[Funland] Tự học tiếng Trung và tiếng Hán

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Học Tiếng Hán, chữ Hán, không chỉ đơn giản là học ngôn ngữ, chữ viết, mà phải học kèm theo văn hóa, lịch sử (nghĩa là một gánh nặng rất lớn). Xin lấy ví dụ một câu chuyện:

Năm Đinh Hợi 987, nhà Tống sai sứ giả Lý Giác sang Đại Cồ Việt, thiền sư Pháp Thuận đón tiếp. Có lần Lý Giác thấy hai con ngỗng trên mặt nước, bèn ngâm 2 câu thơ:

鵝鵝兩鵝鵝
仰面向天涯
(Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha)
Tạm dịch là:
Hai con thiên nga hai con thiên nga
Cùng nhìn chân trời xa

Thiền sư Pháp Thuận ngâm hai câu kế tiếp:
白毛鋪綠水
紅棹擺青波
(Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba)
Tạm dịch là:
Lông trắng phơi nước biếc
Sóng xanh quậy chèo hồng.

Về cơ bản thì ai học Tiếng Hán, chữ Hán đều biết như thế: sứ giả Lý Giác và thiền sư Pháp Thuận cùng ngâm vịnh để tạo thành bài thơ tứ tuyệt.

------------------

Nhưng nếu học sâu hơn, thì sẽ biết rằng: hai câu thơ của thiền sư Pháp Thuận là lặp lại thơ làm năm 10 tuổi của Lạc Tân Vương (駱賓王) nhà Sơ Đường:

白毛浮綠水
紅掌撥清波
(Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba)

Từ một bài thơ đơn giản như vậy mà liên quan đến mấy nhân vật lịch sử (Lý Giác, Pháp Thuận, Lạc Tân Vương) và thời gian trải dài mấy trăm năm: từ thời Đại Cồ Việt (987) ngược về thời Sơ Đường (618 - 673).
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Học Tiếng Hán, chữ Hán, không chỉ đơn giản là học ngôn ngữ, chữ viết, mà phải học kèm theo văn hóa, lịch sử (nghĩa là một gánh nặng rất lớn). Xin lấy ví dụ một câu chuyện:

Năm Đinh Hợi 987, nhà Tống sai sứ giả Lý Giác sang Đại Cồ Việt, thiền sư Pháp Thuận đón tiếp. Có lần Lý Giác thấy hai con ngỗng trên mặt nước, bèn ngâm 2 câu thơ:

鵝鵝兩鵝鵝
仰面向天涯
(Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha)
Tạm dịch là:
Hai con thiên nga hai con thiên nga
Cùng nhìn chân trời xa

Thiền sư Pháp Thuận ngâm hai câu kế tiếp:
白毛鋪綠水
紅棹擺青波
(Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba)
Tạm dịch là:
Lông trắng phơi nước biếc
Sóng xanh quậy chèo hồng.

Về cơ bản thì ai học Tiếng Hán, chữ Hán đều biết như thế: sứ giả Lý Giác và thiền sư Pháp Thuận cùng ngâm vịnh để tạo thành bài thơ tứ tuyệt.

------------------

Nhưng nếu học sâu hơn, thì sẽ biết rằng: hai câu thơ của thiền sư Pháp Thuận là lặp lại thơ làm năm 10 tuổi của Lạc Tân Vương (駱賓王) nhà Sơ Đường:

白毛浮綠水
紅掌撥清波
(Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba)

Từ một bài thơ đơn giản như vậy mà liên quan đến mấy nhân vật lịch sử (Lý Giác, Pháp Thuận, Lạc Tân Vương) và thời gian trải dài mấy trăm năm: từ thời Đại Cồ Việt (987) ngược về thời Sơ Đường (618 - 673).
Học tiếng trung chưa chắc cần phải học hết văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, 1 bài thơ chưa nói lên điều gì.
Nếu mợ thông thạo kim cổ vậy, mời mợ cho tui biết bài này ghép từ những bài nào mà nói đến những tác giả nào .
Ý nghĩa nó ra sao.






