[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Xét về mặt giáo dục, chưa nói đến tiềm năng, cụ cho rằng trường hợp nào hơn: một đứa bình thường không nổi trội gì qua luyện thi - một đứa thông mình sẵn không cần luỵện thi gì, cùng vượt qua được kỳ thi đầu vào khá khó của chuyên?
Cả 2 đều chỉ có trong trí tưởng tượng ạ :))
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,565 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em cho rằng đào tạo chuyên không phải chỉ để tìm ra nhóm vài học sinh đi thi đoạt giải, mà đào tạo ra cả nhóm học sinh có tố chất và khả năng phát triển cao hơn nhiều bạn khác (thông qua tuyển chọn đầu vào), như kiểu chọn lọc theo hình kim tự tháp như em đã nói.
Em không rõ anh Tiến có học chuyên không, nhưng một người trượt ĐH (em nghĩ do không may hoặc bất cẩn thôi), mà sau thành công như vậy thì thực sự có bản lĩnh, tố chất và đáng kính trọng ạ. Nếu cụ học chuyên thời anh Tiến, thì chắc cụ biết phần lớn học sinh chuyên hồi ý mục tiêu và đều thi đại học đủ điểm đi học nước ngoài theo chế độ nhà nước, các bạn trường ngoài ưu tú đủ điểm cũng được ưu đãi tương tự. Phải nói đề thi đại học hồi đó rất hay, có sự phân loại rất rõ học sinh giỏi và khá. Hồi ý nếu đề thi khó thì các bạn chuyên sẽ dễ thu hoạch điểm cao hẳn, chứ dễ thì điểm cào bằng không phân biệt ai giỏi ai khá. Cào bằng kiểu như thi tốt nghiệp THPT bây giờ nên cụ thấy các trường TOP như BKHN họ giảm tuyển sinh theo điểm TN THPT, ưu tiên tuyển sinh theo các tiêu chí chuyên, chứng chỉ quốc tế... để chọn được đúng sinh viên họ mong muốn.
Em thì cho rằng nếu muốn tăng chất lượng giáo dục, chúng ta nên lên tiếng để các trường THPT bình thường cũng được đầu tư (mọi mặt) như các trường chuyên, chứ không phải kéo đầu tư trường chuyên về bằng các trường bình thường ạ.
Bản thân các trường công thường đã có phân biệt kiểu: Trường điểm cấp quốc gia, trường chất lượng cao. Khi thi vào lớp 10 ở HN, các cụ cứ nhìn tỷ lệ chọi và điểm chuẩn vào trường thì thấy rõ là đã phân biệt rõ rồi. Giờ đòi hạ trường chuyên xuống, rồi đòi các trường công phải được đầu tư ngang nhau về chất lượng giáo viên, cơ sơ vật chất đòi hỏi cả 1 lộ trình rất dài và còn lâu lắm. Nên có điều kiện, con lại có năng lực thì tự lo bản thân trước thôi ạ.

Anh Tiến là con tướng Hoàng Đan, là ông trẻ của em, em gọi bằng chú. Thời đấy trượt đại học bách khoa là chuyện thường, đặc biệt là khoa tin hay khoa điện tử viễn thông. Em học chuyên đỗ ngay, còn chú Tiến học trường thường không đỗ năm đầu thì thi lại thôi.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,565 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
em xin phép trao đổi với cụ.
Phần mầu xanh là cái Cụ thích nhất, nó là cái MÔI TRƯỜNG của trường chuyên, sự thi đua học tập, giáo viên nhiệt tình, giỏi hơn các trường thường, phụ huynh giao lưu đoàn kết, không có thành phần ngịch ngợm, vi phạm kỷ luật...,
Điều này khác với mục đích của trường CHUYÊN theo cách hiểu của em. Theo em hiểu, trường chuyên trước đây gọi là năng khiếu, là nơi đào tạo phát triển các kỹ năng đặc biệt, hoặc năng khiếu vượt trội cho một số học sinh, mà trong môi trường học bình thường không thể đáp ứng được.
Phần mầu đỏ (Chứ tỷ lệ toàn 1 chọi 20 - 30 đau tim lắm), như vậy là vào trường chuyên bằng cách luyện, học để đạt được tiêu chí vào trường chuyên để có môi trường tốt. Đúng ra là dùng phương pháp nào đó (kể cả thi) để phát hiện những tố chất nổi trội, hoặc năng khiếu đặc biệt của học sinh, để đưa vào trường chuyên có các trang thiết bị đặc biệt, giáo viên chuyên môn sâu về lĩnh vực đó, để phát triển học sinh có các tố chất, năng khiếu đó, trở thành người tài trong lĩnh vực đó.
ví dụ thế này, một em học sinh không có cấu trúc cơ thế (hệ bó cơ, hoặc hệ xương....) có thể chịu được sự vận động cường độ cao (tạm gọi là tố chất), não bộ thiên về các hoạt động nghiên cứu sâu, không thiên về phán đoán và xử lý nhanh tìn huống, nhưng chỉ vì thích được học ngoài trời, không gò bó trong lớp, nên thi vào trường đào tạo bóng đá. Trường đào tạo bóng đá (giả sử chọn học sinh như cách thi vào các trường chuyên hiện nay) ra đề thi đầu vào là đứng trước cầu môn 20 m, sút 100 quả, trong 30 phút, trúng đích 90 quả. thế là các học sinh cứ đứng trước cầu môn luyện ngày này qua ngày khác, kiểu gì cũng đến lúc sút được và vào học.
Lớp con em, chuyên Hóa sư phạm, đợt thì đầu vào lấy thi sinh cả nước, có gần 700 bạn, lấy 25, còn có 5 bạn đã được các giải liên quan đến môn Hóa ở cấp quốc gia khi học cấp 2 thì được tuyển thẳng chứng tỏ là trường cũng có cơ chế tuyển chọn các bạn có năng khiếu. Sau này chỉ có 1 bạn là có giải quốc gia (hiện đang học Sư phạm Hóa), còn vài bạn khác thì có tham gia đội tuyển đi thi nhưng không được giải. Trường chọn cả học sinh cả nước (ai có nhu cầu và cảm thấy có năng lực thì đi thi), sau đó chỉ có được 1 bạn được giải quốc gia là theo nghề (học Sư phạm Hóa), còn các bạn khác thì rẽ các hướng khác khi lên đại học. Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu vì mới đang ở độ tuổi phổ thông, còn lên đại học, còn làm master, tiến sĩ rồi còn phụ thuộc vào môi trường thể chế nữa chứ ạ.

