[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Em xin trả lời cụ như sau ạ:

1. Trường chuyên chúng ta đang nói đến mới chỉ là trường cấp 3 thôi, làm sao học xong mà ra đi làm được, nếu có làm thì chỉ là đi grab hoặc phụ hồ thôi. Các cháu chỉ ở mức là ươm mầm cho xã hội, trách nhiệm tiếp theo là trường đại học, sau đại học và môi trường làm việc sau này, Anh Ngô Bảo Châu cũng phải đi sang tận Pháp với Mỹ thì mới nổi danh được đấy thôi. Bố mẹ khác thì em không biết chứ đối với cá nhân của em thì con em được học trường tốt, có cơ hội để vào trường đại học tốt (trong nước và ngoài nước), đơn giản thế thôi ạ.

2. Như trường của em ngày xưa và trường con em mới gần đây thì các môn thí nghiệm sẽ dùng chung với trường đại học chứ không có phóng thí nghiệm riêng, lớp học thì cũng có bàn có ghế, có quạt, điều hòa, rèm (bố mẹ có đóng góp). Gần đây thì trường con em có phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa đầy đủ, vẫn nhiều lúc phải lên phòng thí nghiệm của đại học. Em thấy thì các thày cô dạy chuyên trường của em và trường của con em cũng là 1 trong những nhân tố chính để truyền đạt và khuyến khích các con phát triển vì cách dạy khá khác so với trường công thường, hầu như là giảng bài rất nhanh và lướt, các học sinh về tự nghiên cứu sách giáo khoa, chỉ các phần chuyên sâu, mở rộng mới giảng kỹ. Đưa con vào trường chuyên vì có thày cô tốt, các bạn bè tốt và ngoan đối với em thế là đủ lắm rồi ạ.
Em chưa từng học trường thường bao giờ nên ko dám ý kiến, tuy nhiên khi em học thì đúng là thấy với những gì trong SGK thường được lướt khá nhanh (Nhất là thời C2, bọn em hầu như ko học trong SGK và ko biết SGK có gì)
Trường chuyên cung cấp cho bọn em thói quen tư duy và tìm hiểu ở cường độ cao, mà cái đó em nghĩ là 1 trong những thứ tốt và quan trọng nhất nếu muốn có thành tựu ở bất kỳ lĩnh vực nào. Không phải trường thường thì ko đào tạo như thế, em chỉ nói trải nghiệm cá nhân và quan sát cá nhân những thế hệ CHS Chuyên.
Cách dạy của giáo viên trường chuyên, em thấy phần đông sẽ đào sâu hơn những gì được đưa vào SGK, kiểu như hướng dẫn HS chuyên Toán chứng minh lại 1 đẳng thức nào đó hay 1 tiên đề nào đó (điều mà bình thường sẽ được học thuộc và mặc định sử dụng)
Tới giờ thú thực em cũng chẳng còn nhớ tí kiến thức nào cả, đọc CODE Pascal câu được câu mất, đọc xong chả hiểu đề bài và giải thuật như nào, nhưng tư duy theo lối Toán rời rạc và tính Logic thời học Tin thì em tin là em vẫn còn đang hưởng lợi và thực hành từ nó rất nhiều.
 
