Cụ cho tên sách để em tham khảo thử tương đương là thế nào nhéCao đâu mà cao, thấp hơn nhiều nước tiên tiến khác. Chương trình học song bằng ở cấp 2 cho thấy 2 chương trình gần tương đương.
Cụ cho tên sách để em tham khảo thử tương đương là thế nào nhéCao đâu mà cao, thấp hơn nhiều nước tiên tiến khác. Chương trình học song bằng ở cấp 2 cho thấy 2 chương trình gần tương đương.
Cụ cho ví dụ đi, nghe chém kích thích vãiBác nhầm.
Đến các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới còn phải sử dụng toán & toán cao cấp rất nhiều.....tích phân....vi phân.....ma trận.
Là bác mới ăn món họ nấu chứ chưa từng nhìn họ nấu và học cách nấu thôi.
Rất nhiều điều trong cách quy hoạch, tổ chức, thiết kế nội dung, hàm lượng, phương dạy và học được làm một cách giáo điều hoặc từng đúng nhưng không cải tiến theo đánh giá, khảo sát, theo thời đại nên auto giữ nguyên nếu không có phản biện khoa học mạnh mẽKo có chuyện đó.
Em học cao đẳng nhà hàng khách sạn, tương đương cao đăng du lịch ở mình.
2 năm liền em đạt 20/20 môn toán vì nó quá dễ trong khi cả lớp chật vật.
Mà chỉ học đến đạo hàm bậc 2 và xác suất thống kê .
Ở tú tài cơ bản bọn nó hoàn toàn ko đc học đaoj hàm bạc cao, tích phân vi phân đâu.
Thế nên quan điểm của em là ở cấp 3 chỉ học toán cơ bản thôi.
Lên đại học đứa nào học tự nhiên và kỹ thuật thì học cao cấp, đứa nào học kinh tế thì thiên về xác suất thống kê ... chứ ở mình là đng cào bằng, dạy tất bất kể sau trung học định đi theo hướng nào.
Xào ke cũng nên có kỹ năng bác ạ , phải chăng bác đang mẫu giáo nhớn .Bác nhầm.
Đến các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới còn phải sử dụng toán & toán cao cấp rất nhiều.....tích phân....vi phân.....ma trận.
Là bác mới ăn món họ nấu chứ chưa từng nhìn họ nấu và học cách nấu thôi.
-Đang bàn luận là mức độ dạy như hiện tại là nền tảng hay chuyên sâuMặc dù bây giờ em không nhớ gì lắm về mấy món này, nhưng hồi cấp 3 em làm ngon lành mà thấy cũng hay hay .. Kiến thức cơ bản để sau này ra đời ai thích đi theo hướng nào thì đều có nền tảng sẵn, chứ làm sao biết được định hướng từng cá nhân sau này học tiếp cái gì, ra đời làm cái gì...
Hay bây giờ do các cụ mợ cứ ép trẻ con phải biết nhiều thứ quá nên chúng nó gà công nghiệp không có thời gian chơi ??.
Chứ hồi em học cấp 3 ngoài giờ học chính cũng đi học thêm tẹt ga mà vẫn có thời gian đi chơi, đi đá bóng, bóng rổ, rồi cả đi karaoke cỏ uống rượu.. có đứa bạn thích đàn ca sáo nhị thì nó bỏ đá bóng đi học đàn.. vẫn bố trí thời gian tốt
Theo thuyết đa trí tuệ mỗi người giỏi và ngốc ở các loại trí tuệ khác nhauĐể loại bớt những thằng ngốc hơn thôi dù sau này cái đó "chẳng làm gì" theo quan điểm cục ngốc xít.
Không lập đc cái mô hình kinh tế thì lập trình cái mịa gì, ko giải nổi toán bằng ngôn ngữ thường đòi viết bằng ngôn ngữ máy, ảo tưởng ngốc xít vê lờ.
Không có học sinh dốt, chỉ có giáo trình kém hoặc giáo viên kém!Cụ nói đúng nhưng vế sau lại vào vòng luẩn quẩn rồi. Chương trình phổ thông ngày trước đã từng phân ban, rồi lại bỏ, rồi lại phân ban và rồi lại bỏ đó thôi. Bây giờ thì đang cho lựa chọn môn thi tốt nghiệp, toán + văn + anh bắt buộc thì phải. Còn những cái trong sách là những cái có ý nghĩa hết. Nhiều ng học k chịu hiểu hoặc hiểu k hết nên mới đòi bỏ.
