[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 2).

7. Wolfgang Burmeister 03 Huy chương Vàng (1968, 1970, 1971).
Wolfgang Burmeister sinh năm 1953, ông là người Đức. Trong 05 lần dự thi Olympic Toán học, ông giành được 03 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc. Dù giành huy chương Olympic Toán học, nhưng ông lại theo học ngành Y ở đại học Hamburg và đạt học vị Tiến sĩ Y khoa. Sau mấy chục năm cống hiến trong ngành Y, hiện tại ông đã nghỉ hưu.

8. Iurie Boreico 03 Huy chương Vàng (2004, 2005, 2006).
Iurie Boreico sinh năm 1989, anh là người Moldova. Có một sự kiện liên quan giữa Iurie Boreico và Việt Nam là trong kỳ thi 2005, anh đã đưa ra cách giải hay hơn đáp án và giành giải Huy chương Vàng đặc biệt (tương tự như trường hợp Thầy Lê Bá Khánh Trình năm 1979). Hiện tại anh đang là Giáo sư Toán ở đại học Kisinau (thủ đô của Moldova).

9. Jeck Lim 03 Huy chương Vàng (2011, 2012, 2013).
Jeck Lim sinh năm 1995 người Singapore. Anh đã từng học Chuyên toán ở Đại học quốc gia Singapore (giống như Chuyên toán KHTN của Việt Nam). Sau đó anh thực hiện nghĩa vụ quân sự 02 năm. Hiện tại anh đang theo học ngành Toán ở đại học Cambridge.

10. Martin Härterich 03 Huy chương Vàng (1986, 1987, 1989).
Martin Härterich sinh năm 1971 người Đức, hiện tại ông là Giáo sư, Tiến sĩ giảng dạy môn Toán tại đại học Freiburg.

(Hết phần 2, xin xem tiếp phần 3).
 
Chỉnh sửa cuối:

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Có chứ : trường nào chả tạo ra người tài, trường chuyên tạo nhiều người tài hơn trường thường.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,519
Động cơ
363,201 Mã lực
Rất đơn giản thôi cụ. Học giỏi để làm gì khi cơ chế nó không khuyến khích. :))

Môn kinh tế chính trị ở mình nó bị ngược.



Cụ nói "đứt gãy ở đại học " em thấy rất chuẩn. C3 e cày như trâu chó. Vào đh xong thấy nhàn tênh. Hơi bị ngược.
Đáng ra cấp 3 học bt và đại học là để phát huy tối đa khả năng, 10 vào thì ra chỉ 1,2 mới có thể đóng góp chất xám được. 8-9 ng còn lại về học cái khác.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,659
Động cơ
405,080 Mã lực
Trước hết phải xem thế nào là người tài? Riêng cái này cũng đã đủ ỏm tỏi rùi.
Với nhiều người là phải như GS Ngô Bảo Châu hoặc thành như Bill Gates hay Steve Jobs (những nhà phát minh, sáng tạo) thì mới gọi là tài.
Với em, tất nhiên các nhân vật trên chắc chắn là người tài, và những người mà tao ra của cải, vật chất, công ăn việc làm XH (các chủ doanh nghiệp) , các nhân vật giữ vị trí quản lý cao trong các cty và tổ chức cũng là người tài.
Với định nghĩa người tài như ở trên thì các học sinh trường chuyện tỷ lệ trở thành người tài hơi bị cao. Học sinh không chuyên cũng hoàn toàn có cơ hội thành người tài, nhưng tỷ lệ thấp hơn so với học sinh chuyên nhiều, ví dụ không chuyên là 0.1%, còn chuyên là 70-80%.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 3).

