[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

hoangthuywalla

Xe tải
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
493
Động cơ
457,814 Mã lực
Thấy có bác đưa chương trình STEM ra để đả kích thớt. Nếu được thì mời các bác chém sâu thêm vào. Xem phần toán (M) trong STEM được dạy như thế nào? Và 4 phần Khoa Học (S) , Công nghệ (T), và Kỹ thuật (E) được dạy như thế nào? Có tách khỏi M không?
 

Lê Bảo Minh

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-398418
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
1,366
Động cơ
407,864 Mã lực
Nơi ở
Hotline: 0972.977.112
Website
linhlimoshop.com
Có mấy cái bắt buộc phải học mà em vẫn buồn cười đến tận bây giờ, vì toàn: Mẹ ơi mẹ làm cho con. Như kiểu đan quạt nan, thêu đột, tiêm lợn, chiết cành, mổ giun.... Mình thì thấy không hiểu học làm gì, nhưng có 1 số bạn, từ những bài thực hành như vậy lại yêu thích môn sinh rồi học ngành y, hoặc thích làm kĩ sư nông nghiệp.... Nói chung, giáo dục dạy đều các môn vì sẽ có phù hợp với đối tượng nào đó. Ai thích thì đi chuyên sâu, không thích rồi dần lên đại học cũng tự bỏ mà học ngành mình thích.
 
  • Vodka
Reactions: A98

Marance

Xe điện
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
2,114
Động cơ
109,362 Mã lực
như cụ thì em nghĩ: cứ đẻ 1 đứa rồi nuôi đến 18t, bổ đầu nó ra và nhét 1 con chip, rồi cài gì thì cài vào đó. khỏi phải học cho tốn kém và vất vả.
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,131 Mã lực
Cụ học Bách Khoa hay trường nào cụ? Trong khối kỹ thuật, phần toán cao cấp của Bách Khoa là kinh dị nhất!
Em BK những năm giữa 90 cụ ạ. Em rất có duyên khi ôn thi cấp tốc trước khi vào trường được học cả hai thầy Nguyễn Đình Trí và Lương Duyên Bình (là hai thầy chủ biên giáo trình Toán cao cấp và Vật lý đại cương). Khi đỗ vào trường thì hai năm đại cương tất cả các kỳ phải học hai môn này lại được học đúng hai thầy. Mỗi tội môn Toán hay học giảng đường rộng, ngày đó học chưa dùng mic nên học môn thày Trí hơi vất vì thày cũng có tuổi, nói không được to.
Về học Toán, em tiếp xúc nhiều nhưng thực sự phục đội Nghĩa Hưng, Nam Định. Mấy thằng em biết quê đó nó học Toán cao cấp dễ như mình ăn kẹo vậy.
 

