[Funland] Tự học tiếng Trung và tiếng Hán

CTCCMC

Xe đạp
Biển số
OF-628315
Ngày cấp bằng
1/4/19
Số km
41
Động cơ
16,927 Mã lực
Tuổi
33
Tự học tiếng Trung hay Hàn thì nghe, nói, đọc còn OK, học viết thì kiểu gì các cụ nhỉ.
Văn ôn võ luyện thôi cụ.
Tiếng Trung nhìn vậy chứ có quy tắc viết, làm quen rồi thì cụ có thể nhìn mặt chữ là biết cách viết.
Viết, viết nữa, viết mãi.
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,807
Động cơ
356,892 Mã lực
Trước e ở mấy năm với bọn tàu. Trong đơn vị cũng có vài anh em thân cũng biết tiếng tàu nhưng e lười ko học dù biết mấy lần đi nước ngoài thấy tiếng trung bên họ cũng rất phổ biến. Có mấy thằng ở cùng cũng chạy sang bên bọn tàu nhờ nó dạy tiếng, ko biết giờ về có nhớ đc chữ nào ko ?
 

temuchin

Xe tải
Biển số
OF-100767
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
336
Động cơ
411,534 Mã lực
Cụ tải độ hơn chục mùa của các show thực tế TQ (Bố ơi mình đi đâu thế?, Running Man, Sáng tạo doanh…) về vừa xem vừa đọc phụ đề Trung - Việt là vừa thuộc câu giao tiếp vừa thuộc mặt chữ giản thể. Biết sơ chữ Hán giản thể xong thì chuyển sang tập hát karaoke nhạc Hong Kong (nhiều bài có lời Việt nên quen lắm), tìm lời bài hát và dùng công cụ chuyển đổi giản-phồn bằng Google để học chữ Hán phồn thể. Các web app giắt lưng:

App iQiYi
App YouKu

Em từ chỗ hát karaoke các bài kiểu như “999 đoá hồng” bản tiếng Trung mà giờ lên hẳn bìa sách với vai trò đồng dịch giả đây này (chữ trên tờ giấy là em tập viết trước khi ghi lời đề tặng vào sách gửi sang cho tác giả, tập hết có mỗi non nửa ream giấy thôi😅):

Mình cũng học chữ nho tầm hơn chục năm tuy ko liên tục nhưng đủ kỹ năng để gặp 1-2 lần là nhớ hoặc đoán đc nghĩa. Trước đây toàn đọc Hán Cổ là chính. Tầm 2-3 tháng nay cũng học Phổ Thông Thoại thấy nghe thời sự với các kênh tiếng Trung cũng hiểu tầm 70%, nghe mấy cái dễ thì hiểu gần hết. Mỗi tội chưa nói đc câu nào. Đọc thì xem HSK5 vẫn hiểu. Mạo muộn đoán mấy câu bạn viết.
Hà Phong suy đại đại (câu này ko hiểu là Hà Phong thổi một hơi hay là Gió thổi lớn nhỉ) câu sau thì mình hiểu.
Soái Ninh là quý nhân của Thôi Minh Trí, xét về một số phương diện thì bạn cũng là quý nhân của chúng (tôi). Chúc những mộng ước bạn đang có đều thành sự thật.
P/s: chữ bạn đẹp đấy, chắc cũng phải xem qua video dạy viết mới viết đc như vậy!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hà Phong suy đại đại (câu này ko hiểu là Hà Phong thổi một hơi hay là Gió thổi lớn nhỉ)
荷风吹大大 (Hà Phong Xuy đại đại).
荷风吹 (Hà Phong Xuy) là tên tác giả.
大大 (đại đại) là cách tôn xưng những nhà văn nổi tiếng (trên mạng) hiện nay ở Trung Quốc.
 

