[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Ồ, có thể cậu sẽ khiêm tốn hơn sau khi hiểu biết nhiều hơn đấy.
Cụ đọc thế vẫn nói: 18tr / cháu / năm với khối trường chuyên công lập ạ?
:))))))))) kẻ ng2 lại nói người khác ngớ ngẩn :)))))
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Gớm, cụ cứ chém ào ào. Nguồn lực gì, một đứa trẻ không học chỗ này cũng học chỗ khác, cũng một cái ghế ngồi, cái bàn, cả lớp 1 cái bảng, thầy cô giáo biên chế từng đó... chứ các cháu học chuyên chúng nó ăn uống tiêu pha gì nguồn lực gấp 10 lần các cháu học thường mà dân phải có điều tiếng? :))

Con mấy vị chức sắc mà học chuyên nhiều, thì em nói thật nhé, bản thân các vị ấy cũng khôn ngoan đấy, không phải ngu dốt gì đâu mới thăng tiến được. Con cái có gene tốt từ bố mẹ, lại được tập trung học hành từ bé không phải băm bèo tưới rau, gia sư học thêm không thiếu thốn gì nên lực học vượt trội, vào được chuyên cũng chẳng có gì lạ đâu.

Còn nếu con cán bộ mà dốt, thì họ gửi vào lớp A, lớp chọn trường thường, học nhẹ hơn mà vẫn được thầy cô trông nom chu đáo, chứ không gửi vào chuyên đâu. Vì trong môi trường học giỏi đứa nào dốt bị khinh, bị cô lập, cái đấy thì bố nó là chủ tịch cũng không thay đổi được, nên không có đứa nào dốt mà cố ngồi lớp chuyên cả.
Không nên bỏ, nhưng nên bỏ dần sự phân bổ ngân sách cho trường chuyên chênh lệch nhiều lần so với trường công loại thường như hiện nay.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,372
Động cơ
640,504 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Cách nghĩ của Cụ có lẽ chưa đúng lắm,
tri thức rất tốt và rất cần có , nhưng thanh thiếu niên cần nên ra ngoài kiếm tiền. Dù số tiền đó ít ỏi không đáng kể. Nhưng nó mang lại lợi ích rất lớn về tư duy , sáng tạo, tổ chức , nó có cái nhìn bao quát rộng lớn hơn, Biết quý trọng mồ hôi vì chúng sẽ thấy làm ra đc tiền khó như nào. và cần phân bổ đồng tiền đó hợp lý.
Ở NN tùy từng nc mà lứa tuổi đc phép đi làm thêm dao động từ 13 ... 15 tuổi. kể cả con của chủ hãng giàu nứt vách ra vẫn chui vào hãng. siêu thị... ship đồ..... để kiếm vài đồng lẻ, hoặc rạc chân rách giày, đội mưa đạp tuýet đi bỏ báo vào cuối tuần. Tiền chẳng kiếm đc nhiều, nhưng chúng hưởng lợi rất nhiều về trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.
Cụ nói chuẩn ạ, sự trải nghiệm là rất quan trọng ạ.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,114
Động cơ
382,634 Mã lực
Năm nay AMS lần đầu tiên trong lịch sử có thêm ba đoảng viên học sinh. Điều này hơi khác với truyền thống 37 năm của học sinh của trường này. Cô hiệu trưởng giờ có cách tiếp cận mới.
Học sinh hoc giỏi được "giác ngộ" sớm quá, nhiều lãnh đạo cao cấp hiện tại, ngoài 30 tuổi mới được kết nạp ...
=========================
Kinhtedothi – Sáng 4/6/2022, Đảng bộ trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên đối với em Nguyễn Đình Minh và Nguyễn Hải Đăng- hai học sinh xuất sắc của trường. Đây là lần thứ hai trường tổ chức kết nạp đảng cho học sinh trong năm học 2021- 2022.


