Cụ đang cố chứng minh cho cái kết luận có sẵn (Mẽo không dân chủ) - không biết là cụ cố tình hay bị nhầm lẫn? Có thể Mỹ không được đánh giá là nước có "chỉ số" dân chủ số 1, nhưng cãi rằng Mẽo không có dân chủ thì hẳn là có vấn đề.
Để em chỉ ra các sơ hở trong lập luận của cụ.
1. Bầu cử tự do nhưng không công bằng? Thế nào là không công bằng khi mà nó theo đúng luật. Luật là tính phiếu đại cử tri, còn mỗi bang được quyền có cách chọn đại cử tri của bang mình. Cụ thấy không công bằng nhưng đa phần dân Mẽo họ thấy thế là công bằng, vậy cụ vẫn tự cho mình đúng, họ sai à? Còn khi đa phần dân Mẽo thấy không công bằng, họ hoàn toàn thay đổi cách chọn đại cử tri để đáp ứng thay đổi mới, ok?
2. Chính trị nào chả là của giới tinh hoa. Bây giờ 1 ông quét đường ăn không đủ, đói rét quanh năm đi lo việc chính trị (hiểu nghĩa đơn giản là "việc công, việc chung" nhỉ?) có được không? Không ai ngăn cản một ông quét đường đi làm chính trị cả, chỉ là ông ta có khả năng hay không thôi.
3. Nhất trí là sự phân hóa ở Mỹ rất cao, do lịch sử để lại. Nhưng không phải nó liên tục cải tiến để tốt hơn sao? Từ ngày người da đen làm nộ lệ => tự do => được bỏ phiếu => ....
4. Cụ định hiểu nghĩa bình đẳng là tất cả trẻ con đẻ ra phải ở chung 1 nơi, nằm giường giống nhau, mặc giống nhau, ăn giống nhau à?
Nhà cháu nói Mỹ không dân chủ trong một số lĩnh vực, và hiện đang nêu ra 2: bầu cử và các hoạt động gian lận được hợp pháp hoá. Nhà cháu không đề cập nó dân chủ đứng thứ mấy (có thể thứ nhất, hoặc bét bảng, hiện tại chưa nêu ra, nên việc cụ nào lôi nước khác ra so là vô nghĩa)
1. Theo đúng luật không có nghĩa là
công bằng. Theo đúng luật là
hợp pháp. Ví dụ luật thuế của Mỹ đánh thuế người thu nhập cao ít hơn người thu nhập thấp, trong rất nhiều tình huống. Đến Trump còn kêu tôi nộp thuế ít hơn cả mấy nhân viên của tôi, dù tôi là tỷ phú. Nó hợp pháp, nhưng không công bằng. Cho nên luận điểm hợp pháp hay dân Mỹ thừa nhận không phải là cơ sở đánh giá nó công bằng hay không.
2. Của giới tinh hoa nên được hiểu 1 cách rộng ra ngoài nghĩa là người tham gia thuộc giới tinh hoa thì cách nó vận hành cũng xoay quanh quyền lợi của giới tinh hoa. Luật pháp xây dựng ưu ái cho kẻ nhiều tiền, từ chính sách về tố tụng cho tới thuế.
3. Việc nó có lịch sử phức tạp hay lâu dài, đang được cải tiến hay không hề cải tiến là một chủ đề khác, ở đây đang bàn nó ĐANG dân chủ hay không. Đương nhiên cái gì chả có lịch sử, và cái gì cũng đang vận hành phát triển. Một số cụ xông vào bảo nhà cháu mắc bệnh Oẳng viên cuồng, nhưng thực ra nhiều cụ vô tình vận dụng "quan điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể" của ĐCSVN và Triết học Marx_Lê Nin vào phân tích và tranh luận về dân chủ Mỹ với nhà cháu, rất thú vị. (Theo quan điểm đó, việc đánh giá một sự kiện phải dựa vào hoàn cảnh nó ra đời, cách thức nó phát triển tại thời điểm đó và đánh giá nó theo tiêu chuẩn, nhận thức thời bấy giờ). Mấy cụ bênh Mỹ lại bê lý thuyết bên CNXH ra mới hay, nhà cháu thích.
4. Không, bình đẳng nên được hiểu là quyền tiếp cận với các giá trị xã hội là ngang nhau, không phân biệt điểm xuất phát. Theo đó, anh giàu nghèo, bố mẹ anh là ai, chủng tộc của anh, quan điểm chính trị văn hoá xã hội của anh... không thể là nguyên nhân khiến một số người được tiếp nhận các quyền lợi xã hội tốt hơn. Ở đây ngay trong Luật của Mỹ đã mở đường để người giầu có quyền tiếp cận, hưởng thụ
nhiều hơn các lợi ích của luật pháp, của dịch vụ công, của xã hội.
Một chuyện buồn cười là khi gia nhập quốc tịch VN, chúng ta không yêu cầu người nhập tịch phải từ bỏ đảng của họ nhưng nhập tịch Mỹ, nước Mỹ yêu cầu phải rời bỏ đảng CS và không có quan hệ gì với *** trong 5 năm gần nhất. Xét trong góc độ đó, VN bình đẳng hơn Mỹ (tất nhiên nhiều cái khác Mỹ hơn chứ).