temuchin

Xe tải
Biển số
OF-100767
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
336
Động cơ
411,534 Mã lực
荷风吹大大 (Hà Phong Xuy đại đại).
荷风吹 (Hà Phong Xuy) là tên tác giả.
大大 (đại đại) là cách tôn xưng những nhà văn nổi tiếng (trên mạng) hiện nay ở Trung Quốc.
Haha, mình quên ko ngó bìa sách nên thấy hơi kỳ quái đoạn này. Bạn thật lợi hại.
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,522
Động cơ
444,424 Mã lực
Tình hình là em muốn tự học tiếng TRUNG và chữ Hán. Mong các cụ chỉ dạy cho các loại sách cần mua và trang web tự học, hoặc học online. Cảm ơn các cụ trước.
Học trọn bộ giáo trình Hán Ngữ nhé cụ. Sinh viên tiếng Trung cũng phải học bộ đó. Mà người VN mình học tiếng Trung nhanh mà :D
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
3,008
Động cơ
135,180 Mã lực
Em thì đang học Duolingo kết hợp với từ điển nhưng có vẻ không hiệu quả lắm. Xin giữ chỗ để nghe các Cụ mợ khác truyền kinh nghiệm vậy
Em cũng học Duolingo nhưng đúng là không hiệu quả. Em học theo mấy bạn TQ em làm cùng thấy nhanh nhớ, nhưng vì dịch nên các bạn í chưa sang lại nên gần như quên sạch.
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,500 Mã lực
Sơn (山) là núi, nhưng sử dụng chữ Hán có thể là "Thúy Vi" (翠微).
Vân (雲) là mây, nhưng sử dụng chữ Hán có thể là "Tiêm Ngưng" (纤凝).
Vũ (雨) là mưa, nhưng sử dụng chữ Hán có thể là "Linh Trạch" (灵择).
Phong (风) là gió, nhưng sử dụng chữ Hán có thể là "Phù Dao" (扶揺).

Đại khái là như vậy, học Tiếng Trung thì dễ (vài tháng, vài năm), nhưng học Tiếng Hán, chữ Hán, thì xác định học cả đời.
Mấy chữ Thuý Vi, Tiêm Ngưng, Linh Trạch, Phù Dao ở trong thơ ca mới xuất hiện, nó xuất hiện nhờ mấy ông thi nhân nổi tiếng của TQ, tiếng Trung đời sống không sâu sắc đến vậy đâu, văn học thì cũng không phải câu nào trang nào cũng có, mang mấy chữ này ra lại thành doạ nản các cụ mới học. Ngoại ngữ còn phân biệt chuyên ngành nữa, đi vào chính trị, ngoại giao, luật, kinh tế tài chính, chế tạo cơ khí, hoá dược, y học, điện tử bán dẫn hay lập trình nó còn khác biệt nhiều nữa, ứng dụng của nó cũng khác những chữ dùng trong văn thơ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mấy chữ Thuý Vi, Tiêm Ngưng, Linh Trạch, Phù Dao ở trong thơ ca mới xuất hiện, nó xuất hiện nhờ mấy ông thi nhân nổi tiếng của TQ, tiếng Trung đời sống không sâu sắc đến vậy đâu, văn học thì cũng không phải câu nào trang nào cũng có, mang mấy chữ này ra lại thành doạ nản các cụ mới học.
Học Tiếng Hán, chữ Hán mà không hướng tới trình độ cảm nhận vẻ đẹp tinh túy của văn chương bát cổ thì cứ học Tiếng Trung bình thường thôi, vừa sử dụng được ngay, vừa đỡ mất thời gian. Cháu đưa ra ví dụ để bác thớt nên tập trung vào Tiếng Trung, không phải dọa gì cả.
 

