- Biển số
- OF-373572
- Ngày cấp bằng
- 14/7/15
- Số km
- 1,298
- Động cơ
- 272,345 Mã lực
Bên mảng qlrr thường thích học sinh chuyên tự nhiên để chạy mô hình cụ nhé.Cụ nói rõ giúp đây là tuyển cho vị trí nào được không?
Bên mảng qlrr thường thích học sinh chuyên tự nhiên để chạy mô hình cụ nhé.Cụ nói rõ giúp đây là tuyển cho vị trí nào được không?
Em đọc ngẫm cái này cũng hayKhông phải trường chuyên, các con cần sống cuộc đời của chính mình
Đất dưới chân sẽ không bao giờ sụp xuống nếu con thi rớt trường chuyên và cuộc đời con cũng không đen tối, thê thảm nếu con vào học ở một ngôi trường không danh tiếng.m.vietnamnet.vn
Liệu các trường chuyên chọn công lập nên thay đổi theo hướng giảm bao cấp tiến tới KTTT phi lợi nhuận như mô hình Vinschool-VinUni chăng??? https://www.otofun.net/threads/dao-tao-‘tinh-hoa’-va-ty-nan-giao-duc-🎓.1696247/Cái cụ nói là ở bậc đại học cơ, bậc phổ thông thì nhiều cụ có con sang Tây học cấp 2, cấp 3 cho biết rồi đấy: học hơn cả Tây, nhưng đến lúc đại học thì ... mời các cụ khác cho ý kiến.
Tất nhiên bậc đại học thì ngoài phạm vi thớt, nhưng chỉ cần lượn mấy nhà sách Đinh Lễ chả thấy đầu sách khoa học kỹ thuật nào là biết rồi, quê ta vưỡn trâu đen nhai rơm chứ chưa đến tầm trâu đỏ nhai ốc vít.
Em từng là học sinh chuyên đây. Em nghĩ trường chuyên có tạo nên người tài, nhưng rất ít. Còn lại thì toàn ra một lũ đầu óc lệch lạc, đã thế còn tự coi mình hơn người, kênh kiệu, tinh tướng. Nên dẹp hết cái gọi là trường chuyên đi.
7x, 8x chuyên chưa tốn tiền, bây h chuyên càng ngày càng tốn mà điểm cuối con đường đa phần là du học, vì vậy mới có hai quan điểm:
-Như Th. Pờ rồ thì bảo đã thế tư nhân hoá luôn, cứ đông xèng là vào, vào là để đi Tây.
- Quan điểm khác thì đã thế dẹp chuyên, trả lại trường đào tạo cấp 3 mỗi thứ biết tý để sau một là đại học chuyên chữ, chuyên thiết kế; hai là đi trung cấp chuyên tay, chuyên làm trực tiếp.
- quan điểm khác nữa thì ... nhiều lắm.
giáo dục THCS trở xuống của VN đứng thứ 12 trên thế giới nhưng đại học thì chơi vơi không được xếp hạng.
Vì thời gian học THCS của nước ngoài là thời gian phát triển văn thể mỹ, còn hs ở VN chỉ có học và học, học cả ngày nên xếp thứ hạng (THCS trở xuống) còn trên cả Anh và Mỹ
Ở VN làm lãnh đạo cần gì phải học, đi mua bằng cho nhanh bác nhé.
Ams iếc vớ vẩn mua được tất, bằng GS người ta còn mua được nữa là.
Cụ cố tình nhét chữ vào miệng em. Em chưa bao giờ nói có tiền là thành đạt. Quan niệm về thành đạt của em là hội tụ cả 4 yếu tố trên. Còn quan niệm của cụ chắc khác em.Thì như 4 tiêu chí đó thì để làm ra cái thứ 4 cần có cái thứ 1, khi đã có cái thứ 4 và thứ 1 thì có cái thứ 2 và và 3.
Em nói thế đúng chưa cụ.Thế em mới nói cụ mới chỉ nhìn trên phương diện tiền...Cái cụ nói thì chỉ trên phương diện kinh doanh là chính.
Còn rất nhiều cái người ta gọi là thành công nhưng ko có 4 thứ đó hay chỉ có 1 trong 4 yếu tố đó.
Nên cái định nghĩa về thành công của cụ chỉ là 1 phương diện nào đó thui. Còn tất cả thì chắc chắn là không.