11. Peter Scholze 03 Huy chương Vàng (2005, 2006, 2007).
Peter Scholze sinh năm 1987 người Đức. Anh đã từng là học sinh Chuyên toán trường Heinrich-Hertz. Anh giành được Huy chương Fields năm 31 tuổi (nghĩa là cũng giống như Giáo sư Ngô Bảo Châu giành Huy chương Fields, chỉ khác một chút là năm đó anh 31 tuổi còn Giáo sư Ngô Bảo Châu năm 38 tuổi). Hiện tại anh đang là nhà toán học nổi tiếng nhất nước Đức và là Giáo sư của đại học Bonn.

12. József Pelikán 03 Huy chương Vàng (1964, 1965, 1966).
József Pelikán sinh năm 1948 người Hungary. Trong số 03 Huy chương Vàng của ông, có tới 02 Huy chương Vàng đặc biệt năm 1965, 1966 (nghĩa là ông hai lần liền đưa ra lời giải hay hơn đáp án). Sau khi trở thành Giáo sư Tiến sĩ Toán của đại học Eötvös Loránd, ông đã đóng góp rất nhiều công lao cho toán học Hungary và thế giới với nhiều lần tham gia biên soạn đề thi toán Olympic. Ông là đồng tác giả của cuốn sách Toán học rời rạc (Discrete Mathematics) cùng với hai nhà toán học Laszlo Lovasz và Katalin Vesztergombi.

13. Nikolay Nikolov 03 Huy chương Vàng (1992, 1993, 1995).
Nikolay Nikolov sinh năm 1977 người Bungary. Hiện tại ông đang là Giáo sư đại học Oxford, sự nghiệp của ông có nhiều nghiên cứu về Toán mà thực sự đọc xong cháu không hiểu gì cả và tất nhiên là cháu không biết dịch ra tiếng Việt, hi hi hi. Cháu lấy tạm vài ví dụ thôi, chứ công trình nghiên cứu của Giáo sư Nikolay Nikolov thì nhiều lắm ạ.

- An infinite compact Hausdorff group has uncountably many conjugacy classes.
- On the growth of $L^2$-invariants for sequences of lattices in Lie groups.
- Rank, combinatorial cost and homology torsion growth in higher rank lattices.
- On growth of homology torsion in amenable groups.

14. Kentaro Nagao 03 Huy chương Vàng (1998, 1999, 2000).
Kentaro Nagao sinh năm 1982 người Nhật Bản. Hiện nay ông là Giáo sư Toán của đại học Kyoto. Có lẽ sự nghiệp nghiên cứu toán học của ông vẫn đang ở giai đoạn thai nghén nên không có nhiều thông tin lắm.

15. László Lovász 03 Huy chương Vàng (1964, 1965, 1966).
László Lovász sinh năm 1948 người Hungary. Ông sinh cùng năm, cùng đội tuyển, cùng thành tích với József Pelikán (mà cháu đã viết ở số thứ tự 12), nghĩa là ông cũng hai lần giành Huy chương Vàng đặc biệt với lời giải hay hơn đáp án. Không rõ hai ông László Lovász và József Pelikán có nhìn bài của nhau hay không (cháu đùa chút ạ).

Tình bạn của hai nhà toán học László Lovász và József Pelikán cực kỳ bền chặt, hai ông cùng rủ nhau vào học đại học Eötvös Loránd, rồi cùng trở thành Giáo sư Tiến sĩ tại đây. Hai ông cùng viết chung cuốn sách Toán học rời rạc (Discrete Mathematics).

(Hết phần 3, xin đọc tiếp phần 4)
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 4).

16. Vladimir Barzov 03 Huy chương Vàng (2000, 2001, 2002).
Vladimir Barzov sinh năm 1984 người Bungary. Cháu chỉ tìm được thông tin ông theo học MIT và sau đó không tìm thấy gì nữa ạ.

17. Kevin Sun 03 Huy chương Vàng (2014, 2015, 2016).
Kevin Sun sinh năm 1998 (bằng tuổi cháu, hi hi hi) người Canada. Hiện đang là sinh viên năm thứ tư MIT.

