[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Có quả đó cơ ạ. Giờ như kiểu lạm phát chương trình. Nhồi hs học thì chúng vẫn phải cố mà học, vẫn có đứa 10 điểm và các cụ ấy bảo thấy chưa, các cháu vẫn học tốt.

Mấy thằng bạn Bắc Âu của em lên ĐH năm nhất học Vật lí mà chả biết chuột gì về tích phân, đạo hàm, phải học thêm tín chỉ mấy món đó. Chúng nó bảo xưa học léng phéng để lớn đã, bù lại phải học kinh tế, chính trị và cỏ cây hoa lá khá sớm. Quả nhiên sau 1 kì là chúng nó lĩnh hội được hết vì to xác rồi. Ta học trước cho kiệt quệ có vẻ ko ăn thua lắm.
Những năm 199x, chương trình toán ban A, lớp 10 phải học ánh xạ, lớp 12 học số phức và một số dạng phương trình vi phân cơ bản.
Giải tích được xếp vào phân khúc toán cao cấp, các nước tiên tiến nó không đưa vào chương trình phổ thông. Bên mình chắc tư tưởng đi tắt đón đầu nên chuyển từ chương trình đại học xuống cấp 3.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Còn cụ bảo học ít thôi thì thưa cái giờ học tích phân, đạo hàm đáng lẽ nó được nghỉ học thứ khác thì vẫn phải đến lớp nghe. Các cụ có vẻ như ko đứng trên bục giảng bao giờ nên toàn phán theo cảm nhận chung chung. Em là người đứng dạy trực tiếp em biết bỏ vào chung 1 rọ bây giờ là rất lãng phí.
Yêu cầu này của cụ giải quyết dễ thôi. Tiết nào không muốn học thì xin phép thầy lên thư viện chém gió hoặc sang lớp khác học môn khác nếu cơ sở vật chất cho phép.
Nhu cầu là không giới hạn, cụ có viết 100 chương trình toán cấp 3 khác nhau cũng chẳng bao giờ đủ, học sinh sẽ phải quyết định nó sẽ học cái gì cho phép nó tự chọn và tự chịu trách nhiệm là được.
 

matrix3011

Xe tăng
Biển số
OF-308778
Ngày cấp bằng
21/2/14
Số km
1,136
Động cơ
311,529 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ tranh cãi làm gì nhỉ, đến các bác trên bộ còn chả lo nữa là ae mình.
Việc của mình là chăm chỉ kiếm tiền đóng thuế, học cái gì đã có Bộ GD lo :))
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Thay vì để xã hội làm thế thì cha mẹ có thể chọn cho con mà:
Con không thích học môn nào thì cha mẹ kệ các môn khác học lớt phớt thôi (chấp nhận con điểm thấp), chỉ sợ cha mẹ cũng muốn con điểm cao để ganh đua với những người khác (nói chung là gì cũng muốn) ^^
Khi còn nhỏ thì làm sao biết được môn nào sẽ cần nên phải dạy đầy đủ, sau này là lựa chọn của học sinh và gia đình muốn hướng thế nào thì hướng. Giờ mỗi lớp 4-50 cháu còn chưa đủ chỗ lại còn muốn phải dạy riêng cho phù hợp từng cháu thì BGD cũng vái cả nón.
Nói chung quả bóng đang ở trong chân gia đình, đừng đổ lỗi cho nơi khác
Ở mình ko có cái gọi là cha mẹ hướng thế nào thì hướng. Cá nhân em định hướng cho con chỉ cần nó biết tiếng Anh và lập trình, vậy là đủ. Nhưng để tốt nghiệp được thì nó vẫn phải học những thứ khác, và vấn đề ở chỗ cho dù tiếng Anh và lập trình của nó giả sử có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa thì với cái kiểu đánh giá của nền giáo dục mình thì vẫn ko tốt, ko có cơ hội vào trường tốt, hết sức vô lý. Thành thử dù muốn dù ko nó vẫn phải dành thời gian vào nhiều thứ vô bổ.

Sao ko biết môn nào cần dạy? Và nếu ko biết môn nào cần dạy thì có thể học bọn Tây, bọn nó khuyến cáo nếu ko biết chọn cái gì thì có thể theo chương trình bọn nó chọn cho. Vấn đề ở chỗ người học ko bị buộc phải học 1 thứ cố định.

