[Funland] Từ điển tiếng Việt

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,923
Động cơ
5,060,044 Mã lực
Em là chuyên gia ngôn ngữ học . Vừa rồi em có đọc 1 quyển sách sinh học do 1 nhà sinh học Việt viết ra, và thấy 1 điều cực kỳ phổ biến trong cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt (dù học cao hay học thấp), đó chính là cách sử dụng từ ngữ 1 cách vô cùng tùy tiện.

Ví dụ em vừa thấy như sau: Vi khuẩn nó có 3 dạng chính là: cầu, xoắn, que. 3 dạng chính này lại được phân loại ra làm 3 mô hình xã hội của chúng là: tụ, song, liên.

Khi phân loại cùng 1 loài vi khuẩn: lấy khuẩn cầu làm ví dụ thì ở Tây nó như sau:

Khuẩn cầu tụ
Khuẩn cầu liên
Khuẩn cầu song.

Ở Tầu thì nó như sau:

Liên cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn
Song cầu khuẩn.

Rất rõ ràng và có quy củ đúng không nào. Còn Việt thì nó ghi như sau:

Khuẩn cầu tụ
Liên cầu khuẩn
Khuẩn song cầu.

Uiii, Cái loz gì thế này. Khoa học mà chúng nó làm ăn thế này thì ăn cám hết.Vì khoa học vốn dĩ phức tạp, cách sử dụng ngôn từ phải càng đơn giản càng tốt thì mới hiểu được. Bọn này nó sử dụng từ 1 cách vô pháp vô thiên, hiểu thế loz nào được 1 cách rõ ràng.

Đó chỉ là 1 ví dụ thôi, chứ em có hàng trăm ví dụ như vậy; bao gồm toán lý hóa sinh triết v.v

Em viết thêm 1 ví dụ vế toán vậy, đọc sách toán của bọn Việt Nam cũng đau đầu lắm : đường thằng trong toán học được viết là Tuyến, ok? Nhưng chữ tuyến lại viết ỏ vị trí lung tung vô quy tắc như sau:

Tuyến tính,
Trung tuyến
Trực tuyến
Tuyến abc,
DBC tuyến
LLL Tuyến
Tuyến OOO
NNN tuyến

Hoàn toàn không có quy tắc.


Tiên đây em xin hỏi có cụ nào biết có quyển từ điển tiếng Việt nào hay không để em nghiên cứu tí? Em vừa xem trên google mà không thấy (chứng tỏ tiếng Việt không khác gì mấy tiếng thổ dân). Em đội ơn các cụ trước.
Tiếng Việt không có từ Loz cụ nhé [-X
Em cũng không ưng như cụ này :))
Cụ viết, giải nghĩa hay đấy, nhưng gọi là "bọn Việt Nam" là em không ưng.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Cái đó to quá, em ko dám bàn.
Còm trên là vì em thấy cụ vừa bị xoá thớt :D, phỏng ạ?
Cụ nhắc em mới nhớ thớt em bị xoá chứ em cũng không còm vì việc này.
Nhìn tình hình chung nên em mới nói vậy thôi.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Do cụ chủ thích nghiên cứu ngôn ngữ nên gợi ý cho cụ đọc sách của một số cụ như Cao Xuân Hạo, Hoàng Phê, Bùi Ý,... Giới thiệu với cụ chủ nên tìm đọc một cuốn sách tốt là "Từ điển chính tả tiếng Việt" của cụ Hoàng Phê viết cùng một số cụ khác.
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
Kính cụ "ngôn ngữ học gia", hay "nhà nghiên cứu ngôn ngữ", hay "nhà ngôn ngữ học" chọn phương án đúng trong "quy tắc tiếng Việt" câu sau (nhà cháu chép của cụ giáo Cao Xuân Hạo):

  1. Tôi tên là Nam.
  2. Tên của tôi là Nam.
  3. Tôi tên Nam.
Cũng nhân việc cụ xưng danh và có nhời xin sách, tặng cụ cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ để cụ "chém":



Biết đâu cụ chủ lại là người đầu tiên viết lại quy tắc tiếng Việt. :D
He he. Em xin từ điển tiếng Việt cũng là để giải thich những câu như cụ vừa hỏi:

Câu thứ 2 tất nhiên là đúng, ngữ pháp và từ ngữ rất chuẩn.

Còn câu thứ 1 và thứ 3 thì phải xem tử điển mới biết được, nhưng em đoán là 2 câu này sai vì Tên không phải động từ. Theo ngữ pháp chuẩn của VN thì động từ bổ nghĩa cho chủ ngữ (ở đây là Tôi). Khi Tên không phải là động từ thì nó không thể bổ nghĩa cho chủ ngữ Tôi.

