[Funland] Trường đại học Tôn Đức Thắng là tập thể anh hùng hay tội đồ khi thực hiện quyền tự chủ đại học?

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,387
Động cơ
522,030 Mã lực
E ko dám đánh giá về Mr Danh là giặc hay ko, e chỉ thấy Mr Trần Hồng Quân cựu Bộ trưởng chịu khó thế là cũng được đấy "GS.TS Trần Hồng Quân cho biết hiệp hội đăng ký buổi làm việc với Ban bí thư và thường trực Chính phủ".

Chỉ tội lúc này nhà bao việc xin gặp cũng khó :P
Hy vọng TĐT có cửa sáng. Mình theo dõi năm nay điểm chuẩn thi vào TĐT cũng khá cao. Hi vọng thế hệ lãnh đạo sau của TĐT phát huy được truyền thống của trường. Còn anh D coi như xong một kiếp người?
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
LĐO | 29/09/2020 | 07:56

Ông Đặng Ngọc Tùng.
Ông Đặng Ngọc Tùng.

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng

LTS:
Những ngày qua, vụ việc ông Lê Vinh Danh - Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) - bị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh cách tất cả chức vụ trong Đảng và bị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhằm cung cấp đến bạn đọc cái nhìn khách quan, trung thực và toàn diện nhất, Báo Lao Động khởi đăng loạt bài góp phần làm rõ từ nguồn gốc hình thành, phát triển, sự đầu tư, giúp đỡ, tạo điều kiện của tổ chức Công đoàn VN, của TPHCM, của Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh liên quan cũng như những thành tựu đạt được của TDTU từ khi thành lập đến nay, trong đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của cá nhân hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Đồng thời cũng phân tích rõ những tồn tại, khuyết điểm của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc tuân thủ những quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐVN.

Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.
Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.
Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.
Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.
Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).
Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.
Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.

Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?
- Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).
Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.
Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.

Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?
- Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.
Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).
Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).
Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.

Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?
- Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).
Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.
Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.
Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.
Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.

Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?
- Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.
Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.
Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.
Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.
- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
LÂM PHƯƠNG (THỰC HIỆN)
 
Chỉnh sửa cuối:

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,044
Động cơ
875,459 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
:">:">:">:">:"> .

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
LĐO | 29/09/2020 | 07:56

Ông Đặng Ngọc Tùng.
Ông Đặng Ngọc Tùng.

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng

LTS:
Những ngày qua, vụ việc ông Lê Vinh Danh - Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) - bị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh cách tất cả chức vụ trong Đảng và bị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhằm cung cấp đến bạn đọc cái nhìn khách quan, trung thực và toàn diện nhất, Báo Lao Động khởi đăng loạt bài góp phần làm rõ từ nguồn gốc hình thành, phát triển, sự đầu tư, giúp đỡ, tạo điều kiện của tổ chức Công đoàn VN, của TPHCM, của Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh liên quan cũng như những thành tựu đạt được của TDTU từ khi thành lập đến nay, trong đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của cá nhân hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Đồng thời cũng phân tích rõ những tồn tại, khuyết điểm của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc tuân thủ những quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐVN.

Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.
Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.
Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.
Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.
Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).
Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.
Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.

Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?
- Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).
Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.
Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.

Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?
- Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.
Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).
Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).
Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.

Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?
- Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).
Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.
Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.
Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.
Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.

Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?
- Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.
Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.
Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.
Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.
- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
LÂM PHƯƠNG (THỰC HIỆN)
 

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
402
Động cơ
382,559 Mã lực
Sai hay đúng thì các cơ quan liên quan họ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét. Em nghĩ mấy óp phơ ngồi đây đọc báo rồi phán thì đúng là võ đoán.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
TĐTU đúng ra là trường Dân lập do TLĐLĐ đầu tư thành lập, nhưng được núp bóng Công lập để được cấp đất cũng như vốn từ TP. Thì chuyện tự chủ được là bình thường thôi, có gì đáng gọi là công lao đến mức đòi phong Anh hùng? Bao nhiêu trường dân lập họ cũng phải tự chủ, chả được cấp m2 đất nào mà vẫn thành công , thậm chí có lãi lớn. Chả nhẽ cũng phong anh hùng?

