[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái Poll đó là lấy một điều kiện không có thực (nếu tất cả những người bỏ phiếu có đủ điều kiện) để nhận định về một lựa chọn có thực. Trong khoa học, không có ai làm như thế bác ạ. Cho nên xem cho vui thôi.

Ví dụ cháu lập một cái Poll khảo sát trẻ em: nếu trẻ em được lựa chọn thoải mái giữa chơi và học, mà ra kết quả chơi lớn hơn học, thì chẳng lẽ kết luận là cứ để trẻ em chơi, không cần học nữa ?
Poll về trẻ em nhưng hỏi trẻ em hay hỏi bố mẹ trẻ em?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thử tiết lộ cho cụ một cách công ty tuyển dụng ưu tiên "trắng trợn" học sinh chuyên.

Anh GD gọi vào PV, cùng 3 anh sếp.

Ba câu hỏi là:

- Em có biết chơi đế chế không? Có
- Em có thích đá bóng không? Có
- Em có nói được tiếng Anh không? Nói luôn 5 phút.

Hôm sau đi làm luôn.

Tuần sau giới thiệu 03 bạn đồng môn.

Tất nhiên phải phỏng vấn theo quy trình. Nhưng đúng là phỏng vấn, làm bài thực hành cho có. Vì từng khâu đánh trượt, anh vẫn gọi bảo tuần sau đi làm.

Sau 10 năm, những bạn còn làm đã nắm hết các vị trí quan trọng mà những người lâu năm hơn không có được may mắn ấy.

Tất nhiên, em đoán thôi, chính anh TGD kia cũng là một xuất thân kiểu đó, vừa giải nhất QG, vừa thủ khoa ĐH cùng một năm, nên mới có cái kiểu ưu tiên cá nhân như vậy.
Nghe kiểu FPT ấy nhỉ, tên công ty là gì cụ tiết lộ luôn để các tân sinh viên còn biết đường vào/tránh ;;)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,879
Động cơ
164,046 Mã lực
Cậu này làm về gd nên viết khá sát về gd chuyên:

 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,160
Động cơ
1,010,419 Mã lực
Từ kinh nghiệm của em .
F1 nhà em sẽ được đi nhiều nơi , tiếp cận làm thêm sớm , tự lên kế hoạch cho bản thân sớm , có mục đích sớm và kế hoạch để đạt nó ...
Em thấy những đội thành công họ đều thế , thay vì trở thành một cái máy học máy thi .
Em học trường B ở huyện , thi ĐH 24,5 , vào học cùng đội chuyên nhiều . Nhưng không thấy các bạn ấy nổi bật .
đi sớm làm sớm thì làm bưng bê, bảo vệ, bán hàng. lương 5-15triêu/ tháng

học thêm chục năm , tốn thêm vài tỉ nữa cũng chỉ đi làm thuê. nhưng làm thuê cho ngân hàng, tài chính, dầu khí, hàng không, IT... lương 50-150k/năm
 

Chuẩn trai Nam

Xe điện
Biển số
OF-419180
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
2,041
Động cơ
236,055 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
đi sớm làm sớm thì làm bưng bê, bảo vệ, bán hàng. lương 5-15triêu/ tháng

học thêm chục năm , tốn thêm vài tỉ nữa cũng chỉ đi làm thuê. nhưng làm thuê cho ngân hàng, tài chính, dầu khí, hàng không, IT... lương 50-150k/năm
Em không nghĩ thế cụ ah
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Gọi trường chuyên thì nó là trường chuyên, có sao đâu;
Tóm lại nó là lò luyện gà thế thôi, không hơn!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 1).

1. Alex Song 05 Huy chương Vàng (2011, 2012, 2013, 2014, 2015).
Alex Song sinh năm 1997, anh đoạt Huy chương vàng Olympic Toán học đầu tiên năm 14 tuổi (bó tay), trước đó anh có tham gia thi Olympic Toán học năm 13 tuổi nhưng chỉ đoạt Huy chương Đồng. Cảm giác kinh ngạc sẽ dần giảm đi nếu biết Alex Song đến từ đâu, anh đến từ Phillips Exeter Academy, trường học xếp hạng #1 của Mỹ (mặc dù khi thi đấu anh lại mang quốc tịch Canada và tất nhiên anh là thành viên của đội tuyển Canada). Sau năm 2015, Alex Song học tại MIT, và gần như mọi người đều chắc chắn rằng anh sẽ trở thành một nhà khoa học xuất sắc.