Biển số
OF-557663
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
114
Động cơ
152,635 Mã lực
Tuổi
43
Dạ, em đang đi đúng tinh thần của diễn đàn này là FUN, và mục cà phê FUNLAND, nơi mà có thể đưa ra các quan điểm hoàn toàn cá nhân một cách tự do hơn các diễn đàn học thuật chính thức. Các ý kiến đa chiều không bị hạn chế bởi khuôn phép trong diễn đàn này có tác dụng rất lớn để em điều chỉnh cách nhìn của mình cho gần hơn với đa số trong cộng đồng.
Trước hết cám ơn cụ đã kiên nhẫn reply các comment của em, tất nhiên em KHÔNG tranh luận với trường hợp của gia đình cụ, mà đang nói trên phạm vi toàn xã hội. Mặc dù vậy, em chưa cảm thấy thuyết phục ở một số điểm sau:
1/ "Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu"
=> trường CHUYÊN hay NĂNG KHIẾU, cái tên nó đã thể hiện là nó ở cấp độ cao hơn theo nghĩa tích cực, như vậy kỳ vọng của xã hội bao gồm cả phụ huynh đối với học sinh chuyên/năng khiếu, là phải làm được việc gì đó hơn học sinh thường, tất nhiên là không yêu cầu tất cả, và không yêu cầu phải đạt đến đỉnh cao của mọi lĩnh vực, em cho rằng đây là một kỳ vọng chính đáng.
Thời điểm mà xã hội kỳ vọng là sau khi học xong và đi làm, chứ không phải giai đoạn các cháu đang học, cho nên không thể nói là quá sức.
Và nếu không đạt được các kỳ vọng trên ở bất kỳ mức độ nào, thì em không trả lời được cho chính em là vào chuyên để làm gì :) .
2/ "cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu"
Thế này thì các cháu học chuyên bằng cái gì? không có thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên biệt, hoặc ít ra đủ hơn trường thường, thì học sinh chuyên phát triển các năng lực "thô" của mình bằng cái gì?
Ví dụ, cu đi sửa xe, có gara thường sửa từ Lada, uaz đến Mercedes...(tương tự trường thường), và có gara của hãng (tương tự trường chuyên). Gara hãng chỉ làm loại xe của hãng đó, họ có thợ chuyên sâu được huấn luyện kỹ năng và các bệnh của loại xe đó (tương tự như thầy dạy chuyên), cùng với đó là các thiết bị, công cụ chuyên biệt chỉ cho hãng xe đó, linh kiện chính hãng, cao hơn nữa là các công nghệ chuẩn đoán được thiết kế phần mềm riêng cho xe đó. Có nhiều công cụ, thiết bị hoặc phiên bản phần mềm mà gara thường không thể có được, dù muốn cũng không mua được. Như vậy, kết quả là xe vào gara của hãng được chuẩn đoán chính xác bệnh, có phương án sửa chính xác, linh kiện đúng chủng loại.vv..., đấy là lý do nhiều người chọn gara của hãng thường xuyên hoặc khi phải sửa chữa lớn, bệnh khó. Nếu gara hãng (trường chuyên) không có các điều kiện đặc biệt trên, thì lý do gì phải đưa xe (học sinh) vào hãng? :)

Với sự hiểu biết hạn hẹp và cũng đang đứng trước các lựa chọn cho F1 vào các phương thức học, cụ thông não em phát. :)
1/ Nói vê học thuật, cấp III thì đã là gì đâu cụ, vẫn chỉ là kiến thức phổ thông. Kể cả Đại học, thì cũng chỉ là nhập môn, ra trường đi làm còn cong đuôi lên học tiếp chứ cụ. Còn nếu theo đuổi nghiệp nghiên cứu, thì lại thêm 5-6 năm làm ThS/TS, tốt nghiệp xong may ra gọi là bắt đầu chập chững vào nghề. Đây là em nói **phần lớn** mọi người nhé, không cụ nào đi qua lại kêu thế thì có gì tài ba.

2/ Chuyên TH thì đúng ngày xưa khổ thật, phải về KTX Mễ Trì học trong mấy phòng học ọp ẹp dưới đó. Nhưng Ams thì từ năm ơ kìa đã có sân tập bóng chuyền, bóng rổ, có phong trào giải này giải kia rồi. Giờ thì càng khác nữa.

Với sự hiểu biết hạn hẹp và cũng đang đứng trước các lựa chọn cho F1 vào các phương thức học, cụ thông não em phát. :)
Mấy câu trên của cụ thì về tầm vĩ mô, câu này thì em chỉ biết đưa ra trải nghiệm của mình. Em xin nhắc lại quan điểm của em (dân chuyên từ bé đến lớn), trường chuyên là nơi các cháu có cùng sở thích/đam mê học giao lưu, phát triển cùng nhau. Em có hai nhóc đang tuổi đi học, đều học trường làng. Nhóc đầu rất thích Toán, kêu học ở trường dễ quá, giảng bài cho các bạn thì các bạn không hiểu mình nói gì, nên năm sau em cũng cố cho bạn ấy đi học trường chuyên. Nhóc thứ hai thì chỉ thích vẽ với thủ công, không thèm làm Toán, nói chuyện hòa đồng với các bạn, vợ chồng em bảo nhau thôi cứ để bạn ấy học trường làng cho đỡ vất. Vậy là năm sau hai thằng học hai nơi, vợ chồng lại chạy long lên đưa đón...
 
