Ví dụ oánh Vietlot như nào cho hay...trong khi những môn toán cần thiết với đời sống hằng ngày thì học rất sơ sài, như xác suất, tập hợp,...
Ví dụ oánh Vietlot như nào cho hay...trong khi những môn toán cần thiết với đời sống hằng ngày thì học rất sơ sài, như xác suất, tập hợp,...
Đúng rồi cụ. Cháu có tham gia 1 chương trình sau đại học về kinh tế (học ra học, học rất vất vả chứ không phải học chơi chơi), những người học giỏi nhất trong lớp là những người học đại học ngành kỹ thuật chứ không phải đã từng học ngành kinh tế.em từng học luật e biết; thành công sau này đa số đầu vào khối A; Quyết còi hình như cũng dân luật khối A;
các thầy cô trong trường cũng bảo thích hội khối A vì bno thông minh nhanh nhẹn hơn; thời em Luật thi cùng đề vs ĐH Xây dựng nên khó kinh khủng; sau này thi 3 chung mới đỡ đi
Trong ngành đầu tư chắc không ai xa lạ với Renaissance Technologies của nhà toán học Jim Simons, tập hợp toàn người mà chúng ta gọi là dân khối A, quỹ có lợi suất cao vào bậc nhất kéo dài liên tục khiến các đối thủ khác phải khóc thétVí dụ oánh Vietlot như nào cho hay...
Xác suất - Thống kê có nhiều ứng dụng tuyệt lắm. Người đôi khi được gọi là nhà phát minh ra lại ngành bảo hiểm là một nhà toán học:Trong ngành đầu tư chắc không ai xa lạ với Renaissance Technologies của nhà toán học Jim Simons, tập hợp toàn người mà chúng ta gọi là dân khối A, quỹ có lợi suất cao vào bậc nhất kéo dài liên tục khiến các đối thủ khác phải khóc thét
Câu này bất hủ cụ ạ, rất triết và giáo điều. Kiến thức là vô tận n thời gian thì hữu hạn. Cứ mất tg học những thứ vô bổ thì lấy đâu ra quỹ thời gian để học những thứ hay ho khác.Học không bao giờ thừa đâu, em và các cụ học đủ các loại ngày xưa có sao đâu
Cụ lại hiểu ý em sang hướng khác rồi.Chương trình này cách đây 20 năm rồi cụ, lạc hậu quá rồi. Bây giờ người ta ko dạy những thứ đấy nữa, môn học cũng có rất nhiều môn là selective ngoài những môn bắt buộc. Giờ mình chọn mục tiêu mình định trở thành cái gì, từ đấy họ khuyến cáo nên học gì. Ko phải nhánh nào cũng cần toán sâu, và em nghĩ thế mới đúng
Bachelor of Computer Science - Study - The University of Queensland
Shape the digital future by gaining the knowledge and practical skills to design, develop and analyse computer-based systems.future-students.uq.edu.au
Toán đâu chỉ có giải tích. Số học, đại số, hình học, lượng giác, xác suất, thống kê. Học kỹ mấy món đó mửa mật ra ấy chứ.Ko biết toán thì học cntt kiểu gì, 4.0 chuyển đổi số = chân à
Em luôn đánh giá cao những người giỏi toán.. Sếp to nhất công ty em cũng dân toán rồi đại học học ngành kỹ thuật, giờ kinh doanh cũng nhạy bén miu mô tính toán rất chuẩn chỉ..Xác suất - Thống kê có nhiều ứng dụng tuyệt lắm. Người đôi khi được gọi là nhà phát minh ra lại ngành bảo hiểm là một nhà toán học:
Kính cụ là trường học không hề dạy tư duy logic hoặc tự cho là có nhưng kết quả là học sinh không có tư duy logic. Do đó khi đi làm phải được đào tạo về tư duy logic nếu không nhân viên sẽ bị hạn chế về cách tiếp cận vấn đề, ra quyết định, chọn giải pháp. Đó là hệ quả của việc dạy toán nhưng không dạy tư duy, dùng thời gian ít ỏi cho những thứ sai thứ tự về mức độ thiết thức dẫn đến đạt giá trị thấp về sản phẩm giáo dụcKo ạ. Ngoài ý nghĩa về cải thiện tư duy logic, đây cũng là những lý thuyết nền móng cho nhiều ứng dụng từ khoa học vũ trụ đến kinh tế tài chính.
