[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,603
Động cơ
836,954 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Không thầy đố mày làm nên, trên đời này chả có ai không học chuyên mà giỏi, kể cả Bill Gates, cũng là chuyên từ bé.

Tại sao, là bởi 1 người dù giỏi đến đâu cũng chỉ là 1 hạt cát so với lượng tri thức của hàng tỷ con người truyền qua cả hàng nghìn hàng vạn năm.

Cho nên việc học ngoài khả năng bản thân thì nó còn từ thầy, từ bạn. Thành công là của 1 đội ngũ chứ không riêng cá nhân nào. Ronaldo, Messi nếu không có người huấn luyện thì làm sao mà biết ăn uống như thế nào để đảm bảo thể lực, tập luyện như thế nào để trạng thái cơ thể tốt nhất mà không bị chấn thương v.v... 1 mình anh ta để tự biết những cái này chắc phải mất nghìn năm chưa biết hết.

Bất kể cái gì đó chuyên sâu đều không có nhiều. Bởi vậy phải đến đấy học. Kể cả 1 thiên tài mà ở 1 xứ hẻo lánh nếu chỉ được dạy bởi giáo viên cấp 1, thì trình độ anh ta cũng chẳng đi đến đâu hết. Ác si mét thời của ông ta thì ông ấy là thiên tài, là đại hiền triết, nhưng những kiến thức của ông chỉ so được với trẻ con bây giờ thôi. Nguyên nhân chẳng phải là ông ta kém thông minh hơn trẻ con bây giờ, chẳng qua là trẻ bây giờ được dạy tốt hơn rất rất nhiều.
Em thích cách tư duy của cụ
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Phương pháp của cụ nghe rất khoa học nhưng không chính xác. Bạn cần phải tính đến yếu tố trường chuyên lấy các học sinh và giáo viên ưu tú nhất. Cũng giống như doanh nghiệp nhà nước vậy, hưởng hàng loạt ưu đãi nhưng hiệu quả ko xứng với những gì nó đc ưu đãi.
Những cái bạn nói tôi thấy chả có tí logic nào. Trường chuyên thì giống doanh nghiệp nhà nước ở chỗ nào?

Nói hiệu quả, hệ thống chuyên chắc chắn hiệu quả. Tôi thậm chí còn chả cần thống kê, chỉ bởi đơn giản thày giỏi cần có trò giỏi. Thầy giỏi trò dốt hay thày dốt trò giỏi mới là lãng phí. Bởi nếu trò dốt thì có dạy cái hay nó cũng có học được đâu, và ngược lại, trò mặc dù cái gì noa cũng học được mà chả có cái gì dạy cho nó thì hiệu quả chỗ nào.

Chuyện trường chuyên lấy hết giáo viên và học sinh giỏi thì đấy là điều vẫn diễn ra trong suốt lịch sử nhân loại. Ở Mỹ các trường ĐH, trung học tốp đầu vẫn làm thế mà có ai kêu đâu. Chỉ đơn giản thầy nào trò nấy thì mới hiệu quả
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Phương pháp của cụ nghe rất khoa học nhưng không chính xác. Bạn cần phải tính đến yếu tố trường chuyên lấy các học sinh và giáo viên ưu tú nhất. Cũng giống như doanh nghiệp nhà nước vậy, hưởng hàng loạt ưu đãi nhưng hiệu quả ko xứng với những gì nó đc ưu đãi.
Không hẳn là không chính xác đâu cụ ạ.

Tất nhiên là trường chuyên về định nghĩa và thực tế sẽ có chất lượng học sinh đầu vào tốt hơn và chất lượng giáo viên cao hơn. Nhưng với những loại dữ liệu 1, 2, 3, 4 mà tôi đã nêu ra trước đó, chúng ta có thể kiểm định được các giả thuyết sau đây là đúng hay sai:

a. học sinh trường chuyên khả năng thành công cao hơn? (Nếu 1+2+3 đối với học sinh trường chuyên chỉ tương đương với học sinh trường thường thì tất nhiên mô hình trường chuyên không có bất kỳ lý do nào để tồn tại vì ngay cả khi chất lượng đầu vào và giáo viên tốt hơn nhưng trường chuyên vẫn không cho ra được kết quả ưu việt hơn)

b. đầu tư vào hệ thống trường chuyên là xứng đáng với mức đầu tư hiện tại (nếu (1+2+3)/4 của học sinh trường chuyên mà thấp hơn so với học sinh trường thường thì từ góc độ ROI, trường chuyên không nên được đầu tư duy trì)

