[Funland] Truyện Kiều - nhờ tư vấn

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,361 Mã lực
Cách giải thích của cụ giống như cách một số cụ theo bản Kiều Oánh Mậu giải thích.
Như em đã nói vài lần trước đó, có nhiều dị bản, và không ai khẳng định được đâu là bản của cụ Nguyễn Du, chỉ là thấy bản nào hợp thôi.
Hiện tại, vẫn còn những tranh luận không dứt về việc đây là "nghĩ" hay là "nghỉ". Theo em, bậc con cháu chúng ta chưa tìm hiểu được như các cụ thì cũng chỉ biết thế thôi, đừng mạnh mồm khẳng định.

P/S: phe chọn "Nghĩ" thì phê phán phe chọn "Nghỉ" ghê lắm, vì bảo là chữ tầm thường và coi thường Vương Ông. Thậm chí có cụ còn chê thẳng "Nếu mà dùng từ đó thì không xứng là Nguyễn Du". Phe chọn "Nghỉ" thì rất thích chí vì nghĩ là mình tìm ra được "chân lý" mà phe kia không tìm ra.
1 cách khoa học, tôi không thấy chỗ nào trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du xài phương ngữ cả. Cụ ấy là con nhà quý tộc, nói giọng Nghệ nhưng viết là ngôn ngữ rất chuẩn phổ thông, academic nhé.
Cái chủ quan của các cụ bình luận là không xét tổng thể, mà túm ngay 1 chi tiết rồi cứ thế cộng hưởng suy diễn.
Muốn biết chứ đó là "nghỉ" hay "nghĩ" chỉ 1 cách để biết: bản chép tay chữ Nôm đầu tiên lúc cụ Du còn sống. Ngoài ra có thể truy bản chứ Nôm 1866, 1870. Chỉ có cách vậy thôi. Cách bàn của các. BLV thời đầu TK20 cũng như phần lớn Ofer, rất cảm tính.
 
Chỉnh sửa cuối:

keyon

Xe tăng
Biển số
OF-298586
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
1,513
Động cơ
297,189 Mã lực
1 cách khoa học, tôi không thấy chỗ nào trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du xài phương ngữ cả. Cụ ấy là con nhà quý tộc, nói giọng Nghệ nhưng viết là ngôn ngữ rất chuẩn phổ thông, academic nhé.
Cái chủ quan của các cụ bình luận là không xét tổng thể, mà túm ngay 1 chi tiết rồi cứ thế cộng hưởng suy diễn.
Muốn biết chứ đó là "nghỉ" hay "nghĩ" chỉ 1 cách để biết: bản chép tay chữ Nôm đầu tiên lúc cụ Du còn sống. Ngoài ra có thể truy bản chứ Nôm 1866, 1870. Chỉ có cách vậy thôi. Cách bàn của các. BLV thời đầu TK20 cũng như phần lớn Ofer, rất cảm tính.
Thường thi ca bàn kĩ hãy để các nhà bình luận làm, mình đọc hiểu và rung động ....đồng điệu 1 phần với thi ca cũng đã đủ cho tâm hồn bay bổng yêu đời.
Em đơn giản đọc Kiều đôi khi gặp câu tâm đắc hợp với mình thấy nhơ nhớ rồi ghi vào đầu những lúc như này mới có dịp thở ra....rất vui ...đúng là.
"Khi gió gác khi trăng sân,
Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ .
Khi hương sớm khi trà trưa,
Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn."
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,431
Động cơ
451,275 Mã lực
Thua. Các bản mình đọc đều "nghĩ"
Có 5-6 bản nôm được lưu hành rộng rãi và chỉ có 1 bản năm 1902 của cụ Kiều Oánh Mậu là "Nghỉ" (𠉝 ). Trong đó, bản chữ Quốc ngữ của cụ Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim là đang theo bản nôm của cụ Kiều Oánh Mậu.
Còn 4-5 bản còn lại đều là chữ "Nghĩ"(擬 ). Các cụ Nguyễn Quảng Tuân, Lê Văn Hòe đều theo các bản này.

