Tôi thành thật là chưa đọc luật giáo dục như cụ, nhưng trên đời luôn có cái logic của nó.
Hội đồng trường thì tôi cho là tương đương với HĐQT/HĐTV trong doanh nghiệp, nó là đại diện cho chủ sở hửu, thực hiện ý chí của chủ sở hữu. Hội đồng trường không phải là do các giáo viên bù khú với nhau mà bầu lên như hội giáo chức, hay học sinh hội họp với nhau bầu ra hôi sinh viên trong trường. Rõ ràng là như thế.
Thứ hai, TDTU là trường công. Tức là tài sản là của công, của nhà nước. Nó cũng là tài sản của nhà nước như các trường ĐH khác, chỉ khác đại diện chủ sở hữu không phải là Bộ Dục như các trường khác. Và hiệu trưởng các trường công lập khác mà do Bộ dục quản lý thì đều do Bộ Dục bổ nhiệm và luân chuyển cả. Cái Hội đồng trường cũng thế, cũng do Bộ Dục khống chế và công nhận chứ không phải ai cũng vào ngồi trong đó được.
Với TDTU cũng vậy thôi, ông Danh có là ông trời thì cũng phải rời ghế nếu chủ sở hữu, chủ quản là Tổng LĐLĐ muốn.
Thế nên tôi thấy ông Trần Hồng Quân, ông ấy bảo vệ ông Danh trên quan điểm gì? Quan điểm là ông Danh có quyền phớt lờ TLĐLĐ, và tự do sử dụng tài sản của nhà nước, tự do tạo ra luật lệ trong trường? Ông Quân nên cẩn thận, có thể bị kiện ngược lại (kiểu như tội vu khống). Đây bản chất là chuyện nội bộ của TLĐLĐ, giữa người chủ sở hữu và người làm thuê. Nhưng do đây là tài sản công, tài sản quốc gia, thì câu chuyện không còn là chuyện cái ghế hiệu trưởng, hay là tranh giành quyền lực trong TDTU, mà là còn việc quản lý và sử dụng tài sản, tiền bạc của nhà nước, tuân thủ các quy định của nhà nước về các vấn đề liên quan.