Vấn đề ko nằm ở thời lượng, vấn đề là học sinh được tự do lựa chọn thứ nó thấy có ích. Ví dụ ca sỹ thì ko cần học kỹ thuật nông nghiệp làm gì và ngược lại nông dân ko cần học đàn cũng ok. Lớp dạy toán dạy những đứa học được và thích học toán, lớp văn cho những đứa thích văn. Đằng này bắt bọn văn ngồi cày tích phân, bắt bọn toán đi học kỹ thuật làm thơ, phí thời gian. Học theo nhu cầu thì thời gian học nó có tăng lên đâu, mọi thứ vẫn thế chỉ cần phân bổ lại thôi, ví dụ trước đây học sinh nào cũng phải học 10 giờ toán 10 giờ văn thì giờ phân bổ lại sẽ có 1 nhóm học 20 giờ toán 0 giờ văn và 20 giờ văn 0 giờ toán chẳng hạn thế
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,859
Động cơ
8,816 Mã lực
Yêu cầu này của cụ giải quyết dễ thôi. Tiết nào không muốn học thì xin phép thầy lên thư viện chém gió hoặc sang lớp khác học môn khác nếu cơ sở vật chất cho phép.
Nhu cầu là không giới hạn, cụ có viết 100 chương trình toán cấp 3 khác nhau cũng chẳng bao giờ đủ, học sinh sẽ phải quyết định nó sẽ học cái gì cho phép nó tự chọn và tự chịu trách nhiệm là được.
1. Cụ nói cứ như "đói thì ăn cơm thôi". HS xin nghỉ, đố GV cho nghỉ, vớ vẩn ăn kỉ luật ngay.
2. Không phải 100 chương trình khác nhau ko đủ mà thôi, ta bỏ chung vào 1 giỏ. Tại sao ko là 2, là 3? Có 1 chương trình thì nó chọn vào đâu? Ở ta hoặc là học trung cấp, hoặc là học THPT với cùng 1 chương trình.

Có vẻ như cụ ko dạy trực tiếp nên ko rõ tình trạng đang như thế nào.
 

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Ở mình ko có cái gọi là cha mẹ hướng thế nào thì hướng. Cá nhân em định hướng cho con chỉ cần nó biết tiếng Anh và lập trình, vậy là đủ. Nhưng để tốt nghiệp được thì nó vẫn phải học những thứ khác, và vấn đề ở chỗ cho dù tiếng Anh và lập trình của nó giả sử có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa thì với cái kiểu đánh giá của nền giáo dục mình thì vẫn ko tốt, ko có cơ hội vào trường tốt, hết sức vô lý. Thành thử dù muốn dù ko nó vẫn phải dành thời gian vào nhiều thứ vô bổ.

Sao ko biết môn nào cần dạy? Và nếu ko biết môn nào cần dạy thì có thể học bọn Tây, bọn nó khuyến cáo nếu ko biết chọn cái gì thì có thể theo chương trình bọn nó chọn cho. Vấn đề ở chỗ người học ko bị buộc phải học 1 thứ cố định.