Thế nên mình thấy cái nào phù hợp với mình thì mình giữ lại cho mình thôi ạ. Chứ khẳng định như đinh đóng cột như cụ kia thì em thấy hơi phiến diện.
1 cách khoa học, tôi không thấy chỗ nào trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du xài phương ngữ cả. Cụ ấy là con nhà quý tộc, nói giọng Nghệ nhưng viết là ngôn ngữ rất chuẩn phổ thông, academic nhé.
Cái chủ quan của các cụ bình luận là không xét tổng thể, mà túm ngay 1 chi tiết rồi cứ thế cộng hưởng suy diễn.
Muốn biết chứ đó là "nghỉ" hay "nghĩ" chỉ 1 cách để biết: bản chép tay chữ Nôm đầu tiên lúc cụ Du còn sống. Ngoài ra có thể truy bản chứ Nôm 1866, 1870. Chỉ có cách vậy thôi. Cách bàn của các. BLV thời đầu TK20 cũng như phần lớn Ofer, rất cảm tính.
Screenshot_20230915-134649.png
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,431
Động cơ
451,275 Mã lực
Nếu là "nghĩ" thì đặt ra câu hỏi ở đây là Ai nghĩ? Tác giả nghĩ thì không khách quan và hợp lý rồi.
Tác giả đóng vai kể chuyện nên không thể "Nghĩ" được, đơn giản thế mà nhiều người cứ phức tạp lên.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Quê ta ngưỡng mộ 2 chị là chị Kiều và chị Tấm.
Hai chị khi có cơ hội ra tay với chị Thư, chị Cám thì tàn độc chả kém mie gì.
Chúng ta, thích thú với sự trả thù tàn độc thế hay chăng???
Oác giả oác báo. Đấy là cái lý răn đời theo lối chất phác ngày xưa. Ngay mấy sư chùa làng hay bị mất quả na quả ổi con cá con gà cũng đặt ra câu vè cho trẻ con truyền khẩu:

" Của Bụt mất một đền mười - Bụt hẫng còn cười chưa đủ đâu con"


"Nghỉ" là chỉ ông ấy, cô ấy, anh ấy....bản em đọc đầu tiên thấy chữ "nghỉ" cứ ngơ ngác mãi. Sau chính ông ngoại em giảng mới hiểu, không phải nghĩ mà là nghỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhlp

Xe tải
Biển số
OF-107719
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
437
Động cơ
383,569 Mã lực
Cụ kiệm lời quá. Em đang không hiểu cụ đang định nói gì ạ.
Như ở comment trước, cụ đang bảo chữ ở câu 12 (Gia tư nghỉ/nghĩ cũng thường thường bậc trung) là chữ "Nghỉ". Giờ cụ lại đăng cái ảnh có 3 câu là 610, 894 và 1188 có chữ "nghỉ", có nghĩa cụ tự nhận câu 12 không phải chữ "nghỉ" đúng không ạ.

Hi hi, đùa chút thôi, như em bảo rồi, các cụ ngày xưa bản nôm còn không thống nhất nữa là con cháu sau này. Với cả, cần gì thì cụ cứ nói, còn vứt lên google rồi lấy trích dẫn của 1 bài báo vu vơ thì em e là nó không có nhiều ý nghĩa.
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,133
Động cơ
188,307 Mã lực
Tuổi
43
Thấy cái cốt truyện này thấy ông Kim Trọng cuối cùng chính ra cũng lộc nhỉ. Lấy được cô em xinh đẹp và về sau cũng sống chung tri kỷ với cô chị. Happy Ending. They live together happily ever after. Đúng là mía ngon chén cả cụm :D
Công nhận, trong tất cả đám bồ của Kiều thì tay này đỏ nhất. Nhưng nếu đánh giá tổng thể thì thằng bồ đầu tiên của Kiều (Kim Trọng) là thằng bất tài nhất, hèn nhát nhất, Thằng bồ thứ 2 (Mã Giám Sinh) là thằng mất dạy nhất, Thằng bồ thứ 3 (Thúc Sinh) là tay chơi nhất, làm Kiều lên đỉnh nhiều lần nhất =)) ; Thằng bồ thứ 4, cũng là chồng (Từ Hải) lại là tướng cướp, chắc cũng được cái khỏe :))
 