Không thầy đố mày làm nên, trên đời này chả có ai không học chuyên mà giỏi, kể cả Bill Gates, cũng là chuyên từ bé.Học sinh giỏi không học chuyên sẽ thành làng nhàng? Xin trả lời cụ rằng nếu ko học chuyên mà thành làng nhàng thì ko gọi là giỏi. Đấy chỉ là do được học thêm mà khá hơn thôi.
Cụ nói các nước khác cũng có chuyên như quần vợt.v.v. Xin trả lời cụ cái chuyên của họ là cái chuyên thực tế. Ở vn chẳng ai phản đối học viện bóng đá của bầu Đức cả. Ở nước ngoài người ta chú ý đầu tư cái thực tế hơn. Ví dụ như ở Pháp, có hệ thống các trường đại học lớn. Đó là nơi tuyển chọn sv có năng khiếu về khkt. Nhưng sv chỉ được vào đây khi có kết quả năm 1 ở trường đại trà, tức người ta đã biết chắc anh có khả năng và đam mê. Cái chuyên đó của người ta mới tạo ra nhà khoa học và chuyên gia giỏi.
Cụ nói mong muốn của cụ em không phản đối. Nhưng chắc chắn rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình thành đạt, đó là một thực tế. Nếu cụ không chấp nhận thực tế này thì em xin phép ko tiếp chuyện cụ nữa.
Có ông này bác ạ, đúng là thiên tài luôn.Bất kể cái gì đó chuyên sâu đều không có nhiều. Bởi vậy phải đến đấy học. Kể cả 1 thiên tài mà ở 1 xứ hẻo lánh nếu chỉ được dạy bởi giáo viên cấp 1, thì trình độ anh ta cũng chẳng đi đến đâu hết. Ác si mét thời của ông ta thì ông ấy là thiên tài, là đại hiền triết, nhưng những kiến thức của ông chỉ so được với trẻ con bây giờ thôi. Nguyên nhân chẳng phải là ông ta kém thông minh hơn trẻ con bây giờ, chẳng qua là trẻ bây giờ được dạy tốt hơn rất rất nhiều.
Hình như cụ đang cố gắng để lái sang vấn đề khác. Mọi tri thức đều quí nhưng ko có nghĩa là phải học mọi tri thức. Cái ko nhiều ko có nghĩa là cái có gía trị.Không thầy đố mày làm nên, trên đời này chả có ai không học chuyên mà giỏi, kể cả Bill Gates, cũng là chuyên từ bé.
Tại sao, là bởi 1 người dù giỏi đến đâu cũng chỉ là 1 hạt cát so với lượng tri thức của hàng tỷ con người truyền qua cả hàng nghìn hàng vạn năm.
Cho nên việc học ngoài khả năng bản thân thì nó còn từ thầy, từ bạn. Thành công là của 1 đội ngũ chứ không riêng cá nhân nào. Ronaldo, Messi nếu không có người huấn luyện thì làm sao mà biết ăn uống như thế nào để đảm bảo thể lực, tập luyện như thế nào để trạng thái cơ thể tốt nhất mà không bị chấn thương v.v... 1 mình anh ta để tự biết những cái này chắc phải mất nghìn năm chưa biết hết.
Bất kể cái gì đó chuyên sâu đều không có nhiều. Bởi vậy phải đến đấy học. Kể cả 1 thiên tài mà ở 1 xứ hẻo lánh nếu chỉ được dạy bởi giáo viên cấp 1, thì trình độ anh ta cũng chẳng đi đến đâu hết. Ác si mét thời của ông ta thì ông ấy là thiên tài, là đại hiền triết, nhưng những kiến thức của ông chỉ so được với trẻ con bây giờ thôi. Nguyên nhân chẳng phải là ông ta kém thông minh hơn trẻ con bây giờ, chẳng qua là trẻ bây giờ được dạy tốt hơn rất rất nhiều.
À bên Risk thì kinh rồi, họ chạy mô hình, phân tích nhiều nên nếu cần người chuyên Toán, Tin cũng không lạ lắm. Cái này đặc thù chuyên môn nên không kết luận khái quát là ngân hàng thích tuyển từ học chuyênBên mảng qlrr thường thích học sinh chuyên tự nhiên để chạy mô hình cụ nhé.