2. Теодор фон Бург (Teodor von Burg) 04 Huy chương Vàng (2009, 2010, 2011, 2012).
Теодор фон Бург sinh năm 1993, anh là người Serbia, năm đầu tiên thi Olympic Toán học là 2007 (14 tuổi) năm đó anh đoạt Huy chương Đồng. Năm sau (2008) anh phấn đầu được cái Huy chương Bạc, sau đó anh làm một lèo 04 cái Huy chương Vàng trong bốn năm tiếp theo. Anh đến từ trường Chuyên Toán Belgrade (chắc là tương đương Chuyên Toán Tổng hợp Hà Nội). Năm 2012 anh theo học tại Exeter (Oxford). Hiện tại anh đang là Giáo sư tại Oxford.

3. Lisa Sauermann 04 Huy chương Vàng (2008, 2009, 2010, 2011).
Lisa Sauermann sinh năm 1992, chị là người Đức. Năm đầu tiên chị đi thi Olympic Toán học là 2007 và đoạt Huy chương Bạc, sau đó chị cũng làm một lèo 04 Huy chương Vàng giống như anh Teodor von Burg. Chị Lisa học Chuyên Toán ở trường Martin-Andersen Dresden (trường này có lịch sử từ năm 1903 và có lẽ tương đương như trường Chu Văn An, Hà Nội). Sau đó chị Lisa theo học tại Stanford. Hiện tại chị là Giáo sư tại Stanford.

4. Nipun Pitimanaaree 04 Huy chương vàng (2010, 2011, 2012, 2013).
Nipun Pitimanaaree sinh năm 1996, anh là người Thái Lan. Năm 13 tuổi (2009) anh lần đầu tiên đi thi Olympic Toán học và đoạt Huy chương Bạc, và giành tiếp 04 Huy chương Vàng trong bốn năm tiếp theo. Không rõ anh học trường nào ở Thái. Năm 2014 anh bắt đầu theo học tại MIT, hiện tại anh đang học Tiến sĩ tại MIT.

5. Christian Reiher 04 Huy chương Vàng (2000, 2001, 2002, 2003).
Christian Reiher sinh năm 1984, bác này là người Đức và nổi tiếng ngay từ khi học trung học vì đã chứng minh phỏng đoán của Kemnitz (là một vấn đề quan trọng trong lý thuyết toán tổng bằng 0). Christian Reiher theo học đại học Ludwig và đạt học vị Tiến sĩ Toán tại đại học Rostock. Hiện tại bác này đang là Giáo sư của đại học Hamburg.

6. Reid W. Barton 04 Huy chương Vàng (1998, 1999, 2000, 2001).
Reid W. Barton sinh năm 1983, bác này là người Mỹ. Bác này có đi học ở trường tiểu học năm lớp 1 và lớp 2, nhưng sau đó bác thấy ở trường dạy chậm quá nên từ năm lớp 3 bác ở nhà tự học. Sau 02 năm tự học thì bác ý tự học xong chương trình trung học. Năm 15 tuổi Reid W. Barton đi thi Olympic Toán học lần đầu tiên và giành Huy chương Vàng, sau đó bác này về làm việc ở Akamai Technologies năm 16 tuổi.

Vừa đi làm và đi thi Olympic Toán học cho vui, mỗi năm tiếp theo bác ấy lại giành một cái Huy chương Vàng, sau khi giành huy chương thứ tư thì bác ấy không còn thấy hứng thú nữa. Bác này tiếp tục tìm cảm hứng học tập ở MIT, Harvard và lấy bằng Tiến sĩ Toán dễ như lấy đồ trong túi. Reid W. Barton làm Giáo sư tại đại học Pittsburgh một thời gian rồi sau đó thoắt ẩn, thoắt hiện.

Có tin đồn bác ấy đang thực hiện những dự án tuyệt mật của Mỹ. Cũng có tin đồn bác ấy đang phụ trách những dự án của Tesla, là chiến hữu thân cận của Elon Musk, và những bước nhảy vọt của tập đoàn này đều mang dấu ấn bí mật của Reid W. Barton. Lại có tin đồn bác ấy chính là cảm hứng để tạo nên nhân vật tỷ phú công nghệ Tony Stark trong loạt phim Iron Man.