TNT_123

Xe buýt
Biển số
OF-595252
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
621
Động cơ
135,808 Mã lực
Tuổi
33
Cụ định học tiếng Trung giản thể (đại lục) hay phồn thể (Đài Loan) ?
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,500 Mã lực
Học Tiếng Hán, chữ Hán mà không hướng tới trình độ cảm nhận vẻ đẹp tinh túy của văn chương bát cổ thì cứ học Tiếng Trung bình thường thôi, vừa sử dụng được ngay, vừa đỡ mất thời gian. Cháu đưa ra ví dụ để bác thớt nên tập trung vào Tiếng Trung, không phải dọa gì cả.
Sao lại có khái niệm đó trong tiếng Trung, các khái niệm tiếng Trung, tiếng Hán bản chất không tách rời nhau, nó là một quá trình phát triển và tiêu chuẩn hoá ngôn ngữ của một dân tộc một quốc gia, nên không có chuyện tiếng Hán chữ Hán mới hướng tới trình độ cảm nhận tinh tuý của văn chương Hán cổ, còn tiếng Trung là bình thường sử dụng được ngay đỡ mất thời gian.
Học tiếng Trung mà muốn đi vào thơ ca văn chương cổ thì người ta học phần Hán ngữ cổ, học Từ nguyên, Từ hải, học về các thể chữ cổ như Giáp Cốt, Triện, Lệ, học về ngữ pháp cổ của tiếng Trung để đọc các thư tịch cổ, nó cũng mang tính khảo cứu thư tịch nữa, nhưng bảo đấy mới là tinh tuý thì chưa hẳn. Thời cổ chữ Hán, tiếng Hán còn cô đọng, phức tạp như thế, có vài phần trăm dân số được đi học, còn lại thì vẫn bạch thoại với nhau và không biết chữ, biết viết được tên mình thôi cũng giỏi rồi, đọc sách, nghe thơ ca văn chương hay lệnh hịch là không hiểu, phải có người diễn giải cho biết, đấy là trạng thái không phổ cập giáo dục và ngu dân cho dễ trị. Tiếng Trung sau này khi nước CHDN Trung Hoa thành lập thì mới được cải cách cho nhân dân học theo dễ dàng và phổ cập được giáo dục, nó giúp đại chúng biết đọc biết viết và thống nhất cách sử dụng dễ hiểu, khép lại phương thức sử dụng ngôn ngữ phức tạp và hạn chế của tiếng Trung/tiếng Hán cổ.
Vì thế, nếu gọi như mợ thì nên nói cho đủ là tiếng Hán cổ đại, chữ Hán phồn thể, ngữ pháp Hán ngữ cổ đại, chứ không nên bỏ chữ cổ đại đi và coi tiếng Hán nó là cao siêu tuyệt luân, vì tiếng Hán với tiếng Trung vốn dĩ là 1, một cách gọi theo nguồn gốc dân tộc, một cách gọi theo nguồn gốc quốc gia, không nên lẫn lộn coi tiếng Trung là tiếng Trung bình thường, tiếng Hán, chữ Hán mới hướng tới tinh tuý của văn chương cổ.
Em góp ý đơn giản vậy, ai học tiếng Trung lâu dài, ít nhiều cũng sẽ thử sức mình với những thứ khó ít người học, những ngách hẹp của tiếng Trung, học chung chung như trường ĐH Ngoại ngữ dạy ra thì dùng chung chung, ai đi nghiêng về mảng nào thì có những giáo trình dạy riêng thêm cho mảng đó, có những mảng phải đi học thêm về chuyên môn, tốt nhất là nên có 50/50 phân chia cho trong nước/nước ngoài để nắm vững từ vựng trong chuyên ngành đó, ví dụ như Ngoại Thương, Ngoại Giao, Hán Nôm. Mảng Hán ngữ cổ đại cũng vậy thôi, nó là ngách hẹp mang tính khảo cứu lại thư tịch cổ, học chung chung thì ai cũng sẽ đọc chuyện, tiểu thuyết, dần dần thì sẽ đọc các tiểu thuyết thời trước, rồi các trước tác ngày xưa, vừa đọc vừa tra cứu từ điển. Nâng nó lên làm tinh tuý hơi khiên cưỡng, nhưng thực tế đó là chuyện của đội làm văn hoá nó làm, thế mới có chuyện đội viết thư pháp tiếng Hán được nâng lên gọi là ông đồ, trong khi ông đồ vốn là người dạy học, truyền bá đạo đức và kiến thức, chứ ông đồ có phải sinh ra là để viết chữ treo ngắm đâu, vì ông đồ biết chữ và có tập luyện nên ông viết/vẽ thành tác phẩm, nhưng biết viết/vẽ chữ không hẳn đã là ông đồ, nên rõ ràng khái niệm thì vẫn hơn.
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,759
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có khi làm 1 khoá học ở Trung tâm nào đó vẫn nhanh hơn cụ nhỉ?
Em nghĩ vấn đề là có chuyên tâm và kiên trì hay không, quan trọng hơn chỗ học.
Ngày xưa đi học, em có học 1 thời gian (ngoại ngữ 2), sau đó đi làm có học thêm trung tâm 1 thời gian. Nhưng không chuyên tâm + sau ít dùng => đến giờ rơi rụng chả còn mấy:D
 