Vấn đề ko nằm ở thời lượng, vấn đề là học sinh được tự do lựa chọn thứ nó thấy có ích. Ví dụ ca sỹ thì ko cần học kỹ thuật nông nghiệp làm gì và ngược lại nông dân ko cần học đàn cũng ok. Lớp dạy toán dạy những đứa học được và thích học toán, lớp văn cho những đứa thích văn. Đằng này bắt bọn văn ngồi cày tích phân, bắt bọn toán đi học kỹ thuật làm thơ, phí thời gian. Học theo nhu cầu thì thời gian học nó có tăng lên đâu, mọi thứ vẫn thế chỉ cần phân bổ lại thôi, ví dụ trước đây học sinh nào cũng phải học 10 giờ toán 10 giờ văn thì giờ phân bổ lại sẽ có 1 nhóm học 20 giờ toán 0 giờ văn và 20 giờ văn 0 giờ toán chẳng hạn thế
Đúng là ko nên bắt ca sĩ học nông nghiệp, nhà văn học tích phân. Nhưng phía ngược lại thì nên có , vì nó liên quan hưởng thụ cuộc sống sau này, như là phổ thông về dân trí. Tuy nhiên chỉ nên học qua loa về thơ nhạc. Đằng này, môn nào cũng nặng. Và hơn nữa, chỉ cần mấy tiết giới thiêu về tich phân vi phân, để biết ban tự nhiên nó loằng ngoằng như nào, để xã hội ghi nhận. Như kiểu chúng tôi nói về chúng tôi của VTV, hay nói về đội ngũ kỹ thuật hậu trường.
Vì ai có truyền thông, nấy có sức mạnh tô vẽ. Nên ban xã hội đương nhiên tung ra nhiều chữ nghĩa tô vẽ cho họ. Nhẽ ban tự nhiên tung ra các phương trình thì ai xem, ai đọc.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,860
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
Nghe cụ tả thì chắc cụ học BK ra. N cụ học nhiều thế mà k tư duy nổi à. Những ng k làm về kĩ thuật thì cần j Tích phân, Số phức ... mà khối kt cg k phải ngành nào cg cần đến. Ngay trc năm 86 trg ch trình PT làm j có phần đó mà mọi ng vẫn thành danh và làm đc vc.
Còn cụ bảo học ít chơi nhiều thì là í kiến chủ quan áp đặt của cụ thôi. Ngoài mấy kt T,L,H ... thì còn nhiều thứ q trg cần học n quỹ tg là có hạn. Cụ có thấy hs bây h học ngày học đêm mà k hết bài thì tg đâu mà vui với chơi. Ngày xưa em dân chuyên, chọn mà cg k học nặng ntn, vẫn có tg trèo me, trèo xâu, đá bóng, thả diều ... và vẫn có chỗ đứng trg xh.
Cụ chê người khác về tư duy mà cụ cũng không đọc bài em viết cho tử tế
Việc học nhiều hay học ít là do mỗi gia đình, F1 nhà em vẫn nhiều thời gian để chơi và không phải học ngày học đêm gì cả (ngoại trừ năm cuối cấp phải học nhiều để thi chuyển cấp). Xã hội ngày càng phát triển, gia đình nào cũng muốn con có chỗ đứng tốt và phải cạnh tranh thì nếu con cụ không cố gắng thì sẽ bị tụt lại, đó là điều bình thường. Cụ so sánh với ngày xưa thì em thấy tư duy mới không ổn: Ngày xưa được mấy gia đình đủ điều kiện cho con ăn học tốt, bao nhiêu phần trăm học sinh được tiếp cận và có nhiều thời gian, điều kiện để học như bây giờ. Thế nên chỉ cần vào đại học được cũng đã là sự đảm bảo cho thành công. Còn bây giờ thì khác rồi cụ ạ, gần như ai cũng có điều kiện cả rồi nên đừng sống với ảo mộng của ngày xưa, nếu giáo dục cứ mãi như ngày xưa thì giờ con người chắc đang đi bộ là chủ yếu ^^.
Em cũng góp ý là cụ viết tắt và dùng teen code nhiều quá, em đọc luận mãi mới được
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
1. Cụ nói cứ như "đói thì ăn cơm thôi". HS xin nghỉ, đố GV cho nghỉ, vớ vẩn ăn kỉ luật ngay.
Cái này phải được anh dục đồng ý, chứ giáo viên làm gì có quyền đấy. Chỉ cần ra 1 cái văn bản là xong.
2. Không phải 100 chương trình khác nhau ko đủ mà thôi, ta bỏ chung vào 1 giỏ. Tại sao ko là 2, là 3? Có 1 chương trình thì nó chọn vào đâu? Ở ta hoặc là học trung cấp, hoặc là học THPT với cùng 1 chương trình.

Có vẻ như cụ ko dạy trực tiếp nên ko rõ tình trạng đang như thế nào.
1 chương trình là đủ, cho học sinh chọn bài học trong chương trình chung đó, miễn đủ số học trình quy đổi. Sẽ có cháu bỏ hình không gian, lượng giác theo ý thích và nhu cầu chứ không riêng bỏ đạo hàm, tích phân, vi phân.

Làm được thế còn linh hoạt hơn thằng tây lông, cơ mà ai dám chắc đã hơn bây giờ. Không khéo hỏng thêm 1 thế hệ.
Nói gì thì nói giáo dục phổ thông là bắt buộc, để tự do quá chớn thì cũng hỏng.
 