Nhật chiếu hương lư sinh tử yên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Hương Lô nắng dọi khói hồng xây
Đèn phong sông lặng giấc miên man
Trẻ em bu lại mà không biết
Vô tâm đối cảnh,hỏi chi thiền
;) ;)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Học tiếng trung chưa chắc cần phải học hết văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, 1 bài thơ chưa nói lên điều gì.
Nếu mợ thông thạo kim cổ vậy, mời mợ cho tui biết bài này ghép từ những bài nào mà nói đến những tác giả nào .
Ý nghĩa nó ra sao.






Nhật chiếu hương lư sinh tử yên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
日照香爐生紫煙 (câu đầu tiên trong bài thơ 望廬山瀑布 của Lý Bạch). Bài thơ này Lý Bạch viết khi đang sống ẩn dật tại núi Lư. Bài thơ này đã miêu tả một cách sinh động khung cảnh hùng vĩ của thác Lộc Sơn, đồng thời phản ánh tình yêu vô hạn của nhà thơ đối với sông núi lớn của quê hương. Câu đầu tiên "Nhật chiếu hương lư sinh tử yên". “Lư hương” dùng để chỉ đỉnh lư hương ở núi Lư. Đỉnh này ở phía Tây Bắc núi Lư, hình chóp nhọn, tròn như lư hương. Do thác, hơi nước bốc lên nghi ngút, dưới ánh mặt trời chói chang, dường như có một lư hương cao ngất ngưởng bốc lên từng đám khói tím.

日照香爐生紫煙
遙看瀑布掛前川
飛流直下三千尺
疑是銀河落九天

江楓漁火對愁眠 (câu thứ hai trong bài thơ 楓橋夜泊 của Trương Kế). Bài thơ này Trương Kế viết sau khi thi trượt, trên đường về nhà ghé qua Tô Châu. Một truyền thuyết khá lãng mạn lưu truyền về bài thơ này: Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ. Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp, đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì hai câu thơ chú tiểu mới nghĩ ra. Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá vì hai câu thơ của chú tiểu cực kỳ phù hợp với hai câu của sư cụ. Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

兒童相見不相識 (câu thơ thứ ba trong bài thơ 回鄉偶書其一 của Hạ Chi Trương). Bài thơ này Hạ Chi Trương viết khi ông từ chức triều đình và trở về quê hương Vĩnh Hưng, Nhạc Châu (nay là Tiêu Sơn, Chiết Giang). Đây là bài thơ tâm tình về chuyến thăm quê sau bao năm xa xứ và ấp ủ nỗi nhớ quê (năm đó Hạ Chi Trương hơn 80 tuổi và xa quê mấy chục năm).

少小離家老大迴
鄉音無改鬢毛摧
兒童相見不相識
笑問客從何處來

對境無心莫問禪 (câu thơ thứ tư trong bài 偈云 của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Bài thơ diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Tâm thái này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao xuyến, không hề khuấy động, tâm như bất động.

居塵樂道且隨緣
饑則飧兮困則眠
家中有宝休尋覓
對境無心莫問禪
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,150
Động cơ
226,973 Mã lực
Ở HN có chương trình online nào hay không các cụ ơi. Em biết tiếng Anh, Pháp và rất thích tiếng Trung nhưng bí thời gian quá nên ngại đi học offline ạ. Mục đích chính là nghe, nói, đọc, còn viết thì không cần mấy. Em học vì muốn hiểu hơn về Trung Hoa chứ môi trường hầu như chỉ dùng tiếng Anh.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,148
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Ở HN có chương trình online nào hay không các cụ ơi. Em biết tiếng Anh, Pháp và rất thích tiếng Trung nhưng bí thời gian quá nên ngại đi học offline ạ. Mục đích chính là nghe, nói, đọc, còn viết thì không cần mấy. Em học vì muốn hiểu hơn về Trung Hoa chứ môi trường hầu như chỉ dùng tiếng Anh.
Có lớp online của đậu gia trang chị này hay dịch cho mới hội nghị lớn...
Cụ nghe thử mà đk học
 

Accent3590

Xe tải
Biển số
OF-743136
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
300
Động cơ
61,055 Mã lực
Tuổi
43
Học Tiếng Hán, chữ Hán mà không hướng tới trình độ cảm nhận vẻ đẹp tinh túy của văn chương bát cổ thì cứ học Tiếng Trung bình thường thôi, vừa sử dụng được ngay, vừa đỡ mất thời gian. Cháu đưa ra ví dụ để bác thớt nên tập trung vào Tiếng Trung, không phải dọa gì cả.
Tại vì có liên quan thư tịch cổ nên mới có hướng học cả. Đang nghiên cứu y học cổ truyền, nhiều khi dùng đến Hán cổ thì học được càng tốt. Khó thế thì dần dần thôi vậy
 