  • Vodka
Reactions: edc

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Các cụ phản bác trường chuyên cứ nhét định kiến chuyên dc ưu đãi xong phải đạt mục đích này nọ, ko đạt dc thì học chuyên làm gì. Trong khi bọn học chuyên nhiều như bọn em thì thấy được rất nhiều thứ từ trường chuyên , những thứ vô hình mà người ngoài cuộc khó mà hiểu dc. Các cụ ko thể bắt người có năng khiếu học tập, thể thao, nghệ thuật phải học như người bình thường, học chuyên chính là quyền lợi của họ đấy ạ. Đúng là có ko ít phụ huynh cho con vào chuyên chỉ để thể hiện cái danh hão nhưng phần lớn phụ huynh cho con học trường chuyên vì lý do khác mà nhiều cụ đã nhắc đến rồi. Những người đã, đang và sẽ học chuyên họ chả kêu gì sao những người ngoài cuộc cứ phải kêu hộ, phán xét hộ? Và mọi sự so sánh đều khập khiễng khi ko cùng 1 hệ trục toạ độ 😅
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Em xin trả lời cụ như sau ạ:

1. Trường chuyên chúng ta đang nói đến mới chỉ là trường cấp 3 thôi, làm sao học xong mà ra đi làm được, nếu có làm thì chỉ là đi grab hoặc phụ hồ thôi. Các cháu chỉ ở mức là ươm mầm cho xã hội, trách nhiệm tiếp theo là trường đại học, sau đại học và môi trường làm việc sau này, Anh Ngô Bảo Châu cũng phải đi sang tận Pháp với Mỹ thì mới nổi danh được đấy thôi. Bố mẹ khác thì em không biết chứ đối với cá nhân của em thì con em được học trường tốt, có cơ hội để vào trường đại học tốt (trong nước và ngoài nước), đơn giản thế thôi ạ.

2. Như trường của em ngày xưa và trường con em mới gần đây thì các môn thí nghiệm sẽ dùng chung với trường đại học chứ không có phóng thí nghiệm riêng, lớp học thì cũng có bàn có ghế, có quạt, điều hòa, rèm (bố mẹ có đóng góp). Gần đây thì trường con em có phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa đầy đủ, vẫn nhiều lúc phải lên phòng thí nghiệm của đại học. Em thấy thì các thày cô dạy chuyên trường của em và trường của con em cũng là 1 trong những nhân tố chính để truyền đạt và khuyến khích các con phát triển vì cách dạy khá khác so với trường công thường, hầu như là giảng bài rất nhanh và lướt, các học sinh về tự nghiên cứu sách giáo khoa, chỉ các phần chuyên sâu, mở rộng mới giảng kỹ. Đưa con vào trường chuyên vì có thày cô tốt, các bạn bè tốt và ngoan đối với em thế là đủ lắm rồi ạ.
Mục 1 cụ phát biểu ngược (thực ra là sai) với mẫu số chung của thế giới và Việt Nam đấy.

Của Việt Nam đây:
“Dạy mẫu giáo cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các Cháu”. “Trẻ Em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
"Tiểu học cốt nhất là dạy đức tính để làm người”
“Trung học phải dạy kiến thức cơ bản, học xong sẽ đi làm thợ được ngay, rồi sẽ tiếp tục học lên”.
“Đại học là để đào tạo chuyên gia, nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu”.
 

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Mục 1 cụ phát biểu ngược với mẫu số chung của thế giới và Việt Nam đấy.

Của Việt Nam đây:
“Dạy mẫu giáo cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các Cháu”. “Trẻ Em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
"Tiểu học cốt nhất là dạy đức tính để làm người”
“Trung học phải dạy kiến thức cơ bản, học xong sẽ đi làm thợ được ngay, rồi sẽ tiếp tục học lên”.
“Đại học là để đào tạo chuyên gia, nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu”.
Đại học nó cũng có hệ tài năng và em chắc trong số đấy 6-70% hs chuyên, sao chả cụ nào kêu bỏ luôn hệ đấy đi cụ nhỉ 😇
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,344
Động cơ
640,861 Mã lực
1/ Nói vê học thuật, cấp III thì đã là gì đâu cụ, vẫn chỉ là kiến thức phổ thông. Kể cả Đại học, thì cũng chỉ là nhập môn, ra trường đi làm còn cong đuôi lên học tiếp chứ cụ. Còn nếu theo đuổi nghiệp nghiên cứu, thì lại thêm 5-6 năm làm ThS/TS, tốt nghiệp xong may ra gọi là bắt đầu chập chững vào nghề. Đây là em nói **phần lớn** mọi người nhé, không cụ nào đi qua lại kêu thế thì có gì tài ba.

