1. "...Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung (0012) – (nghỉ - dị bản) "
2. "...Họ Chung có kẻ lại già (0607)
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (0608)
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm (0609)
Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay (0610) (nghỉ - dị bản)..."
3. "...Vài tuần chưa cạn chén khuyên (0893)
Mé ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe (0894)..."
4. "...Phụ tình án đã rõ ràng (1187)
Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui (1188)..."
...
"Nghĩ" ở đây nếu là "suy nghĩ-nghĩ thầm-nghĩ cho người" thì rất ổn ở trường hợp 1 & 2.
Còn nếu là "nghỉ", hiểu như 1 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, thì:
"Truyện Kiều do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích (Nxb ĐH&THCN, Hà-nội, 1972) đã ghi ở mục 12 (tr.343) của phần “Chú thích” như sau:
“
Nghỉ: đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (chung cho cả trai, gái) thường dùng nói những người ngang hàng hay dưới hàng mình, có nghĩa là ông (bà) ta, anh (chị) ta, nó, hắn”
Còn
Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (Nxb KHXH, Hà-nội, 1974) thì ghi:
“
Nghỉ: Từ xưa nghĩa là nó”
V.v... và v.v…"
Như vậy không ổn khi mô tả Vương ông và kẻ lại già họ Chung trong trường hợp 1&2, vì họ không phải người trẻ tuổi hoặc là đối tượng có thể coi nhẹ. Rõ ràng là vậy. Một người là cha của Thúy Kiều, người kia giúp cách gỡ tai nạn cho nhà Thúy Kiều.
Tuy nhiên ở trường hợp 3 & 4 thì ổn nếu dùng "nghỉ" như đại từ chỉ ngôi số ba theo hướng coi nhẹ, xem thường (tương tự "y-nó-hắn" ngày nay).
Tưởng tượng thay bằng "y" xem trường hợp 1&2 ra sao:
"Có nhà viên ngoại họ Vương (0011)
Gia tư
y cũng thường thường bậc trung (0012)"
Hoặc
"Họ Chung có kẻ lại già (0607)
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (0608)
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm (0609)
Vì nàng
y cũng thương thầm xót vay (0610)..."
...thì kỳ cục lắm. Thiếu tôn trọng hẳn.
Tuy nhiên ráp "y-nó-hắn" vào 3&4 thì rất ổn. Giả dụ là
Y cho nó nhẹ nhất:
"Vài tuần chưa cạn chén khuyên (0893)
Mé ngoài
y đã giục liền ruổi xe (0894)..."
hay
"...Phụ tình án đã rõ ràng (1187)
Dơ tuồng
y mới kiếm đường tháo lui (1188)..."
Rất hợp cảnh.
...
Còn nếu chữ "nghỉ" theo 1 thuyết là từ cổ -
Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt–Bồ–La) của Alexandre de Rhodes (Roma, 1651) lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng đã ghi nhận nó như sau:
“
Nghỉ: Người ấy, kiểu nói rất lịch sự” thì ráp vào 1&2 ổn bao nhiêu, sang đến 3&4 vênh bấy nhiêu.
...
Tạm kết luận:
- Nếu cụ Nguyễn Du dùng từ 1 cách thống nhất suốt Truyện Kiều, theo logic, chỉ có thể dùng từ "nghỉ" như 1 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba theo cách hiểu là "nó-hắn". Hàm ý coi nhẹ, khinh thường. Vì trong trường hợp 3&4 không thể gán "nghĩ" như "suy nghĩ-nghĩ thầm-nghĩ cho người" vào tâm thế 2 thằng lừa đảo trơn tuột MGS và SK được. Mà cũng không thể dùng đại từ "nghỉ" như "người ấy, kiểu nói rất lịch sự" được. Lịch sự gì nổi.
...
Thế thì, trong khi đó, chữ "nghỉ" không thể tiếp tục đặt ở 2 trường hợp 1&2. Vì không thể có quá nhiều cách hiểu cho 1 đại từ ngay trong cùng một tác phẩm.
Vậy thì, chỉ có thể là không phải "nghỉ" mà là "nghĩ - nghĩ cho - nghĩ thầm-suy nghĩ".
Mà "nghĩ" ấy áp vào 1&2 thì lại rất ổn.
...
Theo tôi, e là vậy.
Kính các cụ!