keyon

Xe tăng
Biển số
OF-298586
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
1,513
Động cơ
297,189 Mã lực
Công nhận, trong tất cả đám bồ của Kiều thì tay này đỏ nhất. Nhưng nếu đánh giá tổng thể thì thằng bồ đầu tiên của Kiều (Kim Trọng) là thằng bất tài nhất, hèn nhát nhất, Thằng bồ thứ 2 (Mã Giám Sinh) là thằng mất dạy nhất, Thằng bồ thứ 3 (Thúc Sinh) là tay chơi nhất, làm Kiều lên đỉnh nhiều lần nhất =)) ; Thằng bồ thứ 4, cũng là chồng (Từ Hải) lại là tướng cướp, chắc cũng được cái khỏe :))
Cụ thiếu anh Sở Khanh đã đi vào truyền thuyết dân gian với cụm từ quất ngựa truy phong. Anh này bước ra từ truyện kiểu và nổi tiếng từ đó đến nay và có thể là mãi mãi.
Rằng ta có ngựa truy phong
Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi
Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước chước gì là hơn?
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,104 Mã lực
1 cách khoa học, tôi không thấy chỗ nào trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du xài phương ngữ cả. Cụ ấy là con nhà quý tộc, nói giọng Nghệ nhưng viết là ngôn ngữ rất chuẩn phổ thông, academic nhé.
Cái chủ quan của các cụ bình luận là không xét tổng thể, mà túm ngay 1 chi tiết rồi cứ thế cộng hưởng suy diễn.
Muốn biết chứ đó là "nghỉ" hay "nghĩ" chỉ 1 cách để biết: bản chép tay chữ Nôm đầu tiên lúc cụ Du còn sống. Ngoài ra có thể truy bản chứ Nôm 1866, 1870. Chỉ có cách vậy thôi. Cách bàn của các. BLV thời đầu TK20 cũng như phần lớn Ofer, rất cảm tính.
Nếu có được bản gốc của cụ Nguyễn Du thì còn nói làm gì. Bản đó chắc không còn hy vọng tìm được rồi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Công nhận, trong tất cả đám bồ của Kiều thì tay này đỏ nhất. Nhưng nếu đánh giá tổng thể thì thằng bồ đầu tiên của Kiều (Kim Trọng) là thằng bất tài nhất, hèn nhát nhất, Thằng bồ thứ 2 (Mã Giám Sinh) là thằng mất dạy nhất, Thằng bồ thứ 3 (Thúc Sinh) là tay chơi nhất, làm Kiều lên đỉnh nhiều lần nhất =)) ; Thằng bồ thứ 4, cũng là chồng (Từ Hải) lại là tướng cướp, chắc cũng được cái khỏe :))
Chính ra đồng chí Thúc Sinh này mới giống anh em nhất. Anh yêu em lắm, chỉ tiếc là vợ anh ko cho thôi :))
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,133
Động cơ
188,307 Mã lực
Tuổi
43
Chính ra đồng chí Thúc Sinh này mới giống anh em nhất. Anh yêu em lắm, chỉ tiếc là vợ anh ko cho thôi :))
Thúc Sinh là con nhà quan, bố vợ đại gia, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tiền nhiều, khoai to, ... chỉ mỗi tội vợ ghen =))
Mơ ước của các chân dài, mơ ước của cả các đại gia .... ví dụ như các đại gia có tiền chắc gì đã đẹp mã, khoai to. Anh này lại có đủ :))
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Thấy cái cốt truyện này thấy ông Kim Trọng cuối cùng chính ra cũng lộc nhỉ. Lấy được cô em xinh đẹp và về sau cũng sống chung tri kỷ với cô chị. Happy Ending. They live together happily ever after. Đúng là mía ngon chén cả cụm :D
Vậy thì cụ chưa yêu trọn vẹn rồi :D :D :D :D :D . Cụ Du có viết:
Nỗi nàng tai nạn đã đầy
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhSon99

Đi bộ
Biển số
OF-839668
Ngày cấp bằng
4/9/23
Số km
8
Động cơ
52 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng giống bác, giờ thấy hứng thú với mấy tác phẩm kinh điển hơn
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Mã Giám Sinh cũng ngang tiến sỹ chứ đùa. Chỉ là chú nài ham chơi, vậy mà Kiều còn chê
IMG_6828.jpeg
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,328 Mã lực
Bàn về chữ “sinh” - , như cụ minhlp đã nói, chữ này được dùng theo ý nghĩa người học trò, thư sinh. Nói Vương sinh, Thúc sinh, Kim sinh, … là ý chỉ chàng thư sinh họ Vương, họ Thúc hay họ Kim,… Trong một số trường hợp, chữ sinh được dùng với như đại từ chỉ ngôi thứ 3 cho nam, như trong câu “Sinh rằng: Lân lý ra vào, Gần đây nào phải người nào xa xôi” và “Sinh càng thảm thiết khát khao, Như nung gan sắt như bào lòng son”, chữ sinh đều chỉ Kim Trọng khi đang trò chuyện với Kiều hay khi đang tìm kiếm Thúy Kiều mà không thấy. Câu “Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh”, Trang sinh chính là Trang Chu, tức Trang tử, chữ “tử’ ở đây cũng có cách sử dụng gần giống chữ “sinh”, như Khổng tử, Mạnh tử, Hàn Phi tử.