Accent3590

Xe tải
Biển số
OF-743136
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
300
Động cơ
61,055 Mã lực
Tuổi
43
Em nghĩ vấn đề là có chuyên tâm và kiên trì hay không, quan trọng hơn chỗ học.
Ngày xưa đi học, em có học 1 thời gian (ngoại ngữ 2), sau đó đi làm có học thêm trung tâm 1 thời gian. Nhưng không chuyên tâm + sau ít dùng => đến giờ rơi rụng chả còn mấy:D
Mấu chốt là có hay dùng ko đấy
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,494 Mã lực
Tôi thì nghiêng về phương án của cụ hoantoanmayman trong vấn đề này. Thời nay giới dưới 50 tuổi ở TQ - bất kể giàu hay nghèo, lao động hay trí thức, nam hay nữ - cũng toàn gõ chữ bằng pinyin, nói theo pinyin, nghe theo pinyin, chỉ có thỉnh thoảng đọc chữ hán. Nếu ai muốn học để giao tiếp và làm thương mại hoặc sống qua ngày ở Trung thì cứ tập trung học nghe nói và nhớ mặt chữ là được. Khi thời gian có hạn thì bỏ qua luôn việc luyện viết chữ hán. Đây là từ kinh nghiệm làm việc, ăn chơi, tiếp xúc với đủ mọi nghành nghề, lăn lộn gần 6 năm khắp Giang Bắc và Giang Nam ở TQ của tôi.
Hiện thực của các nước dùng tiếng Hoa/Trung/Hán nói chung là lúc bé tầm dưới 20-25 thì có viết cụ ạ, giai đoạn đi học thì nhà trường vẫn không cho phép sử dụng toàn bộ máy tính hay điện thoại, nên khả năng viết chữ là ổn. Nhưng từ giai đoạn 25 trở đi thì khả năng viết chữ và tần suất viết chữ ngày càng giảm, chuyển sang keyboard và ra lệnh giọng nói, do máy tính và điện thoại ngày một thông minh, nó cho phép sử dụng cách gõ văn bản giản tiện sơ lược hơn và cho phép nói vào điện thoại để nội dung lời nói được chuyển đổi thành đoạn văn bản luôn, hoặc nó trở thành tin nhắn thoại trong các app liên lạc, đây vừa là thành quả của con người trong điện toán vừa là hậu quả của việc ỷ lại vào máy móc. Trong chuyện học hay sử dụng tiếng Trung thì có 1 phần nữa là lớp người già đa phần có đánh giá lớp trẻ không chịu học hành đến nơi đến chốn, nguyên nhân là những người sinh tầm những năm 50, 60 đổ về trước thường đánh giá lớp trẻ của những năm 80 trở về sau không hiểu, không nhớ, không dùng được thành ngữ, tục ngữ. Đây là xu thế của ngôn ngữ, ngày một bạch thoại và ngày một dựa nhiều vào máy tính khi máy tính càng lúc càng trở nên phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại.
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,494 Mã lực
Tại vì có liên quan thư tịch cổ nên mới có hướng học cả. Đang nghiên cứu y học cổ truyền, nhiều khi dùng đến Hán cổ thì học được càng tốt. Khó thế thì dần dần thôi vậy
Một số sách của Trung Quốc vẫn có phần giải thích bạch thoại từ các đoạn của sách cổ, cụ nếu mua sách thì chú ý chi tiết này, nếu cụ định học để sau này tự đọc các sách về y học cổ truyền thì vẫn nên học vững tiếng Trung trước, khi có một trình độ cơ bản thì chuyển sang nghiên cứu Hán ngữ cổ đại, rồi lúc đấy hẵng nghiên cứu sách cổ của y học cổ truyền, nếu cụ muốn đi vào mảng này thì cụ cần kiến thức chắc về từng từ, nên đọc Tự điển và nghiên cứu về Tự nguyên để chuẩn xác rõ nghĩa. Ví dụ trong thuốc, cùng một dạng đun, nhưng dùng chữ không giống nhau, đun nhỏ lửa, đun sôi sùng sục, đun sôi lăn tăn, đun liu riu, ... những khái niệm đó gói gọn trong 1 chữ, rõ nghĩa gốc của chữ thì mới hiểu đúng nội dung.
 