Còn nếu từ điển VN nói Tên cũng là động từ thì phải xét xem là động từ này là loại đông từ gì, ý nghĩa chính xác ra sao mới có thể kết luận câu 1 và 3 là đúng hay sai.

Kính cụ! Xin cụ cho em xin quyển tử điển ạ.
 

minhvmu

Xe buýt
Biển số
OF-453007
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
660
Động cơ
212,533 Mã lực
Em là 1 chuyên gia toán học cho nên đọc là hiểu. Tuy nhiên trong quá trình đọc rất rối do cách sử dụng ngôn từ:

1) là cách sử dụng ngôn từ rất vô quy tắc, ví dụ lẽ ra các đường thằng phải gọi theo 1 trong 2 cách sau: trung tuyến, tính tuyến, tiếp tuyến, hoặc tuyến trung, tuyến tính, tuyến tiếp chứ không được gọi lung tung (tuyến 1 là đứng đầu 2 là đứng sau)

2) là các từ nhiều khi là vô nghĩa khiến tư duy bị làm cho mơ hồ: phương trình, giải tích, hằng đẳng thức v.v nghĩa không có rõ ràng, khiến cho người học thậm chí còn không hiểu toán học là để làm gì.
Cụ đã nêu dẫn chứng về những điều cụ cho là chưa đúng. Vậy tiếp theo cụ cần phải đưa ra lý luận của mình một cách thật khoa học, tường minh, dễ hiểu để chứng minh luận điểm của cụ là đúng. Chứ e thấy cụ đang áp đặt cách nhìn, cách nghĩ của mình một cách thiếu thiện cảm, duy ý chí với ngôn ngữ tiếng Việt.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
He he. Em xin từ điển tiếng Việt cũng là để giải thich những câu như cụ vừa hỏi:

Câu thứ 2 tất nhiên là đúng, ngữ pháp và từ ngữ rất chuẩn.

Còn câu thứ 1 và thứ 3 thì phải xem tử điển mới biết được, nhưng em đoán là 2 câu này sai vì Tên không phải động từ. Theo ngữ pháp chuẩn của VN thì động từ bổ nghĩa cho chủ ngữ (ở đây là Tôi). Khi Tên không phải là động từ thì nó không thể bổ nghĩa cho chủ ngữ Tôi.

Còn nếu từ điển VN nói Tên cũng là động từ thì phải xét xem là động từ này là loại đông từ gì, ý nghĩa chính xác ra sao mới có thể kết luận câu 1 và 3 là đúng hay sai.

Kính cụ! Xin cụ cho em xin quyển tử điển ạ.
Không phải như cụ hiểu đâu.

Theo cụ Cao Xuân Hạo: Câu 1 là tiếng Pháp. Câu 2 là tiếng Anh. Câu 3 là tiếng Việt.

Cả 3 câu đều được chấp nhận ở Việt Nam. Nhà tây lông và đông lông khi học tiếng Việt đều quay quay vì ngữ pháp tiếng Việt là vậy.
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
3,235
Động cơ
141,343 Mã lực
Đầu tiên vào đọc nghĩ là thớt có tính học thuật để trao đổi mở mang, hóa ra không phải.
Tiếp theo nghĩ là thớt mang tính giải trí hài hước, hóa ra cũng không phải.
Tiếp đó nghĩ là bức xúc xã hội nên troll ai đó, hoặc ám chỉ 9 chị 9 em gì đó, cũng không phải.
Cuối cùng nghĩ là chắc chủ thớt là người có vấn đề gì đó, hy vọng là không phải
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực
À... ngư ngỗn thì phức tạp lắm.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Đầu tiên vào đọc nghĩ là thớt có tính học thuật để trao đổi mở mang, hóa ra không phải.
Tiếp theo nghĩ là thớt mang tính giải trí hài hước, hóa ra cũng không phải.
Tiếp đó nghĩ là bức xúc xã hội nên troll ai đó, hoặc ám chỉ 9 chị 9 em gì đó, cũng không phải.
Cuối cùng nghĩ là chắc chủ thớt là người có vấn đề gì đó, hy vọng là không phải
Không bổ dọc thì bổ ngang mà cụ.

Cụ chủ cụ ấy tâm đắc với Sigmund Freud, sư tổ của phân tâm học là nhà cháu thấy kính nể rồi.:D
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
Không phải như cụ hiểu đâu.

Theo cụ Cao Xuân Hạo: Câu 1 là tiếng Pháp. Câu 2 là tiếng Anh. Câu 3 là tiếng Việt.