Trong chữ Hán hay chữ Nôm, không có khái niệm viết hoa, viết thường. Việc chuyển sang chữ quốc ngữ, có phân biệt viết hoa viết thường, nên khi người chuyển viết Thúc Sinh dễ gây hiểu nhầm cho người đọc đó là tên riêng, trong khi thực ra phải hiểu đúng là chàng thư sinh họ Thúc, Thúc sinh.

Truyện Kiều bản quốc ngữ, có nhiều nhân vật, do cách viết hoa viết thường không đúng nên đã làm nhiều người nhầm lẫn thành tên nhân vật, đó là Thúc sinh, Mã giám sinh, Tú bà, Hoạn thư,… Theo KVK của Thanh Tâm Tài Nhân, Thúc sinh tên là Thủ, tên chữ là Kỳ Tâm, còn Mã giám sinh, tên gọi là Mã Qui hay Mã Bất Tiến, Tú bà có tên là Mã Tú. Hoạn thư, hiểu là người chị gái họ Hoạn, chứ không phải tên riêng là Hoạn Thư, trong truyện của TTTN, chỉ dùng từ Hoạn thị khi nhắc đến vợ Thúc sinh. Như trong Hồng lâu mộng, Vương Hy Phượng cũng được gọi là Phượng thư, tức chị Phượng. Chữ “thư” lại cũng giống như chữ “tử”, “sinh” ở trên.

Giám sinh có nghĩa là sinh viên trường Giám (Quốc tử giám).
 

Blue và penny

Xe đạp
Biển số
OF-777622
Ngày cấp bằng
18/5/21
Số km
23
Động cơ
49 Mã lực
Tuổi
51
Từ Truyện Kiều em có 1 băn khoăn là không biết hiện nay còn bao nhiêu người biết chữ Nôm các cụ nhỉ? Dù gì cũng là chữ viết do người Việt sáng tạo ra và đã dùng tới gần 10 thế kỷ mà giờ con cháu lại có vẻ quá ít người biết (theo tầm hiểu biết của em, em giờ mới lọ mọ tìm hiểu hóa ra nó vừa giống lẫn khác chữ Nho, hay Hán Tự). Nếu ko có bảo tồn thì cái đà này độ 100 năm nữa chẳng ai người biết được cũng nên.
Mà gần đây các phong trào đảo chính ở Tây Phi, các nước mới đảo chính như Mali đã quyết định quay lại sử dụng tiếng Mali cổ của họ thay vì tiếng Pháp do tính chất thuộc địa, hay Ấn độ hay Thổ nhĩ kỳ cũng đổi cả tên nước quay lại các tên nước cổ xưa của họ để thể hiện chủ quyền. Các cụ đừng vội nghĩ em đang muốn cổ súy quay lại áp dụng cái chữ Nôm khó ntn, nhưng nếu có 1 nguồn động lực nào đó để duy trì sự hiểu biết của thế hệ con cháu về một loại chữ mà các bậc tiên tổ đã tạo ra và sử dụng gần 1000 năm thì cũng là việc nên làm.
Em thấy ý kiến cụ rất hay. Tuy nhiên chữ nôm vẫn từ chữ hán mà ra nên em đề xuất dùng chữ khoa đẩu từ thời thượng cổ.
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,328 Mã lực
Nghĩ (nghĩ rằng, cho rằng) hay Nghĩ/nghỉ (anh ta, hắn, kẻ ấy,...)

Trong khi diễn giải về truyện Kiều, nghi vấn nghĩ/nghỉ thể hiện trong 4 câu, cụ thể:

11 - Có nhà viên ngoại họ Vương
12 - Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung

609 - Thấy nàng hiếu trọng tình thâm
610 - Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay

Liên quan đến nhân vật Chung công

893 - Vài tuần chưa cạn chén khuyên
894 - Mé ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe

Nhắc đến Mã giám sinh

1187 - Phụ tình án đã rõ ràng
1188 - Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui

Nhắc đến Sở Khanh

Chữ "nghỉ" trong câu 894 và 1188 thì rõ nghĩa rồi, là từ cổ, chỉ họ Mã hoặc họ Sở.

Còn trong câu 12 và 610, có thể thấy hiểu theo nghĩa nào cũng được, còn để chính xác chắc phải nhờ mấy thầy đồng gọi hồn cụ Nguyễn nhập vào để trả lời.

Đối chiếu các bản chữ Nôm, thì thấy:

1. Bản Liễu Văn đường 1866 (bản in khắc gỗ cổ nhất hiện tại) và bản Quan Văn đường 1906: cả bốn chữ nghỉ/nghĩ nêu trên đều dùng chữ 擬.