7vienngocrong

Xe điện
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
2,210
Động cơ
326,916 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Không chết cười lắm, cứ suy nghĩ đơn giản thế (học hết HSK6 cho thành thạo) lại dễ sống. Xin lấy một ví dụ đơn giản về chữ số:

(1) Ngày nay, chỉ cần kết hợp chữ số arab (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số Tiếng Trung (〇 , 一 , 二 , 三 , 四 , 五 , 六 , 七 , 八 , 九 , 十 ) là đủ để sử dụng thoải mái.

(2) Nhưng nếu muốn đọc các văn bản chữ Hán (từ thế kỷ 19 trở về trước) phải học thêm: 零 , 壹 , 貳 , 叄 , 肆 , 伍 , 陸 , 柒 , 捌 , 玖 , 拾

Cái số (2) rất phổ biến từ thế kỷ 19 trở về trước (nhưng hiện nay chẳng mấy ai sử dụng cả). Nếu học thì lợi ích chưa thấy rõ, nhưng thêm gánh nặng trong đầu.
E học tiếng Trung lúc trước đọc Hồng Lâu Mộng do bạn TQ tẹng chữ giản thể vô tư, Tiếng Trung thương mại này nọ k thành vấn đề. Chữ phồng thể học ít nhưng cầm tờ báo SG giải phóng phiên bản tiếng tàu phồn thể đọc vẫn được. Tâm sự với đám bạn TQ tụi nó như mình, học giản thể đơn giản phẻ. Chỉ ai học nguyên cứu hay thích mới đào sâu chữ cổ tự thôi. Tụi nó còn chê dân Đài Loan thích ôm cái khổ nên vẫn xài chữ phồn thể.
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,494 Mã lực
Không chết cười lắm, cứ suy nghĩ đơn giản thế (học hết HSK6 cho thành thạo) lại dễ sống. Xin lấy một ví dụ đơn giản về chữ số:

(1) Ngày nay, chỉ cần kết hợp chữ số arab (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) và chữ số Tiếng Trung (〇 , 一 , 二 , 三 , 四 , 五 , 六 , 七 , 八 , 九 , 十 ) là đủ để sử dụng thoải mái.

(2) Nhưng nếu muốn đọc các văn bản chữ Hán (từ thế kỷ 19 trở về trước) phải học thêm: 零 , 壹 , 貳 , 叄 , 肆 , 伍 , 陸 , 柒 , 捌 , 玖 , 拾

Cái số (2) rất phổ biến từ thế kỷ 19 trở về trước (nhưng hiện nay chẳng mấy ai sử dụng cả). Nếu học thì lợi ích chưa thấy rõ, nhưng thêm gánh nặng trong đầu.
Về con số, cách viết ở dòng (1) ai cũng biết cả, nhưng hiện tại cách viết Đại Tả đối với con số ở dòng (2) vẫn đang được dùng trong Ngân hàng của đại đa số các nước sử dụng tiếng Trung, nguyên tắc của việc này là để đảm bảo các chữ số đó không bị thêm nét sửa thành chữ khác, ngân hàng vẫn luôn có bảng đối chiếu cho khách có thể nhìn luôn vào đó để viết lại nếu quên nét.
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,632
Động cơ
272,228 Mã lực
Cụ định học tiếng Trung giản thể (đại lục) hay phồn thể (Đài Loan) ?
Hai ông này nói chuyện với nhau được không cụ? Khu vực Lạng Sơn và Móng Cái chắc dùng tiếng địa phương không phải giản thể
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,494 Mã lực
E học tiếng Trung lúc trước đọc Hồng Lâu Mộng do bạn TQ tẹng chữ giản thể vô tư, Tiếng Trung thương mại này nọ k thành vấn đề. Chữ phồng thể học ít nhưng cầm tờ báo SG giải phóng phiên bản tiếng tàu phồn thể đọc vẫn được. Tâm sự với đám bạn TQ tụi nó như mình, học giản thể đơn giản phẻ. Chỉ ai học nguyên cứu hay thích mới đào sâu chữ cổ tự thôi. Tụi nó còn chê dân Đài Loan thích ôm cái khổ nên vẫn xài chữ phồn thể.
Trong hệ chữ phồn thể của Hongkong, Macau, Taiwan vẫn tồn tại những chữ dị biệt riêng không nằm trong hệ thống chữ phồn thể mà Trung Quốc xác định, thậm chí trong phần ngôn ngữ của máy tính Windows, MS còn phải dựng đủ các bản tiếng Trung cho PRC, Taiwan, Hongkong, Macau, Singapore, chính vì những cái dị biệt đó. Từ năm 2010, Trung Quốc yêu cầu giảng dạy phổ cập tiếng Trung giản thể hệ chuẩn PRC ở Hongkong nên có thể trong tương lai, những chữ dị biệt trong hệ chữ tiếng Trung của Hongkong sẽ không còn nữa. Với Taiwan, do quan hệ đầu tư trong nhiều chục năm giữa 2 bờ, bây giờ ngày càng nhiều người trẻ ở Đài Loan không nói được Đài Ngữ, ngày càng nhiều người sử dụng đan xen chữ giản thể như Trung Quốc, đúng như cụ nói, học phồn thể hay Hán ngữ cổ đại đa số phục vụ nghiên cứu là chính.
 