GiangNH3011

Xe buýt
Biển số
OF-506225
Ngày cấp bằng
22/4/17
Số km
501
Động cơ
189,409 Mã lực
Nếu tự học mà cụ có quyết tâm hoặc kiên trì thì học được ạ. Năm ngoái vì dịch, em học onl 1 khóa 25 bài thì thấy cũng dễ hiểu và hay. 1 tuần học 3 buổi, toàn học chung với các em 95, 96 trở đi, có cháu còn 200x. Các bạn trẻ rất nhanh nhẹn nên học tiếp thu nhanh. Em thì cũng lớn tuổi, lại còn đi làm cả ngày, có hôm về chỉ kịp bật zoom lên để vào lơp. Vì thế, tầm 15 buổi đầu thì em còn ok, nửa khóa còn lại vừa học cách viết, phiên âm, nghĩa, ngữ pháp làm em không kham nổi, bị đuối hẳn đi. Vậy nên sau khóa đó em dừng, ko học nữa và tự học linh tinh ở nhà để không quên, em học app Duolinggo và Hello Chinese.

Về Duolingo, nó không dạy ngữ pháp và chỉ dạy giao tiếp, phát âm sai nó cũng vẫn chấp nhận, chỉ đừng sai quá thôi. Nhưng app này ko mất phí nên học để biết thêm từ và ngữ pháp đơn giản là đc. Ngoài ra, số lượng bài học cũng ít, có 3 cửa, em học tầm hơn 2 tháng là xong, giờ cứ ôn đi ôn lại thôi.

Hello Chinese: mất phí nhưng có hướng dẫn ngữ pháp, bắt lỗi phát âm kĩ hơn, có thể học viết từ. Em dùng bản free nên cũng bị hạn chế tính năng. Bài tập dài và khó hơn Duolingo -> học nhanh chán hơn.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Sao lại có khái niệm đó trong tiếng Trung, các khái niệm tiếng Trung, tiếng Hán bản chất không tách rời nhau, nó là một quá trình phát triển và tiêu chuẩn hoá ngôn ngữ của một dân tộc một quốc gia, nên không có chuyện tiếng Hán chữ Hán mới hướng tới trình độ cảm nhận tinh tuý của văn chương Hán cổ, còn tiếng Trung là bình thường sử dụng được ngay đỡ mất thời gian.
Học tiếng Trung mà muốn đi vào thơ ca văn chương cổ thì người ta học phần Hán ngữ cổ, học Từ nguyên, Từ hải, học về các thể chữ cổ như Giáp Cốt, Triện, Lệ, học về ngữ pháp cổ của tiếng Trung để đọc các thư tịch cổ, nó cũng mang tính khảo cứu thư tịch nữa, nhưng bảo đấy mới là tinh tuý thì chưa hẳn. Thời cổ chữ Hán, tiếng Hán còn cô đọng, phức tạp như thế, có vài phần trăm dân số được đi học, còn lại thì vẫn bạch thoại với nhau và không biết chữ, biết viết được tên mình thôi cũng giỏi rồi, đọc sách, nghe thơ ca văn chương hay lệnh hịch là không hiểu, phải có người diễn giải cho biết, đấy là trạng thái không phổ cập giáo dục và ngu dân cho dễ trị. Tiếng Trung sau này khi nước CHDN Trung Hoa thành lập thì mới được cải cách cho nhân dân học theo dễ dàng và phổ cập được giáo dục, nó giúp đại chúng biết đọc biết viết và thống nhất cách sử dụng dễ hiểu, khép lại phương thức sử dụng ngôn ngữ phức tạp và hạn chế của tiếng Trung/tiếng Hán cổ.
Vì thế, nếu gọi như mợ thì nên nói cho đủ là tiếng Hán cổ đại, chữ Hán phồn thể, ngữ pháp Hán ngữ cổ đại, chứ không nên bỏ chữ cổ đại đi và coi tiếng Hán nó là cao siêu tuyệt luân, vì tiếng Hán với tiếng Trung vốn dĩ là 1, một cách gọi theo nguồn gốc dân tộc, một cách gọi theo nguồn gốc quốc gia, không nên lẫn lộn coi tiếng Trung là tiếng Trung bình thường, tiếng Hán, chữ Hán mới hướng tới tinh tuý của văn chương cổ.
Em góp ý đơn giản vậy, ai học tiếng Trung lâu dài, ít nhiều cũng sẽ thử sức mình với những thứ khó ít người học, những ngách hẹp của tiếng Trung, học chung chung như trường ĐH Ngoại ngữ dạy ra thì dùng chung chung, ai đi nghiêng về mảng nào thì có những giáo trình dạy riêng thêm cho mảng đó, có những mảng phải đi học thêm về chuyên môn, tốt nhất là nên có 50/50 phân chia cho trong nước/nước ngoài để nắm vững từ vựng trong chuyên ngành đó, ví dụ như Ngoại Thương, Ngoại Giao, Hán Nôm. Mảng Hán ngữ cổ đại cũng vậy thôi, nó là ngách hẹp mang tính khảo cứu lại thư tịch cổ, học chung chung thì ai cũng sẽ đọc chuyện, tiểu thuyết, dần dần thì sẽ đọc các tiểu thuyết thời trước, rồi các trước tác ngày xưa, vừa đọc vừa tra cứu từ điển. Nâng nó lên làm tinh tuý hơi khiên cưỡng, nhưng thực tế đó là chuyện của đội làm văn hoá nó làm, thế mới có chuyện đội viết thư pháp tiếng Hán được nâng lên gọi là ông đồ, trong khi ông đồ vốn là người dạy học, truyền bá đạo đức và kiến thức, chứ ông đồ có phải sinh ra là để viết chữ treo ngắm đâu, vì ông đồ biết chữ và có tập luyện nên ông viết/vẽ thành tác phẩm, nhưng biết viết/vẽ chữ không hẳn đã là ông đồ, nên rõ ràng khái niệm thì vẫn hơn.
Quan điểm của em hán cổ nếu không muốn làm nhà khảo cổ học thì khỏi học cho mất thời gian.
Trình độ HSK 6 học thêm 1 năm chuyên ngành dịch phim thì auto kiếm tiền hay học dịch cabin cũng dư sức đủ ăn, đủ sống. Chứ thời gian đâu học cuồng thảo, hành thư, khải thư, lệ thư.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,205
Động cơ
490,981 Mã lực
Quan điểm của em hán cổ nếu không muốn làm nhà khảo cổ học thì khỏi học cho mất thời gian.
Trình độ HSK 6 học thêm 1 năm chuyên ngành dịch phim thì auto kiếm tiền hay học dịch cabin cũng dư sức đủ ăn, đủ sống. Chứ thời gian đâu học cuồng thảo, hành thư, khải thư, lệ thư.
Chết cười!
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,543
Động cơ
259,113 Mã lực
em oánh dấu
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Không chết cười lắm, cứ suy nghĩ đơn giản thế (học hết HSK6 cho thành thạo) lại dễ sống. Xin lấy một ví dụ đơn giản về chữ số:

(1) Ngày nay, chỉ cần kết hợp chữ số arab (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số Tiếng Trung (〇 , 一 , 二 , 三 , 四 , 五 , 六 , 七 , 八 , 九 , 十 ) là đủ để sử dụng thoải mái.

(2) Nhưng nếu muốn đọc các văn bản chữ Hán (từ thế kỷ 19 trở về trước) phải học thêm: 零 , 壹 , 貳 , 叄 , 肆 , 伍 , 陸 , 柒 , 捌 , 玖 , 拾

Cái số (2) rất phổ biến từ thế kỷ 19 trở về trước (nhưng hiện nay chẳng mấy ai sử dụng cả). Nếu học thì lợi ích chưa thấy rõ, nhưng thêm gánh nặng trong đầu.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Cười làm gì cho mất thời gian. Thử hỏi trên này hay ngoài xã hội có đến 10 triệu người có thể đọc hiểu chữ nôm của chính đất nước mình không?
Tiếng trung cũng vậy, không làm nhà khảo cổ hay sử học thì học hiểu giáp cốt, cuồng thảo để làm trò gì? Vừa tốn thời gian lại mất 1 số tiền phi lý.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Nếu không tự học được thì ở Hà Nội có nơi nào dạy tiếng Trung tốt các cụ? Học giao tiếp là chính.
Cầm xù, thanh mai hsk, hoài phương ( trong trường đh ngoại ngữ) tiếng trung hoàng liên( giá đây mềm hơn mấy nơi khác... Hoạt động trên 20 năm rồi)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top