2/ Chuyên TH thì đúng ngày xưa khổ thật, phải về KTX Mễ Trì học trong mấy phòng học ọp ẹp dưới đó. Nhưng Ams thì từ năm ơ kìa đã có sân tập bóng chuyền, bóng rổ, có phong trào giải này giải kia rồi. Giờ thì càng khác nữa.



Mấy câu trên của cụ thì về tầm vĩ mô, câu này thì em chỉ biết đưa ra trải nghiệm của mình. Em xin nhắc lại quan điểm của em (dân chuyên từ bé đến lớn), trường chuyên là nơi các cháu có cùng sở thích/đam mê học giao lưu, phát triển cùng nhau. Em có hai nhóc đang tuổi đi học, đều học trường làng. Nhóc đầu rất thích Toán, kêu học ở trường dễ quá, giảng bài cho các bạn thì các bạn không hiểu mình nói gì, nên năm sau em cũng cố cho bạn ấy đi học trường chuyên. Nhóc thứ hai thì chỉ thích vẽ với thủ công, không thèm làm Toán, nói chuyện hòa đồng với các bạn, vợ chồng em bảo nhau thôi cứ để bạn ấy học trường làng cho đỡ vất. Vậy là năm sau hai thằng học hai nơi, vợ chồng lại chạy long lên đưa đón...
Cái phần đo đỏ chắc cụ nói sai rồi, chuyên TH thời kỳ tương đương với Ams những năm 1980 học trên nhà C1 và C3 rồi, sân tập thể dục thể thao dùng chung với trường TH, các phong trào thì ít bới vì có quá ít lớp, thi thoảng tham gia với các anh/chị sinh viên đại học cho vui, hiện giờ thì cũng nhiều phong trào lắm!
 
Biển số
OF-557663
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
114
Động cơ
152,635 Mã lực
Tuổi
43
Mục 1 cụ phát biểu ngược (thực ra là sai) với mẫu số chung của thế giới và Việt Nam đấy.

Của Việt Nam đây:
...
“Trung học phải dạy kiến thức cơ bản, học xong sẽ đi làm thợ được ngay, rồi sẽ tiếp tục học lên”.
...
Em thấy cụ ấy nói đúng đấy chứ, học xong THPT thì đi làm thợ (Grab) được ngay :D. Nói thế, chứ đi làm Grab cũng phải có bằng lái xe, cụ nhỉ.

Đại học nó cũng có hệ tài năng và em chắc trong số đấy 6-70% hs chuyên, sao chả cụ nào kêu bỏ luôn hệ đấy đi cụ nhỉ 😇
Ôi giời, các cụ ấy không biết đến hệ tài năng của ĐH thôi. Ngay trong trường ĐH cũng có rất nhiều ý kiến đòi bỏ các loại hệ tài năng, vì rằng hệ đó được nhiều ưu đãi quá, mà sv tốt nghiệp cũng có thành chuyên gia đầu ngành đâu. Ngẫm ra thì cũng không khác các cụ ở đây phản đối trường chuyên là mấy.
 
Biển số
OF-557663
Ngày cấp bằng
10/3/18
Số km
114
Động cơ
152,635 Mã lực
Tuổi
43
Cái phần đo đỏ chắc cụ nói sai rồi, chuyên TH thời kỳ tương đương với Ams những năm 1980 học trên nhà C1 và C3 rồi, sân tập thể dục thể thao dùng chung với trường TH, các phong trào thì ít bới vì có quá ít lớp, thi thoảng tham gia với các anh/chị sinh viên đại học cho vui, hiện giờ thì cũng nhiều phong trào lắm!
Phòng học không thôi cụ. Em học TH thời 2K đây, các em cấp III (Toán, Lý, Tin) có khuôn viên chơi đâu, ra chơi toàn đứng lố nhố túm tụm ngay cổng KTX. Sân chơi của trường ĐH thì ở cơ sở chính của trường ĐH tận Cao Xả Lá. Đội chuyên cấp III Hóa là sướng, vì học cơ sở Trần Nhân Tông, vừa đẹp, vừa trung tâm, lại được dùng chung CSVC với SV.

