[Funland] Tự học tiếng Trung và tiếng Hán

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những ưu điểm của học Tiếng Trung theo giáo trình trường lớp và học theo cách tự học với tài liệu tự do. Một số kinh nghiệm của cháu (sau khi đã trải qua cả hai: theo giáo trình trường lớp/tự học với tài liệu tự do).

Học theo giáo trình trường lớp:
- Mang đến cho người học sự bài bản.
- Giáo trình là biên soạn chung cho tất cả mọi người, mà mỗi cá nhân có cuộc sống, công việc, tính cách, sở thích v.v... khác nhau, cho nên tính chất cá nhân hóa không cao.
- Học theo giáo trình phù hợp nhất với độ tuổi thanh thiếu niên, khi mà cuộc sống, công việc chưa phong phú, tính cách, sở thích v.v... chưa định hình mạnh.

Học theo cách tự học với tài liệu tự do:
- Các tài liệu tự do, sau khi được người học lựa chọn, có tính cá nhân hóa cao.
- Một người trưởng thành sẽ có cuộc sống, công việc, tính cách, sở thích v.v... được định hình rõ ràng.
- Học theo cách tự học với tài liệu tự do phù hợp nhất với độ tuổi > 30 tuổi (nếu bắt đầu học, độ tuổi > 30 là độ tuổi có hiểu biết thực tế cao, hiểu được học cái gì là áp dụng được ngay, học cái gì là ít khi sử dụng tới.
- Học theo cách tự học với tài liệu tự do cũng phù hợp với độ tuổi > 20 tuổi (nếu đã học theo giáo trình trường lớp trước đó).

Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của cháu, còn thực tế tùy sự áp dụng của mỗi người, miễn là thấy phù hợp và đạt kết quả tốt. Một người lớn tuổi nhưng thích đi học, vẫn có thể ngày ngày cắp sách đến trường. Một thanh thiếu niên vẫn có thể lựa chọn cách tự do "thích cái gì thì học cái đó".
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Cụ học ngoại ngữ mà đặt nặng ngữ pháp khó học lắm, mà em thấy ngữ pháp tiếng Trung nó cũng giống tiếng Việt, có j khó đâu nhỉ. Hay em học trình thấp nó thế!
Em đang nói cuốn 301 của cụ ngữ pháp nó mỏng hơn cuốn hán ngữ. Chứ ngay cả tiếng việt còn phải chuẩn ngữ pháp thì ngoại ngữ cũng vậy.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,965
Động cơ
117,005 Mã lực
Em đang nói cuốn 301 của cụ ngữ pháp nó mỏng hơn cuốn hán ngữ. Chứ ngay cả tiếng việt còn phải chuẩn ngữ pháp thì ngoại ngữ cũng vậy.
Em học chắc 20 năm rồi nhưng h vẫn nghe hiểu được bài Ánh Trăng nói hộ lòng tôi. Ngữ pháp nó chỉ ghép từ là thành câu, có chia thì như tiếng anh đâu nhỉ. Cụ nào học giỏi rồi confirm em một phát.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Em học chắc 20 năm rồi nhưng h vẫn nghe hiểu được bài Ánh Trăng nói hộ lòng tôi. Ngữ pháp nó chỉ ghép từ là thành câu, có chia thì như tiếng anh đâu nhỉ. Cụ nào học giỏi rồi confirm em một phát.
Em nêu cái đơn giản thôi.

Động từ gồm 7 loại:

  • Động từ chỉ động tác, hành vi: 跳、坐……
  • Động từ chỉ hoạt động tâm lý: 喜欢、讨厌……
  • Động từ chỉ sự tồn tại, thay đổi, biến mất: 在、消亡……
  • Động từ phán đoán: 是……
  • Động từ năng nguyện: 能、 会……
  • Động từ xu hướng: 下来、进去……
  • Động từ chỉ sự thêm vào: 进行、加以
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Phó từ gồm 7 loại:

  • Phó từ chỉ mức độ: 很、最、太……
  • Phó từ chỉ phạm vi: 都、全、单……
  • Phó từ chỉ thời gian, tần suất: 立刻、马上、暂时、尽量……
  • Phó từ chỉ nơi chốn: 四处、 处处……
  • Phó từ biểu thị khẳng định, phủ định: 必须、 的确、 不、没……
  • Phó từ biểu thị tình trạng, phương thức: 特意、 突然、大力、尽量……
  • Phó từ biểu thị ngữ khí: 难道、 简直、却……
 