Còn một kiểu dữ liệu nữa có thể xem xét thu thập nhưng sẽ khó có đánh giá về giá trị đúng mực đó là mức độ tăng trưởng/cải thiện của học sinh sau 3 năm học THPT chuyên và không chuyên. Vd: dùng một bài thi chuẩn hóa để đánh giá học sinh hai khối vào đầu năm lớp 9 và cuối lớp 12, sau đó so sánh mức độ tăng điểm để xem liệu trường chuyên có khả năng cải thiện học sinh xuất sắc hay không. Trong kiểu dữ liệu này, năng lực học sinh đầu vào sẽ có ảnh hưởng mạnh vì theo lý luận thông thường từ 5đ lên 8đ sẽ khó hơn rất nhiều so với từ 9đ lên 10đ. Tuy nhiên đối với xã hội nói chung, mức độ văn minh và phát triển của cả cộng đồng sẽ được cải thiện nhiều hơn nếu thay vì 10 học sinh nâng được 1đ chúng ta có 100 học sinh nâng được 3đ.

Cháu đang thống kê từ từ ạ. Nhờ có thống kê cháu phát hiện ra Bắc Triều Tiên có bạn giành 03 Huy chương Vàng Olympic Toán học (điều mà chưa học sinh trường chuyên nào của Việt Nam làm được).
Chào cô. Tôi tốt nghiệp đại học năm 2014, chắc chỉ lớn hơn cô khoảng 5 tuổi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thống kê mới thấy thành tích thi Olympic Toán học của Việt Nam chán thật. Từ trước tới giờ cháu vẫn tự hào về thành tích Việt Nam có Giáo sư Ngô Bảo Châu, hóa ra còn một bác của Đức thành tích cao hơn nhiều quá. An ủi là Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những thí sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học đến từ đâu ? Và bây giờ họ là ai ? (Phần 7).

39. Oleg Gol'berg 03 Huy chương Vàng (2002, 2003, 2004).
Oleg Gol'berg sinh năm 1986, đây là thí sinh độc nhất vô nhị của các kỳ thi Olympic Toán học, khi anh giành Huy chương Vàng cho hai quốc gia khác nhau. Năm 2002, 2003 anh giành Huy chương Vàng cho đội tuyển Nga, năm 2004 anh chuyển sang quốc tịch Mỹ và giành Huy chương Vàng cho đội tuyển Mỹ.

40. Vladimir Dremov 03 Huy chương Vàng (1998, 1999, 2000).
Vladimir Dremov sinh năm 1982 người Nga.

41. Nikolai Valeryevich Durov 03 Huy chương Vàng (1996, 1997, 1998).
Nikolai Valeryevich Durov sinh năm 1980 người Nga. Ông nhận bằng Tiến sĩ tại đại học St. Petersburg năm 2005. Ông vừa là nhà nghiên cứu toán học tại Viện Khoa học Nga Steklov, vừa nghiên cứu lập trình, ông được cho là tác giả của whitepaper TON (Telegram Open Network).

42. Rosen Dimitrov Kralev 03 Huy chương Vàng (2003, 2004, 2005).
Rosen Dimitrov Kralev sinh năm 1987 người Bungary.

43. Tak Wing Ching 03 Huy chương Vàng (2009, 2010, 2011).
Tak Wing Ching sinh năm 1993 người Hong Kong.

44. Teodor Bănică 03 Huy chương Vàng (1989, 1990, 1991).
Teodor Bănică sinh năm 1973 người Rumani.

45. Andrey Badzyan 03 Huy chương Vàng (2002, 2003, 2004).
Andrey Badzyan sinh năm 1986 người Nga.

46. Ngô Bảo Châu 02 Huy chương Vàng (1988, 1989).
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 người Việt Nam. Ông là học sinh Chuyên Toán của Khoa Toán - Cơ - Tin học, đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là THPT Chuyên KHTN thuộc trường đại học KHTN, đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là người Việt Nam đầu tiên giành 02 Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế. Ông nhận bằng Tiến sĩ năm 1997 (25 tuổi). Ông được đặc cách phong Giáo sư của Việt Nam năm 2005 (33 tuổi). Ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands năm 2008 (36 tuổi). Ông nhân Huy chương Fields năm 2010 (38 tuổi). Hiện tại ông là Giáo sư tại đại học Chicago.