Cụ còm rất chuẩn, em không trình bày đầy đủ và thấu đáo như cụNên bỏ và cũng ko nên bỏ. Vấn đề quan trọng nhất là người học là ai? Ta chỉ có 1 loại chương trình cào bằng cho tất cả chứ ở Tây học càng kém họ càng cho nhiều giấy khen, họ hạ chương trình càng dễ, cho đến khi theo được thì thôi và ngược lại, học càng giỏi thì chương trình càng khó. Cho nên hệ quả là họ có những anh thợ toán tiểu học làm mãi vẫn ko đúng, thế nhưng họ vẫn có giải Nobel là vì thế.
Chương trình của ta chỉ khó so với chương trình dễ, phổ thông của họ thôi. Chứ so với chương trình khó của họ, nói thật là mình chẳng ăn thua.
Về việc loại bỏ nội dung khó ra khỏi chương trình phổ thông thì cá nhân em không ủng hộ. Nếu làm vậy cái được sẽ là nhiều học sinh theo được hơn, nhưng cái mất là những em học tốt sẽ mất khả năng học tập ở môi trường đỉnh cao ở nước ngoài. Nên chăng, có lẽ là học tập nước ngoài, tiến tới bỏ cào bằng, xây dựng nhiều bộ chương trình tương ứng với các loại năng lực học tập khác nhau. Tây họ có những người thợ tốt, những người đấy thực sự chẳng cần biết tích phân làm cái gì, và họ vẫn có giải Nobel. Ta thì thợ thì ko ra gì, Nobel cũng chẳng có nốt, cũng chỉ vì 2 chữ cào bằng mà ra, trong khi năng lực mỗi người mỗi khác.
Hoàn toàn đúng nhưng hoàn toàn bất khả thi với cách dạy và học hiện nayToán học là để rèn luyện cho học sinh tư duy, logic, phát triển trí tưởng tượng và còn rất nhiều điều khác nữa mà cụ chủ thớt chưa có
Không phải cái gì cũng miễn phí & kiến thức không phải do ai mà do nhân loại bác ạ. Nếu bác là một cá thể trong nhân loại thì bác sẽ biết nó là thực thôi.Xào ke cũng nên có kỹ năng bác ạ , phải chăng bác đang mẫu giáo nhớn .
Ít ra thầy cụ cũng đã thử minh họa ứng dụng trong thực tế trong khi SGK không biên soạnNgày xưa học PT em đã từng đứng lên hỏi thầy giáo dạy toán rằng, thưa thầy học đạo hàm để làm gì? Thầy trả lời, nếu em là một người CN xây dựng, khi xe cát đổ cát xuống công trình, muốn biết bao nhiêu khối thì em phải cân đong đo đếm bằng tay. Còn nếu em là một KS thì chỉ cần tính toán bằng đạo hàm thế là xong! Vậy cái nào tiện lợi hơn. Có điều sau này đi làm em chưa thấy ông KS nào dùng đạo hàm tính thể tích đống cát cả.
Cụ thích STEM thế thì có thấy chương trình dạy và học STEM giống hay khác chương trình dạy và học Toán của mình?Cái cụ đang nói là khi đất nước đã đủ giàu.
Còn đất nước mới thoát nghèo và bắt buộc thoát bẫy thu nhập TB như VN thì đầu tư cho STEM là lựa chọn đúng đắn nhất.
Đừng để đến lúc chật vật không thoát ra nổi bẫy TNTB rồi lúc đó ôm hận
để được như tây âu thì như trung và hàn đã, bọn tây âu nó có vài trăm năm phát triển và đi cướp bóc rồi.Ai nói trung và han không sáng tạo ra cái gìtôi nói âu mỹ chứ nói hàn đâu? trung quốc còn sáng tạo ra vài thứ. âu mỹ học ít thế mà sáng tạo ra đủ thứ. hàn có sáng tạo ra cái gì đâu nhỉ?