7vienngocrong

Xe điện
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
2,210
Động cơ
326,916 Mã lực
Nơi ở
Hcm
日照香爐生紫煙 (câu đầu tiên trong bài thơ 望廬山瀑布 của Lý Bạch). Bài thơ này Lý Bạch viết khi đang sống ẩn dật tại núi Lư. Bài thơ này đã miêu tả một cách sinh động khung cảnh hùng vĩ của thác Lộc Sơn, đồng thời phản ánh tình yêu vô hạn của nhà thơ đối với sông núi lớn của quê hương. Câu đầu tiên "Nhật chiếu hương lư sinh tử yên". “Lư hương” dùng để chỉ đỉnh lư hương ở núi Lư. Đỉnh này ở phía Tây Bắc núi Lư, hình chóp nhọn, tròn như lư hương. Do thác, hơi nước bốc lên nghi ngút, dưới ánh mặt trời chói chang, dường như có một lư hương cao ngất ngưởng bốc lên từng đám khói tím.

日照香爐生紫煙
遙看瀑布掛前川
飛流直下三千尺
疑是銀河落九天

江楓漁火對愁眠 (câu thứ hai trong bài thơ 楓橋夜泊 của Trương Kế). Bài thơ này Trương Kế viết sau khi thi trượt, trên đường về nhà ghé qua Tô Châu. Một truyền thuyết khá lãng mạn lưu truyền về bài thơ này: Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ. Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp, đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì hai câu thơ chú tiểu mới nghĩ ra. Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá vì hai câu thơ của chú tiểu cực kỳ phù hợp với hai câu của sư cụ. Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.."

月落烏啼霜滿天
江楓漁火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

兒童相見不相識 (câu thơ thứ ba trong bài thơ 回鄉偶書其一 của Hạ Chi Trương). Bài thơ này Hạ Chi Trương viết khi ông từ chức triều đình và trở về quê hương Vĩnh Hưng, Nhạc Châu (nay là Tiêu Sơn, Chiết Giang). Đây là bài thơ tâm tình về chuyến thăm quê sau bao năm xa xứ và ấp ủ nỗi nhớ quê (năm đó Hạ Chi Trương hơn 80 tuổi và xa quê mấy chục năm).

少小離家老大迴
鄉音無改鬢毛摧
兒童相見不相識
笑問客從何處來

對境無心莫問禪 (câu thơ thứ tư trong bài 偈云 của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Bài thơ diễn tả tâm thái giải thoát của người tu hành. Tâm thái này là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài. Đối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao xuyến, không hề khuấy động, tâm như bất động.

居塵樂道且隨緣
饑則飧兮困則眠
家中有宝休尋覓
對境無心莫問禪
Mợ có sở thích như e. Mê thơ Đường. Đọc thơ phải xem thêm điển tích. Như thơ Kiều, Nguyễn Du sử dụng khá nhiều điển tích của TQ trong thơ. 4 bài thơ đó ngày trước e phải chép tay học thuộc. Khi dịch qua TIẾNG Việt e thích cụ Tản Đà hay chuyển thơ qua kiểu lục bát cũng hay.
 