(Hết phần 1, xin xem tiếp phần 2).
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Câu hỏi là trường chuyên có tạo nên người tài ko thì rõ ràng là có chứ có phải nói toàn bộ là người tài hay chả có ai tài đâu mà nhiều cụ cãi nhau chí chóe thế.
 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Xem qua bình luận của các cụ thấy vẫn còn rất nhiều cụ nhầm lẫn giũa học và làm việc. Một người được coi là thành đạt khi họ làm được nhiều việc. Nó khác hoàn toàn với học giỏi. Còn với tư tưởng đào tạo chỉ học lệch một môn như trường chuyên lớp chọn ở ta thì học giỏi và thành đạt càng cách xa nhau. Đã bao giờ các cụ ủng hộ trường chuyên tự hỏi nếu những học sinh giỏi không học chuyên sẽ ra sao chưa? Các nước không có trường chuyên chẳng lẽ học sinh của nó dốt hết? Vn mình toàn tranh cãi cái mà cả thế giới người ta biết rõ từ lâu rồi. Chẳng hạn như cái chủ nghĩa gì ấy chẳng hạn.
 

vo nho

Xì hơi lốp
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Quan điểm của em về sự thành đạt là người hội đủ 4 yếu tố:
1/ Thông thái: tri thức, kỹ năng sống
2/ Sự tôn trọng: bạn bè mến mộ, tôn trọng, ng xung quanh yêu quý.
3/ Quyền lực: để làm được những thứ mình muốn, vd: nghỉ 1-2 ngày đi chơi golf.
4/ Tiền: để có được thứ mình muốn, vd: mua con xe PKL...
Thế thì cụ có vẽ chỉ nhìn 1 khía cạnh như bao người vn.
Tất cả thứ cụ liệt kê đều liên quan tới tiền và tiền nó chưa đầy đủ và khách quan ...
Em lấy ví dụ 1 anh thạc sĩ tạo ra vác xin cứu hàng triệu người nhưng anh ko có điều 3 và điều 4 như cụ liệt kê có được coi là thành công không?
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,160
Động cơ
1,010,419 Mã lực
Xem qua bình luận của các cụ thấy vẫn còn rất nhiều cụ nhầm lẫn giũa học và làm việc. Một người được coi là thành đạt khi họ làm được nhiều việc. Nó khác hoàn toàn với học giỏi. Còn với tư tưởng đào tạo chỉ học lệch một môn như trường chuyên lớp chọn ở ta thì học giỏi và thành đạt càng cách xa nhau. Đã bao giờ các cụ ủng hộ trường chuyên tự hỏi nếu những học sinh giỏi không học chuyên sẽ ra sao chưa? Các nước không có trường chuyên chẳng lẽ học sinh của nó dốt hết? Vn mình toàn tranh cãi cái mà cả thế giới người ta biết rõ từ lâu rồi. Chẳng hạn như cái chủ nghĩa gì ấy chẳng hạn.
đất nước cần những mũi nhọn. ai cũng đều đều thì sẽ có lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực nào?

cả chục triệu thanh niên bình bình thì vẫn chỉ là gia công giá rẻ cho nước ngoài. vài chục thằng top về toán học, vài chục thằng top thế giới về IT, vài chục thằng về điện tử, vài chục thằng về cơ khí , vài thằng về lý luận... thì cũng đủ sức kéo cả nước đi lên thoát khỏi bẫy thu nhập tb
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Tập hợp lại để các bạn ấy có môi trường tốt để học tập, phấn đấu và phát triển - Như hiện tại: Tại sao chúng ta phải tạo ra môi trường KD tốt để kéo "Đại Bàng" về làm tổ ?!
Bản thân mình chứng kiến 3 cháu cùng thi toán quốc gia, cả 3 cùng được giải nhất nhì nhưng vì một số tiêu chuẩn 2 cháu ko đủ điều kiện vào trường Ams đành học Lê Lợi - sau 2 năm các con học đuối dần đi trong khi bạn trg Ams giành được nhiều giải thi trong nc và quốc tế.
Còn trong tương lại có thành công hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Đúng là EQ rất cần trong cs, trong khi bài test thường lại chỉ để ý đến IQ. Đặc biệt là cs ở Vn thì quan hệ cực kỳ quan trọng trong mọi ngành nghề. Qh ko đồng nghĩa với việc chạy chọt p.bì đâu ạ, mà nó còn có nghĩa tích cực là xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, hiểu biết lẫn nhau. Thái độ quan trọng hơn trình độ là như vậy. Một người có chuyên môn tốt nhưng ko lv được với ai, ko ai thích lv cùng thì chắc chắn thất bại. Ngược lại chuyên môn vừa đủ giải quyết cv, nhưng tạo được nhóm lv đồng thuận, vui vẻ, hợp tác thì cv sẽ chạy hơn nhiều ông chuyên gia kia.
Những cái đó trường chuyên có tạo ra được ko? Chắc chắn là ko. Thậm chí ngược lại, đôi khi tạo ra những con người tự kiêu tự đại (may là số ít chứ ko phải đa số). Nếu ko kịp nhận ra điều đó để điều chỉnh bản thân thì chắc chắn thất bại trong cs
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
240
Động cơ
113,399 Mã lực
Tuổi
43
Trên otofun chỉ là vui vẻ thôi, ko cần tranh luận quá gay gắt ạ. Mỗi người mỗi góc nhìn cá nhân có thể đúng hay sai dưới mắt người khác. Em và một số cụ chỉ muốn nói rằng không nên ép con từ khi còn nhỏ theo định hướng của bố mẹ. Chuyên ko xấu, tốt với một số khía cạnh nhưng cũng là sự đánh đổi. Nếu là tự nguyện thì ko sao còn theo chỉ đạo thì rất mệt kể cả khi bạn khá. Tỉ lệ thành đạt của hs chuyên cao hơn trung bình xã hội là tất yếu do tố chất và sự chăm chỉ vốn có. Nhưng ko nhất thiết cứ phải chuyên mới thành đạt. Con em đang cấp 3, từ bé học lực chỉ làng nhàng, cũng ko ham học nhưng em ko hề buồn các cụ ạ. Em chỉ mong cháu ngoan là em mừng.
Em đồng quan điểm với cụ. Con em sau này nếu nó có khả năng thật sự, em sẽ đầu tư, tất nhiên còn tùy thuộc vào nó có thích hay không. Còn nếu con em năng lực làng nhàng, có cố cũng chẳng hơn được thì em sẽ định hướng cho nó đi học nghề hoặc hướng đi nào phù hợp nhất với nó, thay vì cố sống cố chết vào đại học hay một nơi nào đó vượt quá khả năng. Cái em cần nhất cũng chỉ là nó ngoan, sau này lớn lên biết tự kiếm sống đàng hoàng, không dựa dẫm vào ai và không vi phạm pháp luật hay quy tắc xã hội là em mừng lắm rồi.