Cụ có hiểu biết và trình độ cao về giáo dục đào tạo, em phục lắmVấn đề cơ bản khác nhau là triết lý dạy học:
- Người ta đặt trọng tâm vào việc phát triển tư duy học sinh theo từng bậc, lớp học, khiến cho học sinh có thể chủ động tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện và áp dụng vào thực tế đời sống.
- Ở ta, lâu nay, việc dạy học để tạo ra người thừa hành, thậm chí theo sách vở: nếu tình huống a thì hãy dùng đáp án a, v.v..., đóng cứng theo các khuôn mẫu. Việc các thày các cô dạy thêm tràn lan để kiếm tiền càng làm trầm trọng thêm cái lối suy nghĩ, hành xử thế này. Kết quả là khi lên học đại học, gặp ông thày, bà cô nào áp dụng cách dẫn dắt mang ở "Tây" về là sinh viên bối rối, ngơ ngác, hoang mang không biết làm thế nào, thậm chí phản ứng tiêu cực, phản ảnh, bôi xấu thày cô. Những em không học đại học mà "vào đời" ngay thì gặp các "thày cô giáo" đời còn khắc nghiệt gấp bội. Do đó, một số an phận, chấp nhận cuộc đời cứ thường thường như thế, cuộc sống vất vả, khó khăn. Số khác phản ứng lại, có khi tiêu cực, từ đó, sinh ra các mánh mung, thủ đoạn, thậm chí phạm pháp, tù tội. Chirmootj số ít kịp thích nghi và tự phấn đấu vươn lên.
Để thay đổi cách day học - bây giờ cũng nhiều người nhận ra cần thay đổi cách dạy học, sao cho học sinh được tự phát triển tư duy một cách lành mạnh - người ta đã bắt đầu cựa quậy. Nhưng vẫn trên cơ sở cũ, cách làm cũ, những con người cũ (Cần nói thẳng, để dạy học theo cách đổi mới này, liệu có đến một nửa giáo viên phổ thông đáp ứng được nhu cầu không??? Ngay khi giáo viên tiểu học, khi được hướng dẫn giải thích cho học sinh phép nhân là phép cộng liên tiếp nhiều lần với cùng một số, cũng ngớ người ra!). Hãy xem việc soạn chương trình giáo dục phổ thông. Nước ngoài bỏ rất nhiều công soạn thảo, nghiên cứu rất kỹ, kiến thức được phát triển theo đường xoáy ốc, phần này, lớp này, liên kết với phần kia, lớp kia, v.v... Người ta đã tốn nhiều tiền , dùng một đội ngũ trí thức lớn để xây dựng chương trình. Hãy xem một đoạn trích chương trình Toán cho lớp 1 phổ thông ở Mỹ theo Chuẩn Cốt Lõi Chung cho các Bang (Common Core State Standards). Và các chuyên gia xây dựng chương trình KHÔNG tham gia viết sách giáo khoa.
Còn ở ta? Số tiền vay của Ngân hàng thế giới để đổi mới giáo dục phổ thông là rất không ít, không thấy hạch toán, kiểm toán công khai, hay là thường dân như cháu đây không biết. Còn chương trình thì làm ra sao? Có cảm giác các ngài ấy cho rằng chương trình A, chương trình B nào đó của nước nào đó là tốt thì lấy về. Nếu không lấy được chính xác thì lấy đồ phỏng theo. Rồi bắt đầu cắt dán để vẽ nên chương trình "của mình" mà không thấy có cái gì gọi là nghiên cứu về tính liên thông, vân vân và mây mây. Kết quả là ra một thứ cọc cạch, méo mó, chỗ trùng lặp, chỗ thiếu hụt, xuất hiện nguy cơ các thiếu sót của chương trình hiện hành có khi không được sửa chữa mà còn làm trầm trọng thêm. Như thế, giáo viên cũng hoang mang, tự làm mới, tự đổi mới cũng khó. Một chi tiết nữa là chính các vị làm chương trình lại viết một bộ sách, thế thì các bộ sách khác khi qua kiểm định có dễ không?