Chỉnh sửa cuối:

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,860
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
Ở mình ko có cái gọi là cha mẹ hướng thế nào thì hướng. Cá nhân em định hướng cho con chỉ cần nó biết tiếng Anh và lập trình, vậy là đủ. Nhưng để tốt nghiệp được thì nó vẫn phải học những thứ khác, và vấn đề ở chỗ cho dù tiếng Anh và lập trình của nó giả sử có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa thì với cái kiểu đánh giá của nền giáo dục mình thì vẫn ko tốt, ko có cơ hội vào trường tốt, hết sức vô lý. Thành thử dù muốn dù ko nó vẫn phải dành thời gian vào nhiều thứ vô bổ.

Sao ko biết môn nào cần dạy? Và nếu ko biết môn nào cần dạy thì có thể học bọn Tây, bọn nó khuyến cáo nếu ko biết chọn cái gì thì có thể theo chương trình bọn nó chọn cho. Vấn đề ở chỗ người học ko bị buộc phải học 1 thứ cố định.

Vấn đề ko nằm ở thời lượng, vấn đề là học sinh được tự do lựa chọn thứ nó thấy có ích. Ví dụ ca sỹ thì ko cần học kỹ thuật nông nghiệp làm gì và ngược lại nông dân ko cần học đàn cũng ok. Lớp dạy toán dạy những đứa học được và thích học toán, lớp văn cho những đứa thích văn. Đằng này bắt bọn văn ngồi cày tích phân, bắt bọn toán đi học kỹ thuật làm thơ, phí thời gian. Học theo nhu cầu thì thời gian học nó có tăng lên đâu, mọi thứ vẫn thế chỉ cần phân bổ lại thôi, ví dụ trước đây học sinh nào cũng phải học 10 giờ toán 10 giờ văn thì giờ phân bổ lại sẽ có 1 nhóm học 20 giờ toán 0 giờ văn và 20 giờ văn 0 giờ toán chẳng hạn thế
Cụ không biết đã tiếp cận với giáo dục của bọn Tây nào mà chỉ cần học 1-2 môn là được và đủ điều kiện vào trường tốt? Hay cụ tưởng tượng ra? ^^
Cụ tưởng bên Tây thích học môn nào thì học chứ có các môn bắt buộc như ở mình à? ^^
Đang học phổ thông thì biết đứa nào sẽ học làm ca sỹ, đứa nào sẽ đi làm nông nghiệp hay kỹ thuật à cụ? Cụ thấy ông nào học kỹ thuật mà lên đại học (khi đã đi theo ngành nghề mình lựa chọn) lại đi chọ văn chưa? Có trường sân khấu điện ảnh nào bắt sinh viên học Lý, Hóa chưa? ^^
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,859
Động cơ
8,816 Mã lực
Cái này phải được anh dục đồng ý, chứ giáo viên làm gì có quyền đấy. Chỉ cần ra 1 cái văn bản là xong.

1 chương trình là đủ, cho học sinh chọn bài học trong chương trình chung đó, miễn đủ số học trình quy đổi. Sẽ có cháu bỏ hình không gian, lượng giác theo ý thích và nhu cầu chứ không riêng bỏ đạo hàm, tích phân, vi phân.

Làm được thế còn linh hoạt hơn thằng tây lông, cơ mà ai dám chắc đã hơn bây giờ. Không khéo hỏng thêm 1 thế hệ.
Nói gì thì nói giáo dục phổ thông là bắt buộc, để tự do quá chớn thì cũng hỏng.
Cụ vẫn nghĩ dễ dàng quá. Giờ học, các cháu phải có chương trình chứ thả rông là dễ có vấn đề lắm.