Kinhtedothi- Sáng 26/3/2022, sau 37 năm kể từ ngày thành lập, Đảng bộ trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam lần đầu tiên tổ chức kết nạp Đảng cho học sinh; đó là em Đỗ Hoàng Quốc Bảo, Chi đoàn 12 Toán 1.


https://kinhtedothi.vn/hoc-sinh-dau-tien-cua-truong-thpt-ha-noi-amsterdam-duoc-ket-nap-dang.html

1654399605742.png

1654399631617.png

https://kinhtedothi.vn/them-hai-hoc-sinh-truong-thpt-chuyen-ha-noi-amsterdam-duoc-ket-nap-dang.htm
 

thuongnho

Xe buýt
Biển số
OF-294636
Ngày cấp bằng
2/10/13
Số km
766
Động cơ
320,795 Mã lực
Vậy các trường ăn kiểu gì, chứ bình quân của bọn em hơn đc mỗi mấy thứ: học bổng (ABC-A là top đội tuyển, B là ko đội tuyển nhưng học lực tốt, và C là top ko đội tuyển và chuyên dưới 7 gì đó- thời em tiền là 250-120-40; A vài cháu, B tầm chục, còn lại là C), trợ cấp nông thôn (do các huyện lên nhiều), và giải thưởng hs nghèo vượt khó học bổng khuyến học vv
Cụ quên mất 1 điểm quan trọng là sĩ số/lớp của trueowngf chuyên thường thấp hơn trường thường. Vd
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Cụ quên mất 1 điểm quan trọng là sĩ số/lớp của trueowngf chuyên thường thấp hơn trường thường. Vd
Em đang phân bổ dựa theo những gì là hiện kim mà hs nhận được đó cụ, còn những vấn đề như cơ sở vật chất các thứ em ko bàn, nhưng nó cũng là loại đầu tư dài hạn (vài năm trở lên).
Và con số 18tr/cháu/năm kia chỉ là của trường Ams, ko phải CÁC TRƯỜNG CHUYÊN, như cụ gì biết chữ nhưng ko biết đọc kia nói.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,287
Động cơ
64,393 Mã lực
Không nên bỏ, nhưng nên bỏ dần sự phân bổ ngân sách cho trường chuyên chênh lệch nhiều lần so với trường công loại thường như hiện nay.
Khó bỏ chênh lệch lắm cụ ạ, vì trường chuyên có 1 số chi phí trường công thường không có, hoặc có nhưng rất ít. Ví dụ:
- Tiền học bổng
- Chi phí dẫn đội tuyển đi thi hsg, Olympic, etc
- Chi phí luyện thi đội tuyển
Ngoài ra còn 1 số chi phí đặc thù. Nên việc chênh lệch không thế tránh khỏi.

Tuy nhiên với việc chỉ có rất ít trường chuyên tại mỗi địa phương nên con số tổng chi phí cho khối trường chuyên tại mỗi địa phương thì lại rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể so với chi phí cho khối trường công nói chung.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Khó bỏ chênh lệch lắm cụ ạ, vì trường chuyên có 1 số chi phí trường công thường không có, hoặc có nhưng rất ít. Ví dụ:
- Tiền học bổng
- Chi phí dẫn đội tuyển đi thi hsg, Olympic, etc
- Chi phí luyện thi đội tuyển
Ngoài ra còn 1 số chi phí đặc thù. Nên việc chênh lệch không thế tránh khỏi.

Tuy nhiên với việc chỉ có rất ít trường chuyên tại mỗi địa phương nên con số tổng chi phí cho khối trường chuyên tại mỗi địa phương thì lại rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể so với chi phí cho khối trường công nói chung.
Giống so sánh gdp Sing với gdp VN cụ nhỉ :))
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Khó bỏ chênh lệch lắm cụ ạ, vì trường chuyên có 1 số chi phí trường công thường không có, hoặc có nhưng rất ít. Ví dụ:
- Tiền học bổng
- Chi phí dẫn đội tuyển đi thi hsg, Olympic, etc
- Chi phí luyện thi đội tuyển
Ngoài ra còn 1 số chi phí đặc thù. Nên việc chênh lệch không thế tránh khỏi.