Nhưng em thấy dù bây giờ xã hội thay đổi nhiều rồi nhưng cái quan điểm thúc ép hay kỳ vọng lớn vào con cái trong chuyện học hành vẫn rất nặng nề. Em kể chuyện thằng cu nhà em sắp vào lớp 1. Do nó học trường công nên em cũng phải cho nó đi học sớm một tý, chẳng phải em ham thành tích gì đâu mà bởi bây giờ xã hội nó thế rồi, mình muốn tồn tại thì mình phải theo thôi. Tuy nhiên, quan điểm của em rất vô tư, đi học cho biết chứ không bắt nó phải cao siêu. Đến đón con, cô bảo về phải cho rèn thêm vì chữ xấu quá, vợ chồng em chỉ cười và kệ chứ không thấy cái đó có gì nghiêm trọng. Thế nhưng có không ít gia đình, thấy con như thế đã tỏ ngay thái độ, thậm chí còn nói với cô giáo thể hiện sự thất vọng rằng con mình sao chỉ được như thế. Vãi chưỡng thật.
 

Binbi

Xe điện
Biển số
OF-303482
Ngày cấp bằng
1/1/14
Số km
3,723
Động cơ
346,654 Mã lực
Tài hay không là do người, không phải do trường. Tuy nhiên người có tố chất người tài mà lại được học ở trường chuyên thì chắc chắn sẽ dễ bộc lộ, phát huy tố chất, năng lực của mình hơn so với trường thường.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,519
Động cơ
363,201 Mã lực
Nên tập trung vào giáo dục đại học để tìm ng tài, mô hình chóp nón, vào thì nhiều, ra thì ít đấy mới là nhân tài. Cấp 1,2,3 phổ cập thôi.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Thế thì cụ có vẽ chỉ nhìn 1 khía cạnh như bao người vn.
Tất cả thứ cụ liệt kê đều liên quan tới tiền và tiền nó chưa đầy đủ và khách quan ...
Em lấy ví dụ 1 anh thạc sĩ tạo ra vác xin cứu hàng triệu người nhưng anh ko có điều 3 và điều 4 như cụ liệt kê có được coi là thành công không?
Cụ xem lại giùm e, 4 khía cạnh này khác nhau về bản chất nhưng lại có liên quan. Chỉ có yếu tố 4 là liên quan đến tiền thôi cụ. Em không đánh giá con ng qua việc họ có bao nhiêu tiền, mà cách họ kiếm tiền ntn.

Cách thu nạp kiến thức là do tự thân, cách hành xử để ng khác quý trọng, kính nể cũng do tự thân. Tiền không mua được kiến thức, cũng không mua được sự tôn trọng.

Nếu anh th.sỹ ấy tạo ra vác-xin để cứu được hàng triệu ng, anh ấy có thể đứng đầu một phòng nghiên cứu (quyền) nếu có đủ năng lực. Còn nếu không, anh ta cũng chỉ giỏi làm khoa học chứ k0 có năng lực lãnh đạo. Anh ta xứng đáng được trả lương cũng như thù lao bản quyền công thức vác-xin một cách xứng đáng (tiền).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top