Cái chọn đó như cụ nói thì có thể gọi là 1 chương trình riêng và đúng với ý của em, chỉ là cách nói khác. Làm giáo dục cũng phải có định hướng chứ ko phải bỏ 1 nồi hổ lốn, ai thích ăn gì thì ăn vì rất khó quản lí và định lượng. Thực tế thì chương trình mới cho cấp 3 từ năm sau đang bắt đầu có tiến bộ khi ko bắt tất cả hs học cả 13 môn mà có thể tự chọn. Ngoài Toán, Văn, Ngoại ngữ là bắt buộc, hs có thể chọn học ban KHTN với ít nhất 2 môn trong Lí, Hóa, Sinh (ko buộc phải học cả 3) và ít nhất 1 môn bên XH như Sử, Địa. Như vậy, Nhà trường sẽ ko thể quản lí như hiện nay mà phải phân ra thành các lớp như học tín chỉ. Giờ chưa thấy Bộ GD rục rịch gì về kiểu quản lí này mà đang tập trung vào SGK. Cũng rất đáng lo.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,860
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
Làm giáo dục như các cụ thì đúng ý cấp trên rồi, bỏ hết vào một rọ mà dạy.
Thay vì 40 đứa đó cùng học 2 tiết toán, 2 tiết sử như nhau thì chia ra 4 tiết này 20 đứa học toán, 20 đứa kia nghỉ ở nhà học, hôm sau đảo lại.

Còn cụ bảo học ít thôi thì thưa cái giờ học tích phân, đạo hàm đáng lẽ nó được nghỉ học thứ khác thì vẫn phải đến lớp nghe. Các cụ có vẻ như ko đứng trên bục giảng bao giờ nên toàn phán theo cảm nhận chung chung. Em là người đứng dạy trực tiếp em biết bỏ vào chung 1 rọ bây giờ là rất lãng phí.

Cập nhật thông tin cho các cụ: cấp 3 năm sau sẽ được học phân ban, chưa hoàn toàn, nhưng về mặt lý thuyết là hs được quyền chọn rồi. Năm tới sẽ có 3 giỏ: giỏ bắt buộc học Toán-Văn-Ngoại ngữ; giỏ KHTN; giỏ KHXH. Các cháu phải học giỏ 1, chọn 2 giỏ còn lại ít nhất 1 môn, ngoài ra là các môn ngoại khóa tùy ý. Tổng các môn tầm 9, vậy là cũng tiến bộ hơn 13 môn hiện tại rồi.
Ngày xưa em học phân ban đây cụ ạ. Và em thấy cũng không khác gì ngoài việc đến lớp 12 không phải học Sử, Địa. Được thời gian ngắn không hiệu qua rồi cũng bỏ và quay lại chương trình cũ.
Em thấy thông tin cụ đưa ra đúng tới mức nào, vì muốn thay đổi được như thế thì đã phải chuẩn bị từ trước lâu rồi, liên quan đến lên chương trình và sách giáo khoa nữa.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,859
Động cơ
8,816 Mã lực
Ngày xưa em học phân ban đây cụ ạ. Và em thấy cũng không khác gì ngoài việc đến lớp 12 không phải học Sử, Địa. Được thời gian ngắn không hiệu qua rồi cũng bỏ và quay lại chương trình cũ.
Em thấy thông tin cụ đưa ra đúng tới mức nào, vì muốn thay đổi được như thế thì đã phải chuẩn bị từ trước lâu rồi, liên quan đến lên chương trình và sách giáo khoa nữa.
Chương trình 2018 công bố rộng rãi toàn dân mà cụ. Năm ngoái từ lớp 1, năm nay từ lớp 6, năm sau lớp 10. Em cũng đọc trên báo chứ ko được ngồi soạn chương trình.
 