Em không hề ép con em học chuyên mà con em tự muốn thi chuyên Hóa vì cháu thích theo nghề Y. Thi Y thì sẽ lấy điểm Toán - Hóa - Sinh, chuyên Hóa hay Sinh sẽ được lợi thế hơn, nó muốn thì em chiều thôi chứ thực sự là cũng chả nghĩ gì nhiều, đỗ thì học, không đỗ thì học trường thường. Vượt trội hay không vượt trội thì em không đánh giá vì tiêu chí mỗi người 1 khác, nhưng lớp con em có 8 bạn đỗ vào Y Hà Nội, Y Quốc gia và giờ các cháu này học cũng phải học chuyên sâu về môn Hóa học. Sau khi con em vào trường chuyên thì em mới thấy thích về môi trường học sinh và phụ huynh của lớp con em chứ trước đó thì em chỉ quen với môi trường của trường tư thôi vì 2 đứa con em toàn xuất phát điểm là học trường tư hết.

Còn nói về đầu tư trường chuyên hơn trường công ở ngoài thì theo em cũng chưa chuẩn lắm trong bối cảnh trường chuyên mà con em theo học, cón nếu bác nào đã từng học Chuyên Tổng Hợp thì xác nhận lại hộ em xem cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu, đi học lại còn xa hơn. Có thể là các bạn đi thi quốc gia được hưởng phần chi từ ngân sách hơn nhưng bố mẹ cũng phải đóng góp thêm đấy ạ. Các trường công ở HN thì cũng lựa chọn học sinh để bồi dưỡng để tham gia các giải rồi thành phố Hà Nội cũng có có đội tuyển các môn đi thi quốc gia đấy ạ.

Các bác thích phân tích vĩ mô, chính sách v.v. nhưng phận làm cha mẹ như em thì cứ thấy môi trường tốt, phù hợp với điều kiện gia đình thì nhà em phấn đấu đã. Con mình thành người tốt thì nhà em cũng được tốt, chứ người tài thì đúng là cao xa quá, có lẽ Bộ Giáo dục nên thành lập trường Siêu chuyên thôi.
 

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Lớp con em, chuyên Hóa sư phạm, đợt thì đầu vào lấy thi sinh cả nước, có gần 700 bạn, lấy 25, còn có 5 bạn đã được các giải liên quan đến môn Hóa ở cấp quốc gia khi học cấp 2 thì được tuyển thẳng chứng tỏ là trường cũng có cơ chế tuyển chọn các bạn có năng khiếu. Sau này chỉ có 1 bạn là có giải quốc gia (hiện đang học Sư phạm Hóa), còn vài bạn khác thì có tham gia đội tuyển đi thi nhưng không được giải. Trường chọn cả học sinh cả nước (ai có nhu cầu và cảm thấy có năng lực thì đi thi), sau đó chỉ có được 1 bạn được giải quốc gia là theo nghề (học Sư phạm Hóa), còn các bạn khác thì rẽ các hướng khác khi lên đại học. Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu vì mới đang ở độ tuổi phổ thông, còn lên đại học, còn làm master, tiến sĩ rồi còn phụ thuộc vào môi trường thể chế nữa chứ ạ.