Cả 3 câu đều được chấp nhận ở Việt Nam. Nhà tây lông và đông lông khi học tiếng Việt đều quay quay vì ngữ pháp tiếng Việt là vậy.
Cảm ơn cụ. Nếu câu 3 là đúng, như cụ nói còn là câu chuẩn tiếng Việt thì:

Tên chính là động từ

Và trong từ điển sẽ dịch nghĩa tên như sau:

Tên (Nội Động từ) = được gọi là

Tôi tên Nam = Tôi được gọi là Nam

Nếu Tên không được cho là động từ và dịch nghĩa rõ ràng trong từ điển thì chung to tiếng Việt hỏng hết từ mọi khía cạnh.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Những từ khoa học, mang tính chất quy ước bắt bẻ làm gì.
Những người dùng nó đã học về nó và rõ định nghĩa về nó.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Cảm ơn cụ. Nếu câu 3 là đúng, như cụ nói còn là câu chuẩn tiếng Việt thì:

Tên chính là động từ

Và trong từ điển sẽ dịch nghĩa tên như sau:

Tên (Nội Động từ) = được gọi là

Tôi tên Nam = Tôi được gọi là Nam

Nếu Tên không được cho là động từ và dịch nghĩa rõ ràng trong từ điển thì chung to tiếng Việt hỏng hết từ mọi khía cạnh.
Trước khi trả lời cụ, nhà cháu hỏi khí không phải: Cụ là người Anh, người Pháp, người Mỹ,... hay "người giời". :D

Thôi, giả nhời cụ luôn: Cả 3 câu đều là tiếng Việt, do người Việt du nhập ngôn ngữ ngoại lai rất bình thường, không vấn đề gì.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,940
Động cơ
1,253,710 Mã lực
Đầu tiên vào đọc nghĩ là thớt có tính học thuật để trao đổi mở mang, hóa ra không phải.
Tiếp theo nghĩ là thớt mang tính giải trí hài hước, hóa ra cũng không phải.
Tiếp đó nghĩ là bức xúc xã hội nên troll ai đó, hoặc ám chỉ 9 chị 9 em gì đó, cũng không phải.
Cuối cùng nghĩ là chắc chủ thớt là người có vấn đề gì đó, hy vọng là không phải
Cụ nói thẳng quá
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
Trước khi trả lời cụ, nhà cháu hỏi khí không phải: Cụ là người Anh, người Pháp, người Mỹ,... hay "người giời". :D

Thôi, giả nhời cụ luôn: Cả 3 câu đều là tiếng Việt, do người Việt du nhập ngôn ngữ ngoại lai rất bình thường, không vấn đề gì.
Ok cụ! vậy thì ta phải thống nhất ngôn ngữ chứ không thể dùng cả mấy loại đan xem vào nhau được.

Cụ nên xem phim The Great Passage (có bản tiếng Việt) nói về việc người Nhật họ dùng cả đời hoàn thiện 1 cuốn từ điển của họ như thế nào.

Đừng hỏi sao họ mạnh, họ biết cái gì là quan trọng và phải bắt tay vào làm và cống hiến ngay. Chứ không như lão gì dốt nát bên trên bảo là thớt nhảm.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
14,942
Động cơ
485,090 Mã lực
Em là chuyên gia ngôn ngữ học . Vừa rồi em có đọc 1 quyển sách sinh học do 1 nhà sinh học Việt viết ra, và thấy 1 điều cực kỳ phổ biến trong cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt (dù học cao hay học thấp), đó chính là cách sử dụng từ ngữ 1 cách vô cùng tùy tiện.

Ví dụ em vừa thấy như sau: Vi khuẩn nó có 3 dạng chính là: cầu, xoắn, que. 3 dạng chính này lại được phân loại ra làm 3 mô hình xã hội của chúng là: tụ, song, liên.

Khi phân loại cùng 1 loài vi khuẩn: lấy khuẩn cầu làm ví dụ thì ở Tây nó như sau:

Khuẩn cầu tụ
Khuẩn cầu liên
Khuẩn cầu song.

Ở Tầu thì nó như sau:

Liên cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn
Song cầu khuẩn.

Rất rõ ràng và có quy củ đúng không nào. Còn Việt thì nó ghi như sau:

Khuẩn cầu tụ
Liên cầu khuẩn
Khuẩn song cầu.

Uiii, Cái loz gì thế này. Khoa học mà chúng nó làm ăn thế này thì ăn cám hết.Vì khoa học vốn dĩ phức tạp, cách sử dụng ngôn từ phải càng đơn giản càng tốt thì mới hiểu được. Bọn này nó sử dụng từ 1 cách vô pháp vô thiên, hiểu thế loz nào được 1 cách rõ ràng.

