[Funland] Truyện Kiều - nhờ tư vấn

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,432
Động cơ
451,250 Mã lực
Nghĩ (nghĩ rằng, cho rằng) hay Nghĩ/nghỉ (anh ta, hắn, kẻ ấy,...)

Trong khi diễn giải về truyện Kiều, nghi vấn nghĩ/nghỉ thể hiện trong 4 câu, cụ thể:

11 - Có nhà viên ngoại họ Vương
12 - Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung

609 - Thấy nàng hiếu trọng tình thâm
610 - Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay

Liên quan đến nhân vật Chung công

893 - Vài tuần chưa cạn chén khuyên
894 - Mé ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe

Nhắc đến Mã giám sinh

1187 - Phụ tình án đã rõ ràng
1188 - Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui

Nhắc đến Sở Khanh

Chữ "nghỉ" trong câu 894 và 1188 thì rõ nghĩa rồi, là từ cổ, chỉ họ Mã hoặc họ Sở.

Còn trong câu 12 và 610, có thể thấy hiểu theo nghĩa nào cũng được, còn để chính xác chắc phải nhờ mấy thầy đồng gọi hồn cụ Nguyễn nhập vào để trả lời.

Đối chiếu các bản chữ Nôm, thì thấy:

1. Bản Liễu Văn đường 1866 (bản in khắc gỗ cổ nhất hiện tại) và bản Quan Văn đường 1906: cả bốn chữ nghỉ/nghĩ nêu trên đều dùng chữ 擬.

2. Bản Lâm Nọa Phu 1870 (bản chép tay), thì hai câu 12, 610 dùng chữ 擬, còn các câu 894, 1188 dùng chữ 儗 (có bộ nhân).

3. Bản Kiều Oánh Mậu 1902 thì dùng chữ 𠉝 cho câu 12, ba câu còn lại dùng chữ như đánh dấu ảnh dưới, các chữ đều có bộ nhân.

View attachment 8084184
Cụ Nguyễn đang đứng ở vai trò là người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã xảy ra, cho nên:
Gia tư "hắn" cũng thường thường trung (Nghỉ)
Gia tư "đoán rằng" cũng thường thường bậc trung (Nghĩ)
Theo bác thì từ nào dùng đúng hơn?
Câu chuyện xảy ra rồi, chỉ việc kể lại đúng sự thật thì nghĩ suy gì cho nhiều? Nhìn thấy thế nào thì nói luôn thế ấy chứ?
Từ "Nghỉ" quê em một số cụ già vẫn dùng với nghĩa như He, She trong tiếng Anh chứ không hề mang hàm ý coi thường kẻ trên người dưới như cụ ở còm trên giải thích.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,868
Động cơ
339,688 Mã lực
Tuổi
44
Giờ mới thấy chốn of ngoạ hổ tàng long ghê. Nhiều cụ đọc và hiểu nhiều về Truyện Kiều thế.
 

minhlp

Xe tải
Biển số
OF-107719
Ngày cấp bằng
4/8/11
Số km
437
Động cơ
383,596 Mã lực
Các cụ lại sa đà vào tranh cãi chữ nào đúng, chữ nào sai, lặp lại câu chuyện của cả trăm năm nay của các học giả khác. Các học giả cả cả đời nghiên cứu Nôm, nghiên cứu Kiều mà ý kiến còn khác nhau, không ai chịu ai. Nếu mình vẫn giữ cái tâm thế ấy, em e là không bao giờ kết thúc được tranh cãi. (Vì không có nguyên tác để kiểm chứng, và tất cả đều TỰ CHO LÀ MÌNH ĐÚNG)

Thôi thì em theo cụ KeyOne, ngồi đọc vài câu mà mình tâm đắc vậy.
Các cụ có những câu thơ nào mà đọc lên vỗ đùi đen đét không. Em có vài câu, đọc xong cảm giác ngẩn cả người ra vì thấy hay quá. Như câu bên dưới, em tâm đắc suốt hơn hai chục năm qua, chỉ tiếc là mình lại chưa bị "nhúng chàm" để "lẩy" thôi :P

"Trót vì tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây"
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,782 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Có nhà Viên ngoại họ Vương
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.