Em không hề ép con em học chuyên mà con em tự muốn thi chuyên Hóa vì cháu thích theo nghề Y. Thi Y thì sẽ lấy điểm Toán - Hóa - Sinh, chuyên Hóa hay Sinh sẽ được lợi thế hơn, nó muốn thì em chiều thôi chứ thực sự là cũng chả nghĩ gì nhiều, đỗ thì học, không đỗ thì học trường thường. Vượt trội hay không vượt trội thì em không đánh giá vì tiêu chí mỗi người 1 khác, nhưng lớp con em có 8 bạn đỗ vào Y Hà Nội, Y Quốc gia và giờ các cháu này học cũng phải học chuyên sâu về môn Hóa học. Sau khi con em vào trường chuyên thì em mới thấy thích về môi trường học sinh và phụ huynh của lớp con em chứ trước đó thì em chỉ quen với môi trường của trường tư thôi vì 2 đứa con em toàn xuất phát điểm là học trường tư hết.

Còn nói về đầu tư trường chuyên hơn trường công ở ngoài thì theo em cũng chưa chuẩn lắm trong bối cảnh trường chuyên mà con em theo học, cón nếu bác nào đã từng học Chuyên Tổng Hợp thì xác nhận lại hộ em xem cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu, đi học lại còn xa hơn. Có thể là các bạn đi thi quốc gia được hưởng phần chi từ ngân sách hơn nhưng bố mẹ cũng phải đóng góp thêm đấy ạ. Các trường công ở HN thì cũng lựa chọn học sinh để bồi dưỡng để tham gia các giải rồi thành phố Hà Nội cũng có có đội tuyển các môn đi thi quốc gia đấy ạ.

Các bác thích phân tích vĩ mô, chính sách v.v. nhưng phận làm cha mẹ như em thì cứ thấy môi trường tốt, phù hợp với điều kiện gia đình thì nhà em phấn đấu đã. Con mình thành người tốt thì nhà em cũng được tốt, chứ người tài thì đúng là cao xa quá, có lẽ Bộ Giáo dục nên thành lập trường Siêu chuyên thôi.
Cụ nói đúng quá ạ, đừng nghĩ trường chuyên thất bại khi ko tạo thành người tài như chuẩn của 1 số cụ trên này là : giàu, học hàm học vị, chuyên gia đầu nghành,.. Và trường chuyên được ưu tiên quá nhiều ạ
 

Hư Truc 2016

Xe tải
Biển số
OF-448333
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
333
Động cơ
211,065 Mã lực
Em xin nói thêm 1 chút về các học sinh trường chuyên: năm nào các cháu Việt nam đi thi các giải quốc tế cũng đều có giải (nhất,nhì..). Về mặt này, VN mình hơn hẳn các nước trong khu vực Asian. Đây cũng có thể coi là niềm tự hào dân tộc. Hệ thống trường chuyên Việt nam có ở hầu hết các tỉnh thành, đại đa số các em đều học rất giỏi. Đầu tư cho mỗi em học chuyên so với các lĩnh vực khác như hạt muối trong đại dương mà hiệu quả mang lại thì năm nào cũng thấy rất rõ. Còn để các lĩnh vực khác như thể thao, văn hóa, kinh tế.. đạt được tầm cỡ thế giới thì chúng ta sẽ phải đầu tư bao nhiêu và bao lâu?
Về câu hỏi trường chuyên có tạo nên người tài không, thì câu trả lời rất rõ ràng: là có. Em xin đưa ra 1 vài ví dụ để chứng minh rằng có tồn tại người tài:
1. Giáo sư Ngô Bảo Châu: cả thế giới coi ông là thiên tài thì chắc là đúng rồi. Ngày xưa GS học Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngô_Bảo_Châu
2. Nghệ sĩ Piano Đặng thái Sơn, ông cũng học chuyên nhạc viện Hà nội từ năm 7 tuổi đến năm 18 tuổi sang học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva.
3. Giáo sư Đàm Thanh Sơn là cựu học sinh khối chuyên Toán-Tin, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. https://vi.wikipedia.org/wiki/Đàm_Thanh_Sơn
4. Ông Trương Gia Bình là cựu học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trương_Gia_Bình
...

Như vậy cả lĩnh vực Khoa học, Nghệ thuật, Kinh tế... đều có những con người từng học trường chuyên. Những con người này đều ở tầm cỡ top đầu của thế giới, so với Asian, có lẽ mình vẫn hơn.

Cuối cùng, slot học chuyên nó có thể là miếng bánh rất nhỏ để các em thấy hứng thú ganh đua và giành lấy, tuy nhiên ở góc nhìn khác có khi nó là độc dược đối với nhiều cháu không đủ tố chất và không chịu được áp lực. Quyết định như thế nào là của các bậc phụ huynh và con em mình. Còn ai đó hô hào dẹp cái này, dẹp cái khác em thấy buồn cười lắm, cái gì tồn tại đều có lý do của nó. Nếu sự vật, hiện tượng không còn lý do để tồn tại, nó sẽ tự bị đào thải.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Bản thân các trường công thường đã có phân biệt kiểu: Trường điểm cấp quốc gia, trường chất lượng cao. Khi thi vào lớp 10 ở HN, các cụ cứ nhìn tỷ lệ chọi và điểm chuẩn vào trường thì thấy rõ là đã phân biệt rõ rồi. Giờ đòi hạ trường chuyên xuống, rồi đòi các trường công phải được đầu tư ngang nhau về chất lượng giáo viên, cơ sơ vật chất đòi hỏi cả 1 lộ trình rất dài và còn lâu lắm. Nên có điều kiện, con lại có năng lực thì tự lo bản thân trước thôi ạ.