Dreamnoi

Xe hơi
Biển số
OF-308114
Ngày cấp bằng
17/2/14
Số km
175
Động cơ
302,616 Mã lực
Em học chắc 20 năm rồi nhưng h vẫn nghe hiểu được bài Ánh Trăng nói hộ lòng tôi. Ngữ pháp nó chỉ ghép từ là thành câu, có chia thì như tiếng anh đâu nhỉ. Cụ nào học giỏi rồi confirm em một phát.
Vâng Cụ nói chuẩn đấy ạ. Tiếng Trung có nhiều điểm tương đồng ngôn ngữ với tiếng Việt( trừ phần viết) nên người Việt dễ học. Theo em là người học cần phải học được từ vựng khoảng 600 từ là ko cần phải phụ thuộc vào tiếng Việt để giải nghĩa. Lúc đó sẽ dễ học hơn rất nhiều.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,965
Động cơ
117,005 Mã lực
Phó từ gồm 7 loại:

  • Phó từ chỉ mức độ: 很、最、太……
  • Phó từ chỉ phạm vi: 都、全、单……
  • Phó từ chỉ thời gian, tần suất: 立刻、马上、暂时、尽量……
  • Phó từ chỉ nơi chốn: 四处、 处处……
  • Phó từ biểu thị khẳng định, phủ định: 必须、 的确、 不、没……
  • Phó từ biểu thị tình trạng, phương thức: 特意、 突然、大力、尽量……
  • Phó từ biểu thị ngữ khí: 难道、 简直、却……
Thì tiếng việt cũng thế mà, có khác j đâu.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Liên từ có thể chia thành 3 loại:

  • Liên từ để nối từ, đoản ngữ: 和、跟、同……
  • Liên từ để nối từ hoặc phân câu: 而、而且、或者……
  • Liên từ để nối phân câu trong câu phức: 不但、不仅、但是……
Nhớ được hết đống ngữ pháp này chắc sỉu :D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em học chắc 20 năm rồi nhưng h vẫn nghe hiểu được bài Ánh Trăng nói hộ lòng tôi. Ngữ pháp nó chỉ ghép từ là thành câu, có chia thì như tiếng anh đâu nhỉ. Cụ nào học giỏi rồi confirm em một phát.
Ngữ pháp Tiếng Trung có đặc điểm cấu trúc rất chặt chẽ, chỉ có ngoại lệ khi giữa những người có quan hệ thân thiết (có thể nói tắt), những ứng dụng mạng xã hội (ngôn ngữ theo trào lưu), bài hát thời hiện đại (tính ước lệ cao, không nhất thiết cần chặt chẽ ngữ pháp).

Ví dụ một câu đơn giản:
今天北京的天气怎么样?(Hôm nay Bắc Kinh thời tiết như thế nào?)
Phải theo đúng MỘT quy tắc: thời gian, địa điểm, trợ từ, vấn đề cần đề cập, cụm từ cuối câu. Phải nói đúng/viết đúng trật tự như vậy với người khác (nếu quan hệ không thân thiết đến mức có thể nói tắt, không chat chit linh tinh trên mạng xã hội, không có ý định viết lời bài hát).

Trong Tiếng Việt, cùng một câu như vậy, có thể sử dụng thoải mái NHIỀU trật tự sắp xếp:
Hôm nay Bắc Kinh thời tiết như thế nào?
Bắc Kinh hôm nay thời tiết như thế nào?
Thời tiết hôm nay Bắc Kinh như thế nào?
Thời tiết Bắc Kinh hôm nay như thế nào?
Bắc Kinh thời tiết hôm nay như thế nào?
Hôm nay thời tiết Bắc Kinh như thế nào?

Khi mới học Tiếng Trung, biểu đạt theo cách Tiếng Việt, tuy nhiều nhưng chưa quá nhiều so với Một cách của Tiếng Trung (người học vẫn có thể chọn đúng cách biểu đạt đúng ngữ pháp Tiếng Trung). Càng học lên cao, cùng một vấn đề nhưng cách biểu đạt kiểu Tiếng Việt rất nhiều, trong khi Tiếng Trung vẫn chỉ chặt chẽ Một cách biểu đạt (khi đó sẽ rất lúng túng để lựa chọn đúng).