Cảm nhận của em thì chuyên TH đúng là luyện gà chính cống, nhưng không có nghĩa là các bạn HS đều gà. Ngược lại, phần lớn các bạn (em quen) đều rất nhanh nhạy, các bạn có thể học lệch lúc ở TH, nhưng khi vào ĐH, các bạn bắt nhịp, hòa đồng rất nhanh, học các môn ngoài môn chuyên của các bạn chả kém ai.
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,753
Động cơ
232,630 Mã lực
Cám ơn các cụ.
Túm lại là không quan điểm nào có thể bị bẻ gãy. Cụ nào biết bên tây họ làm thế nào, thì thông não em phát :)
Xưa em học Code - giải thuật bằng giấy đây cụ :)) Nó phát triển năng lực tư duy và tìm hiểu bản chất ghê hơn là ngồi máy, bấm phát biết sai ở đâu đó cụ ạ :)) Ko phải cái gì cũng sẵn, cái gì cũng google là tốt đâu :D
Em xin trả lời cụ như sau ạ:

1. Trường chuyên chúng ta đang nói đến mới chỉ là trường cấp 3 thôi, làm sao học xong mà ra đi làm được, nếu có làm thì chỉ là đi grab hoặc phụ hồ thôi. Các cháu chỉ ở mức là ươm mầm cho xã hội, trách nhiệm tiếp theo là trường đại học, sau đại học và môi trường làm việc sau này, Anh Ngô Bảo Châu cũng phải đi sang tận Pháp với Mỹ thì mới nổi danh được đấy thôi. Bố mẹ khác thì em không biết chứ đối với cá nhân của em thì con em được học trường tốt, có cơ hội để vào trường đại học tốt (trong nước và ngoài nước), đơn giản thế thôi ạ.

2. Như trường của em ngày xưa và trường con em mới gần đây thì các môn thí nghiệm sẽ dùng chung với trường đại học chứ không có phóng thí nghiệm riêng, lớp học thì cũng có bàn có ghế, có quạt, điều hòa, rèm (bố mẹ có đóng góp). Gần đây thì trường con em có phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa đầy đủ, vẫn nhiều lúc phải lên phòng thí nghiệm của đại học. Em thấy thì các thày cô dạy chuyên trường của em và trường của con em cũng là 1 trong những nhân tố chính để truyền đạt và khuyến khích các con phát triển vì cách dạy khá khác so với trường công thường, hầu như là giảng bài rất nhanh và lướt, các học sinh về tự nghiên cứu sách giáo khoa, chỉ các phần chuyên sâu, mở rộng mới giảng kỹ. Đưa con vào trường chuyên vì có thày cô tốt, các bạn bè tốt và ngoan đối với em thế là đủ lắm rồi ạ.
Olympia cũng chỉ là 1 cuộc chơi, là game show thôi, nên phải mở rộng cho học sinh các nơi chứ cụ. Còn học bổng cho học sinh xuất sắc thì có các loại học bổng như A-Star, Asian etc... Ví dụ A-Star là cho hội cấp 2 lên cấp 3 do chính phủ Singapore tài trợ (https://toiduhocsingapore.vn/hoc-bong-a-star-la-gi/). Và chảy máu chất xám là ở những học bổng kiểu này đấy cụ. Năm nào họ cũng vợt mấy chục em học sinh xuất sắc ngay từ cấp 2, hoặc đầu cấp 3 sang bên họ. Sau đấy hội này cũng thường là đi du học tiếp lên đại học và sau đại học, sau đó là làm việc ở nước ngoài hết :(.

Các học bổng dạng này thơm hơn học bổng kiểu Olympia nhiều vì nó là full 100% cho 4 năm học cộng với tiền sinh hoạt (như kiểu lương) hàng tháng. Do đó các bạn giỏi, đặc biệt đội chuyên hay nhắm vào học bổng dạng này. Bọn nó ít tham gia game show Olympia cụ ạ.
1/ Nói vê học thuật, cấp III thì đã là gì đâu cụ, vẫn chỉ là kiến thức phổ thông. Kể cả Đại học, thì cũng chỉ là nhập môn, ra trường đi làm còn cong đuôi lên học tiếp chứ cụ. Còn nếu theo đuổi nghiệp nghiên cứu, thì lại thêm 5-6 năm làm ThS/TS, tốt nghiệp xong may ra gọi là bắt đầu chập chững vào nghề. Đây là em nói **phần lớn** mọi người nhé, không cụ nào đi qua lại kêu thế thì có gì tài ba.

2/ Chuyên TH thì đúng ngày xưa khổ thật, phải về KTX Mễ Trì học trong mấy phòng học ọp ẹp dưới đó. Nhưng Ams thì từ năm ơ kìa đã có sân tập bóng chuyền, bóng rổ, có phong trào giải này giải kia rồi. Giờ thì càng khác nữa.