18. Makoto Soejima 03 Huy chương Vàng (2007, 2008, 2009).
Makoto Soejima sinh năm 1991 người Nhật Bản. Chỉ có thông tin là anh đã tốt nghiệp đại học Tokyo (Todai).

19. Alexander Gunning 03 Huy chương Vàng (2013, 2014, 2015).
Alexander Gunning sinh năm 1997 người Úc. Mặc dù giành 03 Huy chương Vàng nhưng thành tích năm đó (2015) của anh hoàn toàn bị chìm lấp bởi thành viên cùng đội tuyển Úc Seyoon Raghavan cũng giành Huy chương Vàng, chỉ có điều là năm đó Seyoon Raghavan mới 11 tuổi (sinh năm 2004) và trở thành người giành Huy chương Vàng Olympic Toán học trẻ nhất lịch sử.

20. Andrew Carlotti 03 Huy chương Vàng (2011, 2012, 2013).
Andrew Carlotti sinh năm 1995 người Anh. Hiện tại anh đang học Tiến sĩ tại đại học Cambridge.

(Hết phần 4, xin xem tiếp phần 5)
 
Chỉnh sửa cuối:

vo nho

Xì hơi lốp
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Cụ xem lại giùm e, 4 khía cạnh này khác nhau về bản chất nhưng lại có liên quan. Chỉ có yếu tố 4 là liên quan đến tiền thôi cụ. Em không đánh giá con ng qua việc họ có bao nhiêu tiền, mà cách họ kiếm tiền ntn.

Cách thu nạp kiến thức là do tự thân, cách hành xử để ng khác quý trọng, kính nể cũng do tự thân. Tiền không mua được kiến thức, cũng không mua được sự tôn trọng.

Nếu anh th.sỹ ấy tạo ra vác-xin để cứu được hàng triệu ng, anh ấy có thể đứng đầu một phòng nghiên cứu (quyền) nếu có đủ năng lực. Còn nếu không, anh ta cũng chỉ giỏi làm khoa học chứ k0 có năng lực lãnh đạo. Anh ta xứng đáng được trả lương cũng như thù lao bản quyền công thức vác-xin một cách xứng đáng (tiền).
Thì như 4 tiêu chí đó thì để làm ra cái thứ 4 cần có cái thứ 1, khi đã có cái thứ 4 và thứ 1 thì có cái thứ 2 và và 3.
Em nói thế đúng chưa cụ.Thế em mới nói cụ mới chỉ nhìn trên phương diện tiền...Cái cụ nói thì chỉ trên phương diện kinh doanh là chính.
Còn rất nhiều cái người ta gọi là thành công nhưng ko có 4 thứ đó hay chỉ có 1 trong 4 yếu tố đó.

Nên cái định nghĩa về thành công của cụ chỉ là 1 phương diện nào đó thui. Còn tất cả thì chắc chắn là không.
 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
đất nước cần những mũi nhọn. ai cũng đều đều thì sẽ có lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực nào?

cả chục triệu thanh niên bình bình thì vẫn chỉ là gia công giá rẻ cho nước ngoài. vài chục thằng top về toán học, vài chục thằng top thế giới về IT, vài chục thằng về điện tử, vài chục thằng về cơ khí , vài thằng về lý luận... thì cũng đủ sức kéo cả nước đi lên thoát khỏi bẫy thu nhập tb
Cả nước có mấy thằng giỏi giỏi một tý thì gom hết chúng nó lại rồi nhồi nhét toán lý hóa sơ cấp, đến mức 10 thằng thì 5 đến 6 thằng học xong sợ, hết cả đan mê thì mũi nhọn cái gì hả cụ? Nếu để các em ấy phát triển bình thường, các em ấy có thể trở thành hạt nhân ở các lớp đại trà, từ đó tác dụng lan tỏa còn lớn hơn nhiều.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 5).