Do đó nếu học Tiếng Trung với mục tiêu bình thường (áp dụng trong môi trường giao tiếp, thương mại, du lịch v.v...) có thể coi ngữ pháp Tiếng Việt/Tiếng Trung như nhau cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu học Tiếng Trung với mục tiêu cao (áp dụng trong môi trường pháp luật, báo chí v.v...) thì ngay từ khi bắt đầu học, phải tìm cách "quên" hết ngữ pháp kiểu Tiếng Việt ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhưng dù học Tiếng Trung theo mục tiêu nào, vẫn cần phải:
- Bắt tay vào học ngay, đừng do dự.
- Học chăm chỉ hàng ngày.
- Thử mọi cơ hội áp dụng Tiếng Trung trong khả năng có thể tạo ra cơ hội.
- Tự làm bài kiểm tra định kỳ hàng tuần, để tự đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Có nên học từ vựng Tiếng Trung với từ vựng Hán - Việt không?
Học Tiếng Trung với từ vựng Hán Việt, vừa có lợi, vừa không có lợi.
Cái lợi là giúp cho việc nhớ từ vựng Tiếng Trung nhanh hơn.
Cái không lợi là giảm độ nhanh của phản xạ khi ứng dụng Tiếng Trung trong nghe/nói.

Bởi vì ngữ pháp Tiếng Trung có nhiều trợ từ, liên từ, phó từ ... với tác dụng quan trọng nhất là ngữ pháp, làm cho câu của Tiếng Trung chính xác. Còn tác dụng về nghĩa, nhiều khi không có nghĩa gì cả (chỉ đơn giản là ở cái vị trí đó trong câu, phải là cái trợ từ, liên từ, phó từ .... đó). Nếu học Tiếng Trung với từ vựng Hán Việt, sẽ bị bối rối, bởi vì vẫn là cái chữ đó (có nghĩa Hán Việt khi là danh từ), nhưng nếu nó là trợ từ, liên từ, phó từ ... nhiều khi chẳng có nghĩa gì cả.

Quay trở lại với ví dụ đơn giản:
今天北京的天气怎么样?(Hôm nay Bắc Kinh thời tiết như thế nào?).
Cái chữ (的) trong câu trên, nó chỉ có tác dụng ngữ pháp, không cần/không nên cứ phải hiểu nghĩa Hán - Việt của nó là gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,965
Động cơ
117,005 Mã lực
Ngữ pháp Tiếng Trung có đặc điểm cấu trúc rất chặt chẽ, chỉ có ngoại lệ khi giữa những người có quan hệ thân thiết (có thể nói tắt), những ứng dụng mạng xã hội (ngôn ngữ theo trào lưu), bài hát thời hiện đại (tính ước lệ cao, không nhất thiết cần chặt chẽ ngữ pháp).

Ví dụ một câu đơn giản:
今天北京的天气怎么样?(Hôm nay Bắc Kinh thời tiết như thế nào?)
Phải theo đúng MỘT quy tắc: thời gian, địa điểm, trợ từ, vấn đề cần đề cập, cụm từ cuối câu. Phải nói đúng/viết đúng trật tự như vậy với người khác (nếu quan hệ không thân thiết đến mức có thể nói tắt, không chat chit linh tinh trên mạng xã hội, không có ý định viết lời bài hát).

Trong Tiếng Việt, cùng một câu như vậy, có thể sử dụng thoải mái NHIỀU trật tự sắp xếp:
Hôm nay Bắc Kinh thời tiết như thế nào?
Bắc Kinh hôm nay thời tiết như thế nào?
Thời tiết hôm nay Bắc Kinh như thế nào?
Thời tiết Bắc Kinh hôm nay như thế nào?
Bắc Kinh thời tiết hôm nay như thế nào?
Hôm nay thời tiết Bắc Kinh như thế nào?

Khi mới học Tiếng Trung, biểu đạt theo cách Tiếng Việt, tuy nhiều nhưng chưa quá nhiều so với Một cách của Tiếng Trung (người học vẫn có thể chọn đúng cách biểu đạt đúng ngữ pháp Tiếng Trung). Càng học lên cao, cùng một vấn đề nhưng cách biểu đạt kiểu Tiếng Việt rất nhiều, trong khi Tiếng Trung vẫn chỉ chặt chẽ Một cách biểu đạt (khi đó sẽ rất lúng túng để lựa chọn đúng).