Vì em và cụ học như ngày xưa nên mới chỉ như bây giờ, nếu học kiểu khác thì đã hơn bây giờ. Sao cụ không thử tư duy như vậyHọc không bao giờ thừa đâu, em và các cụ học đủ các loại ngày xưa có sao đâu
Cụ nào cũng ra rả câu cửa miệng "phải luôn đổi mới, cải tiến, bắt kịp thời đại" thế nhưng quyết ôm khư khư cách dạy và học 20 năm có hơnChương trình này cách đây 20 năm rồi cụ, lạc hậu quá rồi. Bây giờ người ta ko dạy những thứ đấy nữa, môn học cũng có rất nhiều môn là selective ngoài những môn bắt buộc. Giờ mình chọn mục tiêu mình định trở thành cái gì, từ đấy họ khuyến cáo nên học gì. Ko phải nhánh nào cũng cần toán sâu, và em nghĩ thế mới đúng
Bachelor of Computer Science - Study - The University of Queensland
Shape the digital future by gaining the knowledge and practical skills to design, develop and analyse computer-based systems.future-students.uq.edu.au
Triết là môn em thích khi học ở cấp 3 tuy nhiên khả năng giảng của giáo viên bị bó hẹp trong cách thể hiện của SGK nên kém hấp dẫn và thuyết phụcng ta đánh đồng triết vs các môn mác lê khác; chứ em mở tư duy ra vì dc học triết học, vs e nó tối quan trọng trong tư duy kể cả bây giờ
Em hỏi chứ không có phán, thường thì hút cỏ xong sẽ nói năng ngô nghê, nhưng có thể cụ là ngoại lệ không cần hút cũng có thể như vậy nên em hỏi để làm rõ ạCụ cũng phán người ta hút gì đó thôi! Theo tôi nên thực tế 1 chút! Sau nầy trình độ lên cao (Hoặc ai thích học cao để làm Ngô Bảo Châu hay gì gì thì cũng có chổ cho họ học) -
Cụ có chuyên môn có khác, nói đâu ra đấy, em phục lăn. GD của mình kiêng kỵ hai câu hỏi "Tại sao?" và "Tại sao không?" nên hệ quả là vậyNếu là phổ thông thì cái kiểu dạy tích phân, vi phân ở ta hiện nay là phản khoa học.
NƯỚC NGOÀI
Học sinh phổ thông ở nước ngoài cũng học tích phân, vi phân, thậm chí sớm hơn nhưng họ không nói về khái niệm này mà nhẹ nhàng đưa vào từ lớp 9, 10 qua các bài toán đồ thị. VD để tính quãng đường của một chuyển động không đều, hs sẽ tính diện tích bằng cách chia nhỏ ra và tính tổng, đó chính là phân ra rồi tích lũy lại (tích phân):
View attachment 5741173
Với vi phân thì từ đồ thị d-t, chỗ nào độ dốc lớn thì vận tốc lớn. Ở lớp 9 học cái này nhưng không đề cập tới khái niệm đạo hàm.
Từ đó, khi lên 11-12, khi nói đến đạo hàm, tích phân, học sinh hiểu cái gốc của vấn đề. Và ở cấp này, nó là dự bị đại học chứ không hẳn là phồ thông.
Ở TA
Vào một lớp 12, trên bảng ta sẽ thấy thầy cô đang dạy cách lấy tích phân của một hàm số rất phức tạp. Nào là thay biến, trục căn thức, lượng giác hóa...những thứ mà bây giờ máy tính bấm phát là ra nguyên hàm giải tích. Cái chúng ta cần dạy là ý nghĩa thì chả dạy mấy mà lại tập trung vào kỹ thuật tích phân. Em cho hs làm 1 bài là tính khối lượng 1 thanh nhưng khối lượng riêng bố trí không đều mà theo 1 hàm số. Học sinh ko biết làm thế nào để ra biểu thức tích phân. Khi thầy làm ra hộ biểu thức thì tính tích phân rất nhanh. Hỏi tiếp: nếu các em làm chủ thì các em sẽ trả lương cho người đưa ra cách giải quyết vấn đề hay là kỹ thuật viên tính tích phân?