47. Hong Zhou 02 Huy chương Vàng (1992, 1993).
Hong Zhou sinh năm 1975 người Trung Quốc. Hiện tại ông là Giáo sư tại đại học Chicago.

48. Đào Hải Long 02 Huy chương Vàng (1994, 1995).
Đào Hải Long sinh năm 1977 người Việt Nam. Không thấy có thông tin về ông sau khi đoạt 02 Huy chương Vàng.

49. Ngô Đắc Tuấn 02 Huy chương Vàng (1995, 1996).
Ngô Đắc Tuấn sinh năm 1978 người Việt Nam. Không thấy có thông tin về ông sau khi đoạt 02 Huy chương Vàng.

50. Vũ Ngọc Minh 02 Huy chương Vàng (2001, 2002).
Vũ Ngọc Minh sinh năm 1984 người Việt Nam. Không thấy có thông tin về ông sau khi đoạt 02 Huy chương Vàng.

Còn một số người đoạt 02 Huy chương Vàng và rất nhiều người đoạt 01 Huy chương Vàng, nhưng cháu xin dừng ở đây ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Thống kê mới thấy thành tích thi Olympic Toán học của Việt Nam chán thật. Từ trước tới giờ cháu vẫn tự hào về thành tích Việt Nam có Giáo sư Ngô Bảo Châu, hóa ra còn một bác của Đức thành tích cao hơn nhiều quá. An ủi là Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc.
Không cao hơn đâu bạn ơi. Người họ đông, truyền thống luyện "gà nòi" còn kinh hơn mình nhiều thì làm sao mà hơn.

Nhiều người tầm mắt chỉ ở đằng sau "lũy tre làng" nên cứ tưởng thành tích thi Olympic VN là cái gì đấy ghê gớm lắm mà không biết thế giới có nhiều quái vật tham dự ở độ tuổi mới vừa qua tiểu học và chán chẳng thèm thi vì tầm cỡ họ đã vượt kỳ thi quá xa rồi. Ra biển lớn nó khác. Bây giờ đọc trên này thấy nhiều người vẫn tưởng là chương trình VN "nặng" hơn thế giới kia mà. Trên thực tế ấy, nặng hơn chỉ nặng hơn ở giáo dục đại trà khi nó quan niệm không cần phải giỏi, nhiều thằng Tây toán tiểu học làm mãi vẫn còn sai, chứ còn nếu so với chương trình chuyên sâu được thiết kế cho học sinh chuyên sâu, thì cũng chỉ là con tôm con tép thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Không cao hơn đâu bạn ơi. Người họ đông, truyền thống luyện "gà nòi" còn kinh hơn mình nhiều thì làm sao mà hơn.
Việt Nam nhanh hơn Trung Quốc về thời gian ạ. Bác Ngô Bảo Châu hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học năm 1988, 1989. Trung Quốc chậm chân hơn một chút, đến năm 1992, 1993 Hong Zhou của Trung Quốc mới chạm vào được hai Huy chương Vàng. Và cho đến tận bây giờ, sau 27 năm, Trung Quốc vẫn chưa có thí sinh nào giành 03 Huy chương Vàng. Có khi hội Trung Quốc cũng cáu lắm ạ.
 

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Không có gì tuyệt đối...chuyên cũng tốt, không chuyên cũng chả có gì là tệ.
Không ít ông ít học lại thành công về kinh tế hơn những ông có học.
Không thiếu ông học tốt hơn hẳn bạn (học lớp chuyên/chọn, còn bạn học hệ B...tạch cấp 3 mới học hệ B) sau này ông chuyên/chọn làm nhân viên dưới vài cấp cho ông hệ B kia. (thậm chí làm thuê cho ông hệ B)

Thành công hay thất bại là theo quan điểm từng người.

Không phải ai ThS, TS. PSG cũng giỏi chuyên môn (cái làm họ trở thành ThS, TS), nhất là thời gian gần đây...

Cháu có F1 ngấp nghé C3, cháu không đặt nặng trường/lớp chuyên...quan trọng con học thấy vui vẻ, hạnh phúc...và học bằng khả năng của mình. Cần cố gắng chứ không cần quá cố... Không phải dành thời gian quá nhiều để quản con là vui rồi.
Đôi đi chính cái “quan điểm của từng người” đấy là cái dây ích kỷ trói buộc con cái mợ nhỉ?