Trung bình chứ không phải khá giả.
Ở đây có chữ "Nghỉ", đố các bác "Nghỉ" là gì? Sao không phải Nghĩ?
Nghỉ đây dùng ngôi thứ 3, giống như ngài nhưng kém sang hơn. Dịch là gã hay lão ấy thì hơi thô lỗ.
E nghĩ cụ Nguyễn Du sinh ra ở Nghệ Tĩnh nên từ Nghỉ với Nghĩ giống nhau ah
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Nghỉ ở đây là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, nghĩa là: Hắn, nó, ông ấy...
"Nghỉ" là từ địa phương một số vùng của Hà Tĩnh.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,258
Động cơ
268,203 Mã lực
Các cụ lại sa đà vào tranh cãi chữ nào đúng, chữ nào sai, lặp lại câu chuyện của cả trăm năm nay của các học giả khác. Các học giả cả cả đời nghiên cứu Nôm, nghiên cứu Kiều mà ý kiến còn khác nhau, không ai chịu ai. Nếu mình vẫn giữ cái tâm thế ấy, em e là không bao giờ kết thúc được tranh cãi. (Vì không có nguyên tác để kiểm chứng, và tất cả đều TỰ CHO LÀ MÌNH ĐÚNG)

Thôi thì em theo cụ KeyOne, ngồi đọc vài câu mà mình tâm đắc vậy.
Các cụ có những câu thơ nào mà đọc lên vỗ đùi đen đét không. Em có vài câu, đọc xong cảm giác ngẩn cả người ra vì thấy hay quá. Như câu bên dưới, em tâm đắc suốt hơn hai chục năm qua, chỉ tiếc là mình lại chưa bị "nhúng chàm" để "lẩy" thôi :P

"Trót vì tay đã nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây"
Hay quá cụ!!!
Khôn hay dại, thật khôn lường
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,277 Mã lực
Cụ Nguyễn đang đứng ở vai trò là người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã xảy ra, cho nên:
Gia tư "hắn" cũng thường thường trung (Nghỉ)
Gia tư "đoán rằng" cũng thường thường bậc trung (Nghĩ)
Theo bác thì từ nào dùng đúng hơn?
Câu chuyện xảy ra rồi, chỉ việc kể lại đúng sự thật thì nghĩ suy gì cho nhiều? Nhìn thấy thế nào thì nói luôn thế ấy chứ?
Từ "Nghỉ" quê em một số cụ già vẫn dùng với nghĩa như He, She trong tiếng Anh chứ không hề mang hàm ý coi thường kẻ trên người dưới như cụ ở còm trên giải thích.
Để em thử phân tích theo hướng câu hỏi của cụ nhé.

Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyễn sử xanh...


Vậy là Nguyễn Du ở trong vị thế là người kể lại câu chuyện đã đọc được (chứ ko phải là chứng kiến trực tiếp).

Nghĩa 1: "Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung" ==>> [sách ấy kể rằng] gia tư ông ấy .... ==>> hợp lý (nếu xét rằng chữ nghỉ mang cả nghĩa ông ấy, hắn, nó, kẻ ấy,... tương tự đại từ he, she, tha,... trong tiếng Anh, Tàu).

Nghĩa 2: "Gia tư [tôi] nghĩ cũng thường thường bậc trung". Như vậy, Nguyễn Du đã đưa vào đó ý kiến chủ quan cùa mình (nghĩ rằng) để đánh giá gia tư Vương viên ngoại. Việc này có cơ sở, vì trong "cảo thơm" Kim Vân Kiều của TTTN đã mô tả là "gia kế bất phong", tức gia cảnh ko giàu. Xét với vị thế viên ngoại (thường dùng cho giới địa chủ, thương nhân, quý tộc, người có tiền nói chung), nên Nguyễn Du nghĩ (suy đoán) gia tư ko giàu, chỉ bậc trung thôi.

Em nghiêng về việc Nguyễn Du dùng chữ "nghỉ" theo nghĩa 1 hơn.
 