oto062021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782118
Ngày cấp bằng
30/6/21
Số km
128
Động cơ
32,220 Mã lực
Cụ không biết đã tiếp cận với giáo dục của bọn Tây nào mà chỉ cần học 1-2 môn là được và đủ điều kiện vào trường tốt? Hay cụ tưởng tượng ra? ^^
Cụ tưởng bên Tây thích học môn nào thì học chứ có các môn bắt buộc như ở mình à? ^^
Đang học phổ thông thì biết đứa nào sẽ học làm ca sỹ, đứa nào sẽ đi làm nông nghiệp hay kỹ thuật à cụ? Cụ thấy ông nào học kỹ thuật mà lên đại học (khi đã đi theo ngành nghề mình lựa chọn) lại đi chọ văn chưa? Có trường sân khấu điện ảnh nào bắt sinh viên học Lý, Hóa chưa? ^^
Tôi biết có 1 ông bác sĩ, đi làm thơ, con ông ý thì theo ngành tự nhiên bên Mỹ. Còn nhà thơ đi làm bác sĩ thì bác cứ ĐƠI đấy.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,486
Động cơ
426,953 Mã lực
Cụ chê người khác về tư duy mà cụ cũng không đọc bài em viết cho tử tế
Việc học nhiều hay học ít là do mỗi gia đình, F1 nhà em vẫn nhiều thời gian để chơi và không phải học ngày học đêm gì cả (ngoại trừ năm cuối cấp phải học nhiều để thi chuyển cấp). Xã hội ngày càng phát triển, gia đình nào cũng muốn con có chỗ đứng tốt và phải cạnh tranh thì nếu con cụ không cố gắng thì sẽ bị tụt lại, đó là điều bình thường. Cụ so sánh với ngày xưa thì em thấy tư duy mới không ổn: Ngày xưa được mấy gia đình đủ điều kiện cho con ăn học tốt, bao nhiêu phần trăm học sinh được tiếp cận và có nhiều thời gian, điều kiện để học như bây giờ. Thế nên chỉ cần vào đại học được cũng đã là sự đảm bảo cho thành công. Còn bây giờ thì khác rồi cụ ạ, gần như ai cũng có điều kiện cả rồi nên đừng sống với ảo mộng của ngày xưa, nếu giáo dục cứ mãi như ngày xưa thì giờ con người chắc đang đi bộ là chủ yếu ^^.
Em cũng góp ý là cụ viết tắt và dùng teen code nhiều quá, em đọc luận mãi mới được
Cụ vào thớt này mà vẫn k hiểu vđ, chủ đề ở đây là trg chương trình PT có nhiều thứ vô bổ k cần thiết mà chỉ nên dạy ở bậc đh. Cạnh tranh giữa các hs để có chỗ đứng tốt thì các nc Á Đông nào cg thế, n đừng bắt hs phải học những thứ chúng k cần.
Cụ trả lời thẳng vđ cho nhanh: đưa Tích phân, Số phức xg PT để làm j?
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ vẫn nghĩ dễ dàng quá. Giờ học, các cháu phải có chương trình chứ thả rông là dễ có vấn đề lắm.
Em có nói thả rông đâu, phải đăng ký trước chứ, rồi học loanh quanh trong trường chứ đi đâu mà sợ không quản lý được.
Cái chọn đó như cụ nói thì có thể gọi là 1 chương trình riêng và đúng với ý của em, chỉ là cách nói khác. Làm giáo dục cũng phải có định hướng chứ ko phải bỏ 1 nồi hổ lốn, ai thích ăn gì thì ăn vì rất khó quản lí và định lượng. Thực tế thì chương trình mới cho cấp 3 từ năm sau đang bắt đầu có tiến bộ khi ko bắt tất cả hs học cả 13 môn mà có thể tự chọn. Ngoài Toán, Văn, Ngoại ngữ là bắt buộc, hs có thể chọn học ban KHTN với ít nhất 2 môn trong Lí, Hóa, Sinh (ko buộc phải học cả 3) và ít nhất 1 môn bên XH như Sử, Địa. Như vậy, Nhà trường sẽ ko thể quản lí như hiện nay mà phải phân ra thành các lớp như học tín chỉ. Giờ chưa thấy Bộ GD rục rịch gì về kiểu quản lí này mà đang tập trung vào SGK. Cũng rất đáng lo.
Nói chung là về mặt kỹ thuật đều làm được, nhưng lợi ích tổng thể đem lại trên thực tế có đáng để làm hay không? Rồi nó chẳng hơn bao nhiêu, lại bài ca cải tiến cải lùi.
Cụ tham khảo kết quả thi lớp 10 ở Hà nội, các trường ngoại thành điểm chưa bằng nửa trường nội thành cho dù các cháu học cùng 1 chương trình. Điều đấy chứng tỏ các cháu ngoại thành học đơn giản hơn nhiều, thế cho nên học khó dễ, nhiều ít vẫn là ở người học. Không nên đổ hết lỗi lên đầu chương trình học.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
5,860
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
Cụ vào thớt này mà vẫn k hiểu vđ, chủ đề ở đây là trg chương trình PT có nhiều thứ vô bổ k cần thiết mà chỉ nên dạy ở bậc đh. Cạnh tranh giữa các hs để có chỗ đứng tốt thì các nc Á Đông nào cg thế, n đừng bắt hs phải học những thứ chúng k cần.
Cụ trả lời thẳng vđ cho nhanh: đưa Tích phân, Số phức xg PT để làm j?
Thế cụ tưởng bên Tây phổ thông nó không học tích phân và số phức à? =))
Em nói thật là nhiều cụ ở đây chưa tiếp xúc toàn suy đoán và tưởng tượng, không biết được nếu sang Tây thật thì các cụ còn sốc thế nào ^^
Về số phức thì ở phổ thông thực ra chỉ mới cho tiếp xúc để biết về khái niệm, thời lượng học cũng không nhiều, chủ yếu để tạo thành khả năng suy nghĩ ngoài lối mòn rất đáng học (nghĩa là để biết rằng còn tồn tại những số Không thực ngoài tập số thực đã được tiếp xúc). Sau này những ai đi sâu hơn thì dùng đến chứ không cần thì kể cả đại học cũng không học.
Còn tích phân là một cái cơ bản rất quan trọng, em không hiểu cụ bảo học chuyên mà không biết được quan trọng của nó. Bản chất của tích phân là biến cái liên tục thành rời rạc để tiện tính toán và giải quyết được rất nhiều vấn đề (ví dụ rõ nhất là trong việc tính toán diện tích của một hình phức tạp). Các nước đều học ở phổ thông, giờ nhiều cụ không hiểu vấn đề tưởng nó là cái gì đấy cao siêu và mang ra chê trách ^^
 