Ama-Kia

Xe buýt
Biển số
OF-69292
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
616
Động cơ
440,830 Mã lực
Nơi ở
Central of Việt Nam
Cụ hành nghề thầy bói ở xó nào mà phán người khác mất gốc ngay được, tài tình thế không biết =D>
Cụ cũng phán người ta hút gì đó thôi! Theo tôi nên thực tế 1 chút! Sau nầy trình độ lên cao (Hoặc ai thích học cao để làm Ngô Bảo Châu hay gì gì thì cũng có chổ cho họ học) -
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,010
Động cơ
80,447 Mã lực
Đúng là cuộc sống hàng ngày ko cần đến mấy thứ cao siêu như lim, tích phân, đạo hàm....
Cái đó nên dành cho trường chuyên, các lớp chuyên sâu. Đại trà cái đó em thấy ko cần thiết lắm. Nắm chắc toán cấp 2, vật lý, hóa cấp 2 là làm được khối việc đơn thuần.
Học không bao giờ thừa đâu, em và các cụ học đủ các loại ngày xưa có sao đâu
Đúng là học thì không thừa. Nhưng như cụ trên nói, mấy môn này không nên phổ thông bắt buộc mà dành cho trường chuyên, lớp chuyên sâu thì hợp lý hơn. Như bản thân em trước học đại học khối xã hội, ngoại ngữ mà bắt em học toán cao cấp. Em thi lại học lại mấy lần mới qua đươc môn này :D :D :D :D.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Có mấy cái bắt buộc phải học mà em vẫn buồn cười đến tận bây giờ, vì toàn: Mẹ ơi mẹ làm cho con. Như kiểu đan quạt nan, thêu đột, tiêm lợn, chiết cành, mổ giun.... Mình thì thấy không hiểu học làm gì, nhưng có 1 số bạn, từ những bài thực hành như vậy lại yêu thích môn sinh rồi học ngành y, hoặc thích làm kĩ sư nông nghiệp.... Nói chung, giáo dục dạy đều các môn vì sẽ có phù hợp với đối tượng nào đó. Ai thích thì đi chuyên sâu, không thích rồi dần lên đại học cũng tự bỏ mà học ngành mình thích.
Đúng rồi cụ ơi, giáo dục là cho toàn bộ, nên chương trình phải cân bằng. Sẽ chỉ có vài phần trăm người cần các kiến thức toán đó nhưng chương trình vẫn phải dạy.
Thật nực cười cho những người nghĩ "tôi không cần nó, nên toàn xã hội không cần".
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,867
Động cơ
496,762 Mã lực
Đúng là học thì không thừa. Nhưng như cụ trên nói, mấy môn này không nên phổ thông bắt buộc mà dành cho trường chuyên, lớp chuyên sâu thì hợp lý hơn. Như bản thân em trước học đại học khối xã hội, ngoại ngữ mà bắt em học toán cao cấp. Em thi lại học lại mấy lần mới qua đươc môn này :D :D :D :D.
Em tưởng đang nói về giáo dục phổ thông, chứ học Đh Văn hay XH mà bắt học toán cao cấp vi phân tích phân topo hình học là bcm rùi
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,229
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
-Đang bàn luận là mức độ dạy như hiện tại là nền tảng hay chuyên sâu
-Cần cải thiện cả định hướng, tư vấn học đường để phụ huynh và học sinh biết muốn gì thì học gì, chỗ "chứ làm sao biết" của cụ là bi ai của nền GD khi phung phí tiền của, thời gian mà khi đi làm gần như vứt phải học từ đầu
Thì trong 1 post sau của em, em đã trình bày là với nhận định cá nhân thì mức độ hiện nay là nền tảng. Cái thiếu cần bổ sung là phần giải thích đi kèm kiến thức sách vở rằng những cái đang học này nó liên quan thế nào tới đời sống, vì thiếu cái giải thích này nên nhiều người thấy rằng học những môn đó là vô bổ...
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,889
Động cơ
278,901 Mã lực
Em BK những năm giữa 90 cụ ạ. Em rất có duyên khi ôn thi cấp tốc trước khi vào trường được học cả hai thầy Nguyễn Đình Trí và Lương Duyên Bình (là hai thầy chủ biên giáo trình Toán cao cấp và Vật lý đại cương). Khi đỗ vào trường thì hai năm đại cương tất cả các kỳ phải học hai môn này lại được học đúng hai thầy. Mỗi tội môn Toán hay học giảng đường rộng, ngày đó học chưa dùng mic nên học môn thày Trí hơi vất vì thày cũng có tuổi, nói không được to.
Về học Toán, em tiếp xúc nhiều nhưng thực sự phục đội Nghĩa Hưng, Nam Định. Mấy thằng em biết quê đó nó học Toán cao cấp dễ như mình ăn kẹo vậy.

Thầy Trí có ra 3 tập sách giáo khoa Toán cao cấp, dạy nhiều ở các trường ĐH khối kỹ thuật. Mỗi kỳ 6 trình, nặng phết.

Cuốn này viết dễ hiểu, học tốt. [Một SV đạt 9 điểm cả 3 kỳ môn này said :D ]
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,782
Động cơ
8,915 Mã lực
Nếu là phổ thông thì cái kiểu dạy tích phân, vi phân ở ta hiện nay là phản khoa học.