VD: tôi thấy rằng con tôi nó ko thua kém ai cả. Nó xứng với Ngôi Sao, Nguỹen Siêu... thế rồi phải đi học thêm để ôn thi như thi ĐH. Nhưng kq con trượt...

Ý em là làm gì cũng phải thực tế và nghiêm túc nhìn nhận rằng: điều ta nghĩ và ta muốn tốt cho con thì chưa chắc đã đúng khi áp dụng vào con
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Việt Nam nhanh hơn Trung Quốc về thời gian ạ. Bác Ngô Bảo Châu hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học năm 1988, 1989. Trung Quốc chậm chân hơn một chút, đến năm 1992, 1993 Hong Zhou của Trung Quốc mới chạm vào được hai Huy chương Vàng. Và cho đến tận bây giờ, sau 27 năm, Trung Quốc vẫn chưa có thí sinh nào giành 03 Huy chương Vàng. Có khi hội Trung Quốc cũng cáu lắm ạ.
Vì cái khó ở Trung Quốc là làm sao để được đi thi chứ ko phải chuyện huy chương. Chả nói đâu xa chuyện tương tự ở VN cũng đầy, có 1 bạn lớp 10 thì học cùng tớ đến lớp 11 chuyển qua sư phạm thì 1 đồng 1 vàng. Ko phải là bạn ấy ko giỏi, nhưng nếu ko chuyển đi thì chỉ cần 1 lần sơ sảy đến toàn quốc cũng ko được đi thi. Người giỏi nhiều mà suất ít nó thế.

Cho nên các bạn Trung Quốc ko cáu vì chuyện đấy đâu, có cáu thì sẽ cáu tại sao suất cho họ lại ít thế, lẽ ra phải có kỳ thi tiêu chuẩn mới công bằng. Và nếu thế sợ là những nước kiểu như Lào, Cam chẳng có suất nào mà Trung Quốc có hành trăm, hàng nghìn suất mất.
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,762
Động cơ
531,885 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Đôi đi chính cái “quan điểm của từng người” đấy là cái dây ích kỷ trói buộc con cái mợ nhỉ?

VD: tôi thấy rằng con tôi nó ko thua kém ai cả. Nó xứng với Ngôi Sao, Nguỹen Siêu... thế rồi phải đi học thêm để ôn thi như thi ĐH. Nhưng kq con trượt...

Ý em là làm gì cũng phải thực tế và nghiêm túc nhìn nhận rằng: điều ta nghĩ và ta muốn tốt cho con thì chưa chắc đã đúng khi áp dụng vào con
Không phải ai cũng có thể nhìn nhận được thực tế và nghiêm túc.

Thứ chắc chắn duy nhất trên đời là không có gì chắc chắn cả. ;))
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Không thầy đố mày làm nên, trên đời này chả có ai không học chuyên mà giỏi, kể cả Bill Gates, cũng là chuyên từ bé.

Tại sao, là bởi 1 người dù giỏi đến đâu cũng chỉ là 1 hạt cát so với lượng tri thức của hàng tỷ con người truyền qua cả hàng nghìn hàng vạn năm.

Cho nên việc học ngoài khả năng bản thân thì nó còn từ thầy, từ bạn. Thành công là của 1 đội ngũ chứ không riêng cá nhân nào. Ronaldo, Messi nếu không có người huấn luyện thì làm sao mà biết ăn uống như thế nào để đảm bảo thể lực, tập luyện như thế nào để trạng thái cơ thể tốt nhất mà không bị chấn thương v.v... 1 mình anh ta để tự biết những cái này chắc phải mất nghìn năm chưa biết hết.

Bất kể cái gì đó chuyên sâu đều không có nhiều. Bởi vậy phải đến đấy học. Kể cả 1 thiên tài mà ở 1 xứ hẻo lánh nếu chỉ được dạy bởi giáo viên cấp 1, thì trình độ anh ta cũng chẳng đi đến đâu hết. Ác si mét thời của ông ta thì ông ấy là thiên tài, là đại hiền triết, nhưng những kiến thức của ông chỉ so được với trẻ con bây giờ thôi. Nguyên nhân chẳng phải là ông ta kém thông minh hơn trẻ con bây giờ, chẳng qua là trẻ bây giờ được dạy tốt hơn rất rất nhiều.
Cụ có rất nhiều cái nhầm nhọt nhá.
Thứ 1 là anh Bill "học chuyên" hay không thì không rõ nhưng chắc chắn là "trường chuyên" kiểu Mỹ khác hoàn toàn trường chuyên kiểu VN hay các nước Đông Âu.

