- Biển số
- OF-8524
- Ngày cấp bằng
- 19/8/07
- Số km
- 3,443
- Động cơ
- 717,758 Mã lực
Nơi nào phải nghĩ một đằng nói một nẻo vì sợ là kém dân chủ
Nhà cháu không định hơn thua gì với cụ hay bất cứ cụ nào nên nếu phải dùng đến các thủ thuật nguỵ biện thì nhà cháu nhường.Cụ chưa khiến cho nhận định của em trở thành sai trái . Thật đấy. 'Logically fallacies' không phải là ngụy biện. Dịch chân phương thì 'logically fallacies' là 'những dối lừa hợp lý'. Bởi chưa biết những dối lừa hợp lý nên cụ đưa ra các ví dụ sai cho lập luận của cụ..hehe... Bật mí với cụ rằng, tấn công cá nhân là một thủ thuật rất hữu hiệu trong tranh luận - nó chẳng sai trái gì.
Cụ muốn mọi người "tập trung nói chuyện về chủ đề bầu cử Mỹ có dân chủ không, nước Mỹ có dân chủ không" thì cũng không khác gì việc cụ chỉ về phía quả táo đang được một người Mỹ ăn ngon lành và yêu cầu mọi người chỉ được tranh luận về mức độ thối rữa của quả táo đó. Haizz... đó là một tranh luận vô ích.
Đây mà là forum của trường nhà cháu học hồi xưa thì nhà cháu upload cả thesis lên đây chứ ai lại chẻ nhỏ vấn đề để mời các cụ với quan điểm với hiểu biết đa dạng cùng tham gia.Nếu cụ có hứng thú tranh luận theo fomat của 1 vấn đề khoa học về tổ chức và phương án quản lý, quản trị xã hội,... thì nên đi vào cụ thể từng vấn đề thực tế, ví dụ:
- bản chất của con người và xã hội của nó
- quyền và trách nhiệm của các thành phần trong xã hội
- mô hình, phương thức tổ chức, thiết lập chính quyền, đảng phái, tổ chức xã hội, bầu cử,...
- xây dựng và thực thi luật pháp, thể chế luật pháp, nguyên tắc xã hội, thực thi và giám sát các quan hệ, quyền sở hữu, vai trò, trách nhiệm các thành phần trong xã hội,...
-....
Chứ còn chỉ phê phán, giáo huấn, mong ước chủ quan, úy nạo, hô hào công bằng vật chất, cứ tài giỏi giàu có thì bẩu tài phiệt, lũng đoạn,... kiểu nhị phân như chính cụ nêu ấy, .... em nghe mấy chục năm rồi, nhưng làm thì như c.ứt, xã hội toàn hai mặt trắng trợn,... và chả biết bao giờ đạt được, chả có nơi nào thèm học hỏi, áp dụng, tức là kg có sức sống ý,....
Nói vui thì nhà cháu ví dụ Việt Nam hiện cũng nhiều thứ dân chủ hơn Mỹ, cuối tuần rồi tạm nghỉ ngơi đi cụ, qua tuần nhà cháu viết tiếp.Cụ kể em nghe nước nào nghèo nhưng dân chủ hơn nó được ko? Vậy theo cụ dân chủ là gì? Trong 1001 người, với 1000 ông ăn mày và 1 tay triệu phú. Cụ muốn nghe lời khuyên của ai để có cs tốt hơn? Còn xe Phantom nó chỗ nào ko tốt cụ nhỉ? Nó là đỉnh cao trong ngành CN ô tô và cũng đỉnh cao trong XH loài người. Người đi Phantom có thể là chủ của hàng chục ông đi Vios và tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người đang đi bus.
