Ba láp ba xàm!
Lào bảo lãnh cho khoản làm hạ tầng, nếu trường hợp xấu nhất thì nó thuộc tài sản nhà nước Lào.
Hạ tầng giao thông là sản phẩm công cộng là lợi ích chung nó không chỉ có đo đếm bằng những con số trên giấy mà hiệu ứng do nó mang lại. Giao thông công ích mà còn tính tới lợi nhuận trên bán vé thì thôi thua. Nói như cụ thì mấy tuyến Metro trong HCM bán vé giá bao nhiêu với bao nhiêu năm mới thu hồi được vốn. Sợ méo đủ tiền trả để vận hành chứ đừng nói đến trả lãi vay, còn hoàn vốn thì mơ đi.
Vốn liên doanh kinh doanh dựa trên hạ tầng đường sắt kia nếu cần Lào nó bán phút mốt.
Tôi với cụ cùng nhau chống mắt lên xem nó hiệu quả hay không nhé!
Thuê 99 năm hay 70 năm khác mẹ gì! Bên Tây nó cho cả công ty nước ngoài mua luôn hạ tầng đường sắt có vẹo gì???
Chỉ có mấy thằng ngu bài Tàu cực đoan nên mới đặt ra ba cái thuyết âm mưu vớ vẩn.
Lào nó ko trả nợ vay mà cty liên doanh nó trả nợ. Nhiều cụ không làm đầu tư ko phân biệt được các chủ thể.
Chính phủ Lào ko đầu tư, mà nó lập ra 1 pháp nhân là A, cấp cho pháp nhân này 720 củ để góp vốn.
Pháp nhân A này liên doanh với 1 pháp nhân B của Tàu để lập nên công ty liên doanh X. Công ty liên doanh X mới là chủ của dự án và trách nhiệm đi vay cùng trả nợ là thằng này.
Nếu dự án mà phá sản thì thằng X này bán tài sản cho thằng Y hay gán nợ cho ngân hàng Z thế là hết, chính phủ Lào nó chẳng mất thêm đồng nào.
Y hay Z ôm dự án thì vẫn vận hành trên đất Lào. Lào nó lại lập ra các pháp nhân C,D,E... bán điện, bán trà đá, mỳ tôm, khuân vác, cửu vạn thì vẫn thu tiền của bọn Y,Z.
Nói chung thằng Lào nó ăn 2 đầu, vì tài sản vẫn nằm trên đất nó thì nó vẫn nắm đằng chuôi. Dự án này thằng Tàu mới là thằng rủi ro hơn.
Có chút thời gian rảnh, lại lý sự với 2 cụ.
Cụ phiendasau cho rằng đây là đầu tư mang tính chất công ích của Lào, so sánh với metro Sài gòn, thậm chí bệnh viện, trường học. Tức là không cần hoàn vốn, phục vụ là chính.
Còn cụ IPMan lại rất "máu lạnh" khi khẳng định "Lào chỉ chịu trách nhiệm đối với 720 triệu đô, nếu không trả được thì bán đi là xong".
Các cụ có thấy mâu thuẫn không? Nếu không cần hoàn vốn như cụ phiendasau nói thì tất sẽ lỗ, sẽ phải bán đi, mà khi đã bán đi thì lấy quyền gì mà phục vụ công ích? Dân chúng động vào mà không có tiền nó chả đánh cho tòe mỏ.
Vậy tóm lại thì dự án này là đầu tư công ích hay đầu tư thương mại?
Câu trả lời của tôi: ĐƯƠNG NHIÊN NÓ LÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI, nếu không thì đã không có liên doanh. Thậm chí còn là đầu tư thương mại nặng khi gói 3,6 tỉ đô được tách ra cho vay với danh nghĩa là công ty liên doanh vay (dù là bảo lãnh của Chính phủ Lào hay từ chính dự án thì cũng là liên doanh vay).
Liên doanh vay thì liên doanh phải trả chứ không phải là chính phủ Lào hay chính phủ TQ trả. Vậy liên doanh lấy tiền ở đâu? CHỈ CÓ 1 NGUỒN LÀ TỪ CHÍNH DỰ ÁN, nghĩa là ngay từ đầu tiên các bên đã giả định rằng dự án phải làm ra tiền.
Vậy, dự án này có khả năng làm ra tiền để tự trả nợ không? Tôi khẳng định là không. 3,6 tỉ đô cho 25 năm, mỗi năm phải trả khoảng 200 triệu đô cả gốc và lãi. Muốn thế thì doanh thu toàn tuyến phải đạt 400 đến 450 triệu đô hàng năm, hoàn toàn phi thực tế!
Có lẽ ta nên lập một cái bet cho 5 năm kể từ khi tuyến đường này hoạt động (dự kiến cuối 2021) với các khả năng:
1. Dự án thành công, đủ tiền trả nợ
2. Có khách kha khá nhưng không đủ trả nợ
3. Thất bại về doanh thu, phải giải quyết khủng hoảng
Không biết năm 2026 chúng ta có còn gặp nhau trên này không?