Do đó nếu học Tiếng Trung với mục tiêu bình thường (áp dụng trong môi trường giao tiếp, thương mại, du lịch v.v...) có thể coi ngữ pháp Tiếng Việt/Tiếng Trung như nhau cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu học Tiếng Trung với mục tiêu cao (áp dụng trong môi trường pháp luật, báo chí v.v...) thì ngay từ khi bắt đầu học, phải tìm cách "quên" hết ngữ pháp kiểu Tiếng Việt ạ.
Thế thì dễ hơn tiếng Việt chứ nhỉ! Kiểu như chỉ cần nhớ trạng ngữ địa điểm sẽ đứng sau thời gian,. Câu hỏi tiếng trung thì thêm tro đồng từ để hoi vào cuối là xong, ko cần phải ngôi với thì phức tạp. Chỉ cần nhớ cấu trúc Kiểu sắp xếp , ví dụ như Tiếng Anh thì SVO, SVOA, SVC...
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thế thì dễ hơn tiếng Việt chứ nhỉ! Kiểu như chỉ cần nhớ trạng ngữ địa điểm sẽ đứng sau thời gian,. Câu hỏi tiếng trung thì thêm từ Ma vào cuối là xong, ko cần phải ngôi với thì phức tạp. Chỉ cần nhớ cấu trúc Kiểu sắp xếp , ví dụ như Tiếng Anh thì SVO, SVOA, SVC...
Nếu khả năng biểu đạt của một người Việt bằng Tiếng Việt ~ cách biểu đạt đúng của Tiếng Trung, sẽ thấy dễ.
Nhưng nếu khả năng biểu đạt của một người Việt bằng Tiếng Việt quá phong phú, quá nhiều > cách biểu đạt đúng của Tiếng Trung, sẽ thấy lúng túng.

Đó là một trong những lý do tại sao những người buôn bán nhỏ bình thường thấy Tiếng Trung rất dễ (bởi vì chính họ cũng sử dụng Tiếng Việt một cách đơn giản). Nhưng người Việt học càng cao, khả năng biểu đạt Tiếng Việt càng phong phú, nếu học Tiếng Trung muộn, càng học Tiếng Trung lên cao mà không "quên" được sự phong phú của Tiếng Việt, sẽ càng lúng túng.

Ví dụ đơn giản trong cuộc sống: nam giới có gu ăn mặc đơn giản, nên họ thấy lựa chọn đồ mặc ra đường rất đơn giản. Nữ giới cực kỳ phức tạp trong trang phục, dẫn tới lúng túng khi chọn đồ mặc, nhiều khi tủ đầy quần áo, vẫn cứ than vãn: không biết mặc gì.

Và cũng không biết là ngẫu nhiên/không ngẫu nhiên: những học giả nổi tiếng người Việt về ngôn ngữ Trung Quốc, hầu hết đều là nam giới.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,965
Động cơ
117,005 Mã lực
Nếu khả năng biểu đạt của một người Việt bằng Tiếng Việt ~ cách biểu đạt đúng của Tiếng Trung, sẽ thấy dễ.
Nhưng nếu khả năng biểu đạt của một người Việt bằng Tiếng Việt quá phong phú, quá nhiều > cách biểu đạt đúng của Tiếng Trung, sẽ thấy lúng túng.

Đó là một trong những lý do tại sao những người buôn bán nhỏ bình thường thấy Tiếng Trung rất dễ (bởi vì chính họ cũng sử dụng Tiếng Việt một cách đơn giản). Nhưng người Việt học càng cao, khả năng biểu đạt Tiếng Việt càng phong phú, nếu học Tiếng Trung muộn, càng học Tiếng Trung lên cao mà không "quên" được sự phong phú của Tiếng Việt, sẽ càng lúng túng.

Ví dụ đơn giản trong cuộc sống: nam giới có gu ăn mặc đơn giản, nên họ thấy lựa chọn đồ mặc ra đường rất đơn giản. Nữ giới cực kỳ phức tạp trong trang phục, dẫn tới lúng túng khi chọn đồ mặc, nhiều khi tủ đầy quần áo, vẫn cứ than vãn: không biết mặc gì.