2. Bản Lâm Nọa Phu 1870 (bản chép tay), thì hai câu 12, 610 dùng chữ 擬, còn các câu 894, 1188 dùng chữ 儗 (có bộ nhân).

3. Bản Kiều Oánh Mậu 1902 thì dùng chữ 𠉝 cho câu 12, ba câu còn lại dùng chữ như đánh dấu ảnh dưới, các chữ đều có bộ nhân.

1694772145741.jpeg
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,383
Động cơ
268,361 Mã lực
1. "...Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung (0012) – (nghỉ - dị bản) "
2. "...Họ Chung có kẻ lại già (0607)
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (0608)
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm (0609)
Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay (0610) (nghỉ - dị bản)..."
3. "...Vài tuần chưa cạn chén khuyên (0893)
Mé ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe (0894)..."
4. "...Phụ tình án đã rõ ràng (1187)
Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui (1188)..."
...
"Nghĩ" ở đây nếu là "suy nghĩ-nghĩ thầm-nghĩ cho người" thì rất ổn ở trường hợp 1 & 2.
Còn nếu là "nghỉ", hiểu như 1 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, thì:
"Truyện Kiều do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích (Nxb ĐH&THCN, Hà-nội, 1972) đã ghi ở mục 12 (tr.343) của phần “Chú thích” như sau:
Nghỉ: đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (chung cho cả trai, gái) thường dùng nói những người ngang hàng hay dưới hàng mình, có nghĩa là ông (bà) ta, anh (chị) ta, nó, hắn”
Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (Nxb KHXH, Hà-nội, 1974) thì ghi:
Nghỉ: Từ xưa nghĩa là nó”
V.v... và v.v…"
Như vậy không ổn khi mô tả Vương ông và kẻ lại già họ Chung trong trường hợp 1&2, vì họ không phải người trẻ tuổi hoặc là đối tượng có thể coi nhẹ. Rõ ràng là vậy. Một người là cha của Thúy Kiều, người kia giúp cách gỡ tai nạn cho nhà Thúy Kiều.
Tuy nhiên ở trường hợp 3 & 4 thì ổn nếu dùng "nghỉ" như đại từ chỉ ngôi số ba theo hướng coi nhẹ, xem thường (tương tự "y-nó-hắn" ngày nay).
Tưởng tượng thay bằng "y" xem trường hợp 1&2 ra sao:
"Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư y cũng thường thường bậc trung (0012)"
Hoặc
"Họ Chung có kẻ lại già (0607)
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (0608)
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm (0609)
Vì nàng y cũng thương thầm xót vay (0610)..."
...thì kỳ cục lắm. Thiếu tôn trọng hẳn.
Tuy nhiên ráp "y-nó-hắn" vào 3&4 thì rất ổn. Giả dụ là Y cho nó nhẹ nhất:
"Vài tuần chưa cạn chén khuyên (0893)
Mé ngoài y đã giục liền ruổi xe (0894)..."
hay
"...Phụ tình án đã rõ ràng (1187)
Dơ tuồng y mới kiếm đường tháo lui (1188)..."
Rất hợp cảnh.
...
Còn nếu chữ "nghỉ" theo 1 thuyết là từ cổ - Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt–Bồ–La) của Alexandre de Rhodes (Roma, 1651) lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng đã ghi nhận nó như sau:
Nghỉ: Người ấy, kiểu nói rất lịch sự” thì ráp vào 1&2 ổn bao nhiêu, sang đến 3&4 vênh bấy nhiêu.
...
Tạm kết luận:
- Nếu cụ Nguyễn Du dùng từ 1 cách thống nhất suốt Truyện Kiều, theo logic, chỉ có thể dùng từ "nghỉ" như 1 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba theo cách hiểu là "nó-hắn". Hàm ý coi nhẹ, khinh thường. Vì trong trường hợp 3&4 không thể gán "nghĩ" như "suy nghĩ-nghĩ thầm-nghĩ cho người" vào tâm thế 2 thằng lừa đảo trơn tuột MGS và SK được. Mà cũng không thể dùng đại từ "nghỉ" như "người ấy, kiểu nói rất lịch sự" được. Lịch sự gì nổi.
...
Thế thì, trong khi đó, chữ "nghỉ" không thể tiếp tục đặt ở 2 trường hợp 1&2. Vì không thể có quá nhiều cách hiểu cho 1 đại từ ngay trong cùng một tác phẩm.
Vậy thì, chỉ có thể là không phải "nghỉ" mà là "nghĩ - nghĩ cho - nghĩ thầm-suy nghĩ".
Mà "nghĩ" ấy áp vào 1&2 thì lại rất ổn.
...
Theo tôi, e là vậy.
Kính các cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top