[Funland] Tư liệu: Tư duy kinh tế 1975-1989

Heonhoc

Xe máy
Biển số
OF-331371
Ngày cấp bằng
15/8/14
Số km
67
Động cơ
282,670 Mã lực
Sao lại có những người không thích đọc sách như mình nhỉ. thật là hổ thẹn quá thể.:3
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,249
Động cơ
464,712 Mã lực
Gần như các tác phẩm của cụ ĐP đều bị hạn chế lưu hành. Ngay như cuốn mà cụ Lầm đang tóm lược lại cũng được tái bản 2013, nhưng bị hạn chế tiếp cận.
Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989​



Loại tài liệu Sách đơn Chỉ số ISBN 9786049085253. - 130000đ. - 300b Ngôn ngữ vie Phân loại DDC 338.9597/ T550D Tác giả Đặng Phong Nhan đề Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989 : Nhật ký thời bao cấp / Đặng Phong Lần xuất bản Tái bản lần thứ 3 Nơi xuất bản H. : Tri thức, 2013 Mô tả vật lý 474tr. : minh hoạ ; 24cm Thông tin về tùng thư Tủ sách Việt Nam đương đại Phụ chú thư mục Phụ lục: tr. 399-436. - Thư mục: tr. 461-467 Tóm tắt Trình bày những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế, tư duy kinh tế, đường lối kinh tế cũng như những thành tựu và bước đột phá của nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn: 1975-1979, 1979-1986, 1986-1989 Từ Khoá Kinh tế Từ Khoá Phát triển Từ Khoá Thành tựu Từ Khoá Việt Nam Từ khoá Tư duy kinh tế Dữ liệu số
Vốn tư liệu

Đơn vị thư mục cơ bản:
Phụ trương:

Bảng tra:
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cũng ko hẳn là "hạn chế tiếp cận" đâu ạ. Đây là xuất bản phẩm công khai, nhưng ít người để ý vì kén bạn đọc.

Nếu muốn đọc trên mạng, chúng ta phải trả xiền ạ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,099
Động cơ
667,079 Mã lực
Cụ Nhầm phụt dài dài tí đê. Són tí một dêdn bâu h mới hết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ

5.HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Đây là hệ quả tất yếu của sản xuất lớn đi lên CNXH và thực hiện 3 cuộc cách mạng, đặc biệt là cuộc cách mạng quan hệ sản xuất.

Phương thức sản xuất XHCN này đã được áp dụng tại Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và miền Bắc Việt Nam. Ban đầu, đã có ý định hoãn áp dụng mô hình này ở miền Nam sau năm 75 nhưng ngay từ Hội nghị Trung ương 24 vào cuối năm 75 và đặc biệt tại Đại hội 4 vào tháng 9/1976, chủ trương thống nhất đất nước về tất cả mọi mặt, trong đó có mô hình kinh tế đã được đa số tán thành và trở thành chủ trương chung của cả nước.

Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành nhanh trong 3 năm 1977-1980.

Cũng giống ngoài Bắc, việc hợp tác hóa này tiến hành song song với việc cải tạo công thương nghiệp ở các thành phố bằng việc di chuyển một số tư sản, tiểu chủ, tiểu thương từ các thành phố về các vùng kinh tế mới để thành lập các tập đoàn sản xuất và một số nông trường quốc doanh.

So với miền Bắc thì hợp tác hóa ở miền Nam mềm dẻo hơn: HTX đc làm thí điểm, còn đa số nông dân vào Tập đoàn sản xuất, đảm bảo cho nông dân có thành phần kinh tế phụ lớn hơn miền Bắc.

Tuy nhiên, về bản chất, vẫn là tập hợp ruộng đất dể tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm đwwocj phân phối căn cứ theo mức đóng góp. Việc điều hành do một Ban quản lý của tập đoàn đảm nhiệm.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Cũng khác miền Bắc, từ thời trước giải phóng, ở miền Nam, số tư nhân dùng máy móc trong nông nghiệp là khá nhiều, trong đó có cả máy cày, máy gặt, máy bơm, phương tiện vận chuyển...

Những chủ có máy dã được trưng mua và đưa máy vào tập đoàn, thành lập các tập đoàn riêng, gọi là tập đoàn máy kéo để phục vụ các HTX nông nghiệp.

Cho đến khoảng những năm 1979-1980, việc hợp tác hóa ở miền Nam về cơ bản đã hoàn thành, gần 90% hộ nông dân đã vào các tập đoàn sản xuất hoặc HTX. Cũng khoảng 90% ruộng đất đã được đưa vào tổ chức này.
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Cũng khác miền Bắc, từ thời trước giải phóng, ở miền Nam, số tư nhân dùng máy móc trong nông nghiệp là khá nhiều, trong đó có cả máy cày, máy gặt, máy bơm, phương tiện vận chuyển...

