- Biển số
- OF-35686
- Ngày cấp bằng
- 21/5/09
- Số km
- 4,544
- Động cơ
- 513,673 Mã lực
Có thể ko sáng tạo về nội dung. Nhưng về hình thức thì quá sáng tạo đó chứ?
Cái này để nói lên rằng biết ít biết nhiều biết sao cho đủ cụ nhỉ ?Chưa ăn thua gì với Pan Tadeusz (tác phẩm truyện thơ sáng tác năm 1834 của Adam Bernard Mickiewicz), được coi là sử thi quốc gia của Ba Lan, là tác phẩm văn học quan trọng nhất trong sách giáo khoa Ba Lan, được dịch ra 33 thứ tiếng, một phiên bản điện ảnh, là đại diện của Ba Lan trong Chương trình ký ức thế giới của Unesco 2014.
Nhưng rồi sao ? Có ai ở Việt Nam biết Pan Tadeusz là gì đâu ?
Chính hồi cấp 2 em lại đọc thơ cổ khá nhiều, hàng xóm hồi bé nữa còn có ông bắt con mỗi ngày thuộc 10 câu Kiều, yêu cầu sau vụ hè là thuộc hết, hôm nào không thuộc ăn đòn quắn đít. Thế là sáng nao cũng như cuốc kêu vào tai " Thúy Kiều là chị em à là à Tố à Dân". Lên cấp 3 chả thơ phú gì, quên sạch.Vâng, ngày xưa dân mình chưa ai biết TTTN hoặc đọc được thơ Đường thì là đỉnh của đỉnh ạ. Nhưng giờ khuyến khích sáng tạo nên kiểu tầm chương trích cú đó không phù hợp chỉ khổ bọn học trò phí thời gian, còn các cụ đi cãi nhau. Em hết ạ, cơn ác mộng văn học cổ năm con em ôn thi là đủ lắm rồi.
Thơ nó phải hơi dị chút chứ "Quan quan thư cưu" lần sau nó trốn biệt.Đọc nhiều cũng tốt mà cháu, gió mát trăng thanh, rủ em gái quê ra bờ đê, chém gió khen ẻm xinh mí vài câu thơ tình ái, đổ cái rật.
Giờ hơi khác tí rồi, cứ đưa cho em cái iphone hay cái note10 là nhanh đổ
Tính ra xứ đấy có khi là nơi phát tính của dân Nhật Bổn.Đọ, một ông dùi đục nặng ịch, một thì nhiều dấu sắc. Kết vào nó mới thành câu có nghĩa.
Phim mà cứ dựng đoạn “con ong đã tỏ đường đi lối về” cận cảnh đến sợi lông ong thì khéo chui đầu vào màn hình ấy chứ.Vợ em xem phim, cứ tua tới đoạn nào kiểu có cãi nhau, hoặc cưới nhau, hoặc bỏ nhau, đại loại thế.
Cho nên em nghĩ ai đọc Kiều kiểu như vợ em xem film thì lấy gì mà hay mí chả ho Ai đời xem film bố già chỉ hỏi nhõn một câu, đôi này sau có lấy nhau k
Kiều nó hay khi người ta cảm thụ được nó, từng câu từng chữ nó ẩn dụ, hay điển tích này điển tích kia.
Em cũng lọ mọ thuộc mấy đoạn thôi, nhưng em nghĩ em cũng chưa đủ tầm cảm thụ hết cái hay của truyện Kiều.
Đơn giản em thấy 4 câu:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi..
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Để bình về khung cảnh mùa xuân trong 4 câu này chắc cũng phải tầm cỡ có cái cảm thụ rất tốt. Chứ mùa xuân mà chỉ có hóng pháo tết, rồi kiếm cái nhà nghỉ chịch một vài nháy như em đây thì chắc không thấy hay rồi
Nói về tính sáng tạo, bài thơ lục bát " Trinh Tùng tuyện" của Bàn Tải Cân còn sáng tạo hơn nhiều.Lúc nãy mình có tranh luận với cụ taplai2012 trong thớt "Ngụy Diên bị tiêu diệt vì sao" nhưng là về truyện Kiều,nếu cứ đăng bài trong thớt đó thì e là lạc đề quá nên mình lập thớt này để hỏi ý kiến anh em thế nào.Đại khái là như thế này:
- Cụ taplai2012 thì khen truyện Kiều,trong đó có nhấn mạnh 1 câu thế này
nhưng sau đó mình hỏi cụ ấy xem có link hay dẫn chứng nào của nước ngoài ca ngợi sự SÁNG TẠO của truyện Kiều không thì cụ ấy lờ tịt,thậm chí còn bẻ lái tài tình sang chuyện "VN đánh thắng nhiều cường quốc hơn Trung Quốc nên chả cần quan tâm có tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng như TQ hay không".Vâng,1 nhận xét hết sức logic
- Mình thì chê truyện Kiều thiếu tính sáng tạo vì nội dung gần như y hệt Kim Vân Kiều Truyện,còn Nguyễn Du thì giỏi làm thơ hay chính xác là "phổ thơ văn xuôi' hơn so với sáng tạo nội dung nên tác phẩm nổi tiếng nhất của ông ta là 1 tác phẩm chuyển thể với nôi dung khoảng 90% 'sao y bản chính" của 1 ông Trung Quốc.Nói truyện Kiều dễ nghe dễ đọc hay là được nhiều người trên thế giới biết đến thì mình công nhận;nhưng còn tính dân tộc hay tính sáng tạo thì mình không thấy rõ vì từ nhân vật đến nội dung câu chuyện là của Trung Quốc hết rồi còn gì nữa.