Anh Tiến là con tướng Hoàng Đan, là ông trẻ của em, em gọi bằng chú. Thời đấy trượt đại học bách khoa là chuyện thường, đặc biệt là khoa tin hay khoa điện tử viễn thông. Em học chuyên đỗ ngay, còn chú Tiến học trường thường không đỗ năm đầu thì thi lại thôi.
Tiến Béo là Chu Văn An rồi sang Am học mà bảo trường thường?
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,565 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tiến Béo là Chu Văn An rồi sang Am học mà bảo trường thường?
Sorry, em có thể em ko nhớ chính xác nhưng chú Tiến bị trượt Bách khoa năm đầu thì có thể là đúng vì hồi đấy em còn bé. Nhà em cách nhà chú Tiến khoảng 100m, cùng trong khu Nam Đồng, tối tối em vẫn theo ông già em sang ngồi nghe tướng Hoàng Đan kể chuyện chiến đấu. Nhưng thời em học Chuyên Tổng hợp thì đội chuyên Ams cũng chưa nổi như bây giờ đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Anh Khoa - chủ tịch Fecon, cùng đội ngũ lãnh đạo Taseco, đều là CHS chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, các cụ nhé.
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Sorry, em có thể em ko nhớ chính xác nhưng chú Tiến bị trượt Bách khoa năm đầu thì có thể là đúng vì hồi đấy em còn bé. Nhà em cách nhà chú Tiến khoảng 100m, cùng trong khu Nam Đồng, tối tối em vẫn theo ông già em sang ngồi nghe tướng Hoàng Đan kể chuyện chiến đấu. Nhưng thời em học Chuyên Tổng hợp thì đội chuyên Ams cũng chưa nổi như bây giờ đâu.
Toàn bộ tinh hoa của CVA từ thầy lẫn trò chuyển sang để thành lập ra trường Ams đợt thời Tiến Béo đó cụ.
Mà ngày xưa HN thì CVA-TH-SP là 3 trung tâm hàng đầu.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
923
Động cơ
23,603 Mã lực
Nơi ở
1970
Bản thân các trường công thường đã có phân biệt kiểu: Trường điểm cấp quốc gia, trường chất lượng cao. Khi thi vào lớp 10 ở HN, các cụ cứ nhìn tỷ lệ chọi và điểm chuẩn vào trường thì thấy rõ là đã phân biệt rõ rồi. Giờ đòi hạ trường chuyên xuống, rồi đòi các trường công phải được đầu tư ngang nhau về chất lượng giáo viên, cơ sơ vật chất đòi hỏi cả 1 lộ trình rất dài và còn lâu lắm. Nên có điều kiện, con lại có năng lực thì tự lo bản thân trước thôi ạ.

Anh Tiến là con tướng Hoàng Đan, là ông trẻ của em, em gọi bằng chú. Thời đấy trượt đại học bách khoa là chuyện thường, đặc biệt là khoa tin hay khoa điện tử viễn thông. Em học chuyên đỗ ngay, còn chú Tiến học trường thường không đỗ năm đầu thì thi lại thôi.
Xin hỏi cụ câu riêng tư chút, quê nội cụ cũng ở xã NT- NL ạ?
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Mục tiêu trường chuyên có mâu thuẫn với sứ mệnh giáo dục con người?
Screenshot_20220608-104408_Opera.jpg

Các cụ nói ko học lệch, chuyên gia gd thì nói có, chả biết tin ai?
Screenshot_20220608-104833_Opera.jpg

https://m.giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/muc-tieu-truong-chuyen-co-mau-thuan-voi-su-menh-giao-duc-con-nguoi-post210542.gd
"Chuyên gia" có thể đưa ra luận cứ để phục vụ cho mục tiêu, giải pháp, đề xuất mang tính cá nhân của ông/bà "chuyên gia".

Còn trên thực tế, dù trường chuyên hay không chuyên, xu hướng vẫn là coi nhẹ hoặc giảm tải các môn không phải môn chính (chuyên) hoặc không thi đại học. "Chuyên gia" phát biểu theo cảm tính mà không tìm hiểu thực tế.

Về mục tiêu tổng quát của định hướng giáo dục mới thì cũng y như thực tế hiện nay thôi. Ví dụ, khối THPT phải học 13 môn học bắt buộc, thì giờ đây giảm số môn bắt buộc xuống chỉ còn 6 môn chẳng hạn. Điều này na ná giáo dục Singapore, khối THPT chỉ có 6 môn bắt buộc.