Những chủ có máy dã được trưng mua và đưa máy vào tập đoàn, thành lập các tập đoàn riêng, gọi là tập đoàn máy kéo để phục vụ các HTX nông nghiệp.

Cho đến khoảng những năm 1979-1980, việc hợp tác hóa ở miền Nam về cơ bản đã hoàn thành, gần 90% hộ nông dân đã vào các tập đoàn sản xuất hoặc HTX. Cũng khoảng 90% ruộng đất đã được đưa vào tổ chức này.
Vụ các tập đoàn máy kéo, máy cày này có nhiều chuyện cười ra nước mắt cụ Lầm nhể :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

-Đội đoàn kết sản xuất: Là tổ chức do nông dân tự nguyện lập ra nhằm đoàn kết tương trợ nhau, cùng quản lý ruộng đất, trâu bò, máy móc...

Quy mô của đội vào khoảng 30-40ha và 40-50 lao động, tương ứng với 1 đội sản xuất sau này khi lên HTX. Ban chỉ huy đội có 3 người.

-NHiệm vụ của đội đoàn kết sản xuất: Hướng dẫn nông dân cách xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng gia đình và tổng hợp thành kế hoạch chung cho toàn đội.

Đội xây dựng các định mức lao động như nhóm cấy, nhóm nhổ mạ...và khoán cho các nhóm hoặc từng lao động theo kế hoạch và định mức lao động về công giá cả.

Đội tổ chức mua và phân phối vật tư theo kế hoạch cho các hộ có ruộng, đôn đốc nông dân thanh toán tiền công, tiền thuê máy đúng quy định, động viên nông dân bán sản phẩm cho nhà nước theo chính sách, chăm lo tổ chức cải thiện đời sống sinh hoạt tinh thần cho các hộ nông dân trong đội.

Các đội viên còn góp vốn vào lao động để đào kênh mương, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất....
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,035
Động cơ
479,498 Mã lực
Gần như các tác phẩm của cụ ĐP đều bị hạn chế lưu hành. Ngay như cuốn mà cụ Lầm đang tóm lược lại cũng được tái bản 2013, nhưng bị hạn chế tiếp cận.
Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989​



Loại tài liệu Sách đơn Chỉ số ISBN 9786049085253. - 130000đ. - 300b Ngôn ngữ vie Phân loại DDC 338.9597/ T550D Tác giả Đặng Phong Nhan đề Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989 : Nhật ký thời bao cấp / Đặng Phong Lần xuất bản Tái bản lần thứ 3 Nơi xuất bản H. : Tri thức, 2013 Mô tả vật lý 474tr. : minh hoạ ; 24cm Thông tin về tùng thư Tủ sách Việt Nam đương đại Phụ chú thư mục Phụ lục: tr. 399-436. - Thư mục: tr. 461-467 Tóm tắt Trình bày những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế, tư duy kinh tế, đường lối kinh tế cũng như những thành tựu và bước đột phá của nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn: 1975-1979, 1979-1986, 1986-1989 Từ Khoá Kinh tế Từ Khoá Phát triển Từ Khoá Thành tựu Từ Khoá Việt Nam Từ khoá Tư duy kinh tế Dữ liệu số
Vốn tư liệu

Đơn vị thư mục cơ bản:
Phụ trương:
Bảng tra:
Cụ nhầm thế nào ? Sách này in công khai và bán tại NXB Tri thức của bác Chu Hảo tại chỗ trụ sở Hội khoa học gì đó trên đường Nguyễn Du. Thực ra đọc các sách về Kinh tế kiểu này nếu ko có chút kiến thức cũng khó đọc. Cũng chẳng khác gì sách Cù đèn, nhiều cụ đọc cứ chê viết như **** ....

Bác này còn có quyển "Phá rào" trong Kinh tế vào trước đêm đổi mới. Sách này có quyển ebook trên mạng
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Đội đoàn kết có chức năng giúp nông dân làm quen với làm ăn có tổ chức, có kế hoạch, theo phương thức làm ăn tập thể, quản lý tập thể.

Từ năm 1979 trở đi, phần lớn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đưa phần lớn các đội sản xuất lên hình thức cao hơn là tập đoàn sản xuất, tương tự HTX cấp thấp ngoài Bắc trước đây.

Một số huyện đã xây dựng các HTX nông nghiệp. Cách xây dựng này thường là gò ép, nhiều khi thô bạo, có nơi cấm con cái ko đc đi học nếu ko vào HTX...

Theo nguyên tăc kế hoạch hóa, các HTX có nghĩa vụ phải bán những sản phẩm của mình cho nhà nước theo những định lượng quy định trong kế hoạch và theo giá kế hoạch.