Các trường ĐH dân lập nào cũng mong được núp bóng Công lập hết. Chẳng qua ông chủ thành lập không có vai vế cỡ TLĐ LĐ mà thôi. Núp bóng công lập là lợi thế lớn, từ tuyển sinh đến xin đất, được cấp vốn ưu đãi. Nếu mà nó vừa tự chủ được vừa nộp được một phần lợi nhuận vào ngân sách nhà nước hay TLĐ thì còn gọi là đáng khen chứ mỗi tự chủ không thôi xét ra khả năng quản trị còn thua mấy trường dân lập, chả nhận được đầu tư gì của nhà nước mà vẫn có lợi nhuận lẫn danh tiếng.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,387
Động cơ
522,030 Mã lực
Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
LĐO | 29/09/2020 | 07:56

Ông Đặng Ngọc Tùng.
Ông Đặng Ngọc Tùng.

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng

LTS:
Những ngày qua, vụ việc ông Lê Vinh Danh - Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) - bị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh cách tất cả chức vụ trong Đảng và bị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhằm cung cấp đến bạn đọc cái nhìn khách quan, trung thực và toàn diện nhất, Báo Lao Động khởi đăng loạt bài góp phần làm rõ từ nguồn gốc hình thành, phát triển, sự đầu tư, giúp đỡ, tạo điều kiện của tổ chức Công đoàn VN, của TPHCM, của Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh liên quan cũng như những thành tựu đạt được của TDTU từ khi thành lập đến nay, trong đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của cá nhân hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Đồng thời cũng phân tích rõ những tồn tại, khuyết điểm của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc tuân thủ những quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐVN.

Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.
Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.
Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.
Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.
Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).
Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.
Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.

Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?
- Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).
Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.
Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.

Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?
- Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.
Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).
Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).
Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.

Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?
- Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).
Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.
Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.
Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.
Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.

Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?
- Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.
Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.
Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.
Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.
- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
LÂM PHƯƠNG (THỰC HIỆN)
Còn đoạn sau khi ông C thay là TĐT bắt đầu sóng gió?
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,387
Động cơ
522,030 Mã lực
TĐTU đúng ra là trường Dân lập do TLĐLĐ đầu tư thành lập, nhưng được núp bóng Công lập để được cấp đất cũng như vốn từ TP. Thì chuyện tự chủ được là bình thường thôi, có gì đáng gọi là công lao đến mức đòi phong Anh hùng? Bao nhiêu trường dân lập họ cũng phải tự chủ, chả được cấp m2 đất nào mà vẫn thành công , thậm chí có lãi lớn. Chả nhẽ cũng phong anh hùng?
Cụ có thể cho ví dụ thông não cho mình được không. Những vấn đề mình nêu cũng chỉ biết dựa vào thông tin Báo chí chính thống?
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,239
Động cơ
424,730 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Cái đấy có luật rồi, không ai dám bỏ. Vụ việc ở TĐT chủ yếu là đánh nhau giữa cơ quan chủ quản và nhà trường thôi, chủ yếu là tổng LĐLĐ đòi dây máu ăn phần, đòi lấn át quyền của hội đồng trường. Vụ này là một tiền lệ quan trọng, giáo dục đại học VN 10 năm nữa sẽ đi theo ngả nào là phải trông vào vụ này. Cá nhân em ủng hộ TĐT, dù ông Lê Vinh Danh cũng có phần xôi thịt, nhưng xét tổng thể thì công hơn đứt tội, xứng đáng anh hùng LĐ.
Nghe nói đòi cắt phế 30% trong khi chẳng làm dell gì. Thằng đòi cắt phế giờ làm bí thở nên quật lại.
 

ly xây chừng

Xe tải
Biển số
OF-726188
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
496
Động cơ
77,956 Mã lực
Dù klq, nhưng thót này xuất hiện tên cụ Đ N Tùng thường xuyên.....cccm cho em.hỏi, có phải cụ Tùng bên GT việc làm Tân bình , HcM những nắm.đầu 90 khg ạ?
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
LĐO | 29/09/2020 | 07:56

Ông Đặng Ngọc Tùng.
Ông Đặng Ngọc Tùng.

Để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng trường - một người khi còn đương nhiệm đã có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến TDTU.