Cụ còn nhầm to hơn khi cho rằng Acsimet hay những bác học cổ đại trình độ chỉ như học sinh phổ thông bây giờ. Cụ nhầm giữa việc "biết" kiến thức với "khám phá" ra kiến thức. Đến vĩ đại như cụ Newton cũng phải thừa nhận rằng những khám phá của mình là do "đứng trên vai những người khổng lồ". Câu đó là hoàn toàn đúng và chân thật. Sự thực là khoa học là sự kế thừa và phát triển những kiến thức cũ, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước. Học sinh bây giờ được dạy, tức là được chỉ cho biết những kiến thức đó, giống như là ngồi học lái cái xe do người khác tạo ra mà thôi. Những đứa trẻ ở VN đa phần phải giải những bài toán hóc búa hơn các bạn trên TG (không phải tất cả nhé, Nga và Trung Quốc Hàn Quốc học cũng nặng lắm). Thế nhưng những đứa trẻ đó gần như chỉ học vẹt cách giải, chúng sẽ quên sạch sau khi thi.

Về chuyện gom những đứa khá giỏi vào với nhau thì OK. Thế nhưng có cần gom quy mô lớn thế không, tức là lập nên các trường chuyên, hay chỉ gom 1 cách đơn giản là các lớp chọn? Em thích phương án sau. Và em cũng có đọc 1 vài cuốn sách của các tác giả đã học qua hệ thống chuyên của Nga thì họ cũng nói rằng trong 1 trường chuyên chỉ có 1 tỉ lệ rất thấp là thiên tài, và chỉ có bọn đó mới cần đào tạo đặc biệt, còn bọn còn lại chỉ ở mức giỏi thì cứ nên để phát triển tự nhiên thôi. Bọn Tây thì tạo ra các hình thức ngoài học đường như các club, seminar cho các học sinh yêu khoa học. Học kiểu đó mới đúng là học, chứ trường chuyên toán của VN bắt học sinh hùng hục giải toán nhưng chỉ nhưng thực sự là hiểu rất mơ hồ về toán. Đã thế học toán lý xong vào đại học toàn ngoại thương với công nghệ, theo đuổi khoa học cơ bản thấp vô cùng. À mà hình như bọn học chuyên cũng gần như không theo ngành sư phạm. Không hiểu giáo viên các trường chuyên bây giờ trước học hệ gì :(
 

Happykiss

Xe buýt
Biển số
OF-733958
Ngày cấp bằng
25/6/20
Số km
517
Động cơ
73,177 Mã lực
Tuổi
38
Không phải ai cũng có thể nhìn nhận được thực tế và nghiêm túc.

Thứ chắc chắn duy nhất trên đời là không có gì chắc chắn cả. ;))
Ko hẳn đâu. Cái tôi, sựu ích kỷ và tình thương yêu con nó quá lớn và quyện chặt với nhau. Nên ta khó.

Tây nó khác ta ở chỗ hệ thống giáo dục nó tiên tiến, giúp ta biết lúc nào cần sử dụng những kết quả phân tích khoa học để áp dụng, lúc nào càn sử dụng tình yêu thương
 

zin80

Xe tải
Biển số
OF-685915
Ngày cấp bằng
10/7/19
Số km
286
Động cơ
105,894 Mã lực
Tuổi
44
Việt Nam nhanh hơn Trung Quốc về thời gian ạ. Bác Ngô Bảo Châu hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán học năm 1988, 1989. Trung Quốc chậm chân hơn một chút, đến năm 1992, 1993 Hong Zhou của Trung Quốc mới chạm vào được hai Huy chương Vàng. Và cho đến tận bây giờ, sau 27 năm, Trung Quốc vẫn chưa có thí sinh nào giành 03 Huy chương Vàng. Có khi hội Trung Quốc cũng cáu lắm ạ.
Nói về thi toán QT thì TQ nhiều năm gần đây toàn số 1 số 2 cạnh tranh với Mỹ. Nhưng, đội tuyển Mỹ thì đa số, có năm thì 100% gốc Hoa. Xưa Nga số 1 số 2 nhưng giờ dân Nga cũng thực dụng hơn rồi.