Mấy câu trên của cụ thì về tầm vĩ mô, câu này thì em chỉ biết đưa ra trải nghiệm của mình. Em xin nhắc lại quan điểm của em (dân chuyên từ bé đến lớn), trường chuyên là nơi các cháu có cùng sở thích/đam mê học giao lưu, phát triển cùng nhau. Em có hai nhóc đang tuổi đi học, đều học trường làng. Nhóc đầu rất thích Toán, kêu học ở trường dễ quá, giảng bài cho các bạn thì các bạn không hiểu mình nói gì, nên năm sau em cũng cố cho bạn ấy đi học trường chuyên. Nhóc thứ hai thì chỉ thích vẽ với thủ công, không thèm làm Toán, nói chuyện hòa đồng với các bạn, vợ chồng em bảo nhau thôi cứ để bạn ấy học trường làng cho đỡ vất. Vậy là năm sau hai thằng học hai nơi, vợ chồng lại chạy long lên đưa đón...
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,344
Động cơ
640,861 Mã lực
Phòng học không thôi cụ. Em học TH thời 2K đây, các em cấp III (Toán, Lý, Tin) có khuôn viên chơi đâu, ra chơi toàn đứng lố nhố túm tụm ngay cổng KTX. Sân chơi của trường ĐH thì ở cơ sở chính của trường ĐH tận Cao Xả Lá. Đội chuyên cấp III Hóa là sướng, vì học cơ sở Trần Nhân Tông, vừa đẹp, vừa trung tâm, lại được dùng chung CSVC với SV.

Cảm nhận của em thì chuyên TH đúng là luyện gà chính cống, nhưng không có nghĩa là các bạn HS đều gà. Ngược lại, phần lớn các bạn (em quen) đều rất nhanh nhạy, các bạn có thể học lệch lúc ở TH, nhưng khi vào ĐH, các bạn bắt nhịp, hòa đồng rất nhanh, học các môn ngoài môn chuyên của các bạn chả kém ai.
Cụ học sau em ít nhất 15 năm, thời kỳ em học vẫn đá bóng ở sân sau Hội trường, vẫn chơi ở sân nhà C3, so với Ams cùng thời thì "thua" mỗi nhà thể thao thôi, mà hồi e học thì Ams cũng chả có phong trào gì, tất cả các trướng chuyên đều chỉ có phong trào học thôi :)
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Cụ học sau em ít nhất 15 năm, thời kỳ em học vẫn đá bóng ở sân sau Hội trường, vẫn chơi ở sân nhà C3, so với Ams cùng thời thì "thua" mỗi nhà thể thao thôi, mà hồi e học thì Ams cũng chả có phong trào gì, tất cả các trướng chuyên đều chỉ có phong trào học thôi :)
Thời em là thời bắt đầu mở phong trào ở LHP Nđ ạ :)) trc thời em, hs nhảy hip hop ở chuyên mục của khối, cả trường nghe thầy hiệu trưởng chửi :))
Em thì nghĩ nó do cả cá nhân ng đứng đầu nữa, em nghe đc thông tin trường e h lại có Hiệu trưởng thuộc type truyền thống hà khắc r ạ
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,187
Động cơ
417,262 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thấy cụ ấy nói đúng đấy chứ, học xong THPT thì đi làm thợ (Grab) được ngay :D. Nói thế, chứ đi làm Grab cũng phải có bằng lái xe, cụ nhỉ.


Ôi giời, các cụ ấy không biết đến hệ tài năng của ĐH thôi. Ngay trong trường ĐH cũng có rất nhiều ý kiến đòi bỏ các loại hệ tài năng, vì rằng hệ đó được nhiều ưu đãi quá, mà sv tốt nghiệp cũng có thành chuyên gia đầu ngành đâu. Ngẫm ra thì cũng không khác các cụ ở đây phản đối trường chuyên là mấy.
Cái này tùy từng cháu. Thưcj tế trước em tiếp xúc một số bạn BK làm thực tập, đa phần KSTN tiếp cận rất nhanh và tự tìm tài liệu giải quyết vấn đề. Có cháu cũng chậm. Nhưng hơn SV lớp thường nhiều.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Xếp hạng các trường cấp 3 tốt nhất ở Massachusetts, theo những gì em biết thì để vào những trường này phải thi cử, cạnh tranh quyết liệt, cộng với học phí cao nếu là trường tư.