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng

LTS:
Những ngày qua, vụ việc ông Lê Vinh Danh - Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) - bị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP Hồ Chí Minh cách tất cả chức vụ trong Đảng và bị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày để kiểm điểm, xem xét trách nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhằm cung cấp đến bạn đọc cái nhìn khách quan, trung thực và toàn diện nhất, Báo Lao Động khởi đăng loạt bài góp phần làm rõ từ nguồn gốc hình thành, phát triển, sự đầu tư, giúp đỡ, tạo điều kiện của tổ chức Công đoàn VN, của TPHCM, của Chính phủ, các bộ ngành và các tỉnh liên quan cũng như những thành tựu đạt được của TDTU từ khi thành lập đến nay, trong đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của cá nhân hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Đồng thời cũng phân tích rõ những tồn tại, khuyết điểm của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh trong việc tuân thủ những quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐVN.

Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.
Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.
Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.
Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.
Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).
Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.
Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.

Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?
- Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).
Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.
Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.

Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?
- Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.
Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).
Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).
Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.

Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?
- Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).
Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.
Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.
Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.
Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.

Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?
- Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.
Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.
Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.
Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.
- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
LÂM PHƯƠNG (THỰC HIỆN)
- Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn
- toàn bộ tài sản của Trường Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN (bao gồm khu đất Ngô Tất Tố)
- khi còn là Dân lập rồi Bán công thì Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT / CTHĐ Sáng lập trường

- khi chuyển sang công lập để xin đất thì ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - cam kết với TLĐLD rằng đó chỉ là hình thức để TP có thế cấp đất cho TĐTU mà thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT trường vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”

Cái đấy có luật rồi, không ai dám bỏ. Vụ việc ở TĐT chủ yếu là đánh nhau giữa cơ quan chủ quản và nhà trường thôi, chủ yếu là tổng LĐLĐ đòi dây máu ăn phần, đòi lấn át quyền của hội đồng trường. Vụ này là một tiền lệ quan trọng, giáo dục đại học VN 10 năm nữa sẽ đi theo ngả nào là phải trông vào vụ này. Cá nhân em ủng hộ TĐT, dù ông Lê Vinh Danh cũng có phần xôi thịt, nhưng xét tổng thể thì công hơn đứt tội, xứng đáng anh hùng LĐ.
Từ lúc thành lập là Dân lập cho đến lúc chuyển sang Bán công rồi Công lập thì TĐTU luôn thuộc sở hữu 100% của TLĐLĐ; khi chuyển sang Công lập thì ngoài chuyện TLĐLĐ là chủ sở hưu 100%, họ còn đương nhiên là Chủ tịch HĐ trường. Cụ bảo họ dây máu ăn phần là thế nào?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-482405
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
311
Động cơ
198,363 Mã lực
Tuổi
37
"Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN. "
Đoạn nghiêng nghiêng là đoạn cắn nhau đấy
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,327
Động cơ
209,713 Mã lực
- Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn
- toàn bộ tài sản của Trường Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN (bao gồm khu đất Ngô Tất Tố)
- khi còn là Dân lập rồi Bán công thì Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT / CTHĐ Sáng lập trường

- khi chuyển sang công lập để xin đất thì ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - cam kết với TLĐLD rằng đó chỉ là hình thức để TP có thế cấp đất cho TĐTU mà thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT trường vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”



Từ lúc thành lập là Dân lập cho đến lúc chuyển sang Bán công rồi Công lập thì TĐTU luôn thuộc sở hữu 100% của TLĐLĐ; khi chuyển sang Công lập thì ngoài chuyện TLĐLĐ là chủ sở hưu 100%, họ còn đương nhiên là Chủ tịch HĐ trường. Cụ bảo họ dây máu ăn phần là thế nào?
TLĐLĐ không có tài sản "riêng" (hiểu theo nghĩa là TLĐLĐ muốn làm gì thì làm), mà là tài sản nhà nước (hình thành từ NSNN), do TLĐLĐ quản lý. Không cần biết TLĐLĐ đã đầu tư vào TĐTU bao nhiêu, thì các tài sản ở TĐTU là tài sản nhà nước.