Đó chỉ là 1 ví dụ thôi, chứ em có hàng trăm ví dụ như vậy; bao gồm toán lý hóa sinh triết v.v

Em viết thêm 1 ví dụ vế toán vậy, đọc sách toán của bọn Việt Nam cũng đau đầu lắm : đường thằng trong toán học được viết là Tuyến, ok? Nhưng chữ tuyến lại viết ỏ vị trí lung tung vô quy tắc như sau:

Tuyến tính,
Trung tuyến
Trực tuyến
Tuyến abc,
DBC tuyến
LLL Tuyến
Tuyến OOO
NNN tuyến

Hoàn toàn không có quy tắc.


Tiên đây em xin hỏi có cụ nào biết có quyển từ điển tiếng Việt nào hay không để em nghiên cứu tí? Em vừa xem trên google mà không thấy (chứng tỏ tiếng Việt không khác gì mấy tiếng thổ dân). Em đội ơn các cụ trước.
May quá, cụ là nhà ngôn ngữ học, cụ cho em hỏi: VTV1 19h tối nay so sánh "cuộc đua tới ghế TT Pháp năm 2017 có 4 ứng cử viên, không ai chiếm ưu thế rõ rệt, nên như một cỗ xe tứ mã". So sánh thế đúng hay sai ạ?
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
Trước khi trả lời cụ, nhà cháu hỏi khí không phải: Cụ là người Anh, người Pháp, người Mỹ,... hay "người giời". :D

Thôi, giả nhời cụ luôn: Cả 3 câu đều là tiếng Việt, do người Việt du nhập ngôn ngữ ngoại lai rất bình thường, không vấn đề gì.
Quên không trả lời câu hỏi của cụ. Nói tiếng Việt thì tất nhiên là người Việt, không thể là người gì khác được.

Vì sao?

Theo quy luật sinh tồn ở thế giới tự nhiên thì kẻ yếu sẽ phải học kẻ mạnh để sinh tồn, chứ kẻ mạnh không bao giờ phải học kẻ yếu cả. Do đó, việc người nước ngoài sử dụng thành thạo tiếng Việt là không có, còn người Việt sử dụng tiếng nứoc ngoài thành thạo là có. Vì vậy, cụ nghe em nói tiếng Việt trôi chảy lẽ ra phải biết ngay em là người Việt.

Điều này rõ ràng ngay cả ở trong nước. Người Kinh là tộc mạnh nhất thì sẽ không bao giờ học mấy tiếng dân tộc thiểu số, còn người dân tộc lại phải học tiếng Kinh, nhằm cho mục đích sinh tồn.
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
May quá, cụ là nhà ngôn ngữ học, cụ cho em hỏi: VTV1 19h tối nay so sánh "cuộc đua tới ghế TT Pháp năm 2017 có 4 ứng cử viên, không ai chiếm ưu thế rõ rệt, nên như một cỗ xe tứ mã". So sánh thế đúng hay sai ạ?
Phép so sánh và phép ẩn dụ là hai phép không có đúng sai nhất định; đúng hay sai còn phải tùy vào người nghe xem sự so sánh hay sự ẩn dụ đó là hợp lý hay không. Do vậy nên em không có ý kiến.

Nhưng nghe câu nói thì thấy cách nói này hơi bị yếu đuối và là đặc sản của các dân tộc thấp kém, do chủ ý của câu luôn bị làm mờ nhạt bởi cách hành văn.

Em sẽ đưa ra 1 ví dụ rồi cụ thử nghĩ xem câu nói kia có gì yếu ớt không nhé:

Người Nhật/Anh/Pháp: Thủ tướng đã đến thăm bà con nhân dịp giao thừa ngày hôm nay.

Người Việt/Bangladesh/Châu Phi: Ngày hôm nay, nhân dịp giao thừa, thủ tướng đã đến thăm bà con.

Ở các dân tộc mạnh, ý càng chính càng được đưa lên trên đầu; còn ở các dân tộc yếu thì ý càng quan trong càng bị đặt phía sau.

Người Việt còn rất bị động trong câu nói, vi du như sau: Khi nhắc con cái bất nhỏ TV:

Việt: Tiếng to quá (rất bị động và có ý mong chờ người nghe hiểu ý mình)
Nhật: Con bật nhỏ TV xuống (đi thẳng vào vấn đề, ý kiến được bầy tỏ rõ rệt)
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,926
Động cơ
797,483 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thớt này ăn đủ gạch xây nhà.
Chết, mình nói có chuẩn ngữ pháp không nhể?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top