21. Tamás Terpai 03 Huy chương Vàng (1997, 1998, 1999).
Tamás Terpai sinh năm 1981 người Hungary. Trình độ của cháu có lẽ không đủ để hiểu nên cháu để nguyên đường link: http://terpai.web.elte.hu/

22. Sheldon Kieran Tan 03 Huy chương Vàng (2014, 2014, 2016).
Sheldon Kieran Tan sinh năm 1998 người Singapore. Hiện tại bạn này đang học năm thứ tư tại Harvard và nằm trong top30 của trường.

23. Yuliy Sannikov 03 Huy chương Vàng (1994, 1995, 1996).
Yuliy Sannikov sinh năm 1978 người Ukraina. Ông hoàn thành chương trình Tiến sĩ năm 2004 tại đại học Stanford. Ông không theo đuổi sự nghiệp toán học mà trở thành Giáo sư Kinh tế học tại đại học Princeton.

24. John Rickard 03 Huy chương Vàng (1975, 1976, 1977).
John Rickard sinh năm 1959 người Anh. Ông đã hai lần đoạt Huy chương Vàng đặc biệt vào năm 1975, 1976 (lời giải hay hơn đáp án) và lời giải năm 1976 của ông hay đến mức ban tổ chức phải coi là "đặc biệt của đặc biệt". Trong vòng 20 năm nghiên cứu toán học tiếp theo, ông dự định sẽ hoàn thành và công bố một công trình mà về tầm ảnh hưởng có thể lớn ngang mức Thuyết tương đối của Einstein. Thật đáng tiếc ông mất năm 2002 (43 tuổi) vì tai nạn khi công trình còn dang dở.

25. Béla András Rácz 03 Huy chương Vàng (2002, 2003, 2004).
Béla András, Rácz sinh năm 1986 người Hungary. Hiện nay anh đang là Giáo sư tại đại học Eötvös Loránd (Budapest).

26. Simon Phillips Norton 03 Huy chương Vàng (1967, 1968, 1969).
Simon Phillips Norton sinh năm 1952 người Anh. Ông có rất nhiều công trình toán học, nhưng người ta hay nhớ đến nhất là công trình hợp tác với nhà toán học John Conway (Conway's Game of Life), những trò chơi điện tử xếp hình ngày nay đều phát triển dựa vào lý thuyết Conway's Game of Life. Ông mất năm 2019 (67 tuổi) vì bệnh tim.

27. Sergey Norin 03 Huy chương Vàng (1994, 1995, 1996).
Sergey Norin sinh năm 1978 người Nga. Ông trở thành Tiến sĩ năm 2005 tại Học viện công nghệ Georgia. Hiện tại ông là Giáo sư Toán Thống kê tại đại học McGill.

28. Przemysław Mazur 03 Huy chương Vàng (2006, 2007, 2008).
Przemysław Mazur sinh năm 1990 người Balan. Anh trở thành Tiến sĩ tại Oxford và hiện tại đang là Machine Learning Researcher tại đại học Cambridge.

29. Ciprian Manolescu 03 Huy chương Vàng (1995, 1996, 1997).
Ciprian Manolescu sinh năm 1979 người Rumani. Ông trở thành Tiến sĩ tại Harvard năm 2004 và hiện tại là Giáo sư Toán tại Stanford.

30. Mihai Manea 03 Huy chương Vàng (1999, 2000, 2001).
Mihai Manea sinh năm 1983 người Rumani. Ông trở thành Tiến sĩ tại Harvard và hiện tại đang làm việc tại MIT.