Mấy tuần qua nóng khắp nơi - từ cuộc gặp mặt của Thủ tướng với bà con Việt kiều ở Mỹ, đến các thầy cô, đến các tầng lớp xã hội trong nước, hội KHLS, đến Quốc hội - là có thông tin đưa môn Lịch sử từ chương trình THPT sẽ là môn tự chọn.
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,973
Động cơ
233,429 Mã lực
Dạ, em đang đi đúng tinh thần của diễn đàn này là FUN, và mục cà phê FUNLAND, nơi mà có thể đưa ra các quan điểm hoàn toàn cá nhân một cách tự do hơn các diễn đàn học thuật chính thức. Các ý kiến đa chiều không bị hạn chế bởi khuôn phép trong diễn đàn này có tác dụng rất lớn để em điều chỉnh cách nhìn của mình cho gần hơn với đa số trong cộng đồng.
Trước hết cám ơn cụ đã kiên nhẫn reply các comment của em, tất nhiên em KHÔNG tranh luận với trường hợp của gia đình cụ, mà đang nói trên phạm vi toàn xã hội. Mặc dù vậy, em chưa cảm thấy thuyết phục ở một số điểm sau:
1/ "Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu"
=> trường CHUYÊN hay NĂNG KHIẾU, cái tên nó đã thể hiện là nó ở cấp độ cao hơn theo nghĩa tích cực, như vậy kỳ vọng của xã hội bao gồm cả phụ huynh đối với học sinh chuyên/năng khiếu, là phải làm được việc gì đó hơn học sinh thường, tất nhiên là không yêu cầu tất cả, và không yêu cầu phải đạt đến đỉnh cao của mọi lĩnh vực, em cho rằng đây là một kỳ vọng chính đáng.
Thời điểm mà xã hội kỳ vọng là sau khi học xong và đi làm, chứ không phải giai đoạn các cháu đang học, cho nên không thể nói là quá sức.
Và nếu không đạt được các kỳ vọng trên ở bất kỳ mức độ nào, thì em không trả lời được cho chính em là vào chuyên để làm gì :) .
2/ "cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu"
Thế này thì các cháu học chuyên bằng cái gì? không có thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên biệt, hoặc ít ra đủ hơn trường thường, thì học sinh chuyên phát triển các năng lực "thô" của mình bằng cái gì?
Ví dụ, cu đi sửa xe, có gara thường sửa từ Lada, uaz đến Mercedes...(tương tự trường thường), và có gara của hãng (tương tự trường chuyên). Gara hãng chỉ làm loại xe của hãng đó, họ có thợ chuyên sâu được huấn luyện kỹ năng và các bệnh của loại xe đó (tương tự như thầy dạy chuyên), cùng với đó là các thiết bị, công cụ chuyên biệt chỉ cho hãng xe đó, linh kiện chính hãng, cao hơn nữa là các công nghệ chuẩn đoán được thiết kế phần mềm riêng cho xe đó. Có nhiều công cụ, thiết bị hoặc phiên bản phần mềm mà gara thường không thể có được, dù muốn cũng không mua được. Như vậy, kết quả là xe vào gara của hãng được chuẩn đoán chính xác bệnh, có phương án sửa chính xác, linh kiện đúng chủng loại.vv..., đấy là lý do nhiều người chọn gara của hãng thường xuyên hoặc khi phải sửa chữa lớn, bệnh khó. Nếu gara hãng (trường chuyên) không có các điều kiện đặc biệt trên, thì lý do gì phải đưa xe (học sinh) vào hãng? :)

Với sự hiểu biết hạn hẹp và cũng đang đứng trước các lựa chọn cho F1 vào các phương thức học, cụ thông não em phát. :)

Lớp con em, chuyên Hóa sư phạm, đợt thì đầu vào lấy thi sinh cả nước, có gần 700 bạn, lấy 25, còn có 5 bạn đã được các giải liên quan đến môn Hóa ở cấp quốc gia khi học cấp 2 thì được tuyển thẳng chứng tỏ là trường cũng có cơ chế tuyển chọn các bạn có năng khiếu. Sau này chỉ có 1 bạn là có giải quốc gia (hiện đang học Sư phạm Hóa), còn vài bạn khác thì có tham gia đội tuyển đi thi nhưng không được giải. Trường chọn cả học sinh cả nước (ai có nhu cầu và cảm thấy có năng lực thì đi thi), sau đó chỉ có được 1 bạn được giải quốc gia là theo nghề (học Sư phạm Hóa), còn các bạn khác thì rẽ các hướng khác khi lên đại học. Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu vì mới đang ở độ tuổi phổ thông, còn lên đại học, còn làm master, tiến sĩ rồi còn phụ thuộc vào môi trường thể chế nữa chứ ạ.