Tuy nhiên với việc chỉ có rất ít trường chuyên tại mỗi địa phương nên con số tổng chi phí cho khối trường chuyên tại mỗi địa phương thì lại rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể so với chi phí cho khối trường công nói chung.
Cái học bổng thì cũng mới có và chỉ một vài trường có thôi. Chủ yếu chi phí luyện thi giải nọ giải kia. Cháu nào thi được cứ thi, nhưng không tài trợ nữa. Nên làm như Mỹ, vận động viên thi olympic thể thao cũng phải tự thuê huấn luyện viên chứ nhà nước không đài thọ. Nhưng thường thì họ kêu gọi được tài trợ (xã hội hóa) cho elite training.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Cái học bổng thì cũng mới có và chỉ một vài trường có thôi. Chủ yếu chi phí luyện thi giải nọ giải kia. Cháu nào thi được cứ thi, nhưng không tài trợ nữa. Nên làm như Mỹ, vận động viên thi olympic thể thao cũng phải tự thuê huấn luyện viên chứ nhà nước không đài thọ. Nhưng thường thì họ kêu gọi được tài trợ (xã hội hóa) cho elite training.
:)))))))) cụ này cứ đọc báo xong viết cái gì ấy nhỉ :))
Luyện thi giải nọ giải kia dồn cho 1 nhóm nhỏ các bạn hsg, ko phổ cập hết 80% còn lại của trường chuyên nhé cụ, và cụ nói cũng thuần võ đoán cả.
Làm như Mỹ? :))))) thế các cháu hsg nhưng nghèo thì lấy kinh phí ở đâu? Xã hội hóa? Xã hội hóa kiểu gì? Vấn đề đó lại là vấn đề lớn hơn riêng cái việc đầu tư thi hsg rất nhiều cụ nhé :))
Đôi nam - nam nữ số 1 cầu lông VN phải tự bỏ tiền túi ra, tự đky thi đấu, đky ksan, di chuyển, và vẫn phải xin phép và chờ liên đoàn duyệt, với mức lương của nhà nước là 10tr/tháng cả ăn kia kìa :)) hằng hà sa số cđv và người yêu thích cầu lông còn chưa xã hội hóa được, cụ uống trà bồm xã hội hóa phát 1, mạnh ghê.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,287
Động cơ
64,393 Mã lực
:)))))))) cụ này cứ đọc báo xong viết cái gì ấy nhỉ :))
Luyện thi giải nọ giải kia dồn cho 1 nhóm nhỏ các bạn hsg, ko phổ cập hết 80% còn lại của trường chuyên nhé cụ, và cụ nói cũng thuần võ đoán cả.
Làm như Mỹ? :))))) thế các cháu hsg nhưng nghèo thì lấy kinh phí ở đâu? Xã hội hóa? Xã hội hóa kiểu gì? Vấn đề đó lại là vấn đề lớn hơn riêng cái việc đầu tư thi hsg rất nhiều cụ nhé :))
Đôi nam - nam nữ số 1 cầu lông VN phải tự bỏ tiền túi ra, tự đky thi đấu, đky ksan, di chuyển, và vẫn phải xin phép và chờ liên đoàn duyệt, với mức lương của nhà nước là 10tr/tháng cả ăn kia kìa :)) hằng hà sa số cđv và người yêu thích cầu lông còn chưa xã hội hóa được, cụ uống trà bồm xã hội hóa phát 1, mạnh ghê.
Thực ra ý kiến các cụ ý cũng đều có lý cả (theo góc nhìn của các cụ ý). Tuy nhiên, có thể đó là góc nhìn lấy bối cảnh từ các nước đã phát triển, vì em thấy các cụ ý toàn so sánh với phương pháp dạy của trường QT hay các nước Anh, Mỹ etc…

Có lẽ phải một thời gian lâu nữa thì kinh tế xã hội VN mới ứng dụng được những gì các cụ ấy mong muốn. Vì bây giờ GDP đầu người mới bằng 1/30 các nước đó mà mong ước giáo dục của ta phải bằng họ thì hơi thái quá. Cá nhân em thì nghĩ nếu so tương quan gdp đầu người thì giáo dục mình đang làm tốt trong các nước ở mức đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,795
Động cơ
8,706 Mã lực
Các cụ hạ hoả tí, ta tranh luận về gd mà, ăn thua nhau làm gì. Bên kia lí luận chưa ổn thì ta phản biện lại, nhưng tránh mỉa mai nhau.

Về luyện đội tuyển thì thực ra đã xh hoá nhiều rồi. Hs học dự tuyển, rồi lọt vào đội tuyển thì PH cũng đều đóng tiền là phần lớn, một kiểu học thêm. Trừ một vài trường hợp cực kì hi hữu khi trường thấy có giải mà nhà nghèo quá thì trường nuôi. Còn lại là phải đóng tiền mà học để tranh suất. Một đội tuyển nghèo thì lấy đâu ra tiền huấn luyện :) .