Lái là lái cái gì? Em khẳng định, cùng 1 người, học lớp chuyên sẽ giỏi hơn chính người đó học lớp thường, nếu đủ khả năng theo, chấm hết. Không chỉ giỏi hơn về kiến thức môn chuyên, mà còn cả về cách tư duy, tầm nhìn, mục tiêu. 1 đứa trẻ trong môi trường chuyên tầm nhìn và tham vọng của nó luôn lớn hơn trẻ trường thường, nói chuyện với bọn nó về cơ bản thấy nó trưởng thành hơn hẳn 1 đứa học trường thường, thậm chí nhiều đứa nó còn nhìn bạn học trường thường như những đứa trẻ dù là cùng tuổi.Hình như cụ đang cố gắng để lái sang vấn đề khác. Mọi tri thức đều quí nhưng ko có nghĩa là phải học mọi tri thức. Cái ko nhiều ko có nghĩa là cái có gía trị.
Theo tôi thì những bài viết liệt kê như thế này không có nhiều ý nghĩa trong việc thuyết phục người đọc cho lắm về sự cần thiết của trường chuyên cũng như độ ảnh hưởng của chế độ giáo dục tại trường chuyên lên thành tựu của học sinh.Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 5).
Phương pháp của cụ nghe rất khoa học nhưng không chính xác. Bạn cần phải tính đến yếu tố trường chuyên lấy các học sinh và giáo viên ưu tú nhất. Cũng giống như doanh nghiệp nhà nước vậy, hưởng hàng loạt ưu đãi nhưng hiệu quả ko xứng với những gì nó đc ưu đãi.Theo tôi thì những bài viết liệt kê như thế này không có nhiều ý nghĩa trong việc thuyết phục người đọc cho lắm về sự cần thiết của trường chuyên cũng như độ ảnh hưởng của chế độ giáo dục tại trường chuyên lên thành tựu của học sinh.
Kể dài dòng ra thì cần những dữ liệu kiểu sau đây:
1. Thu nhập (được điều chỉnh theo giới tính và mức sống PPP nơi cư trú) của học sinh trường THPT chuyên so với không chuyên vào thời điểm:
a. 5 năm (~ việc làm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học)
b. 15 năm (~ mid-career; thu nhập vào năm 40t)
c. 30 năm sau khi tốt nghiệp (~ end-career; thu nhập vào năm 55t)
mỗi yếu tố có tỷ trọng khác nhau trong kết quả đánh giá thành tích cuối cùng, vd: a 50%, b 30%, c 20% vì ảnh hưởng của giáo dục THPT sẽ suy giảm dần theo thời gian.
2. Thành tích giáo dục của học sinh trường chuyên so với không chuyên khi tốt nghiệp THPT. Phương pháp đánh giá thành tích có thể là:
a. % học sinh vào được đại học top 500 thế giới (Times Higher Education, QS, US News)
b. % học sinh được học bổng, số tiền học bổng, v.v
c. % học sinh được giải Olympiad quốc tế hoặc các giải khác ở bậc đại học (vd Rhodes Scholarship hoặc McArthur Grant)
mỗi yếu tố có tỷ trọng khác nhau trong kết quả đánh giá thành tích cuối cùng.
3. Thành tích sự nghiệp của học sinh trường chuyên so với không chuyên sau khi tốt nghiệp đại học. Phương pháp đánh giá có thể là:
a. % học sinh được làm việc trong Fortune 500 thế giới
b. % học sinh làm chủ doanh nghiệp doanh thu trên 1 triệu USD ~ 23.2 tỷ VND mỗi năm
c. % học sinh làm chủ startup được định giá trên 10 triệu USD
d. % học sinh có bằng sáng chế quốc tế hoặc bài viết đăng trên tạp chí khoa học quốc tế đạt chuẩn.
4. Chi phí vận hành trên mỗi đầu học sinh ở trường chuyên so với trường không chuyên.
Từ (1+2+3) / 4, ta sẽ có được ROI (doanh thu trên chi phí) và sẽ có được một cái nhìn khách quan, toàn diện, và công bằng hơn đối với trường chuyên và không chuyên.
Đáng tiếc, nền giáo dục VN dạy rất nhiều và rất nặng về tính toán nhưng lại không hề có một hệ thống đầy đủ chuyên về thu thập dữ liệu (ít nhất là không có hệ thống nào công khai như thế) để các nhà làm luật và quản trị cấp sở và bộ có thể đưa ra quyết định chính xác và toàn diện. Ở vào cái thời mà quảng cáo còn dùng big data rầm rộ như hiện nay thì chúng ta không thể cứ tiếp tục lỡ hẹn với tương lai và có lỗi với con em chúng ta vì thiếu dữ liệu và ra các quyết định về chính sách một cách mù quáng.