Chỉnh sửa cuối:

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,083
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Ý tôi chốt là bậc giáo dục đại học trở lên phải học nhiều hơn.

Báo chí cũng phải học môn thống kê, xác suất cho tử tế chút. Tôi có đứa quen học báo chí ở Mỹ mà biết chạy SPSS ầm ầm.
Đại học nào thì em không biết, riêng trường em ( số 1 về chuyên ngành, topten trong các trường kĩ thuật VN) , học rất nặng. Riêng toán, học tới toán cao cấp 5, học tới 5 kì đai cương. Mà em nói thật, cực kì phí phạm, mất thời gian, thời gian ấy để chuyên ngành giá trị hơn nhiều, gần như vô dụng cho chuyên ngành.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,859
Động cơ
8,816 Mã lực
Em có nói thả rông đâu, phải đăng ký trước chứ, rồi học loanh quanh trong trường chứ đi đâu mà sợ không quản lý được.

Nói chung là về mặt kỹ thuật đều làm được, nhưng lợi ích tổng thể đem lại trên thực tế có đáng để làm hay không? Rồi nó chẳng hơn bao nhiêu, lại bài ca cải tiến cải lùi.
Cụ tham khảo kết quả thi lớp 10 ở Hà nội, các trường ngoại thành điểm chưa bằng nửa trường nội thành cho dù các cháu học cùng 1 chương trình. Điều đấy chứng tỏ các cháu ngoại thành học đơn giản hơn nhiều, thế cho nên học khó dễ, nhiều ít vẫn là ở người học. Không nên đổ hết lỗi lên đầu chương trình học.
Từ thống kê điểm số, cụ cho rằng các cháu ngoại thành học đơn giản hơn và cho thế là được rồi. Sao cụ ko nghĩ các cháu đó ko có khả năng nuốt được chương trình đang rất nặng, phí phạm thời gian học? Tại sao ko tổ chức phân luồng để các em ấy ko phải học những thứ ko phải sở trường mà phát triển những thứ khác để tối đa hóa nguồn lực. Nước ngoài có những chương trình toán rất khó để cho các bạn theo những cũng có chương trình toán vừa vừa và phát triển các sở trường khác và quả thực, chúng ta cũng đang phấn đấu được như thế. Đành rằng chưa được ngay nhưng cái đích là như vậy để thay đổi dần dần chứ ko phải thế là OK rồi. Nó đáng để làm vì bên GD cũng nghiên cứu rồi, nếu cứ để yên thì hs ta sẽ ko còn khả năng cạnh tranh với kiểu học tổng thể 1 màu thế này. Ta làm theo kiểu cũ và cụ xem, toán học nặng nhưng khoa học kĩ thuật chả ra đâu với đâu, lại phải đào tạo lại từ đầu khi ra trường. Chi bằng dạy cái gì thì thật tốt cái đó, đừng quá ôm đồm.