Dtht.laixe

Xe buýt
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
Cảm ơn cụ đã giới thiệu. Em nghe lời cụ tìm video bình Kiều của cụ Nhật Chiêu và đang xem rồi ạ. Cụ Nhật Chiêu đúng là tìm hiểu rất nhiều và hiểu rất sâu, nghe cụ giảng cũng vỡ ra được rất nhiều. Nhưng giá như cụ bình với tâm thế "mở" hơn, thay vì khăng khăng "phải câu này mới đúng", "Nguyễn Du không viết những câu tầm thường thế này" thì thuyết phục hơn. Bản gốc vốn không còn, giờ có rất nhiều bản, mình thấy câu nào thuyết phục hơn thì mình theo, nhưng không nên khẳng định chắc nịch với mọi người là các câu của bản khác là sai.
Ngoài ra, có một vài ý của cụ đưa ra cũng rất thú vị, như câu "dải là hương lộn". Câu này tất cả các bản đều ghi thế hết, nhưng mỗi người giải thích theo một kiểu. Cụ Nhật Chiêu đưa ra một hướng rất "tục", rất "đời", khác hẳn các cụ thế hệ trước. Mặc dù em ko nghĩ như cụ ấy nhưng vẫn thấy hay và vừa tưởng tượng vừa tủm tỉm cười.
Cụ ý phân tích làm mình thêm tự hào về cụ Nguyễn Du ! Ko dễ gì thế giới họ công nhận!
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,868
Động cơ
339,688 Mã lực
Tuổi
44
Xem đủ 3 phần là coi như nắm đủ truyện Kiều, thậm chí còn ngọn ngành hơn. Ví dụ như về Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Từ Hải,…
Thơ thì không nói.
Vâng xem để hiểu sơ bộ nội dung thôi. Còn đọc để hiểu cái hay của Thơ của các gieo vần dùng từ, câc điển tích của cụ Du. Đúng là đại thi hào.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,432
Động cơ
451,250 Mã lực
Vâng xem để hiểu sơ bộ nội dung thôi. Còn đọc để hiểu cái hay của Thơ của các gieo vần dùng từ, câc điển tích của cụ Du. Đúng là đại thi hào.
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Chỉ 4 câu thơ thôi mà đã có gần chục điển tích mà điển tích nào cũng liên quan đến chữ hiếu.
Nếu đọc truyện Kiều mà không đọc chú giải thì nhiều khi không thể thẩm hết được.
Đúng là đại thi hào. Không ai hơn được.
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,763
Động cơ
5,699,618 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Cụ Nguyễn đang đứng ở vai trò là người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã xảy ra, cho nên:
Gia tư "hắn" cũng thường thường trung (Nghỉ)
Gia tư "đoán rằng" cũng thường thường bậc trung (Nghĩ)
Theo bác thì từ nào dùng đúng hơn?
Câu chuyện xảy ra rồi, chỉ việc kể lại đúng sự thật thì nghĩ suy gì cho nhiều? Nhìn thấy thế nào thì nói luôn thế ấy chứ?
Từ "Nghỉ" quê em một số cụ già vẫn dùng với nghĩa như He, She trong tiếng Anh chứ không hề mang hàm ý coi thường kẻ trên người dưới như cụ ở còm trên giải thích.
Quê em Hương Sơn hay Sơn Hương?
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
642
Động cơ
39,241 Mã lực
Tuổi
34
Bàn về chữ “sinh” - , như cụ minhlp đã nói, chữ này được dùng theo ý nghĩa người học trò, thư sinh. Nói Vương sinh, Thúc sinh, Kim sinh, … là ý chỉ chàng thư sinh họ Vương, họ Thúc hay họ Kim,… Trong một số trường hợp, chữ sinh được dùng với như đại từ chỉ ngôi thứ 3 cho nam, như trong câu “Sinh rằng: Lân lý ra vào, Gần đây nào phải người nào xa xôi” và “Sinh càng thảm thiết khát khao, Như nung gan sắt như bào lòng son”, chữ sinh đều chỉ Kim Trọng khi đang trò chuyện với Kiều hay khi đang tìm kiếm Thúy Kiều mà không thấy. Câu “Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh”, Trang sinh chính là Trang Chu, tức Trang tử, chữ “tử’ ở đây cũng có cách sử dụng gần giống chữ “sinh”, như Khổng tử, Mạnh tử, Hàn Phi tử.

Trong chữ Hán hay chữ Nôm, không có khái niệm viết hoa, viết thường. Việc chuyển sang chữ quốc ngữ, có phân biệt viết hoa viết thường, nên khi người chuyển viết Thúc Sinh dễ gây hiểu nhầm cho người đọc đó là tên riêng, trong khi thực ra phải hiểu đúng là chàng thư sinh họ Thúc, Thúc sinh.

Truyện Kiều bản quốc ngữ, có nhiều nhân vật, do cách viết hoa viết thường không đúng nên đã làm nhiều người nhầm lẫn thành tên nhân vật, đó là Thúc sinh, Mã giám sinh, Tú bà, Hoạn thư,… Theo KVK của Thanh Tâm Tài Nhân, Thúc sinh tên là Thủ, tên chữ là Kỳ Tâm, còn Mã giám sinh, tên gọi là Mã Qui hay Mã Bất Tiến, Tú bà có tên là Mã Tú. Hoạn thư, hiểu là người chị gái họ Hoạn, chứ không phải tên riêng là Hoạn Thư, trong truyện của TTTN, chỉ dùng từ Hoạn thị khi nhắc đến vợ Thúc sinh. Như trong Hồng lâu mộng, Vương Hy Phượng cũng được gọi là Phượng thư, tức chị Phượng. Chữ “thư” lại cũng giống như chữ “tử”, “sinh” ở trên.