Số theo đội tuyển chiếm 10%-20% thôi, còn lại là luyện thi ĐH theo chtr chung. Em ko đồng ý lắm với số thi ĐH mà vào chuyên. Đáng lẽ chuyên thu hẹp lại, lấy tiền ngân sách của số chỉ thi ĐH này, xd lab, chương trình theo hướng nghiên cứu, để hs đội tuyển được học trong lab, thay vì suốt ngày tập trung học giải bt. Và trên hết, kì thi hsg QG cũng cần thay đổi để hs đội tuyển là những mầm non khoa học hơn là giải bt. Khi ấy chuyên mới thực là chuyên.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Khó bỏ chênh lệch lắm cụ ạ, vì trường chuyên có 1 số chi phí trường công thường không có, hoặc có nhưng rất ít. Ví dụ:
- Tiền học bổng
- Chi phí dẫn đội tuyển đi thi hsg, Olympic, etc
- Chi phí luyện thi đội tuyển
Ngoài ra còn 1 số chi phí đặc thù. Nên việc chênh lệch không thế tránh khỏi.

Tuy nhiên với việc chỉ có rất ít trường chuyên tại mỗi địa phương nên con số tổng chi phí cho khối trường chuyên tại mỗi địa phương thì lại rất nhỏ, có thể nói là không đáng kể so với chi phí cho khối trường công nói chung.
Em chỉ thấy có 2 món con em đc hưởng:
- số lượng học sinh một lớp ít hơn, Ams là dưới 35 cháu, còn công thì tầm 40-50, nếu trường xa xôi thì em chịu. Cái này là văn minh mà cả XH nên hướng đến.
- học bổng: con em thấy đâu đó cả kỳ được gần 4tr thì phải, lúc đầu tưởng 600K/tháng
- các khoản khác em nghĩ là ôn tuyểnQG, QT với đi thi -cái này học sinh trường nào mà vào tuyển thì cũng đc, thế nên cũng ko hẳn cho trường chuyên mà cho các cháu trong tuyển. Việc cắt những khoản này em thấy chả đc gì mà lại còn ko khuyến khích các cháu học hành, chả hiểu sao đội tuyển bóng đá, thể thao thì ai cũng kêu gọi cho chi phí nuôi ăn uống, tập luyện, giải thưởng rõ to, mà có vài đồng cho các cháu cũng đc giải quốc tế về tri thức thì lại kêu bỏ, rồi bảo các cháu tự đi mà thi, đi đá bóng thì có hẳn chuyên cơ đưa đón. Nghe buồn cười vãi.

Nói chung XH VN khác Mỹ hay các nc phát triển, các cụ bình luận khuyến nghị gì cũng nên xem xét tới hoàn cảnh cụ thể và chiến lược định hướng phát triển của đất nc, và bối cảnh xã hội, dân trí nói chung. Các cụ nhìn sang Ấn đi, đội Ấn nó free cho học sinh nữ ở tất cả các cấp học kìa, vì chiến lược của nó là bình đẳng giới, là mẹ thông minh con sẽ đc giáo dục tử tế và XH sẽ phát triển.
Các cụ ngồi nói chuyện về phương pháp học tiên tiến, rồi về ko khuyến khích thi HSG quốc gia, quốc tế, rồi chương trình học ko đại trà, theo định hướng... Ai chả biết nó tốt nhưng nhìn vào hoàn cảnh VN đi xem có thể làm ngay đc ko? Nếu áp dụng phương pháp hoàn toàn mới thì chắc 99% giáo viên ko đủ chuẩn, lương gv thì thấp, rồi suốt ngày nghe cả XH bình luận, bọn giỏi nó ko thèm vào Sư phạm nữa rồi, các cụ cứ liệu mà lo cho con cháu đi là vừa.
Nói về phân ban với cả đào tạo nghề...nói thật là như em, trình độ gia đình từ thạc sĩ trở lên, đi tây đi tàu đủ cả, tuyền làm cty đa quốc gia đây, nghiên cưu thông tin từ khi con còn bé, sách vở chả thiếu gì mà còn ko có năng lực định hướng nghề nghiệp cho chính con mình, vẫn đang rối như gà mắc tóc đây ạ. Chưa kể tâm lý á đông là cứ phải học, học càng cao càng tốt, mà em cho rằng điêù này sẽ làm cho châu Á phát triển mạnh mẽ, chứ ko như châu Phi, nên có những thứ nó ko giống như các cụ đang tưởng tượng, nói ko thì dẫn dễ, dẫn chứng nọ kia thì nhiều nhưng làm đc là cả một quá trình thử sai liên tục, và đặc biệt nhấn mạnh sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Là ng tham gia các dự án chuyển đổi hoặc chứng kiến ở nhiều cty, em thấy sự thay đổi nó ko đến ngày 1 ngày 2 mà cả một quá trình dài, đấy mới là phạm vi nhỏ trong tổ chức. Sự thay đổi ở phạm vi cực lớn như quốc gia nó cần cả đời người tâm huyết chưa chắc đã thành.
Với em trường chuyên nên có, nên chăng có thể lấy đó làm hạt nhân để áp dụng các phương pháp tiên tiến vào giảng dạy, ví dụ là tăng thực hành và thực nghiệm để nhân rộng mô hình cho các trường khác, ví dụ trường tư, rồi trường CLC và tới các trường thường.
Lý do;
- cơ sở vật chất tương đối ổn.
- quy mô ko quá lớn có thể đầu tư.
- học sinh và thầy cô đều giỏi, có thể dễ dàng hơn trong việc thay đổi tiếp cận cái mới, tiệp cận mô hình thành công trên thế giới.