NƯỚC NGOÀI

Học sinh phổ thông ở nước ngoài cũng học tích phân, vi phân, thậm chí sớm hơn nhưng họ không nói về khái niệm này mà nhẹ nhàng đưa vào từ lớp 9, 10 qua các bài toán đồ thị. VD để tính quãng đường của một chuyển động không đều, hs sẽ tính diện tích bằng cách chia nhỏ ra và tính tổng, đó chính là phân ra rồi tích lũy lại (tích phân):
1608178078666.png


Với vi phân thì từ đồ thị d-t, chỗ nào độ dốc lớn thì vận tốc lớn. Ở lớp 9 học cái này nhưng không đề cập tới khái niệm đạo hàm.

Từ đó, khi lên 11-12, khi nói đến đạo hàm, tích phân, học sinh hiểu cái gốc của vấn đề. Và ở cấp này, nó là dự bị đại học chứ không hẳn là phồ thông.

Ở TA

Vào một lớp 12, trên bảng ta sẽ thấy thầy cô đang dạy cách lấy tích phân của một hàm số rất phức tạp. Nào là thay biến, trục căn thức, lượng giác hóa...những thứ mà bây giờ máy tính bấm phát là ra nguyên hàm giải tích. Cái chúng ta cần dạy là ý nghĩa thì chả dạy mấy mà lại tập trung vào kỹ thuật tích phân. Em cho hs làm 1 bài là tính khối lượng 1 thanh nhưng khối lượng riêng bố trí không đều mà theo 1 hàm số. Học sinh ko biết làm thế nào để ra biểu thức tích phân. Khi thầy làm ra hộ biểu thức thì tính tích phân rất nhanh. Hỏi tiếp: nếu các em làm chủ thì các em sẽ trả lương cho người đưa ra cách giải quyết vấn đề hay là kỹ thuật viên tính tích phân?

Một VD khác là hs VN học số phức, số ảo ở cấp phổ thông. Hỏi bảo để làm gì thì chịu cứng. Em dân Vật lí, cũng giảng cho hs bên toán một số ứng dụng, vd có thể thay vector quay bằng số phức, giải các bài tập dao động xoay chiều bằng số phức... nhưng giải thích xong thì cả thầy trò đều kết luận những thứ này nên đưa lên ĐH. Những ai sau này đi học xã hội thì cần gì số phức hở trời.

Với kiểu thi như hiện nay (cũng có chút thay đổi nhưng ko ăn thua) thì hs VN đang bị sa đà vào cách học làm thợ. Trong tương lai, các kiến thức kiểu đó sẽ không có đất dụng võ.

Chốt lại, ở cấp phổ thông, ta không cần kiểu học tích phân, đạo hàm như hiện nay mà nên đưa vào qua các bài toán ứng dụng. Toán cần phải chia ra thành 2 đối tượng: hs sẽ học tiếp lên cao và hs chỉ cần kiến thức phổ thông. Thợ may thì cần gì kỹ thuật tính tích phân, đạo hàm. Đề cao mấy thứ đó chính là làm hạ thấp cái đẹp của môn toán đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,950
Động cơ
423,348 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Lý thuyết Nhiệt trắc nghiệm tick sai trừ điểm =)) vãi chưa
Em thoát khỏi mấy cái nhà C ấy được hơn 21 năm rồi mà đọc còm của cụ em vẫn hoảng. Môn tự đông hóa là thầy phó khoa dạy, thầy bảo các em không giải được phương trình vi phân bậc 3 này đâu. Đến chúng tôi còn thấy mệt nữa là =))
 

antidau

Xì hơi lốp
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,397
Động cơ
-178,467 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Các nước khác toán trung học ng ta dạy cái gì? Mình rất là tò mò đó.
Trung học Mỹ giải phương trình bậc là 2 là hết cỡ rồi cụ
Tuy nhiên Mỹ không nhập khẩu đám nhân viên kỹ thuật, khoa học được học phổ thông nặng như Đông Âu, Đông Á thì vỡ mồm.
Cứ nhìn đám nông thôn ủng hộ Trump, đội mỹ Make America Great Again thì biết cụ ạ, toàn đầu đất phương trình bậc 1 chưa chắc đã giải nổi =))
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
265
Động cơ
389,016 Mã lực
Chủ đề này rất hay nên em lại có hứng bàn tiếp.
I. Ý kiến: Không nên dạy đạo hàm, tích phân, vi phân ở cấp PTTH.
Lý do 1: vì đa phần sau này đi làm mọi người không dùng tới?

