổng Bí thư NGuyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, Phó Chủ tịch thứ nhất Võ Văn Kiệt. Đến đầu năm 1988, cụ Phạm Hùng qua đời, cụ Kiệt lên nắm quyền Chủ tịch HĐBT

Đến kỳ họp Quốc hội tháng 6/1988, theo đề nghị của cụ Nguyễn Văn Linh, Bộ Chính trị giới thiệu cụ Đỗ Mười làm Chủ tịch HĐBT. Bỏ phiếu, cụ Mười được 60% ủng hộ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội, người do Bộ Chính trị giới thiệu lại ngang bằng số phiếu do Quốc hội đề cử, là cụ Võ Văn Kiệt...

...Chính việc này đã làm cụ Đỗ Mười thay đổi lớn trong phong cách điều hành, lắng nghe ý kiến chuyên gia và có những lựa chọn táo bạo trong kinh tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

BƯỚC NGOẶT 1989

Cho đến giờ, người ta vẫn nói về hai "hiện tượng" Trường Chinh và Đỗ Mười khi các cụ có những thay đổi đáng ngạc nhiên.

Với cụ Trường Chinh, chặng đường chuyển biến từ những sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất năm 1953, phên phán khoán Vĩnh Phúc năm 1968 đến Trường Chinh của những đột phá tư duy trong Đại hội 6.

Với cụ Đỗ Mười, chuyển biến từ công cuộc cải tạo tư sản miền Bắc năm 1958-1960 và của miền Nam năm 1978 đến Đỗ Mười của năm 1989 với những đột phá về chính sách kinh tế.

Những người xây dựng và bảo vệ triệt để nhất mô hình kinh tế cũ lại là những người sửa đổi một cách táo bạo nhất, kiên quyết nhất.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH SAU ĐẠI HỘI 6

BƯỚC NGOẶT 1989

Hội nghị TW 6 khóa 6 xác định:

-CNXH trên thế giới đứng trước thách thức về phát triển kinh tế và KHKT, phải tự nhận thức lại mình, khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ, phát huy bản chất ư việt để tiếp tục tiến lên...

-Thị trường phải thông suốt trong cả nước, từng bước hòa nhập với thế giới. Thị trường vừa là một căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hóa. Trong thị trường thống nhất, kinh tế quốc doanh và HTX phải bằng phương thức kinh tế mà chiếm lĩnh vị trí của mình.

Những quyết sách còn là:

-Về Hợp tác xã: Phải đổi mới nhận thức về HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng.

-Về chính sách giá cả: Chủ trương giá cả trong nước ko atchs rời giá cả thế giới. NHà nước ko dùng mệnh lệnh hành chính áp đặt giá mà phải sử dụng các biện pháp kinh tế và lực lượng dự trữ là chính để tác động lên quan hệ cung cầu.

-Với kinh tế quốc doanh: Chuyển toàn bộ các đơn vị kinh tế, đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh sang cơ chế kinh doanh theo nguyên tắc tự trang trải, tự phát triển và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

-Về chống lạm phát: Biện phaops chủ yếu là xóa bao cấp qua ngân sách và qua tín dụng, gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý.

-Về nghiên cứu khoa học: Thị trường là người đặt hàng nghiên cứu, nghiệm thu kết quả và tạo vốn cho các hoạt động khoa hoch kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu khoa học cũng là sản phẩm hàng hóa.
 

roni

Xe tăng
Biển số
OF-183706
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
1,056
Động cơ
342,551 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà hàng xóm
Cụ Lầm tiếp đê, vẫn chưa đạt 100 pages
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
4,647
Động cơ
-1,465 Mã lực
NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ

Trước khi kinh tế tư nhân, kinh tế gia đình được bung ra, đã có nhiều người "đi sớm" mà gặp "tai nạn. Một trong số đó là chuyện về ông "vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn



Khi hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn trong thời bao cấp, ông "vua lốp" đã có sáng kiến tận dụng lốp xe ô tô cũ do các xí nghiệp quốc doanh thải ra.

Thay vì cắt ra làm dép, ông lấy lại tanh và mành, chế ra khuôn, dùng cao su và crêp từ bãi thải của Nhà máy Cao su ép thành những chiếc lốp xích lô, xe đạp thồ rất bền, được wau dùng lúc đó.