Không phải vì TQ nhất TG mà vì dân TQ bao gồm cả Hoa kiều rất ăn thua chuyện thi cử. VN thi toán QT oách thế nhưng nền Toán học VN là con số 0. Tạm gọi là các kỹ sư giải toán thôi.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Cụ có rất nhiều cái nhầm nhọt nhá.
Thứ 1 là anh Bill "học chuyên" hay không thì không rõ nhưng chắc chắn là "trường chuyên" kiểu Mỹ khác hoàn toàn trường chuyên kiểu VN hay các nước Đông Âu.

Cụ còn nhầm to hơn khi cho rằng Acsimet hay những bác học cổ đại trình độ chỉ như học sinh phổ thông bây giờ. Cụ nhầm giữa việc "biết" kiến thức với "khám phá" ra kiến thức. Đến vĩ đại như cụ Newton cũng phải thừa nhận rằng những khám phá của mình là do "đứng trên vai những người khổng lồ". Câu đó là hoàn toàn đúng và chân thật. Sự thực là khoa học là sự kế thừa và phát triển những kiến thức cũ, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước. Học sinh bây giờ được dạy, tức là được chỉ cho biết những kiến thức đó, giống như là ngồi học lái cái xe do người khác tạo ra mà thôi. Những đứa trẻ ở VN đa phần phải giải những bài toán hóc búa hơn các bạn trên TG (không phải tất cả nhé, Nga và Trung Quốc Hàn Quốc học cũng nặng lắm). Thế nhưng những đứa trẻ đó gần như chỉ học vẹt cách giải, chúng sẽ quên sạch sau khi thi.

Về chuyện gom những đứa khá giỏi vào với nhau thì OK. Thế nhưng có cần gom quy mô lớn thế không, tức là lập nên các trường chuyên, hay chỉ gom 1 cách đơn giản là các lớp chọn? Em thích phương án sau. Và em cũng có đọc 1 vài cuốn sách của các tác giả đã học qua hệ thống chuyên của Nga thì họ cũng nói rằng trong 1 trường chuyên chỉ có 1 tỉ lệ rất thấp là thiên tài, và chỉ có bọn đó mới cần đào tạo đặc biệt, còn bọn còn lại chỉ ở mức giỏi thì cứ nên để phát triển tự nhiên thôi. Bọn Tây thì tạo ra các hình thức ngoài học đường như các club, seminar cho các học sinh yêu khoa học. Học kiểu đó mới đúng là học, chứ trường chuyên toán của VN bắt học sinh hùng hục giải toán nhưng chỉ nhưng thực sự là hiểu rất mơ hồ về toán. Đã thế học toán lý xong vào đại học toàn ngoại thương với công nghệ, theo đuổi khoa học cơ bản thấp vô cùng. À mà hình như bọn học chuyên cũng gần như không theo ngành sư phạm. Không hiểu giáo viên các trường chuyên bây giờ trước học hệ gì :(
Trường chuyên của Mỹ về tên gọi, về cách làm, có thể khác. Nhưng cũng đều là gom thầy giỏi trò giỏi về 1 chỗ học 1 chương trình rất nặng, bản chất không khác. Khác chỉ ở nó giàu, nó có điều kiện làm tối ưu hơn mình ko thể bắt chước được trừ khi điều kiện mình cũng vậy.

Bạn nghĩ những người thầy làm ra hệ thống trường chuyên ở VN hay Đông Âu ngu hết hay sao? Xin lỗi bạn cũng tham khảo chán rồi. Bao giờ mà bạn tự trả lời được câu hỏi: để làm như Mỹ cần những điều kiện gì. Trả lời được thì bạn sẽ hiểu tại sao người ta lại làm như vậy.
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,762
Động cơ
531,885 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Ko hẳn đâu. Cái tôi, sựu ích kỷ và tình thương yêu con nó quá lớn và quyện chặt với nhau. Nên ta khó.

Tây nó khác ta ở chỗ hệ thống giáo dục nó tiên tiến, giúp ta biết lúc nào cần sử dụng những kết quả phân tích khoa học để áp dụng, lúc nào càn sử dụng tình yêu thương
Cụ lại lôi cái bọn đâu đâu vào làm tham chiếu...khập khiễng lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top