Theo em, quá trình học tập từ 3 đến 18 tuổi là quá trình khám phá khả năng của bản thân mình. Từ đó, mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, sở thích và tìm được vị trí thích hợp cho mình trong thế giới này. Do đó, cần học nhiều thứ để khám phá bản thân. Kể cả học viết chữ đẹp vì biết đâu mình có năng khiếu với nghề calligraphy. (viết đến đây nhớ đến Steve Jobs)
Tất nhiên, ai mà đã biết mình muốn làm nghề gì từ sớm thì cũng có thể chọn lọc môn học cần thiết cho nghề của mình. Ví dụ muốn làm kế toán thì có thể không cần học giỏi môn Sinh, Hóa chẳng hạn. Nhưng phần lớn học sinh phổ thông không biết mình là ai trong tương lai.
Mặt khác có rất nhiều thứ cần đưa vào giáo dục phổ thông còn để nâng cao trình độ dân trí. Em nhớ năm có "Cừu Dolly và nhân bản vô tính", cả thế giới xôn xao và mấy đứa nước ngoài nó đều hiểu, đứa không hiểu nó tra đọc một tý thì hiểu trong khi em không hiểu gì và phần lớn dân Việt Nam lúc đó cũng không hiểu. Em mới nhận ra kiến thức của mình thiếu hụt trầm trọng, dân trí nước ta thua xa thế giới ra sao.
Bây giờ chúng ta đứng ở 20 năm sau nhìn lại nên chúng ta biết chúng ta cần học gì cho tương lai. Hãy nhớ lại năm 16, 17 tuổi, đa phần chúng ta không biết cần học gì.
Vậy, đối với em, lý do đa phần mọi người không dùng tới nên không học là không thuyết phục.
Lý do thứ 2: Thế giới học không dạy đạo hàm, tích phân ở PTTH?
1608184976316.png
1608185155998.png


Đây là chương trình toán ở một vài trường phổ thông Mỹ.
Em tìm hiểu thấy bọn Canada cũng dạy đạo hàm, tích phân,...
Bọn Sing thì em chả thèm xem nữa, chúng nó học khó hơn mình rồi.
Ở trên thì có cụ nói Nhật, Hàn cũng dạy. Như vậy, không chỉ VN mà nhiều nước trên thế giới dạy đạo hàm tích phân,.. ở bậc PTTH.

Vậy vấn đề là Việt Nam có nên dạy không? Em chưa có đủ thông tin và dữ liệu để kết luận rằng việc đưa nội dung này ra khỏi chương trình học ở phổ thông VN thì có lợi hơn việc giảng dạy hiện tại.
Tiếp theo, vấn đề là dạy nội dung này như nào?
 

cuicui

Xe tải
Biển số
OF-735108
Ngày cấp bằng
6/7/20
Số km
221
Động cơ
69,090 Mã lực
Tuổi
43
Nếu là phổ thông thì cái kiểu dạy tích phân, vi phân ở ta hiện nay là phản khoa học.

NƯỚC NGOÀI

Học sinh phổ thông ở nước ngoài cũng học tích phân, vi phân, thậm chí sớm hơn nhưng họ không nói về khái niệm này mà nhẹ nhàng đưa vào từ lớp 9, 10 qua các bài toán đồ thị. VD để tính quãng đường của một chuyển động không đều, hs sẽ tính diện tích bằng cách chia nhỏ ra và tính tổng, đó chính là phân ra rồi tích lũy lại (tích phân):
View attachment 5741173

Với vi phân thì từ đồ thị d-t, chỗ nào độ dốc lớn thì vận tốc lớn. Ở lớp 9 học cái này nhưng không đề cập tới khái niệm đạo hàm.