Em không hề ép con em học chuyên mà con em tự muốn thi chuyên Hóa vì cháu thích theo nghề Y. Thi Y thì sẽ lấy điểm Toán - Hóa - Sinh, chuyên Hóa hay Sinh sẽ được lợi thế hơn, nó muốn thì em chiều thôi chứ thực sự là cũng chả nghĩ gì nhiều, đỗ thì học, không đỗ thì học trường thường. Vượt trội hay không vượt trội thì em không đánh giá vì tiêu chí mỗi người 1 khác, nhưng lớp con em có 8 bạn đỗ vào Y Hà Nội, Y Quốc gia và giờ các cháu này học cũng phải học chuyên sâu về môn Hóa học. Sau khi con em vào trường chuyên thì em mới thấy thích về môi trường học sinh và phụ huynh của lớp con em chứ trước đó thì em chỉ quen với môi trường của trường tư thôi vì 2 đứa con em toàn xuất phát điểm là học trường tư hết.

Còn nói về đầu tư trường chuyên hơn trường công ở ngoài thì theo em cũng chưa chuẩn lắm trong bối cảnh trường chuyên mà con em theo học, cón nếu bác nào đã từng học Chuyên Tổng Hợp thì xác nhận lại hộ em xem cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu, đi học lại còn xa hơn. Có thể là các bạn đi thi quốc gia được hưởng phần chi từ ngân sách hơn nhưng bố mẹ cũng phải đóng góp thêm đấy ạ. Các trường công ở HN thì cũng lựa chọn học sinh để bồi dưỡng để tham gia các giải rồi thành phố Hà Nội cũng có có đội tuyển các môn đi thi quốc gia đấy ạ.

Các bác thích phân tích vĩ mô, chính sách v.v. nhưng phận làm cha mẹ như em thì cứ thấy môi trường tốt, phù hợp với điều kiện gia đình thì nhà em phấn đấu đã. Con mình thành người tốt thì nhà em cũng được tốt, chứ người tài thì đúng là cao xa quá, có lẽ Bộ Giáo dục nên thành lập trường Siêu chuyên thôi.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Dạ, em đang đi đúng tinh thần của diễn đàn này là FUN, và mục cà phê FUNLAND, nơi mà có thể đưa ra các quan điểm hoàn toàn cá nhân một cách tự do hơn các diễn đàn học thuật chính thức. Các ý kiến đa chiều không bị hạn chế bởi khuôn phép trong diễn đàn này có tác dụng rất lớn để em điều chỉnh cách nhìn của mình cho gần hơn với đa số trong cộng đồng.
Trước hết cám ơn cụ đã kiên nhẫn reply các comment của em, tất nhiên em KHÔNG tranh luận với trường hợp của gia đình cụ, mà đang nói trên phạm vi toàn xã hội. Mặc dù vậy, em chưa cảm thấy thuyết phục ở một số điểm sau:
1/ "Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu"
=> trường CHUYÊN hay NĂNG KHIẾU, cái tên nó đã thể hiện là nó ở cấp độ cao hơn theo nghĩa tích cực, như vậy kỳ vọng của xã hội bao gồm cả phụ huynh đối với học sinh chuyên/năng khiếu, là phải làm được việc gì đó hơn học sinh thường, tất nhiên là không yêu cầu tất cả, và không yêu cầu phải đạt đến đỉnh cao của mọi lĩnh vực, em cho rằng đây là một kỳ vọng chính đáng.
Thời điểm mà xã hội kỳ vọng là sau khi học xong và đi làm, chứ không phải giai đoạn các cháu đang học, cho nên không thể nói là quá sức.
Và nếu không đạt được các kỳ vọng trên ở bất kỳ mức độ nào, thì em không trả lời được cho chính em là vào chuyên để làm gì :) .
2/ "cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu"
Thế này thì các cháu học chuyên bằng cái gì? không có thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên biệt, hoặc ít ra đủ hơn trường thường, thì học sinh chuyên phát triển các năng lực "thô" của mình bằng cái gì?
Ví dụ, cu đi sửa xe, có gara thường sửa từ Lada, uaz đến Mercedes...(tương tự trường thường), và có gara của hãng (tương tự trường chuyên). Gara hãng chỉ làm loại xe của hãng đó, họ có thợ chuyên sâu được huấn luyện kỹ năng và các bệnh của loại xe đó (tương tự như thầy dạy chuyên), cùng với đó là các thiết bị, công cụ chuyên biệt chỉ cho hãng xe đó, linh kiện chính hãng, cao hơn nữa là các công nghệ chuẩn đoán được thiết kế phần mềm riêng cho xe đó. Có nhiều công cụ, thiết bị hoặc phiên bản phần mềm mà gara thường không thể có được, dù muốn cũng không mua được. Như vậy, kết quả là xe vào gara của hãng được chuẩn đoán chính xác bệnh, có phương án sửa chính xác, linh kiện đúng chủng loại.vv..., đấy là lý do nhiều người chọn gara của hãng thường xuyên hoặc khi phải sửa chữa lớn, bệnh khó. Nếu gara hãng (trường chuyên) không có các điều kiện đặc biệt trên, thì lý do gì phải đưa xe (học sinh) vào hãng? :)