(Hết phần 5, xin xem tiếp phần 6)
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoibatdau

Xe tăng
Biển số
OF-373572
Ngày cấp bằng
14/7/15
Số km
1,305
Động cơ
272,543 Mã lực
Cụ quote cho cái thông báo tuyển dụng vào bank ghi ưu tiên chuyên với, em chỉ thấy ghi tốt nghiệp ĐH chuyên nganh tài chính, ngân hàng :D
Có đó cụ, nhất là bộ phận quant trong bank, em xin phép qoute lại thông tin vcb đang tuyển.
Screenshot_20200628-202026_Samsung Internet.jpg
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,914
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Có học vẫn hơn.Nhiều ông phân tích lọ chai làm cái gì,nếu muốn làm quản lý,hoặc làm giàu chắc chỉ cần biết chữ và biết cộng trừ là đúng ý các ông ý.Học lằm học lốn rồi lại không bằng mấy thằng ít học.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 5).

21. Tamás Terpai 03 Huy chương Vàng (1997, 1998, 1999).
Tamás Terpai sinh năm 1981 người Hungary. Hoàn toàn không có thêm thông tin gì của bác này cả. Cứ như là bác ấy sau khi giành 03 Huy chương Vàng là tan biến vào không khí.

22. Sheldon Kieran Tan 03 Huy chương Vàng (2014, 2014, 2016).
Sheldon Kieran Tan sinh năm 1998 người Singapore. Hiện tại bạn này đang học năm thứ tư tại Harvard và nằm trong top30 của trường.

23. Yuliy Sannikov 03 Huy chương Vàng (1994, 1995, 1996).
Yuliy Sannikov sinh năm 1978 người Ukraina. Ông hoàn thành chương trình Tiến sĩ năm 2004 tại đại học Stanford. Ông không theo đuổi sự nghiệp toán học mà trở thành Giáo sư Kinh tế học tại đại học Princeton.

(Còn tiếp)
Số 15, Thầy của GS Vũ Hà Văn
Số 21, GS Toán http://terpai.web.elte.hu/
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Em đồng quan điểm với cụ. Con em sau này nếu nó có khả năng thật sự, em sẽ đầu tư, tất nhiên còn tùy thuộc vào nó có thích hay không. Còn nếu con em năng lực làng nhàng, có cố cũng chẳng hơn được thì em sẽ định hướng cho nó đi học nghề hoặc hướng đi nào phù hợp nhất với nó, thay vì cố sống cố chết vào đại học hay một nơi nào đó vượt quá khả năng. Cái em cần nhất cũng chỉ là nó ngoan, sau này lớn lên biết tự kiếm sống đàng hoàng, không dựa dẫm vào ai và không vi phạm pháp luật hay quy tắc xã hội là em mừng lắm rồi.

Nhưng em thấy dù bây giờ xã hội thay đổi nhiều rồi nhưng cái quan điểm thúc ép hay kỳ vọng lớn vào con cái trong chuyện học hành vẫn rất nặng nề. Em kể chuyện thằng cu nhà em sắp vào lớp 1. Do nó học trường công nên em cũng phải cho nó đi học sớm một tý, chẳng phải em ham thành tích gì đâu mà bởi bây giờ xã hội nó thế rồi, mình muốn tồn tại thì mình phải theo thôi. Tuy nhiên, quan điểm của em rất vô tư, đi học cho biết chứ không bắt nó phải cao siêu. Đến đón con, cô bảo về phải cho rèn thêm vì chữ xấu quá, vợ chồng em chỉ cười và kệ chứ không thấy cái đó có gì nghiêm trọng. Thế nhưng có không ít gia đình, thấy con như thế đã tỏ ngay thái độ, thậm chí còn nói với cô giáo thể hiện sự thất vọng rằng con mình sao chỉ được như thế. Vãi chưỡng thật.
E thấy có gì sai sai ý cụ "có khả năng thì đầu tư, nhàng nhàng đi học nghề". E nghĩ mọi đứa trẻ đều có thể xuất sắc về một việc gì đó, nếu biết gợi đúng - inspire!
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Xem qua bình luận của các cụ thấy vẫn còn rất nhiều cụ nhầm lẫn giũa học và làm việc. Một người được coi là thành đạt khi họ làm được nhiều việc. Nó khác hoàn toàn với học giỏi. Còn với tư tưởng đào tạo chỉ học lệch một môn như trường chuyên lớp chọn ở ta thì học giỏi và thành đạt càng cách xa nhau. Đã bao giờ các cụ ủng hộ trường chuyên tự hỏi nếu những học sinh giỏi không học chuyên sẽ ra sao chưa? Các nước không có trường chuyên chẳng lẽ học sinh của nó dốt hết? Vn mình toàn tranh cãi cái mà cả thế giới người ta biết rõ từ lâu rồi. Chẳng hạn như cái chủ nghĩa gì ấy chẳng hạn.
Học sinh giỏi không học chuyên sẽ trở thành làng nhàng, không phát huy được hết khả năng vốn có.