Nhà cháu đồng ý với cụ về nguyên nhân tại sao có tình trạng như vậy trong bầu cử Mỹ, nhưng nó vẫn không làm yếu lập luận của nhà cháu: như vậy là chưa dân chủ. Các tổ chức phi chính phủ hay Liên Hiệp Quốc là nơi các nước họ tham gia dựa trên tiềm lực, vai trò, vị trí nên bản thân sự tham gia đó là không công bằng, thằng nào mạnh về tiền, về quân sự... thì lá phiếu sẽ to hơn, vì vậy đừng đòi hỏi dân chủ những chỗ đó. Tuy nhiên Mỹ với tư cách là quốc gia với hiến pháp khẳng định quyền bình đẳng và dân chủ của từng người dân không dựa trên sắc tộc, tôn giáo, giầu nghèo..., nhưng luật bầu cử lại cho phép lá phiếu người này có quyền hơn lá phiếu người khác. Ví dụ những bang có 600-700K dân/đại cử tri thì lá phiếu của họ chỉ có giá trị bằng 1/3 lá phiếu ở những bang 200-300K dân/đại cử tri.Cụ hiểu máy móc về dân chủ và bình đẳng rồi. Bình đẳng không phải lúc nào cũng có nghĩa là lá phiếu nào cũng có giá trị như nhau, mặc dù phần lớn trường hợp là như thế, nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng thế. Cụ có thể tìm hiểu thêm về Minoritity rights chẳng hạn. Ví dụ giả sử tài nguyên máy chủ OF bị hết, cần phải xóa 1 ít user và bài viết đi để chạy tiếp. Em đề ra 1 dự luật xóa tất cả các user và bài viết của ai có tên nick bắt đầu bằng chữ số và đề nghị bỏ phiếu trên toàn OF. Khả năng lớn là dự luật được thông qua và nick của cụ sẽ bị trảm phỏng ạ? Nhưng như thế có phải là công bằng không?
Em lấy ví dụ về bầu cử Tổng thư ký LHQ. Nếu cứ phổ thông đầu phiếu toàn thế giới thì chắc Trung Quốc với Ấn Độ thay nhau làm. Như thế có phải là công bằng không?
Nước Mỹ là 1 nước theo thể chế liên bang. Các bang cũng có tính độc lập với nhau và với chính phủ trung ương ở một mức cao hơn nhiều so với các nước khác. Vì thế với họ cân bằng giữa tiếng nói của bang và tiếng nói của đa số công dân bằng cách tính số đại cử tri của mỗi bang bằng cách cộng số thượng nghị sỹ (mỗi bang luôn có 2) và số hạ nghị sỹ (tỷ lệ với số dân của bang). Có 1 vài ngoại lệ nhỏ cũng để đảm bảo sự cân bằng này. Và đối với người Mỹ, đó là công bằng cụ ạ. Tất nhiên là tương đối công bằng thôi. Nhưng với họ, nó công bằng hơn phổ thông đầu phiếu. Ít nhất cho đến giờ chưa có nhóm đa số nào ở Mỹ đòi bỏ luật này cả.
Đó chính là lập luận của nhà cháu: Mỹ cũng dân chủ ngang với các nước khác mà chính Mỹ đang tố là không dân chủ, trên một số lĩnh vực.nếu có tiền, dù ở Mỹ hay VN đều có thể bẻ cong pháp luật theo hướng có lợi cho mình.
Cụ cho em hỏi cái dòng bôi đậm đấy có đất nước nào ko thế cụ cho em biết với
Thesis của cụ nói thực em đoán nó cũng chỉ là 1 bài tập (nếu nó là phát minh, sáng chế, mời cụ show kết quả triển khai, áp dụng) cho 1 thời gian học tập, ai học tập thì cũng đều có thesis,... và thực tế là khi còn là sinh viên và làm cái đó hay tham gia cái forum của trường thì thấy nó to tát, nó đúng đắn, nó cao vời vợi, thấy mình cao siêu lắm,... nhưng thực tế, ra trường rồi, sau đó nhìn nhận lại thì bản chất nó cũng như mọi học sinh khác làm xong 1 bài tập làm văn hay giải xong 1 bài toán,... ==> đó là bản chất thực tế (ngoại trừ bài tập như của anh Bill gate, Anh Mark,....)Đây mà là forum của trường nhà cháu học hồi xưa thì nhà cháu upload cả thesis lên đây chứ ai lại chẻ nhỏ vấn đề để mời các cụ với quan điểm với hiểu biết đa dạng cùng tham gia.