Giám sinh có nghĩa là sinh viên trường Giám (Quốc tử giám).
Cụ giải thích em nghĩ là đúng.
Ngày xưa trọng nam khinh nữ, nên nữ sẽ không có tên, chỉ gọi theo họ bố.
Hoạn thư thì chữ "thư" em đoán là chữ như trong "tiểu thư". Khi gọi Hoạn thư là mang ý nghĩa trân trọng. Còn gọi Hoạn thị thì cũng là chỉ cô gái con họ Hoạn nhưng với ý ít trân trọng hơn. Cụ Nguyễn để tên cô Hoạn thư là có ý tôn trọng cô ấy, nhưng ngày nay, người ta ví Hoạn thư như là người xấu 😂
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,401
Động cơ
551,916 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ giải thích em nghĩ là đúng.
Ngày xưa trọng nam khinh nữ, nên nữ sẽ không có tên, chỉ gọi theo họ bố.
Hoạn thư thì chữ "thư" em đoán là chữ như trong "tiểu thư". Khi gọi Hoạn thư là mang ý nghĩa trân trọng. Còn gọi Hoạn thị thì cũng là chỉ cô gái con họ Hoạn nhưng với ý ít trân trọng hơn. Cụ Nguyễn để tên cô Hoạn thư là có ý tôn trọng cô ấy, nhưng ngày nay, người ta ví Hoạn thư như là người xấu 😂

Trong Kim Bình Mai thì Tây Môn Khánh hắn có cô con gái lớn gọi là Tây Môn Đại Thư, mà vợ hai của Khánh cũng có tiểu danh là Nguyệt Thư vì đẻ vào tiết Trung thu. Mà trong Hồng Lâu Mộng có nhắc đến cái tục bên Tàu là ngày xưa con gái chỉ những nhà gia thế mới đặt tên để gọi, còn những nhà lìu tìu thì chưa đặt tên vội đợi khi nào gả chồng thì dạm hỏi mối lái bên nhà chồng danh sách các cụ thế nào rồi về nhà mình đặt tên biên thành chữ để khi vấn danh thì khai ra.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,401
Động cơ
551,916 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Trong truyện Kiều thì cái thảm kịch của nhà Kiều xuất phát từ lời khai man của một thằng bán tơ. Em có tìm hiểu và tình cờ được một bác Trung Quốc già rất giỏi tiếng Việt và cũng từng đọc truyện Kiều giảng cho là thời Mình bên Tàu có lệnh cấm bán các hàng tơ chất lượng cao sang Nhật Bản. Nhưng người Nhật cũng dùng đủ cách để lách luật và vẫn mua lậu tơ tốt mang về Nhật. Mà anh Tàu nào thông đồng cố ý hoặc vô ý phạm lệnh cấm thì chết đòn với quan nha. Thằng bán tơ kia lúc bị bớ, ăn đòn dữ quá thì khai bừa ra họ Vương liên quan vào. Thế là nhà họ Vương bị tội.

Thúy Kiều vô tình thành ra nạn nhân vĩ đại của một cuộc chiến thương mại.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,432
Động cơ
451,250 Mã lực
Trong truyện Kiều thì cái thảm kịch của nhà Kiều xuất phát từ lời khai man của một thằng bán tơ. Em có tìm hiểu và tình cờ được một bác Trung Quốc già rất giỏi tiếng Việt và cũng từng đọc truyện Kiều giảng cho là thời Mình bên Tàu có lệnh cấm bán các hàng tơ chất lượng cao sang Nhật Bản. Nhưng người Nhật cũng dùng đủ cách để lách luật và vẫn mua lậu tơ tốt mang về Nhật. Mà anh Tàu nào thông đồng cố ý hoặc vô ý phạm lệnh cấm thì chết đòn với quan nha. Thằng bán tơ kia lúc bị bớ, ăn đòn dữ quá thì khai bừa ra họ Vương liên quan vào. Thế là nhà họ Vương bị tội.

Thúy Kiều vô tình thành ra nạn nhân vĩ đại của một cuộc chiến thương mại.
"Thằng bán tơ kia dở dói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già
......
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?"
Nguyễn Khuyến.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top