Nó giống như thực nghiệm, nhưng ở mức độ cao cấp hơn, và giống như bộ phận Transformation trong doanh nghiệp.
Việc hỗ trợ trao giải cho các em học giỏi nên đc khuyến khích, nhân rộng và ko nên tiếc tiền cho việc đó. Chưa biết đúng sai nhưng việc luôn muốn vươn lên trong học tập, giải quyết các bài khó, cọ sát với thế giới đều là việc nên làm và nên khuyến khích.
Cho tới khi nào XH ko còn cần thì tự khắc mọi thứ nó sẽ biến mất.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,210
Động cơ
408,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Giờ thì e ko biết chứ lứa 8x bọn e, học trường chuyên đa số là ng tài và thành đạt
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,273
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ấy nhưng mà dân chuyên lên tiếng tự bào chữa và nói về những điểm tốt thì lại bị mang tiếng khoe, huênh hoang, thiếu thiện cảm ạ
Câu chuyện giỏ cua còn mãiiiii
Cụ không biết ak? Nhiều ông phi từ tận topic “trường giả cầy dính phốt” sang đây để thuyết minh vì sao cho con học trường quốc tế chứ không phải trường công, trường chuyên. Đại thể là nói học sinh trường quốc tế kỹ năng mềm tốt hơn, hoà đồng hơn, không cạnh tranh, còn trường chuyên thì cạnh tranh, học khổ, kỹ năng mềm kém, ít trải nghiệm. Nhưng khi bảo đưa ra số liệu thực tế thì hình như chứng minh điều ngược lại, học sinh chuyên áp đảo trên mọi phương diện. Nói chung là để thừa nhận vừa mất tiền ngu mà con cái vẫn học hành làng nhàng nó cũng đau lắm, nên nhiều người không dám nhìn vào sự thật.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,825
Động cơ
180,184 Mã lực
Cụ không biết ak? Nhiều ông phi từ tận topic “trường giả cầy dính phốt” sang đây để thuyết minh vì sao cho con học trường quốc tế chứ không phải trường công, trường chuyên. Đại thể là nói học sinh trường quốc tế kỹ năng mềm tốt hơn, hoà đồng hơn, không cạnh tranh, còn trường chuyên thì cạnh tranh, học khổ, kỹ năng mềm kém, ít trải nghiệm. Nhưng khi bảo đưa ra số liệu thực tế thì hình như chứng minh điều ngược lại, học sinh chuyên áp đảo trên mọi phương diện. Nói chung là để thừa nhận vừa mất tiền ngu mà con cái vẫn học hành làng nhàng nó cũng đau lắm, nên nhiều người không dám nhìn vào sự thật.
Mỗi mô hình trường đều có ưu và nhược, phù hợp khả năng và mục tiêu từng gia đình. Vậy nên trường QT hay trường tư là các hệ thống cần thiết có trong hệ thống giáo dục nói chung.
Nếu em có rất nhiều tiền có lẽ em cũng cho con học QT, vì ko có nhiều đành chọn chuyên.
Các cụ nếu theo dõi các trung tâm du học như Summit sẽ thấy, các con học qte đi trường tốt, Ivy cũng ko ít, một trong các điểm mạnh là TA tốt, quen môi trường phong cách qte và 1 yếu tố nữa đó là tiền ko phải nghĩ, thêm chút tố chất là thành công thôi.
Vậy nên đôi khi em cũng giá như mình giàu hehe.
 