Nhà nước cho TLĐLĐ quản lý thì họ được quản lý, nếu nhà nước đã cho một tổ chức khác quản lý (là HĐ trường) thông qua một văn bản pháp luật, thì HĐ trường được phép quản lý (chỉ quản lý theo nội dung VB pháp luật mà thôi), còn TLĐLĐ mất quyền quản lý (trực tiếp) mà phải quản lý thông qua HĐ trường. Nếu TLĐLĐ muốn ăn %, thì họ phải đề xuất cho HĐ trường quyết định.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
TLĐLĐ không có tài sản "riêng" (hiểu theo nghĩa là TLĐLĐ muốn làm gì thì làm), mà là tài sản nhà nước (hình thành từ NSNN), do TLĐLĐ quản lý. Không cần biết TLĐLĐ đã đầu tư vào TĐTU bao nhiêu, thì các tài sản ở TĐTU là tài sản nhà nước.

Nhà nước cho TLĐLĐ quản lý thì họ được quản lý, nếu nhà nước đã cho một tổ chức khác quản lý (là HĐ trường) thông qua một văn bản pháp luật, thì HĐ trường được phép quản lý (chỉ quản lý theo nội dung VB pháp luật mà thôi), còn TLĐLĐ mất quyền quản lý (trực tiếp) mà phải quản lý thông qua HĐ trường. Nếu TLĐLĐ muốn ăn %, thì họ phải đề xuất cho HĐ trường quyết định.
Ai bảo cụ là TLĐ không có tài sản riêng?
Mời cụ đọc đây:

"Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN.

Tài sản này không thuộc một cá nhân nào thì đúng chứ nó thuộc sở hữu của một tổ chức là TLĐ giấy trắng mục đen mà cụ cũng cãi được. Cụ chắc bên luật sư cho ông Danh?

Còn thì TLĐ không thể muốn làm gì thì làm là đúng vì họ là một tổ chức Đ, muốn làm gì cũng phải tuân thủ theo quy định của Đ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
TAND TP.HCM vừa có thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện cho ông Lê Vinh Danh (hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang bị tạm đình chỉ công tác).

Trước đó, toà này nhận được đơn khởi kiện cùng tài liệu chứng cứ của ông Danh yêu cầu hủy quyết định số 1228/QĐ-TLĐ ngày 21-8 tạm đình chỉ công tác của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam(TLĐLĐVN) đối với ông.

Quyết định 1228 có nội dung tạm đình chỉ công tác đối với ông Danh để kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm do có các khuyết điểm, vi phạm theo Thông báo 788-TB/UBKTTU ngày 22-7 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM. Thời hạn tạm đình chỉ công tác 90 ngày, kể từ ngày 21-8.

Theo TAND TP.HCM lý do trả lại đơn kiện cho ông Danh là vì quyết định trên mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức theo quy định Luật Tố tụng Hành chính 2015. Do đó, khiếu kiện nêu trên thuộc trường hợp sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.


Như vậy việc Lê Vinh Danh bị cách mọi chức vụ Đảng và bị đình chỉ công tác là hoàn toàn theo đúng thẩm quyền của tổ chức Đ và CQ chủ quản.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,327
Động cơ
209,713 Mã lực
Ai bảo cụ là TLĐ không có tài sản riêng?
Mời cụ đọc đây:

"Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN.

Tài sản này không thuộc một cá nhân nào thì đúng chứ nó thuộc sở hữu của một tổ chức là TLĐ giấy trắng mục đen mà cụ cũng cãi được. Cụ chắc bên luật sư cho ông Danh?

Còn thì TLĐ không thể muốn làm gì thì làm là đúng vì họ là một tổ chức Đ, muốn làm gì cũng phải tuân thủ theo quy định của Đ.
Và cụ trích dẫn một công văn từ năm 2008 để phản bác lại Luật sửa đổi Luật giáo dục á? Cụ có biết là công văn còn chả phải VBQPPL không?

Chẳng lẽ em lại bảo cụ chưa học hết đại cương luật.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Và cụ trích dẫn một công văn từ năm 2008 để phản bác lại Luật sửa đổi Luật giáo dục á? Cụ có biết là công văn còn chả phải VBQPPL không?