Một VD khác là hs VN học số phức, số ảo ở cấp phổ thông. Hỏi bảo để làm gì thì chịu cứng. Em dân Vật lí, cũng giảng cho hs bên toán một số ứng dụng, vd có thể thay vector quay bằng số phức, giải các bài tập dao động xoay chiều bằng số phức... nhưng giải thích xong thì cả thầy trò đều kết luận những thứ này nên đưa lên ĐH. Những ai sau này đi học xã hội thì cần gì số phức hở trời.
Với kiểu thi như hiện nay (cũng có chút thay đổi nhưng ko ăn thua) thì hs VN đang bị sa đà vào cách học làm thợ. Trong tương lai, các kiến thức kiểu đó sẽ không có đất dụng võ.
Chốt lại, ở cấp phổ thông, ta không cần kiểu học tích phân, đạo hàm như hiện nay mà nên đưa vào qua các bài toán ứng dụng. Toán cần phải chia ra thành 2 đối tượng: hs sẽ học tiếp lên cao và hs chỉ cần kiến thức phổ thông. Thợ may thì cần gì kỹ thuật tính tích phân, đạo hàm. Đề cao mấy thứ đó chính là làm hạ thấp cái đẹp của môn toán đi.
Cụ đã cất công tim hiểu thì tìm hiểu luôn sau tên gọi "đạo hàm" thì trường học ở Mỹ dạy như thế nào và cụ so sánh với thời cụ họcChủ đề này rất hay nên em lại có hứng bàn tiếp.
I. Ý kiến: Không nên dạy đạo hàm, tích phân, vi phân ở cấp PTTH.
Lý do 1: vì đa phần sau này đi làm mọi người không dùng tới?
Theo em, quá trình học tập từ 3 đến 18 tuổi là quá trình khám phá khả năng của bản thân mình. Từ đó, mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, sở thích và tìm được vị trí thích hợp cho mình trong thế giới này. Do đó, cần học nhiều thứ để khám phá bản thân. Kể cả học viết chữ đẹp vì biết đâu mình có năng khiếu với nghề calligraphy. (viết đến đây nhớ đến Steve Jobs)
Tất nhiên, ai mà đã biết mình muốn làm nghề gì từ sớm thì cũng có thể chọn lọc môn học cần thiết cho nghề của mình. Ví dụ muốn làm kế toán thì có thể không cần học giỏi môn Sinh, Hóa chẳng hạn. Nhưng phần lớn học sinh phổ thông không biết mình là ai trong tương lai.
Mặt khác có rất nhiều thứ cần đưa vào giáo dục phổ thông còn để nâng cao trình độ dân trí. Em nhớ năm có "Cừu Dolly và nhân bản vô tính", cả thế giới xôn xao và mấy đứa nước ngoài nó đều hiểu, đứa không hiểu nó tra đọc một tý thì hiểu trong khi em không hiểu gì và phần lớn dân Việt Nam lúc đó cũng không hiểu. Em mới nhận ra kiến thức của mình thiếu hụt trầm trọng, dân trí nước ta thua xa thế giới ra sao.
Bây giờ chúng ta đứng ở 20 năm sau nhìn lại nên chúng ta biết chúng ta cần học gì cho tương lai. Hãy nhớ lại năm 16, 17 tuổi, đa phần chúng ta không biết cần học gì.
Vậy, đối với em, lý do đa phần mọi người không dùng tới nên không học là không thuyết phục.
Lý do thứ 2: Thế giới học không dạy đạo hàm, tích phân ở PTTH?
View attachment 5741688 View attachment 5741690
Đây là chương trình toán ở một vài trường phổ thông Mỹ.
Em tìm hiểu thấy bọn Canada cũng dạy đạo hàm, tích phân,...
Bọn Sing thì em chả thèm xem nữa, chúng nó học khó hơn mình rồi.
Ở trên thì có cụ nói Nhật, Hàn cũng dạy. Như vậy, không chỉ VN mà nhiều nước trên thế giới dạy đạo hàm tích phân,.. ở bậc PTTH.
Vậy vấn đề là Việt Nam có nên dạy không? Em chưa có đủ thông tin và dữ liệu để kết luận rằng việc đưa nội dung này ra khỏi chương trình học ở phổ thông VN thì có lợi hơn việc giảng dạy hiện tại.
Tiếp theo, vấn đề là dạy nội dung này như nào?