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Em chỉ thấy có 2 món con em đc hưởng:
- số lượng học sinh một lớp ít hơn, Ams là dưới 35 cháu, còn công thì tầm 40-50, nếu trường xa xôi thì em chịu. Cái này là văn minh mà cả XH nên hướng đến.
- học bổng: con em thấy đâu đó cả kỳ được gần 4tr thì phải, lúc đầu tưởng 600K/tháng
- các khoản khác em nghĩ là ôn tuyểnQG, QT với đi thi -cái này học sinh trường nào mà vào tuyển thì cũng đc, thế nên cũng ko hẳn cho trường chuyên mà cho các cháu trong tuyển. Việc cắt những khoản này em thấy chả đc gì mà lại còn ko khuyến khích các cháu học hành, chả hiểu sao đội tuyển bóng đá, thể thao thì ai cũng kêu gọi cho chi phí nuôi ăn uống, tập luyện, giải thưởng rõ to, mà có vài đồng cho các cháu cũng đc giải quốc tế về tri thức thì lại kêu bỏ, rồi bảo các cháu tự đi mà thi, đi đá bóng thì có hẳn chuyên cơ đưa đón. Nghe buồn cười vãi.

Nói chung XH VN khác Mỹ hay các nc phát triển, các cụ bình luận khuyến nghị gì cũng nên xem xét tới hoàn cảnh cụ thể và chiến lược định hướng phát triển của đất nc, và bối cảnh xã hội, dân trí nói chung. Các cụ nhìn sang Ấn đi, đội Ấn nó free cho học sinh nữ ở tất cả các cấp học kìa, vì chiến lược của nó là bình đẳng giới, là mẹ thông minh con sẽ đc giáo dục tử tế và XH sẽ phát triển.
Các cụ ngồi nói chuyện về phương pháp học tiên tiến, rồi về ko khuyến khích thi HSG quốc gia, quốc tế, rồi chương trình học ko đại trà, theo định hướng... Ai chả biết nó tốt nhưng nhìn vào hoàn cảnh VN đi xem có thể làm ngay đc ko? Nếu áp dụng phương pháp hoàn toàn mới thì chắc 99% giáo viên ko đủ chuẩn, lương gv thì thấp, rồi suốt ngày nghe cả XH bình luận, bọn giỏi nó ko thèm vào Sư phạm nữa rồi, các cụ cứ liệu mà lo cho con cháu đi là vừa.
Nói về phân ban với cả đào tạo nghề...nói thật là như em, trình độ gia đình từ thạc sĩ trở lên, đi tây đi tàu đủ cả, tuyền làm cty đa quốc gia đây, nghiên cưu thông tin từ khi con còn bé, sách vở chả thiếu gì mà còn ko có năng lực định hướng nghề nghiệp cho chính con mình, vẫn đang rối như gà mắc tóc đây ạ. Chưa kể tâm lý á đông là cứ phải học, học càng cao càng tốt, mà em cho rằng điêù này sẽ làm cho châu Á phát triển mạnh mẽ, chứ ko như châu Phi, nên có những thứ nó ko giống như các cụ đang tưởng tượng, nói ko thì dẫn dễ, dẫn chứng nọ kia thì nhiều nhưng làm đc là cả một quá trình thử sai liên tục, và đặc biệt nhấn mạnh sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Là ng tham gia các dự án chuyển đổi hoặc chứng kiến ở nhiều cty, em thấy sự thay đổi nó ko đến ngày 1 ngày 2 mà cả một quá trình dài, đấy mới là phạm vi nhỏ trong tổ chức. Sự thay đổi ở phạm vi cực lớn như quốc gia nó cần cả đời người tâm huyết chưa chắc đã thành.
Với em trường chuyên nên có, nên chăng có thể lấy đó làm hạt nhân để áp dụng các phương pháp tiên tiến vào giảng dạy, ví dụ là tăng thực hành và thực nghiệm để nhân rộng mô hình cho các trường khác, ví dụ trường tư, rồi trường CLC và tới các trường thường.
Lý do;
- cơ sở vật chất tương đối ổn.
- quy mô ko quá lớn có thể đầu tư.
- học sinh và thầy cô đều giỏi, có thể dễ dàng hơn trong việc thay đổi tiếp cận cái mới, tiệp cận mô hình thành công trên thế giới.

Nó giống như thực nghiệm, nhưng ở mức độ cao cấp hơn, và giống như bộ phận Transformation trong doanh nghiệp.
Việc hỗ trợ trao giải cho các em học giỏi nên đc khuyến khích, nhân rộng và ko nên tiếc tiền cho việc đó. Chưa biết đúng sai nhưng việc luôn muốn vươn lên trong học tập, giải quyết các bài khó, cọ sát với thế giới đều là việc nên làm và nên khuyến khích.
Cho tới khi nào XH ko còn cần thì tự khắc mọi thứ nó sẽ biến mất.
Còm cụ có tầm quá ạ!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top