Và cái đăng kí ở câu đầu thì đó chính là phân hóa chương trình đó cụ. Cái này thì em với cụ cũng dần dần thống nhất được với nhau.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,859
Động cơ
8,816 Mã lực
Thế cụ tưởng bên Tây phổ thông nó không học tích phân và số phức à? =))
Em nói thật là nhiều cụ ở đây chưa tiếp xúc toàn suy đoán và tưởng tượng, không biết được nếu sang Tây thật thì các cụ còn sốc thế nào ^^
Về số phức thì ở phổ thông thực ra chỉ mới cho tiếp xúc để biết về khái niệm, thời lượng học cũng không nhiều, chủ yếu để tạo thành khả năng suy nghĩ ngoài lối mòn rất đáng học (nghĩa là để biết rằng còn tồn tại những số Không thực ngoài tập số thực đã được tiếp xúc). Sau này những ai đi sâu hơn thì dùng đến chứ không cần thì kể cả đại học cũng không học.
Còn tích phân là một cái cơ bản rất quan trọng, em không hiểu cụ bảo học chuyên mà không biết được quan trọng của nó. Bản chất của tích phân là biến cái liên tục thành rời rạc để tiện tính toán và giải quyết được rất nhiều vấn đề (ví dụ rõ nhất là trong việc tính toán diện tích của một hình phức tạp). Các nước đều học ở phổ thông, giờ nhiều cụ không hiểu vấn đề tưởng nó là cái gì đấy cao siêu và mang ra chê trách ^^
Những thứ cụ nói thì chỉ các bạn theo ngành KHTN cần, còn các bạn bên KHXH chẳng hạn, họ chả cần thứ đó, ngược lại, họ học các môn XH rất nặng. Tây học có cái nặng, cái nhẹ nhưng đúng người chứ ko phải đổ đồng 1 màu.

À mà em học ở tây, dạy ở tây, học ở ta và đang dạy ở ta, chắc đủ thông tin tranh luận. Mà em dạy cả toán dù là dân vật lí, thu nhập từ toán cũng chiếm nửa nhưng em vẫn phản đối việc bắt toàn bộ hs học cùng 1 chương trình toán. Tuy nhiên, em tin là sau chtr 2018, ta cũng sẽ phân hóa toán cho hợp đối tượng. Bớt toán thì hs phải học các thứ khác cho đủ kiến thức phổ thông chứ ko phải bớt đi thì ngồi chơi.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sao cụ ko nghĩ các cháu đó ko có khả năng nuốt được chương trình đang rất nặng, phí phạm thời gian học?
Các cháu nội thành không cần học nhiều thì nên học giống các cháu ngoại thành cho đỡ vất vả. Chương trình không có lỗi.
Tại sao ko tổ chức phân luồng để các em ấy ko phải học những thứ ko phải sở trường mà phát triển những thứ khác để tối đa hóa nguồn lực
Phân luồng có mục đích giảm tải và tạo lựa chọn. Thế thì học ít học nhiều cũng thực chất là phân luồng. Không ai bắt các cháu phải giỏi tất cả các môn. Cháu nào tham và gia đình nhiều kỳ vọng thì tự chịu, ai ép đâu. Không được 9, 10 thì 5 điểm là đạt yêu cầu rồi. Nhà nước không phân luồng thì gia đình tự phân luồng, giảm tải cho con cháu mình. Đằng này ai cũng muốn kỹ sư, tiến sỹ thì phải tự chấp nhận vất vả thôi.
Ra ngoài xã hội, ông nào càng biết nhiều càng có lợi thế. Cho nên học là không bao giờ thừa.
Nó đáng để làm vì bên GD cũng nghiên cứu rồi, nếu cứ để yên thì hs ta sẽ ko còn khả năng cạnh tranh với kiểu học tổng thể 1 màu thế này. Ta làm theo kiểu cũ và cụ xem, toán học nặng nhưng khoa học kĩ thuật chả ra đâu với đâu, lại phải đào tạo lại từ đầu khi ra trường. Chi bằng dạy cái gì thì thật tốt cái đó, đừng quá ôm đồm.
Em vẫn cho là quyển sách chẳng có lỗi. Lỗi là do phương pháp dạy và người dạy đã lỗi thời. Cái cần là đổi mới phương pháp dạy và học chứ không phải mấy bài toán trong sách giáo khoa. Thay sách giáo khoa thì dễ, chứ thay thầy cô giáo mới là khó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top