Khả năng em nhắc ở đây là khả năng học tập đơn thuần thôi. Cụ cũng biết cho đến tận bây giờ, quan niệm của Việt Nam vẫn là con cái phải học hành thành đạt mà em thiết nghĩ đa phần vẫn coi vào được đại học là thành đạt dù rằng đại học bây giờ năm bảy loại và vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm về học nghề, đúng kiểu "ngu mới đi học nghề". Nói đâu xa như cái diễn đàn nhỏ bé này thì rất ít cụ có tư tưởng mở và mới về con cái.E thấy có gì sai sai ý cụ "có khả năng thì đầu tư, nhàng nhàng đi học nghề". E nghĩ mọi đứa trẻ đều có thể xuất sắc về một việc gì đó, nếu biết gợi đúng - inspire!
Cháu đang thống kê từ từ ạ. Nhờ có thống kê cháu phát hiện ra Bắc Triều Tiên có bạn giành 03 Huy chương Vàng Olympic Toán học (điều mà chưa học sinh trường chuyên nào của Việt Nam làm được trong 45 năm qua ạ).Theo tôi thì những bài viết liệt kê như thế này không có nhiều ý nghĩa trong việc thuyết phục người đọc cho lắm về sự cần thiết của trường chuyên cũng như độ ảnh hưởng của chế độ giáo dục tại trường chuyên lên thành tựu của học sinh.
Kể dài dòng ra thì cần những dữ liệu kiểu sau đây:
1. Thu nhập (được điều chỉnh theo giới tính và mức sống PPP nơi cư trú) của học sinh trường THPT chuyên so với không chuyên vào thời điểm:
a. 5 năm (~ việc làm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học)
b. 15 năm (~ mid-career; thu nhập vào năm 40t)
c. 30 năm sau khi tốt nghiệp (~ end-career; thu nhập vào năm 55t)
mỗi yếu tố có tỷ trọng khác nhau trong kết quả đánh giá thành tích cuối cùng, vd: a 50%, b 30%, c 20% vì ảnh hưởng của giáo dục THPT sẽ suy giảm dần theo thời gian.
2. Thành tích giáo dục của học sinh trường chuyên so với không chuyên khi tốt nghiệp THPT. Phương pháp đánh giá thành tích có thể là:
a. % học sinh vào được đại học top 500 thế giới (Times Higher Education, QS, US News)
b. % học sinh được học bổng, số tiền học bổng, v.v
c. % học sinh được giải Olympiad quốc tế hoặc các giải khác ở bậc đại học (vd Rhodes Scholarship hoặc McArthur Grant)
mỗi yếu tố có tỷ trọng khác nhau trong kết quả đánh giá thành tích cuối cùng.
3. Thành tích sự nghiệp của học sinh trường chuyên so với không chuyên sau khi tốt nghiệp đại học. Phương pháp đánh giá có thể là:
a. % học sinh được làm việc trong Fortune 500 thế giới
b. % học sinh làm chủ doanh nghiệp doanh thu trên 1 triệu USD ~ 23.2 tỷ VND mỗi năm
c. % học sinh làm chủ startup được định giá trên 10 triệu USD
d. % học sinh có bằng sáng chế quốc tế hoặc bài viết đăng trên tạp chí khoa học quốc tế đạt chuẩn.
4. Chi phí vận hành trên mỗi đầu học sinh ở trường chuyên so với trường không chuyên.
Từ (1+2+3) / 4, ta sẽ có được ROI (doanh thu trên chi phí) và sẽ có được một cái nhìn khách quan, toàn diện, và công bằng hơn đối với trường chuyên và không chuyên.
Đáng tiếc, nền giáo dục VN dạy rất nhiều và rất nặng về tính toán nhưng lại không hề có một hệ thống đầy đủ chuyên về thu thập dữ liệu (ít nhất là không có hệ thống nào công khai như thế) để các nhà làm luật và quản trị cấp sở và bộ có thể đưa ra quyết định chính xác và toàn diện. Ở vào cái thời mà quảng cáo còn dùng big data rầm rộ như hiện nay thì chúng ta không thể cứ tiếp tục lỡ hẹn với tương lai và có lỗi với con em chúng ta vì thiếu dữ liệu và ra các quyết định về chính sách một cách mù quáng.