Chẳng lẽ em lại bảo cụ chưa học hết đại cương luật.
Luật sửa đổi nào phủ nhận được quyền sở hữu lẫn chủ quản của Tổng LĐ đối với tĐTU vậy cụ? Về quản lý trường thì cụ đọc trả lời của Bộ GD chưa:

ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết việc thực hiện tổ chức hoạt động của từng trường đại học cụ thể, ngoài luật 34 và luật Giáo dục đại học nói chung (luật 34 chỉ sửa đổi một số điều của luật Giáo dục đại học, vì thế các nội dung không sửa đổi của luật Giáo dục đại học ban hành từ năm 2012 vẫn còn hiệu lực), các trường còn bị chi phối bởi các luật khác.
Ngoài ra, cũng theo ông Phúc, trong Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện luật 34, có quy định là phải tuân theo các quy định của Đảng (luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 và luật 34 ban hành năm 2017 cũng quy định các cơ sở giáo dục đại học công lập có các tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động tuân thủ các quy định của Đảng).
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,387
Động cơ
522,030 Mã lực
Luật sửa đổi nào phủ nhận được quyền sở hữu lẫn chủ quản của Tổng LĐ đối với tĐTU vậy cụ? Về quản lý trường thì cụ đọc trả lời của Bộ GD chưa:

ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết việc thực hiện tổ chức hoạt động của từng trường đại học cụ thể, ngoài luật 34 và luật Giáo dục đại học nói chung (luật 34 chỉ sửa đổi một số điều của luật Giáo dục đại học, vì thế các nội dung không sửa đổi của luật Giáo dục đại học ban hành từ năm 2012 vẫn còn hiệu lực), các trường còn bị chi phối bởi các luật khác.
Ngoài ra, cũng theo ông Phúc, trong Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện luật 34, có quy định là phải tuân theo các quy định của Đảng (luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 và luật 34 ban hành năm 2017 cũng quy định các cơ sở giáo dục đại học công lập có các tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động tuân thủ các quy định của Đảng).
Chữ nghiêng là trả lời của BGD về lý do ông D bị kỷ luật. Lí do là vi phạm quy định của đảng thể hiện trong Luật giáo dục Đại học sửa đổi. Cụ không nên viện dẫn để bảo vệ quan điểm của mình?
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,327
Động cơ
209,713 Mã lực
Luật sửa đổi nào phủ nhận được quyền sở hữu lẫn chủ quản của Tổng LĐ đối với tĐTU vậy cụ? Về quản lý trường thì cụ đọc trả lời của Bộ GD chưa:

ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết việc thực hiện tổ chức hoạt động của từng trường đại học cụ thể, ngoài luật 34 và luật Giáo dục đại học nói chung (luật 34 chỉ sửa đổi một số điều của luật Giáo dục đại học, vì thế các nội dung không sửa đổi của luật Giáo dục đại học ban hành từ năm 2012 vẫn còn hiệu lực), các trường còn bị chi phối bởi các luật khác.
Ngoài ra, cũng theo ông Phúc, trong Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện luật 34, có quy định là phải tuân theo các quy định của Đảng (luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 và luật 34 ban hành năm 2017 cũng quy định các cơ sở giáo dục đại học công lập có các tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động tuân thủ các quy định của Đảng).
Luật số: 34/2018/QH14 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-Giao-duc-dai-hoc-sua-doi-388254.aspx
Điều 16. Hội đồng trường của trường đại học công lập
2. Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
b) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học;

g) Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học;
Theo Luật, HĐ trường của trường công lập có quyền quyết định tất cả về tài chính và tài sản. Chủ sở hữu nào cũng bỏ đi hết.

Và cụ tiếp tục dẫn lời một ông thứ trưởng, dẫn Nghị định để phản bác luật?

Luật viết rằng: 8. Chính phủ quy định chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; tổ chức hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.”.

Do vậy, CP ban hành Nghị định 99/2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-dinh-99-2019-ND-CP-huong-dan-thi-hanh-Luat-Giao-duc-dai-hoc-sua-doi-432145.aspx?anchor=dieu_7

Điều 7. Quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; công nhận hiệu trưởng của trường đại học công lập
1. Thủ tục thành lập hội đồng trường như sau:
c) Đối với trường đại học đang có hội đồng trường: Trường hợp đến ngày
Nếu hội đồng trường đã được thành lập theo đúng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và quy định của Đảng tại thời điểm thành lập thì hội đồng trường hoạt động đến hết nhiệm kỳ, quyết định nhân sự hiệu trưởng và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Chả có chỗ nào cho phép Đảng hay TLĐLĐ tự mình can thiệp vào công tác nhân sự trong trường.