Chẳng có nước phát triển nào mà không có hệ thống chuyên, không chuyên thì làm sao mà giỏi. Những nước không có thì học sinh không dốt mà tự học sinh sẽ bỏ sang các nước có hệ thống chuyên tốt để theo học. Ở VN, không chỉ Ngô Bảo Châu mà những học sinh giỏi nhất đều sang Mỹ sang Anh, Đức, Pháp, Úc v.v... không bằng cách này thì bằng cách kia. Bố Maria Sharapova bán nhà sang Mỹ bươn chải từ lúc con gái 6 tuổi dù chẳng biết chữ tiếng Anh nào là vì cái gì? Chỉ để con gái vào học viện quần vợt, về bản chất cũng là "chuyên tennis".

Nếu trong đầu mà còn ám ảnh bởi 2 chữ "thành đạt" ấy, thì ko thể ko chuyên. Thành đạt tùy quan niệm mỗi người, ví dụ cá nhân em làm nhiều việc ko phải thành đạt, xuất sắc hơn người mới là thành đạt. Messi, Ronaldo kể cả ko biết gì khác ngoài đá bóng cũng là thành đạt, còn 1 người làm trăm công nghìn việc mà chả việc nào ra sao thì thành đạt chỗ nào.

Cuối cùng, vấn đề không phải ở chữ "chuyên", vấn đề là các phụ huynh nhà ta quá ám ảnh bởi 2 chữ "thành đạt". Với cá nhân em mà nói, em chỉ cần con mình trở thành "người có ích nhất có thể có". Nếu như nó đủ khả năng theo chuyên, quá tốt. Còn không, kể cả có là công nhân, nông dân em cũng hạnh phúc nếu đó là khả năng của nó và nó có thể trở thành 1 công nhân xuất sắc, 1 nông dân xuất sắc.

Nền giáo dục mình cần học Tây ở chỗ đấy. Bọn trẻ con tây từ bé tí 1 tuổi, 2 tuổi là các cô đã viết báo cáo với bố mẹ mỗi năm 2 lần về tính cách, khả năng của bé, nên làm gì để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Đến 8 tuổi là bọn nó đã có ý thức rất rõ về bản thân, tự biết nên đi con đường nào rồi.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Trước hết phải xem thế nào là người tài? Riêng cái này cũng đã đủ ỏm tỏi rùi.
Với nhiều người là phải như GS Ngô Bảo Châu hoặc thành như Bill Gates hay Steve Jobs (những nhà phát minh, sáng tạo) thì mới gọi là tài.
Với em, tất nhiên các nhân vật trên chắc chắn là người tài, và những người mà tao ra của cải, vật chất, công ăn việc làm XH (các chủ doanh nghiệp) , các nhân vật giữ vị trí quản lý cao trong các cty và tổ chức cũng là người tài.
Với định nghĩa người tài như ở trên thì các học sinh trường chuyện tỷ lệ trở thành người tài hơi bị cao. Học sinh không chuyên cũng hoàn toàn có cơ hội thành người tài, nhưng tỷ lệ thấp hơn so với học sinh chuyên nhiều, ví dụ không chuyên là 0.1%, còn chuyên là 70-80%.
Tài nhất trường thực nghiệm ko phải Mr Châu mà là Mr Vinh :) ủng hộ Mr Đại về quan điểm này.

