Vừa qua, một dòng họ đã suy tôn một nhân vật truyền thuyết làm thần tổ.
https://laodong.vn/van-hoa/suy-ton-cu-mai-an-tiem-lam-than-to-ho-mai-tai-viet-nam-1032708.ldo
Em thấy có nhiều bình luận cho rằng việc này chưa thuyết phục, các bình luận chủ yếu đến từ người mang họ khác.
Mặt khác, em thấy có một họ lớn nhất Việt Nam, có căn cứ tìm ra được Sơn Tinh có họ tên là Nguyễn Tuấn, nhưng lại tôn thờ một danh tướng có thực là Nguyễn Bặc làm ông Tổ.
Vì có suy nghĩ khác nhau như vậy nên tất nhiên sẽ có tranh luận người khởi tổ là người thực hay truyền thuyết.
Còn em thì cái này tùy thuộc vào niềm tin của những người mang họ đó. Ngay cả lễ giỗ Tổ, mà tại sao lại là 18 vua Hùng và các vua Hùng mang họ gì thì cũng chưa ai tìm được chứng cớ.
Từ bây giờ em nảy ra câu hỏi: Từ khi nào người Việt Nam đặt tên bao gồm có HỌ?
1. Nếu theo một số quan điểm thì HỌ tính từ thời Hai Bà Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Nhưng cũng có vài nghiên cứu chỉ ra rằng đó là “Trứng chắc”, “Trứng nhì”, không phải là HỌ.
2. Vậy khi bắt đầu có HỌ, thì người Việt đặt theo HỌ cha hay HỌ mẹ? Vì theo một số tài liệu trước khi bị Hán hóa thì người Việt theo chế độ mẫu hệ.
Xin mời các cụ cùng tham gia trao đổi.