Với sự hiểu biết hạn hẹp và cũng đang đứng trước các lựa chọn cho F1 vào các phương thức học, cụ thông não em phát. :)
Xưa em học Code - giải thuật bằng giấy đây cụ :)) Nó phát triển năng lực tư duy và tìm hiểu bản chất ghê hơn là ngồi máy, bấm phát biết sai ở đâu đó cụ ạ :)) Ko phải cái gì cũng sẵn, cái gì cũng google là tốt đâu :D
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
923
Động cơ
23,603 Mã lực
Nơi ở
1970
Có cách gì inbox riêng với cụ không nhỉ? Nhà cháu ở giữa hai xã mà cụ với cháu vừa nhắc đến. Cụ tốt nghiệp PT năm nào ạ? Và chắc cụ sinh ra lớn lên ở HN nhỉ? Vài tuần trước thân mẫu anh T. mới từ trần chắc cụ biết?
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,565 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dạ, em đang đi đúng tinh thần của diễn đàn này là FUN, và mục cà phê FUNLAND, nơi mà có thể đưa ra các quan điểm hoàn toàn cá nhân một cách tự do hơn các diễn đàn học thuật chính thức. Các ý kiến đa chiều không bị hạn chế bởi khuôn phép trong diễn đàn này có tác dụng rất lớn để em điều chỉnh cách nhìn của mình cho gần hơn với đa số trong cộng đồng.
Trước hết cám ơn cụ đã kiên nhẫn reply các comment của em, tất nhiên em KHÔNG tranh luận với trường hợp của gia đình cụ, mà đang nói trên phạm vi toàn xã hội. Mặc dù vậy, em chưa cảm thấy thuyết phục ở một số điểm sau:
1/ "Giờ các bác cứ đòi hỏi học môn chuyên gì thì sau này phải phát triển tài năng ở môn chuyên đấy rồi phải có công trình, phát minh sáng chế thì đúng là quá sức các cháu"
=> trường CHUYÊN hay NĂNG KHIẾU, cái tên nó đã thể hiện là nó ở cấp độ cao hơn theo nghĩa tích cực, như vậy kỳ vọng của xã hội bao gồm cả phụ huynh đối với học sinh chuyên/năng khiếu, là phải làm được việc gì đó hơn học sinh thường, tất nhiên là không yêu cầu tất cả, và không yêu cầu phải đạt đến đỉnh cao của mọi lĩnh vực, em cho rằng đây là một kỳ vọng chính đáng.
Thời điểm mà xã hội kỳ vọng là sau khi học xong và đi làm, chứ không phải giai đoạn các cháu đang học, cho nên không thể nói là quá sức.
Và nếu không đạt được các kỳ vọng trên ở bất kỳ mức độ nào, thì em không trả lời được cho chính em là vào chuyên để làm gì :) .
2/ "cơ sở vật chất trường chuyên ngày xưa khổ thế nào so với trường thường. Lớp con em đóng học phí cao hơn, cơ sở vật chất cũng không có gì là hơn so với các trường công ở trung tâm Hà Nội đâu"
Thế này thì các cháu học chuyên bằng cái gì? không có thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên biệt, hoặc ít ra đủ hơn trường thường, thì học sinh chuyên phát triển các năng lực "thô" của mình bằng cái gì?
Ví dụ, cu đi sửa xe, có gara thường sửa từ Lada, uaz đến Mercedes...(tương tự trường thường), và có gara của hãng (tương tự trường chuyên). Gara hãng chỉ làm loại xe của hãng đó, họ có thợ chuyên sâu được huấn luyện kỹ năng và các bệnh của loại xe đó (tương tự như thầy dạy chuyên), cùng với đó là các thiết bị, công cụ chuyên biệt chỉ cho hãng xe đó, linh kiện chính hãng, cao hơn nữa là các công nghệ chuẩn đoán được thiết kế phần mềm riêng cho xe đó. Có nhiều công cụ, thiết bị hoặc phiên bản phần mềm mà gara thường không thể có được, dù muốn cũng không mua được. Như vậy, kết quả là xe vào gara của hãng được chuẩn đoán chính xác bệnh, có phương án sửa chính xác, linh kiện đúng chủng loại.vv..., đấy là lý do nhiều người chọn gara của hãng thường xuyên hoặc khi phải sửa chữa lớn, bệnh khó. Nếu gara hãng (trường chuyên) không có các điều kiện đặc biệt trên, thì lý do gì phải đưa xe (học sinh) vào hãng? :)

Với sự hiểu biết hạn hẹp và cũng đang đứng trước các lựa chọn cho F1 vào các phương thức học, cụ thông não em phát. :)
Em xin trả lời cụ như sau ạ:

1. Trường chuyên chúng ta đang nói đến mới chỉ là trường cấp 3 thôi, làm sao học xong mà ra đi làm được, nếu có làm thì chỉ là đi grab hoặc phụ hồ thôi. Các cháu chỉ ở mức là ươm mầm cho xã hội, trách nhiệm tiếp theo là trường đại học, sau đại học và môi trường làm việc sau này, Anh Ngô Bảo Châu cũng phải đi sang tận Pháp với Mỹ thì mới nổi danh được đấy thôi. Bố mẹ khác thì em không biết chứ đối với cá nhân của em thì con em được học trường tốt, có cơ hội để vào trường đại học tốt (trong nước và ngoài nước), đơn giản thế thôi ạ.