Cụ hiểu lệch ý nhà cháu. Ý của nhà cháu: đây là forum ô tô đề trò chuyện linh tinh, ko phải forum trường Đại học mà submit cái thesis cho các bạn và thầy cô vào thảo luận. Nhà cháu hơn gấp đôi cái tuổi ngồi làm thesis rồi. Nhân dịp Trump và Biden tranh cử và tranh cãi, anh em trên forum những lúc trà dư tửu hậu hoặc giữa giờ nghỉ rảnh rỗi thay vì rút điếu thuốc hút hại sức khoẻ hay túm tụm nhau chém gió truyền Covid thì lên forum tranh luận cho vui. Cố gắng đừng nhàm và nhảm quá để thread bị xoá, nhưng cũng ko cần phải quá nghiêm túc như cái thesis của sinh viên, nghiên cứu sinh. Tiêu chí của nhà cháu là vậy, nếu có không đúng với mong muốn của cụ nào đó thì cũng thông cảm.Thesis của cụ nói thực em đoán nó cũng chỉ là 1 bài tập (nếu nó là phát minh, sáng chế, mời cụ show kết quả triển khai, áp dụng) cho 1 thời gian học tập, ai học tập thì cũng đều có thesis,... và thực tế là khi còn là sinh viên và làm cái đó hay tham gia cái forum của trường thì thấy nó to tát, nó đúng đắn, nó cao vời vợi, thấy mình cao siêu lắm,... nhưng thực tế, ra trường rồi, sau đó nhìn nhận lại thì bản chất nó cũng như mọi học sinh khác làm xong 1 bài tập làm văn hay giải xong 1 bài toán,... ==> đó là bản chất thực tế (ngoại trừ bài tập như của anh Bill gate, Anh Mark,..)
Các vấn đề em nêu, chẻ nhỏ hay không, tùy cụ, em nêu các vấn đề chính trong quản trị xã hội, tổ chức chính quyền, vận hành xã hội,... tranh luận thì đi vào cụ thể từng lĩnh vực, phạm trù,... theo format thảo luận, tranh luận 1 vấn đề khoa học và kết quả áp dụng thực tế,... chứ đừng chỉ biết bỉ bôi, phê phán trong cái trí tuệ và năng kính hẹp của cá nhân mình,...
Cụ nói thế này là không rõ ràng nên chả hiểu lập luận của cụ thế nào.Đó chính là lập luận của nhà cháu: Mỹ cũng dân chủ ngang với các nước khác mà chính Mỹ đang tố là không dân chủ, trên một số lĩnh vực.
Như em đã nêu, có vẻ cụ vẫn né tránh, có vẻ cụ thích lướt hay bẻ ngọn hơn là đi vào vấn đề cơ sở, phương pháp luận và cơ sở khoa học và thực tế áp dụng, là gốc của vấn đề thảo luận, tranh luận,...Cụ hiểu lệch ý nhà cháu. Ý của nhà cháu: đây là forum ô tô đề trò chuyện linh tinh, ko phải forum trường Đại học mà submit cái thesis cho các bạn và thầy cô vào thảo luận. Nhà cháu hơn gấp đôi cái tuổi ngồi làm thesis rồi. Nhân dịp Trump và Biden tranh cử và tranh cãi, anh em trên forum những lúc trà dư tửu hậu hoặc giữa giờ nghỉ rảnh rỗi thay vì rút điếu thuốc hút hại sức khoẻ hay túm tụm nhau chém gió truyền Covid thì lên forum tranh luận cho vui. Cố gắng đừng nhàm và nhảm quá để thread bị xoá, nhưng cũng ko cần phải quá nghiêm túc như cái thesis của sinh viên, nghiên cứu sinh. Tiêu chí của nhà cháu là vậy, nếu có không đúng với mong muốn của cụ nào đó thì cũng thông cảm.