 

Caosamac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721554
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
21
Động cơ
77,610 Mã lực
Tuổi
46
Học sinh giỏi không học chuyên sẽ trở thành làng nhàng, không phát huy được hết khả năng vốn có.

Chẳng có nước phát triển nào mà không có hệ thống chuyên, không chuyên thì làm sao mà giỏi. Những nước không có thì học sinh không dốt mà tự học sinh sẽ bỏ sang các nước có hệ thống chuyên tốt để theo học. Ở VN, không chỉ Ngô Bảo Châu mà những học sinh giỏi nhất đều sang Mỹ sang Anh, Đức, Pháp, Úc v.v... không bằng cách này thì bằng cách kia. Bố Maria Sharapova bán nhà sang Mỹ bươn chải từ lúc con gái 6 tuổi dù chẳng biết chữ tiếng Anh nào là vì cái gì? Chỉ để con gái vào học viện quần vợt, về bản chất cũng là "chuyên tennis".

Nếu trong đầu mà còn ám ảnh bởi 2 chữ "thành đạt" ấy, thì ko thể ko chuyên. Thành đạt tùy quan niệm mỗi người, ví dụ cá nhân em làm nhiều việc ko phải thành đạt, xuất sắc hơn người mới là thành đạt. Messi, Ronaldo kể cả ko biết gì khác ngoài đá bóng cũng là thành đạt, còn 1 người làm trăm công nghìn việc mà chả việc nào ra sao thì thành đạt chỗ nào.

Cuối cùng, vấn đề không phải ở chữ "chuyên", vấn đề là các phụ huynh nhà ta quá ám ảnh bởi 2 chữ "thành đạt". Với cá nhân em mà nói, em chỉ cần con mình trở thành "người có ích nhất có thể có". Nếu như nó đủ khả năng theo chuyên, quá tốt. Còn không, kể cả có là công nhân, nông dân em cũng hạnh phúc nếu đó là khả năng của nó và nó có thể trở thành 1 công nhân xuất sắc, 1 nông dân xuất sắc.

Nền giáo dục mình cần học Tây ở chỗ đấy. Bọn trẻ con tây từ bé tí 1 tuổi, 2 tuổi là các cô đã viết báo cáo với bố mẹ mỗi năm 2 lần về tính cách, khả năng của bé, nên làm gì để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Đến 8 tuổi là bọn nó đã có ý thức rất rõ về bản thân, tự biết nên đi con đường nào rồi.
Học sinh giỏi không học chuyên sẽ thành làng nhàng? Xin trả lời cụ rằng nếu ko học chuyên mà thành làng nhàng thì ko gọi là giỏi. Đấy chỉ là do được học thêm mà khá hơn thôi.
Cụ nói các nước khác cũng có chuyên như quần vợt.v.v. Xin trả lời cụ cái chuyên của họ là cái chuyên thực tế. Ở vn chẳng ai phản đối học viện bóng đá của bầu Đức cả. Ở nước ngoài người ta chú ý đầu tư cái thực tế hơn. Ví dụ như ở Pháp, có hệ thống các trường đại học lớn. Đó là nơi tuyển chọn sv có năng khiếu về khkt. Nhưng sv chỉ được vào đây khi có kết quả năm 1 ở trường đại trà, tức người ta đã biết chắc anh có khả năng và đam mê. Cái chuyên đó của người ta mới tạo ra nhà khoa học và chuyên gia giỏi.
Cụ nói mong muốn của cụ em không phản đối. Nhưng chắc chắn rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình thành đạt, đó là một thực tế. Nếu cụ không chấp nhận thực tế này thì em xin phép ko tiếp chuyện cụ nữa.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thông tin thớt
Đang tải
Top