Đảng cũng không thể can thiệp trực tiếp được, mà phải thông qua một cơ cấu gọi là "Tập thể lãnh đạo": đ) Tập thể lãnh đạo quy định trong khoản này là tập thể lãnh đạo của trường đại học bao gồm: ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có ban thường vụ Đảng ủy), chủ tịch hội đồng trường, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng. Tập thể lãnh đạo do chủ tịch hội đồng trường hoặc hiệu trưởng (trong thời gian chưa có chủ tịch hội đồng trường) chủ trì; làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.

Như vậy TLĐLĐ vượt qua mọi điều khoản của Luật Giáo dục và các cơ chế do luật đặt ra để can thiệp vào nhân sự (hiệu trưởng) của TĐT. Đấy là chưa nói tới việc Điều lệ Đảng nói rằng Đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và PL. Bây giờ PL không quy định cho Đảng can thiệp trực tiếp, mà Đảng uỷ của TLĐLĐ lại can thiệp trực tiếp (thông qua kiểm tra Đảng, kỷ luật Đảng) thì theo em là Đảng uỷ của TLĐLĐ đã vi phạm Điều lệ Đảng rồi.
 

Star Link

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-740045
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
481
Động cơ
70,572 Mã lực
Trước khi bị đình chỉ hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh bị tố cáo những gì?
12:22 - 25/08/2020 0

Trước khi tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng của ông Lê Vinh Danh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Danh.

, vào ngày 23.6, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Lê Vinh Danh.

Không thảo luận nhưng đưa nội dung vào Nghị quyết
Theo xác minh của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, vào ngày 19.3, ông Lê Vinh Danh ký giấy mời họp Hội đồng Trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng(họp vào ngày 26.3) với nội dung "Thông qua báo cáo tình hình hoạt động nhà trường giữa hai kỳ họp; cùng một số nội dung cần xin chủ trương của Hội đồng Trường trong thời điểm ứng phó với dịch Covid-19”.

Qua làm việc trực tiếp với 15 thành viên Hội đồng trường, xem xét trích xuất camera ghi hình và tiếng cuộc họp..., đoàn xác minh xác định ngày 26.3, Hội đồng Trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã họp với sự chủ trì của ông Lê Vinh Danh. Có 13/15 thành viên dự họp.

Tại hội nghị, ông Lê Vinh Danh khẳng định Hội đồng trường và các phó hiệu trưởng đã kết thúc nhiệm kỳ. Ngay sau cuộc họp, ông Lê Vinh Danh ban hành một số nghị quyết, trong đó có Nghị quyết số 03/2020/HĐT-NQ.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam kết luận về điều 1 của Nghị quyết với nội dung "Hội đồng trường và các phó hiệu trưởng chính thức kết thúc nhiệm kỳ và nhiệm vụ kể từ 17:00 ngày 31.3.2020" là Hiệu trưởng không có tờ trình; Hội nghị không thảo luận, không biểu quyết về nội dung này; Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền; Biên bản ghi chép cuộc họp không đúng với diễn biến cuộc họp.
Trước khi bị đình chỉ hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh bị tố cáo những gì?  - ảnh 1

Trường ĐH Tôn Đức Thắng
ĐĂNG NGUYÊN
Ngoài ra, cá nhân ông Lê Vinh Danh cũng khẳng định không có tờ trình và không thảo luận về nội dung này tại cuộc họp.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam kết luận việc ông Lê Vinh Danh ký ban hành Nghị quyết số 03 ngày 26.3.2020 là vi phạm quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết, giả mạo ý kiến biểu quyết của các thành viên Hội đồng trường. Việc này cũng vi phạm quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng…

Lạm quyền khi miễn nhiệm Hội đồng trường và các phó hiệu trưởng
Trong Nghị quyết 03 này cũng có nội dung miễn nhiệm Hội đồng trường và các phó hiệu trưởng nhà trường.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam kết luận theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm kỳ của Hội đồng trường kết thúc do pháp luật quy định hoặc theo quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường.