Từ đó, khi lên 11-12, khi nói đến đạo hàm, tích phân, học sinh hiểu cái gốc của vấn đề. Và ở cấp này, nó là dự bị đại học chứ không hẳn là phồ thông.

Ở TA

Vào một lớp 12, trên bảng ta sẽ thấy thầy cô đang dạy cách lấy tích phân của một hàm số rất phức tạp. Nào là thay biến, trục căn thức, lượng giác hóa...những thứ mà bây giờ máy tính bấm phát là ra nguyên hàm giải tích. Cái chúng ta cần dạy là ý nghĩa thì chả dạy mấy mà lại tập trung vào kỹ thuật tích phân. Em cho hs làm 1 bài là tính khối lượng 1 thanh nhưng khối lượng riêng bố trí không đều mà theo 1 hàm số. Học sinh ko biết làm thế nào để ra biểu thức tích phân. Khi thầy làm ra hộ biểu thức thì tính tích phân rất nhanh. Hỏi tiếp: nếu các em làm chủ thì các em sẽ trả lương cho người đưa ra cách giải quyết vấn đề hay là kỹ thuật viên tính tích phân?

Một VD khác là hs VN học số phức, số ảo ở cấp phổ thông. Hỏi bảo để làm gì thì chịu cứng. Em dân Vật lí, cũng giảng cho hs bên toán một số ứng dụng, vd có thể thay vector quay bằng số phức, giải các bài tập dao động xoay chiều bằng số phức... nhưng giải thích xong thì cả thầy trò đều kết luận những thứ này nên đưa lên ĐH. Những ai sau này đi học xã hội thì cần gì số phức hở trời.

Với kiểu thi như hiện nay (cũng có chút thay đổi nhưng ko ăn thua) thì hs VN đang bị sa đà vào cách học làm thợ. Trong tương lai, các kiến thức kiểu đó sẽ không có đất dụng võ.

Chốt lại, ở cấp phổ thông, ta không cần kiểu học tích phân, đạo hàm như hiện nay mà nên đưa vào qua các bài toán ứng dụng. Toán cần phải chia ra thành 2 đối tượng: hs sẽ học tiếp lên cao và hs chỉ cần kiến thức phổ thông. Thợ may thì cần gì kỹ thuật tính tích phân, đạo hàm. Đề cao mấy thứ đó chính là làm hạ thấp cái đẹp của môn toán đi.
Thầy không biết dạy thôi chứ như tôi thầy dạy kỹ, hiểu mẹ luôn vi phân - vận tốc gia tốc nên lúc thi vào Bách Khoa tôi giải được bài toán phân loại sinh viên được điểm 10 tối đa môn vật lý.
Oong học dốt hoặc thầy ko biết dạy sao lại đổ được cách học ở ta được. Ở đây ai chả học delta X/delta Y, có ông đếu để ý.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Em trích lục một curriculum môn toán dđiển hình của một chương trình cấp 3 ở Hàn Quốc

1608187894124.png


1608187921111.png


Có thể thấy chương trình của họ bao gồm đầy đủ cả đạo hàm, nguyên hàm, tích phân, ma trận, những phần được coi là khó và đang được các cụ ở đây đòi bỏ.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,811
Động cơ
303,892 Mã lực
Mời các cụ mợ chém cho vui.
Chứ em thấy mấy món đó học ở trường PT chả có ý nghĩa gì trong tương lai nữa rồi. Để thời gian dạy các cháu lập trình, ngoại ngữ, thể thao học đường coi bộ có lý hơn.
E thì thấy nên học ít lại thui, nói giảm tải mà năm nào cũng tăng tải :(
 

Khanhnho

Xe buýt
Biển số
OF-198976
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
894
Động cơ
333,683 Mã lực
Toán Việt Nam giờ mà vẫn kêu nặng? Các bố trẻ vẫn lậm bài giảm tải kiến thức, tăng cường nhảy múa, thần đồng Tiếng Anh à? Sang Âu Mỹ nhìn bài thi của nó đi xem có choáng ko. Soi Hàn, Nhật, Trung chắc ngất. Mà chẳng cần xa xôi, so toán với Thái có khi cũng ko bằng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top