Về tình, về lý thì anh Danh không có cửa thắng vụ này.
Bản chất là anh Danh định lợi dụng kẽ hở của quy định để định sút Tổng Liên đoàn (Chủ đầu tư và là cơ quan sáng lập) ra khỏi TĐT nhằm mục đích cá nhân và lợi ích của nhóm lợi ích của anh ấy. Kẽ hở anh Danh lợi dụng chính là sự mập mờ không đúng trong việc xác định Đại học TĐT là công lập hay tư thục.
Bản chất Đại học TĐT là tư thục vì tổ chức sáng lập và đầu tư là Tổng liên đoàn (một tổ chức xã hội) và đầu tư bằng tiền của TLĐ chứ không bằng ngân sách NN. Đại học công lập phải là do Nhà nước đầu tư thành lập bằng Ngân sách nhà nhà nước. Là Đại học tư thục thì TLĐ toàn quyền bầu, cử, bãi miễn Hội đồng trường, quyết định cơ chế tài chính. Là Đại học công lập thì việc bầu Hội đồng trường và quyết định cơ chế tài chính lại phải theo một trình tự, thủ tục khác. Để lợi dụng sự hỗ trợ (hỗ trợ nhé không phải đầu tư vì đầu tư phải theo luật đầu tư công) của Nhà nước (cấp đất, cho tiền 70 tỷ để xây KTX . . . ) thì ông Tùng- cựu chủ tịch TLĐ và ông Danh đã chạy chọt để TĐT gắn mác công lập. Chính vì gắn mác công lập nên TLĐ bị vướng trong cơ chế xử lý sai phạm tại Đại học TĐT.
Thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP thì công đoàn sẽ là một tổ chức độc lập với Nhà nước, tài sản, tài chính sẽ độc lập với Nhà nước, nên Chính Phủ sẽ phải quyết định rõ ràng với Tổng liên đoàn là Đại học Tôn Đức Thằng là thuộc sở hữu của Liên đoàn thì phải chuyển nó thành Đại học tư thục, Nếu xác định nó là của Nhà nước thì Chính Phủ phải ra quyết định tước bỏ quyền sở hữu của Tổng Liên Đoàn và giao nó về một cơ quan Nhà nước quản lý tài sản Nhà nước chứ không để Công đoàn quản lý tài sản Nhà nước.
Chính Phủ im lặng là bởi vì về chính danh Chính Phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của công đoàn, Đại học TĐT là tài sản của công đoàn thì Nhà nước tước bỏ quyền sở hữu của công đoàn theo cơ chế nào?