Đối với các phó hiệu trưởng đã được bổ nhiệm bởi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, do Hội đồng trường chưa được thành lập theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dụcđại học, nên thẩm quyền quyết định đối với nhân sự phó hiệu trưởng thuộc Đoàn Chủ tịch ổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Trước khi bị đình chỉ hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh bị tố cáo những gì?  - ảnh 2

Từ sau cuộc họp ngày 26.3 đến nay, thành phần Ban Giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng chỉ có duy nhất tên hiệu trưởng.
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Với nội dung này, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng ông Lê Vinh Danh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giả mạo biểu quyết của tập thể, cố ý ban hành Nghị quyết của Hội đồng Trường trái pháp luật. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng cho rằng hành vi lợi dung chức vụ, quyền hạn của ông Lê Vinh Danh "nguy hiểm hơn hành vi lạm quyền".
Về nội dung tố cáo ông Lê Vinh Danh "tự gia hạn nhiệm kỳ cho mình", Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết nội dung kéo dài nhiệm kỳ của hiệu trưởng để xử lý các vấn đề theo đề nghị của các ngân hàng có được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp. Tuy nhiên, căn cứ quy định của pháp luật, việc Hội đồng trường nhiệm kỳ 2014-2019 gia hạn nhiệm kỳ cho hiệu trưởng là không có căn cứ pháp lý.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chủ tọa cuộc họp Hội đồng trường ngày 26.3 thu hồi Nghị quyết ban hành trái quy định về nội dung, trình tự, thẩm quyền.Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng yêu cầu khôi phục chức danh phó hiệu trưởng cho các ông Võ Hoàng Duy, Trần Trọng Đạo, Nguyễn Ngọc Sơn theo quy định.



 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,387
Động cơ
522,030 Mã lực
Luật số: 34/2018/QH14 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-Giao-duc-dai-hoc-sua-doi-388254.aspx


Theo Luật, HĐ trường của trường công lập có quyền quyết định tất cả về tài chính và tài sản. Chủ sở hữu nào cũng bỏ đi hết.

Và cụ tiếp tục dẫn lời một ông thứ trưởng, dẫn Nghị định để phản bác luật?

Luật viết rằng: 8. Chính phủ quy định chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; tổ chức hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.”.

Do vậy, CP ban hành Nghị định 99/2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-dinh-99-2019-ND-CP-huong-dan-thi-hanh-Luat-Giao-duc-dai-hoc-sua-doi-432145.aspx?anchor=dieu_7



Chả có chỗ nào cho phép Đảng hay TLĐLĐ tự mình can thiệp vào công tác nhân sự trong trường.

Đảng cũng không thể can thiệp trực tiếp được, mà phải thông qua một cơ cấu gọi là "Tập thể lãnh đạo": đ) Tập thể lãnh đạo quy định trong khoản này là tập thể lãnh đạo của trường đại học bao gồm: ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có ban thường vụ Đảng ủy), chủ tịch hội đồng trường, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng. Tập thể lãnh đạo do chủ tịch hội đồng trường hoặc hiệu trưởng (trong thời gian chưa có chủ tịch hội đồng trường) chủ trì; làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.

Như vậy TLĐLĐ vượt qua mọi điều khoản của Luật Giáo dục và các cơ chế do luật đặt ra để can thiệp vào nhân sự (hiệu trưởng) của TĐT. Đấy là chưa nói tới việc Điều lệ Đảng nói rằng Đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và PL. Bây giờ PL không quy định cho Đảng can thiệp trực tiếp, mà Đảng uỷ của TLĐLĐ lại can thiệp trực tiếp (thông qua kiểm tra Đảng, kỷ luật Đảng) thì theo em là Đảng uỷ của TLĐLĐ đã vi phạm Điều lệ Đảng rồi.
Mình nói rõ thêm kết luận kiểm tra sai sót của ông BT D và đảng uỷ TĐT là của UBKT thành uỷ HCM trong đó LĐ TLĐ là một thành viên trong đoàn KT
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top