Còn đây là xếp hạng các trường cấp 3 ở Mass có chương trình dành cho học sinh chuyên,
2022 Best Schools with Gifted and Talented Programs in Massachusetts

 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,134
Động cơ
227,049 Mã lực
Toàn bộ tinh hoa của CVA từ thầy lẫn trò chuyển sang để thành lập ra trường Ams đợt thời Tiến Béo đó cụ.
Mà ngày xưa HN thì CVA-TH-SP là 3 trung tâm hàng đầu.
Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép, đề thi dễ quá còn chả thèm thi, toàn thi chuyên tổng hợp hoặc sư phạm HN để thử sức nhau thôi.
Sorry, em có thể em ko nhớ chính xác nhưng chú Tiến bị trượt Bách khoa năm đầu thì có thể là đúng vì hồi đấy em còn bé. Nhà em cách nhà chú Tiến khoảng 100m, cùng trong khu Nam Đồng, tối tối em vẫn theo ông già em sang ngồi nghe tướng Hoàng Đan kể chuyện chiến đấu. Nhưng thời em học Chuyên Tổng hợp thì đội chuyên Ams cũng chưa nổi như bây giờ đâu.
Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép so với Tổng hợp và Sư phạm, còn kém hơn CVA và Nguyễn Huệ, Sơn Tây. Đề thi dễ quá chả thèm thi😆, giờ thì các cháu nó nổi và có vẻ toàn diện hơn rồi. Học chuyên thành con gà tô màu cho thầy cô và trường, còn mình thì thế nào chỉ có bản thân và cha mẹ hiểu nên bây giờ cần học toàn diện, tăng giao tiếp, kĩ năng lên thì chuyên (đặc biệt là chuyên toán - tài năng nhất trong các lớp chuyên) không còn cần thiết nữa rồi
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,994
Động cơ
48,465 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép, đề thi dễ quá còn chả thèm thi, toàn thi chuyên tổng hợp hoặc sư phạm HN để thử sức nhau thôi.

Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép so với Tổng hợp và Sư phạm, còn kém hơn CVA và Nguyễn Huệ, Sơn Tây. Đề thi dễ quá chả thèm thi😆, giờ thì các cháu nó nổi và có vẻ toàn diện hơn rồi. Học chuyên thành con gà tô màu cho thầy cô và trường, còn mình thì thế nào chỉ có bản thân và cha mẹ hiểu nên bây giờ cần học toàn diện, tăng giao tiếp, kĩ năng lên thì chuyên (đặc biệt là chuyên toán - tài năng nhất trong các lớp chuyên) không còn cần thiết nữa rồi
Ông con nhà em chả học lò gì mà thi thế đếch nào lại đỗ mấy trường chuyên liền. Cứ tưởng nó sẽ chọn chuyên tự nhiên theo trường của bố thì nó lại chọn chuyên sư phạm (chuyên Ams thì chắc chắn nó không chọn vì Amser có xu hướng đi du học mà nó lại thích học Y), mà chuyên sư phạm thì đi hết hơn 1h đồng hồ từ nhà em bằng xe bus. Thế là em mua 1 căn hộ be bé, cho nó ở riêng luôn, 3 năm cấp 3 tự đi chợ, nấu ăn, cuối tuần thì em đón về nhà, nó vào đại học thì về lại với gia đình. Ngoài kỹ năng tư duy của hội chuyên thì giờ kỹ năng chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp còn hơn cả bố nó.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,287
Động cơ
64,393 Mã lực
Cụ nhầm rồi. Thắng giải trò chơi này đa số là học sinh các trường chuyên.
Cụ nhầm rồi, tỷ lệ chuyên thường thắng giải 1 9 1 10 thôi!
Em nghĩ cụ bachlamhqhq nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi phát biểu ạ. Mời cụ vào đây xem tỷ lệ học sinh chuyên vào trận chung kết Olympia sẽ rõ ạ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đường_lên_đỉnh_Olympia_-_Chung_kết_năm

Với việc số lượng trường chuyên nhỏ hơn rất nhiều so với trường thường (số lượng học sinh PTTH chuyên chiếm khoảng 2.5-3% học sinh PTTH cả nước), trong khi số lượng học sinh chuyên vào trận trung kết, và thắng giải nhiều hơn nhiều (số học sinh chuyên thắng 12/21 giải, số học sinh chuyên vào trận chung kết là 49/84), thì đây là tỷ lệ lớn đấy ạ.