Đó,đầu đuôi câu chuyện là thế;mời mọi người ai thích chủ đề này thì vào góp ý nhé.
Em chỉ thích cái đoạnPhim mà cứ dựng đoạn “con ong đã tỏ đường đi lối về” cận cảnh đến sợi lông ong thì khéo chui đầu vào màn hình ấy chứ.
Công nhận môn văn với cách dạy và thi hiện nay quá nặng nề, chả tạo hứng thú gì cho học sinh. Cảm thấy các cháu phải học nhiều thứ vô bổ. Có cụ nào trong otofun hồi bé đi học thích môn văn không ?. Em rất thích đọc truyện, đọc sách nhưng ko thích môn văn ở trường.Tại con chú còn bé nên chưa biết lên lớp 9, ôn thi tn môn Văn nó khoai thế nào.
Học thuộc hết cu ly tỷ muội về các tác giả tác phẩm các thời kỳ mà vh cổ là khó nhất, nó quá xa lạ với thời nay.
Kiến thức phổ thông mà nặng nề quá, học chỉ để thi nên thi xong quên sạch, rất lãng phí.
Đoạn đấy hình như có ông vẽ rồi, không độc đáo lắm.Em chỉ thích cái đoạn
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Dù cho sông cạn đá mònCốt truyện của Tàu, thơ thì tầm chương trích cú 300 nhà thơ Đường. Cụ gg ra thì thấy toàn thơ gốc !
Bình ngô đại cáo mà học trong trường còn buồn ngủ nữa là. Ngày xưa có môn vẽ bậy, mấy môn sinh, văn sử là hay bị vẽ vào sách nhất. Có ông học văn buồn quá vẽ quả lực sĩ cần cẩu cái cần dài chéo hết trang sách và rất chi tiết. Nổi toàn trường, bị tịch thu sách làm vật chứng, gọi bố mẹ đến, sau là chuyển trường.Công nhận môn văn với cách dạy và thi hiện nay quá nặng nề, chả tạo hứng thú gì cho học sinh. Cảm thấy các cháu phải học nhiều thứ vô bổ. Có cụ nào trong otofun hồi bé đi học thích môn văn không ?. Em rất thích đọc truyện, đọc sách nhưng ko thích môn văn ở trường.
Còn truyện Kiều thì giờ nói chung bọn trẻ ít đứa quan tâm lắm. Cứ đọc vài câu lại phải tra điển tích.
Truyện Kiều có nổi tiếng thế giới hay không thì cứ phỏng vấn bọn tây thì biết. Đến mình không biết điển tích còn không hiểu nữa là bọn tây.
Em thô tục, dày dày em cứ tưởng tượng úp vừa bàn tayĐoạn đấy hình như có ông vẽ rồi, không độc đáo lắm.
Anh Nguyễn Du theo Tây Sơn nhưng cả nhà Du chống tây sơn đến cùng.Các e cụ ý theo Tây Sơn dc giao rất nhiều việc hệ trọng. E nghĩ Tây Sơn mạnh dạn dùng chữ Nôm cũng có sự hùn sức của gia tộc cụ Du chứ ko ít.
Cụ Du là cậu ấm công tử, đa sầu đa cảm, ko quen quyền biến, nên chỉ biết "ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào", không xoay nữa là chỉ tìm đến tu tập thiền định. Nói chung, cụ ý đúng là nhà thơ, ko làm chính trị dc, không nhanh bằng mấy ông anh hoặc các ông em.
Bài thơ cụ Trãi tả 4 mùa chứ có phải chỉ xuân đâuSo sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du tả cảnh xuân.
Xuân hoa tuyệt cú (Nguyễn Trãi)
Và tháng hạ thiên bóng nắng dài
Thu đông lạnh lẽo hòa cả hai
Đông phong từ hẹn tin xuân đến
Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi
Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Có lẽ là Rành rành đọc kiểu xưa, cứ như giờ là "Dày giò ta giã thật là thiên nhiên".Em thô tục, dày dày em cứ tưởng tượng úp vừa bàn tay
Vậy cháu thay bằng bài Vãn Xuân (bốn câu đầu)Bài thơ cụ Trãi tả 4 mùa chứ có phải chỉ xuân đâu
Gương Nga chênh chếch dòm songSo sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du tả cảnh hạ.
Hạ cảnh tuyệt cú (Nguyễn Trãi)
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hòe hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau
Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Buồng the phải buổi thong dong
Thanh lan rủ bức trướng hồng tắm hoa