Giá này thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Để đảm bảo các HTX hoàn thành nhiệm vụ, Nhà nước cung ứng vật tư, vật dụng cần thiết cho nông dân sản xuất, như xăng dầu, phân bón, thực phẩm...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
6.CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

Đây là việc tất yếu để đi lên sản xuất lớn XHCN, bởi nó liên quan đến điều bản chất nhất của CNXH: Không còn chế độ tư hữu, không còn người bóc lột người. Việc này được tiến hành quyết liệt hơn với những đối tượng ít có tính "liên minh" so với nông dân trong hợp tác hóa nông nghiệp.

Ngược dòng lịch sử, các tầng lớp kinh doanh công thương nghiệp đã từng là đồng minh của cách mạng. Ngay sau cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh ko gọi tầng lớp này là tư sản, tư bản tư nhân...mà gọi chung là công thương gia, tức là nhà kinh doanh.

Nhà kinh doanh cũng là đồng minh của cách mạng như nhà nông, nhà giáo, nhà văn. Họ đã từng có những đóng góp to lớn cho cách mạng. Có người hy sinh nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, tiền bạc, hy sinh cả con cháu...cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Nhưng sau giải phóng, những người này trở thành đối tượng của cách mạng. Điều này đã gây không ít tổn thất về thinh thần và tình cảm trong khối đại đoàn kết dân tộc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

Sau giải phóng, ở miền Nam cũng vậy

Về lý luận, sự chuyển biến đó được giải thích là: Cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng XHCN, tức là chuyển từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà mâu thuẫn chính là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với những thế lực xâm lược ngoại bang, sang cuộc đấu tranh nội bộ dân tộc về mặt giai cấp, để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa con đường TBCN và XHCN.

Chiến dịch này mang mật danh X2, được tiến hành thành 2 đợt.

Đợt 1 từ 9/9/1975, bất ngờ tấn công vào một số đối tượng được coi là tư sản mại bản, bắt 92 người "tư sản mại bản đầu sỏ", 47 người được mời ra làm việc, 3 người bỏ trốn, 1 người tự sát.

Trong những người bị bắt có vua lúa gạo Mã Hỷ, vua vải vóc Lưu Tú Dân, nhà nhập cảng lớn về máy móc, phụ tùng xe Bùi Văn Lự, nhà xuất khẩu cà phê Trần THiên Tứ...

Đợt 2 tiến hành từ ngày 4-6/12/1975

Cả hai đợt thu giữ nhiều tiền bạc, vàng, tài sản, nhà cửa, kho tàng, hàng hóa....
 

HA UYEN

Xe đạp
Biển số
OF-63354
Ngày cấp bằng
4/5/10
Số km
45
Động cơ
438,850 Mã lực
Em xin phép đánh dấu nghiên cứu ạ. :)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

Cùng với chiến dịch đánh tư sản mại bản là chiến dịch di dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán phi sản xuất về các vùng kinh tế mới.

"Trong 15 ngày đầu tháng 10/1975, đã có hơn 27.000 người dân Sài Gòn về quê cũ và đi xây dựng kinh tế mới. Và trong cả tháng 10/1975, có 100.000 đồng bào thành phố lên đường xây dựng vùng kinh tế mới.

Tính cả gần 5 tháng sau giải phóng, đã có gần 240.000 người phấn khởi về quê cũ và đi kinh tế mới".
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,099
Động cơ
667,079 Mã lực
Cụ Nhầm nhớ đưa cái gọi là " Tập đoàn SX NN" ở Miền Nam sau 75 vào nhá.
 

hieppt

Xe máy
Biển số
OF-80713
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
83
Động cơ
416,230 Mã lực
Thật đáng tiếc cho giai đoạn này. :(
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

Tuy nhiên, cho tới đầu năm 1978, trong công tác cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam vẫn còn có những sự cân nhắc và đắn đo nhất định.

Trong lãnh đạo, vẫn có ý kiến cho rằng kinh tế tư bản tư nhân ở miền Nam vẫn có những tá dụng tích cực đối với sản xuất và đời sống, không nên xóa bỏ, mà chỉ nên quản lý, chỉ đạo theo hướng phục vụ quốc kế dân sinh.

Khi đó, ông NGuyễn Văn Linh là Trưởng Ban Cải tạo Công Thương nghiệp miền Nam.

Vốn hoạt động nhiều chục năm ở miền Nam, ông rất hiểu tầng lớp tư sản nói chúng và Hoa kiều nói riêng. Ông không nhìn họ bằng con mắt hẹp hòi, thù địch vì ông biết rất rõ một số lớn trong họ là những người rất tốt, thậm chí có công lớn với cách mạng.

Do vậy, ông Nguyễn Văn Linh có một số chủ trương mềm dẻo, trân trọng và có văn hóa trong công tác cải tạo.

Nhưng từ đầu năm 1978, Nguyễn Văn Linh được điều chuyển đi nhận công tác khác. Từ đây, đã có một bước ngoặt về chủ trương và biện pháp cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top