Lào ban đầu có khoảng 240-250tr, Lào vay thêm CP TQ khoảng 480tr, tổng lại Lào có ~720tr tiền mặt.
TQ bỏ thêm 1,68 tỷ nữa góp vốn vào, để lập 1 pháp nhân (ta sẽ gọi là công ty đường sắt). Theo tỷ lệ góp vốn thì Lào chiếm 30% ứng với giá trị sổ sách là 720tr, TQ chiếm 70% ứng với 1,68tỷ.
Công ty đường sắt tiếp tục đi vay của TQ, để thực hiện dự án, họ vay tiếp 3,6 tỷ. Đây là khoản vay của công ty. Để công ty vay được, CP Lào phải bảo lãnh vay vốn, theo định nghĩa mà em đi học thì có nghĩa là công ty không trả được nợ thì CP Lào phải trả thay. Ở đây, giả định nhẹ nhàng là CP Lào chỉ bảo lãnh đúng bằng tỷ lệ góp vốn (30%, tương ứng với bảo lãnh 1,08tỷ). Giả định mạnh hơn sẽ là CP Lào phải bảo lãnh toàn bộ khoản vay, nhưng ta sẽ tạm gác lại.
Sau khi cái công ty đã vay xong, CP Lào vẫn chỉ sở hữu 240tr, phần còn lại 480tr+3,6tỷ vẫn là tiền vay chứ. Làm sao mà cộng vào nhau được, bằng cách nào mà CP Lào tự nhiên có thêm tiền vậy? CP Lào có muốn bán cho TQ kiểu gì thì cũng chỉ có thể bán trong số vốn góp 240tr+480tr này mà thôi. Còn lại vẫn là trách nhiệm trả nợ. Đối với giả sử của ta, thì CP Lào có trách nhiệm trả 480tr (tự mình vay) + 1,08tỷ (trả hộ công ty). 240tr+480tr chỉ bù được 1 góc của trách nhiệm trên.