7vienngocrong

Xe điện
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
2,210
Động cơ
326,916 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Trong hệ chữ phồn thể của Hongkong, Macau, Taiwan vẫn tồn tại những chữ dị biệt riêng không nằm trong hệ thống chữ phồn thể mà Trung Quốc xác định, thậm chí trong phần ngôn ngữ của máy tính Windows, MS còn phải dựng đủ các bản tiếng Trung cho PRC, Taiwan, Hongkong, Macau, Singapore, chính vì những cái dị biệt đó. Từ năm 2010, Trung Quốc yêu cầu giảng dạy phổ cập tiếng Trung giản thể hệ chuẩn PRC ở Hongkong nên có thể trong tương lai, những chữ dị biệt trong hệ chữ tiếng Trung của Hongkong sẽ không còn nữa. Với Taiwan, do quan hệ đầu tư trong nhiều chục năm giữa 2 bờ, bây giờ ngày càng nhiều người trẻ ở Đài Loan không nói được Đài Ngữ, ngày càng nhiều người sử dụng đan xen chữ giản thể như Trung Quốc, đúng như cụ nói, học phồn thể hay Hán ngữ cổ đại đa số phục vụ nghiên cứu là chính.
Cụ nhắc e nhớ dzuiii nhất là ngồi với hội Đài Loan, mấy ô già già xổ Đài Ngữ là tiếng Hẹ tiếng Tiều gì gì đó, e ngồi đơ luôn. E chỉ đoán được nội dung họ bàn nhưng k hiểu hết, tức cái mình hễ mấy ông nói 1 câu e nhái lại lại ý chang theo kiểu diễn hài làm cười cả lũ. Sau e nói tụi mày nói tiếng Phổ Thông cho tau chơi, còn nói tiếng Đài tau nhái câu nói đó kiểu tau học cho dzuiii
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tại vì có liên quan thư tịch cổ nên mới có hướng học cả. Đang nghiên cứu y học cổ truyền, nhiều khi dùng đến Hán cổ thì học được càng tốt. Khó thế thì dần dần thôi vậy
Bác nên học như thế này:

(1) Nắm thật vững Pinyin và thanh âm.
(2) Học nghe thật chuẩn.
(3) Khi đã nắm vững Pinyin và nghe chuẩn, có thể sử dụng điện thoại/máy tính viết ra được chữ Hán mong muốn.
(4) Quá trình lặp đi lặp lại bước (3) sẽ làm cho chữ Hán "thấm dần".
(5) Qua thời gian, bác sẽ đọc/viết chữ Hán thành thạo (một cách rất tự nhiên).

Chúc bác thành công.
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,027
Động cơ
119,494 Mã lực
Cụ nhắc e nhớ dzuiii nhất là ngồi với hội Đài Loan, mấy ô già già xổ Đài Ngữ là tiếng Hẹ tiếng Tiều gì gì đó, e ngồi đơ luôn. E chỉ đoán được nội dung họ bàn nhưng k hiểu hết, tức cái mình hễ mấy ông nói 1 câu e nhái lại lại ý chang theo kiểu diễn hài làm cười cả lũ. Sau e nói tụi mày nói tiếng Phổ Thông cho tau chơi, còn nói tiếng Đài tau nhái câu nói đó kiểu tau học cho dzuiii
Người Đài Loan đa số nếu không nói tiếng Phổ thông mà họ gọi là Quốc Ngữ, ý phân biệt với Phổ Thông Thoại của Trung Quốc, thì tiếng của họ nói là tiếng Mân Nam của vùng Phúc Kiến hoặc tiếng Khách Gia, vùng phía Nam Đài Loan hay nói tiếng này, 2 tiếng này đều thuộc diện phương ngữ - tiếng địa phương, nên không dễ hiểu.
 

TNT_123

Xe buýt
Biển số
OF-595252
Ngày cấp bằng
19/10/18
Số km
621
Động cơ
135,808 Mã lực
Tuổi
33
Hai ông này nói chuyện với nhau được không cụ? Khu vực Lạng Sơn và Móng Cái chắc dùng tiếng địa phương không phải giản thể
Nói được và đọc được cụ ạ, như mình nói chuyện với người Nghệ An thôi, có thể có 1 số chỗ khó hiểu nhưng vẫn là tiếng Trung thôi, không đến mức như 2 ngôn ngữ khác biệt hẳn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top