Nhưng ông bị quy kết 3 tội: Ăn cắp điện, đầu cơ kinh tế và tiêu thụ tài sản XHCN.

Ông bị bắt giam và tịch thu hết công cụ, nguyên liệu sản xuất và toàn bộ tài sản...

Đến năm 1990, tòa tuyên trả lại tài sản cho ông Vua lốp



Đến giờ chửa biết dư lào?
Em cũng chưa tìm thấy thông tin, post tạm cái này

http://chengdec.blogspot.com/2011/01/vua-lop-chi-thi-z30.html

Tiếc thương

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/591430/cuoc-doi-chim-noi-cua-vua-lop-ha-thanh
 
Chỉnh sửa cuối:

MCuong234

Xe tăng
Biển số
OF-303105
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
1,662
Động cơ
317,664 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: Hiện nay nước ta đã chấp nhận nền kinh tế tư nhân, song song với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, em hiểu đây chính là bước chuyển dần sang nền kinh tế tư bản. Tuy nhiên việc xuất nền kinh tế thái tư bản trong lịch sử phát triển của xã hội kéo theo việc giết chết chế độ xã hội phong kiến, chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, như kiểu từ 1 em bé trở thành người lớn thì phải thay quần áo lớn hơn vậy.
Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động của cá nhân nên trong xã hội cũng hiếm có với những quan điểm hoặc tín lý mang tính chi phối áp đảo. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Tôn giáo cũng bị phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc loại bỏ. Do đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ đa **** cạnh tranh và đa nguyên chính trị
Tuy nhiên nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế tư bản thì phát sinh mâu thuẫn giữa chính trị và nền kinh tế đơn cử như vụ Toyota. Hoặc như em trích dẫn 1 bài báo này cũng là 1 ví dụ về mâu thuẫn đấy.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/mot-dong-dut-lot-doi-mot-dong-lai-3203982.html

Vậy cụ nào hiểu sâu khai sáng hộ em, mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa định hướng kinh tế thị trường này sẽ được giải quyết như nào trong thời gian tới.
 
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: Hiện nay nước ta đã chấp nhận nền kinh tế tư nhân, song song với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, em hiểu đây chính là bước chuyển dần sang nền kinh tế tư bản. Tuy nhiên việc xuất nền kinh tế thái tư bản trong lịch sử phát triển của xã hội kéo theo việc giết chết chế độ xã hội phong kiến, chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, như kiểu từ 1 em bé trở thành người lớn thì phải thay quần áo lớn hơn vậy.

Tuy nhiên khi nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế tư bản thì phát sinh mâu thuẫn giữa chính trị và nền kinh tế đơn cử như vụ Toyota. Hoặc như em trích dẫn 1 bài báo này cũng là 1 ví dụ về mâu thuẫn đấy.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/mot-dong-dut-lot-doi-mot-dong-lai-3203982.html

Vậy cụ nào hiểu sâu khai sáng hộ em, mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa định hướng kinh tế thị trường này sẽ được giải quyết như nào trong thời gian tới.
Thưa cụ, em biết chết liền. Em thật !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: Hiện nay nước ta đã chấp nhận nền kinh tế tư nhân, song song với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, em hiểu đây chính là bước chuyển dần sang nền kinh tế tư bản. Tuy nhiên việc xuất nền kinh tế thái tư bản trong lịch sử phát triển của xã hội kéo theo việc giết chết chế độ xã hội phong kiến, chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, như kiểu từ 1 em bé trở thành người lớn thì phải thay quần áo lớn hơn vậy.

Tuy nhiên khi nước ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế tư bản thì phát sinh mâu thuẫn giữa chính trị và nền kinh tế đơn cử như vụ Toyota. Hoặc như em trích dẫn 1 bài báo này cũng là 1 ví dụ về mâu thuẫn đấy.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/mot-dong-dut-lot-doi-mot-dong-lai-3203982.html

Vậy cụ nào hiểu sâu khai sáng hộ em, mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa định hướng kinh tế thị trường này sẽ được giải quyết như nào trong thời gian tới.
Có thớt này, em nghĩ hợp hơn ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top