View attachment 5738144
PS:/ Lạm bàn một chút, Toán thuộc khoa học Logic hình thức, rèn luyện tư duy logic cho người học. Các đại gia, người nổi tiếng ở VN bây giờ ngày xưa phần lới là học sinh chuyên.
Nếu nói đạo hàm bậc nhất là độ dốc, đạo hàm bậc hai biểu thị độ cong của đường đồ thị, còn tích phân cho biết diện tích dưới đường đồ thị thì chắc chả khó đối với học sinh phổ thông trung học
Ý tưởng của cụ tuyệt hay nhưng phương pháp sư phạm ở VN chưa đề cập nhiều đến học tập trải nghiệm cũng như thiết kế vào cách viết sách và giảng dạyEm thấy những cái như vi phân, tích phân, đạo hàm vẫn phải dạy ở trung học vì giai đoạn này trí óc của trẻ vẫn đang phát triển rất tốt, rất dễ tiếp thu còn toán học là 1 môn khoa học cơ bản nên bắt buộc phải học. Tuy nhiên cái phải thay đổi là cách tiếp cận bài học, cách thức giảng dạy. Toán học cực kì khô khan và khó hiểu nếu chỉ học từ những công thức và chữ viết trên giấy. Cách thức học hiện nay vẫn là học vẹt, tức là học thuộc mà ko hiểu bản chất. Đây là cái cực yếu làm lãng phí khả năng tiếp thu của trẻ, cái các em cần là các hoạt động ứng dụng toán học ở quy mô nhỏ, ít nhất cũng phải là cái ví dụ được minh hoạ bằng hình ảnh chứ ko phải mỗi chữ là chữ. Lấy ví dụ như 1 tiết học về kết cấu mà thầy cho phép dựng 1 cây cầu với các kết cấu khác nhau bắc từ bàn này sang bàn khác và treo tải trọng vào để kiểm chứng khả năng chịu tải của kết cấu thì học sinh có thích ko, có muốn hiểu tại sao lại thế ko. Em thấy học sinh cần có những ví dụ thực nghiệm như vậy để kích thích trí tò mò, khả năng ứng dụng cũng như cuốn hút học sinh để ý về bản chất của vấn đề toán học đó (cái này sẽ giúp các em thực sự ứng dụng các công thức toán học vào cuộc sống hàng ngày). Cơ mà sẽ khó vì để tự sáng tạo được các ví dụ thì yêu cầu giáo viên phải chắc kiến thức và cũng phải có khả năng thực chiến cũng như triển khai ý tưởng thì mới làm được như vậy.
Ít nhất thằng được dạy học toán đàng hoàng muốn theo ngành Stem cũng ko phải bỡ ngỡ lò dò học lại khái niệm từng bước.Cụ thích STEM thế thì có thấy chương trình dạy và học STEM giống hay khác chương trình dạy và học Toán của mình?
Nếu cụ không so sánh được thì không cần nhắc lại quan điểm của cụ thêm lần nữa làm gìÍt nhất thằng được dạy học toán đàng hoàng muốn theo ngành Stem cũng ko phải bỡ ngỡ lò dò học lại khái niệm từng bước.
Còn ko học toán muốn theo ngành Stem cũng theo không nổi thì chỉ có nước về livestream bán quần áo kem trộn cụ nhé.
Đất nước mà chỉ toàn cử nhân quần áo kem trộn thì chỉ có mạt vận.
Trước tiên thua về triết lý giáo dục cái đãTa thua về phương pháp dạy học !
lại đánh tráo khại niệm rồi. Ko ai nói đạo hàm , tích phân ko có ứng dụng thực tế. Vấn đề là có nên dạy nó ở bậc phổ thông như hiện nay hay ko, hay nên để ở bậc đại học hoặc giảm tải bớt đi .Chà chà cụ lại phát minh ra mệnh đề mới rồi. Ko học thì tương lai còn xa xăm lắm Một ví dụ thôi cụ :
https://www.vted.vn/tin-tuc/ung-dung-cua-dao-ham-trong-phan-tich-kinh-te-4919.html
Thế cụ muốn so sánh với nước nào, lấy chương trình của nước nào làm chuẩn?Nếu cụ không so sánh được thì không cần nhắc lại quan điểm của cụ thêm lần nữa làm gì