2. Như trường của em ngày xưa và trường con em mới gần đây thì các môn thí nghiệm sẽ dùng chung với trường đại học chứ không có phóng thí nghiệm riêng, lớp học thì cũng có bàn có ghế, có quạt, điều hòa, rèm (bố mẹ có đóng góp). Gần đây thì trường con em có phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa đầy đủ, vẫn nhiều lúc phải lên phòng thí nghiệm của đại học. Em thấy thì các thày cô dạy chuyên trường của em và trường của con em cũng là 1 trong những nhân tố chính để truyền đạt và khuyến khích các con phát triển vì cách dạy khá khác so với trường công thường, hầu như là giảng bài rất nhanh và lướt, các học sinh về tự nghiên cứu sách giáo khoa, chỉ các phần chuyên sâu, mở rộng mới giảng kỹ. Đưa con vào trường chuyên vì có thày cô tốt, các bạn bè tốt và ngoan đối với em thế là đủ lắm rồi ạ.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,565 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có cách gì inbox riêng với cụ không nhỉ? Nhà cháu ở giữa hai xã mà cụ với cháu vừa nhắc đến. Cụ tốt nghiệp PT năm nào ạ? Và chắc cụ sinh ra lớn lên ở HN nhỉ? Vài tuần trước thân mẫu anh T. mới từ trần chắc cụ biết?
Vâng. Đội bên họ nhà em đang bận bịu xây lại mộ cho các cụ vì vừa mới có con đường to chạy qua, phải di dời nghĩa trang của cả dòng họ, Em sinh năm 75 ạ, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dân quân khu Nam đồng.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
923
Động cơ
23,603 Mã lực
Nơi ở
1970
Vâng. Đội bên họ nhà em đang bận bịu xây lại mộ cho các cụ vì vừa mới có con đường to chạy qua, phải di dời nghĩa trang của cả dòng họ, Em sinh năm 75 ạ, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dân quân khu Nam đồng.
À, vậy gần bản doanh của 36 rồi, mấy năm họp đồng hương huyện ở Hồ Đắc Di đấy cụ.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,427
Động cơ
64,715 Mã lực
Cái loại như em mà chỉ được ra cái đúng ra ấy, thì đã không ngồi đây, cào bàn phím cho người như cụ mất thời gian cào lại :)
Tuy nhiên, em có thể gợi ý thế này.
Một công ty của HQ họ tài trợ cho cuộc thi đường lên đỉnh Olimpia, cấu trúc thi của nó thì "đám gà chọi" vào là mắc tóc hết. Những em giải nhất tháng và năm cũng không phải từ trường chuyên hết. Thế rồi, thằng Úc nó tài trợ mấy chục nghìn đô, mấy em giải nhất năm sang đó học. Thế là thằng Úc nó không mất công đào tạo 12 năm, nhưng nó có những em gỏi toàn diện về cả khoa học xã hội và tự nhiên + thêm ngoại ngữ. chả nhẽ thằng Hàn và thằng Úc nó ngu đến mức không vào luôn trường chuyên chọn, mà phải mất công cả năm đi chọn trên phạm vi cả nước, một năm mới được một người.
Olympia cũng chỉ là 1 cuộc chơi, là game show thôi, nên phải mở rộng cho học sinh các nơi chứ cụ. Còn học bổng cho học sinh xuất sắc thì có các loại học bổng như A-Star, Asian etc... Ví dụ A-Star là cho hội cấp 2 lên cấp 3 do chính phủ Singapore tài trợ (https://toiduhocsingapore.vn/hoc-bong-a-star-la-gi/). Và chảy máu chất xám là ở những học bổng kiểu này đấy cụ. Năm nào họ cũng vợt mấy chục em học sinh xuất sắc ngay từ cấp 2, hoặc đầu cấp 3 sang bên họ. Sau đấy hội này cũng thường là đi du học tiếp lên đại học và sau đại học, sau đó là làm việc ở nước ngoài hết :(.

Các học bổng dạng này thơm hơn học bổng kiểu Olympia nhiều vì nó là full 100% cho 4 năm học cộng với tiền sinh hoạt (như kiểu lương) hàng tháng. Do đó các bạn giỏi, đặc biệt đội chuyên hay nhắm vào học bổng dạng này. Bọn nó ít tham gia game show Olympia cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top