Và cũng không biết là ngẫu nhiên/không ngẫu nhiên: những học giả nổi tiếng người Việt về ngôn ngữ Trung Quốc, hầu hết đều là nam giới.
Như mợ nói thì em thấy giao tiếp thì ko vấn đề gì, nhưng nếu học kiểu để hiểu văn hoá thì mới gọi là khó vì em để ý họ thường ngụ ý, ẩn ý dựa trên các điển tích. Cái này yêu cầu phải hiểu văn học, lịch sử. Mà những cái này thì quá đồ sộ, ko học được. Còn việc các hoc giả ngôn ngữ TQ đều là nam giới thì chẳng qua các ông ấy có thời gian nghiên cứu, ko phải đi chợ, nấu cơm... em thấy nhiều tiến sỹ nữ vẫn phải cơm nước gạo tiền, còn chả thấy ông TS nào phải cơm nước khi ông ấy có vợ con cả. Nên ko có j bí ẩn hay do các ông ấy suy nghĩ đơn giản hơn phụ nữ cả.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những ai là người Việt học Tiếng Trung hãy thử tự giảm bớt sự phong phú khi sử dụng Tiếng Việt một thời gian (nghĩa là nói Tiếng Việt hàng ngày theo một trật tự ngữ pháp cố định), có thể sẽ tác dụng rất tốt trong việc học Tiếng Trung.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đây là 1 ảo tưởng khá nhất về công nghệ, 1 khi vẫn trong cái đất nước Việt Nam này mà bảo bỏ không dùng đến tiếng việt thì quá phi lý.

Hiện tại có 2 loại giáo trình hay dạy ở các trung tâm là Trung - Anh và Trung - Việt dù học giáo trình nào đi nữa thì trình độ vỡ lòng giáo viên vẫn phải giải thích bằng tiếng việt. Ít nhất phải qua HSK 1 thì may ra trên lớp sẽ là 50/50.
Đến HSK3 thì trên lớp chỉ còn 20% là tiếng việt.
Đây không phải là bỏ Tiếng Việt trong việc học Tiếng Trung.
Đây là tự tạo ra môi trường mô phỏng (không Tiếng Việt) bằng ứng dụng, mỗi ngày sử dụng khoảng 30 phút.
Có thể vô lý với bác, nhưng có thể có ích với người khác ạ.
Bản thân cháu vẫn đang sử dụng biện pháp này trong việc mô phỏng môi trường đa ngôn ngữ để học tiếng Tây Ban Nha ạ.
 

Chính khí Đường

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737270
Ngày cấp bằng
26/7/20
Số km
1,161
Động cơ
89,378 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Đây không phải là bỏ Tiếng Việt trong việc học Tiếng Trung.
Đây là tự tạo ra môi trường mô phỏng (không Tiếng Việt) bằng ứng dụng, mỗi ngày sử dụng khoảng 30 phút.
Có thể vô lý với bác, nhưng có thể có ích với người khác ạ.
Mô phỏng thì trên ứng dụng cũng đến 80% là tiếng việt chứ chưa thấy phầm mềm nào dạy bằng 100% tiếng trung cả..
Mấy phầm mềm như Hello chine, chineseskill cũng đôi phần dính dáng đến tiếng việt rồi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mô phỏng thì trên ứng dụng cũng đến 80% là tiếng việt chứ chưa thấy phầm mềm nào dạy bằng 100% tiếng trung cả..
Mấy phầm mềm như Hello chine, chineseskill cũng đôi phần dính dáng đến tiếng việt rồi.
Đừng sử dụng những phần mềm chuyên dạy Tiếng Trung.
Nên sử dụng những phần mềm đa ngôn ngữ, nghĩa là có thể tạo ra các cặp ngôn ngữ chéo rất đa dạng (Anh - Trung, Pháp - Đức, Nga - Tây Ban Nha v.v...).
Nhược điểm là vì rất đa dạng nên AI nó chưa đủ thông minh để dạy lên trình độ cao/rất cao.
Nhưng bản thân cháu chỉ cần sử dụng chatbot để mô phỏng môi trường ngôn ngữ cháu đang học, nên chỉ cần trình độ trung bình là thoải mái ạ.

Ví dụ cháu học tiếng Tây Ban Nha, nhưng chọn AI hướng dẫn Tiếng Nga, để có được cảm giác một môi trường đa ngôn ngữ ạ. Mỗi ngày nghe nói thực hành 30 phút thôi. Còn tất nhiên cày từ vựng, ngữ pháp thì vẫn liên quan đến Tiếng Việt ạ.

z3838379941646_8d3a91f81087f92fd979151f1752511a.jpg


z3838379945072_33112f3cf5028f190c5194086d0a5882.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu chia sẻ kinh nghiệm để tạo ra một không gian/thời gian (30 phút/ngày), mà ở đó không bị Tiếng Việt tác động. Cháu không nói rằng học Tiếng Trung không cần Tiếng Việt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top