Chưa kể là nhiều học sinh học giỏi xuất sắc của bọn chuyên lại hay aim các loại học bổng khác (ví dụ A-Star, Asian, etc.), hay tham gia các hoạt động khác nhằm tìm kiếm học bổng vào các trường top ở nước ngoài hơn là tham gia game show này.

Nên theo em không nên lấy cái game show Olympia ra làm thước đo giữa học sinh trường chuyên và trường thường.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép, đề thi dễ quá còn chả thèm thi, toàn thi chuyên tổng hợp hoặc sư phạm HN để thử sức nhau thôi.

Thời e đầu 8x thì chuyên toán Ams là con tép so với Tổng hợp và Sư phạm, còn kém hơn CVA và Nguyễn Huệ, Sơn Tây. Đề thi dễ quá chả thèm thi😆, giờ thì các cháu nó nổi và có vẻ toàn diện hơn rồi. Học chuyên thành con gà tô màu cho thầy cô và trường, còn mình thì thế nào chỉ có bản thân và cha mẹ hiểu nên bây giờ cần học toàn diện, tăng giao tiếp, kĩ năng lên thì chuyên (đặc biệt là chuyên toán - tài năng nhất trong các lớp chuyên) không còn cần thiết nữa rồi
Đầu 8x nào đã có trường Ams hả cụ. Từ 1985-1986 bắt đầu giáo viên và học sinh CVA mới sang thành lập Ams. Hồi 7x thì CVA vẫn là top đỉnh cùng TH và SP
 

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,134
Động cơ
227,049 Mã lực
Đầu 8x nào đã có trường Ams hả cụ. Từ 1985-1986 bắt đầu giáo viên và học sinh CVA mới sang thành lập Ams. Hồi 7x thì CVA vẫn là top đỉnh cùng TH và SP
Ah thời e sinh đầu 8x tức là thi chuyên cấp 3 tầm 95,96🤣
 

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Ông con nhà em chả học lò gì mà thi thế đếch nào lại đỗ mấy trường chuyên liền. Cứ tưởng nó sẽ chọn chuyên tự nhiên theo trường của bố thì nó lại chọn chuyên sư phạm (chuyên Ams thì chắc chắn nó không chọn vì Amser có xu hướng đi du học mà nó lại thích học Y), mà chuyên sư phạm thì đi hết hơn 1h đồng hồ từ nhà em bằng xe bus. Thế là em mua 1 căn hộ be bé, cho nó ở riêng luôn, 3 năm cấp 3 tự đi chợ, nấu ăn, cuối tuần thì em đón về nhà, nó vào đại học thì về lại với gia đình. Ngoài kỹ năng tư duy của hội chuyên thì giờ kỹ năng chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp còn hơn cả bố nó.
Bố học chuyên và tư duy như cụ thì con ko đỗ hơi phí 😂
 

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Em nghĩ cụ bachlamhqhq nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi phát biểu ạ. Mời cụ vào đây xem tỷ lệ học sinh chuyên vào trận chung kết Olympia sẽ rõ ạ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đường_lên_đỉnh_Olympia_-_Chung_kết_năm

Với việc số lượng trường chuyên nhỏ hơn rất nhiều so với trường thường (số lượng học sinh PTTH chuyên chiếm khoảng 2.5-3% học sinh PTTH cả nước), trong khi số lượng học sinh chuyên vào trận trung kết, và thắng giải nhiều hơn nhiều (số học sinh chuyên thắng 12/21 giải, số học sinh chuyên vào trận chung kết là 49/84), thì đây là tỷ lệ lớn đấy ạ.

Chưa kể là nhiều học sinh học giỏi xuất sắc của bọn chuyên lại hay aim các loại học bổng khác (ví dụ A-Star, Asian, etc.), hay tham gia các hoạt động khác nhằm tìm kiếm học bổng vào các trường top ở nước ngoài hơn là tham gia game show này.

Nên theo em không nên lấy cái game show Olympia ra làm thước đo giữa học sinh trường chuyên và trường thường.
Trường chuyên hay bị đem ra so sánh mà cụ, ví dụ nếu học trường chuyên mà thi dc giải sẽ là ối giời chuyên mà, dc giải thì bình thường còn ko may trượt kỳ thi nào là bị nói tưởng chuyên tn chứ cũng bình thường 😂😂😂
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top