Từ đầu đến giờ nhà cháu vẫn đang nói 2 điểm:Cụ nói thế này là không rõ ràng nên chả hiểu lập luận của cụ thế nào.
1. “Các nước khác” mà cụ nói ở đây cụ thể là nước nào?
2. “Trên một số lĩnh vực” là lĩnh vực gì và liên quan ra sao đến cái số 1 kia?
Ở đoạn số 1 em đang không giải thích nguyên nhân tại sao nước Mỹ có luật bầu cử như vậy, em đang phản bác quan đểm máy móc của cụ: dân chủ là lúc nào cũng phải phổ thông đầu phiếu, phiếu nào cũng phải có giá trị ngang nhau. Đây chỉ là cách hiểu về dân chủ của cụ chứ không phải là chân lý.Nhà cháu đồng ý với cụ về nguyên nhân tại sao có tình trạng như vậy trong bầu cử Mỹ, nhưng nó vẫn không làm yếu lập luận của nhà cháu: như vậy là chưa dân chủ. Các tổ chức phi chính phủ hay Liên Hiệp Quốc là nơi các nước họ tham gia dựa trên tiềm lực, vai trò, vị trí nên bản thân sự tham gia đó là không công bằng, thằng nào mạnh về tiền, về quân sự... thì lá phiếu sẽ to hơn, vì vậy đừng đòi hỏi dân chủ những chỗ đó. Tuy nhiên Mỹ với tư cách là quốc gia với hiến pháp khẳng định quyền bình đẳng và dân chủ của từng người dân không dựa trên sắc tộc, tôn giáo, giầu nghèo..., nhưng luật bầu cử lại cho phép lá phiếu người này có quyền hơn lá phiếu người khác. Ví dụ những bang có 600-700K dân/đại cử tri thì lá phiếu của họ chỉ có giá trị bằng 1/3 lá phiếu ở những bang 200-300K dân/đại cử tri.
Việc chưa có nhóm đa số nào đòi bỏ không phải là cơ sở để biện minh cho việc thiếu dân chủ, bởi sự thiếu dân chủ này là thuộc tính khách quan, độc lập với ý chí người dân. Trước Galileo Galilei chưa có nhóm đa số nào phản đối thuyết địa tâm không có nghĩa là nó đúng. Nếu dân chủ hay không mà dựa vào nhóm đa số phán đối hay không thì Triều Tiên là nước dân chủ nhất thế giới.
Tính khí thất thường là cách nhìn của cụ. Ông ta đại tài khi dựa vào góc nhìn tính khí thất thường, như nhiều người thường thấy. Thất thường mà là siêu tỷ phú + tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ!Bình thường em ko ưa 100. Nhưng vẫn mong cụ 100 tái cử. Đúng chỉ ông ấy mới có thể trị TQ. Mọi mưu kế của TQ đối phó 100 phá sản vì tính khí thất thường của ông ấy.
Ngày xưa có câu chuyện công ty Sony của Nhật quyết định sản xuất máy quay cầm tay. Trước đó máy quay chuyên nghiệp luôn cồng kềnh và nặng. Muốn làm máy quay cá nhân cần nhẹ và gọn, một tay có thể cầm được. Nhiều tháng nghiên cứu, sản xuất thử, cuối cùng các kỹ sư Sony trình lên CEO phiên bản cuối cùng, tuy khá nhẹ nhưng vẫn cồng kềnh vì nó hơi to so với các đồ vật để cầm 1 tay. Kỹ sư trưởng tuyên bố họ đã làm tốt nhất những gì có thể, không thể nhỏ hơn nữa. Họ giải thích rất nhiều về kỹ thuật bo mạch, năng lực xử lý các linh kiện, kích thước mỗi linh kiện... để chứng minh kích thước hiện có là tối ưu nhất, nhỏ nhất có thể làm được.Như em đã nêu, có vẻ cụ vẫn né tránh, có vẻ cụ thích lướt hay bẻ ngọn hơn là đi vào vấn đề cơ sở, phương pháp luận và cơ sở khoa học và thực tế áp dụng, là gốc của vấn đề thảo luận, tranh luận,...
Các bài của cụ trong thớt này cụ có vẻ tập trung mấy vấn đề (của Mỹ) theo lăng kính của cụ, em nêu lại một số gợi ý cụ thể vấn đề tranh luận theo forrmat khoa học.
1- Hình thức, tổ chức trong bầu cử: Cụ cho rằng hình thức phiếu phổ thông, phiếu đại cử chi của Mỹ hiện nay không dân chủ, không công bằng và không tốt, không hiệu quả....
2. Tổ chức đảng phái ở Mỹ: Không dân chủ, không công bằng, không tốt do chỉ có 2 đảng lớn cạnh tranh, thay nhau nắm quyền và luôn có các tài phiệt, giới giàu có, giới chủ/tinh hoa ủng hộ tiền để thao túng, để đi đánh nhau ở các nước khác,....
3. Lobby: Vận động, đóng góp, ủng hộ,... công khai minh bạch theo luật về tài chính cho 1 vấn đề/việc/chính sách nào đó,... thì cũng như ở nơi nào đó đem tiền đi hối lộ (đi đêm, không công khai) cho quan chức chính quyền,... như vậy Lobby cũng chẳng tốt đẹp gì, cũng như là đút lót và hối lộ,...
3. Công bằng trong xã hội: Không dân chủ, không công bằng, không tốt khi người giàu có phạm tội bị tạm giam thì nộp tiền để tại ngoại, chi nhiều tiền để thuê luật sư giỏi để tranh cãi với tòa để giảm tội,... trong khi người nghèo thì không có tiền làm việc đó. Ở nơi nào đó chi tiền (đi đêm, không công khai) cho quan tòa, chính quyền,... thì cũng đều như nhau, kg có gì là tiến bộ văn minh hơn,...
Một cách đơn giản, Em gợi ý thảo luận vào các nội dung:
- Có sở, lý do tại sao họ lại tổ chức như vậy ?
- Có mô hình, cơ sở, phương án, giải pháp tổ chức nào khác ?
- Ưu nhược điểm của mỗi mô hình ?, lý do tại sao họ không thay đổi ?
- Kết quả thực hành, áp dụng, hiệu quả sử dụng cho mỗi mô hình và mô hình, cách thức nào cho kết quả áp dụng phù hợp và cao nhất ?
- Khác nữa nếu muốn,...
Rảnh covid, nếu có cơ sở và hứng thú thảo luận để gia tăng góc nhìn, hiểu biết, tri thức,... thì mời cụ nhé,...
Mỹ thừa nhận mọi người dân có quyền bình đẳng, nhưng khi bầu cử tổng thống, quyền đó không bình đẳng. Một người bang này có quyền gấp 2,3 lần người bang khác. Vậy là luật bầu cử không đảm bảo quyền đó.Ở đoạn số 1 em đang không giải thích nguyên nhân tại sao nước Mỹ có luật bầu cử như vậy, em đang phản bác quan đểm máy móc của cụ: dân chủ là lúc nào cũng phải phổ thông đầu phiếu, phiếu nào cũng phải có giá trị ngang nhau. Đây chỉ là cách hiểu về dân chủ của cụ chứ không phải là chân lý.
Để phản bác sai lầm này em mới đưa ra 2 ví dụ giả định là bầu cử phổ thông đầu phiếu khi bầu Tổng thư ký LHQ và quyết việc phải xóa nick OF của ai cho rộng server. Cả 2 ví dụ trên chỉ để cho cụ thấy trong 1 số trường hợp, phổ thông đầu phiếu không phải là dân chủ và công bằng. Sau đó em mới nói với hoàn cảnh của nước Mỹ thì phổ thông đầu phiếu kém dân chủ và công bằng hơn dùng đại cử tri. Cụ có phản biện em thì nên hiểu logic lập luận của em đã. Em chưa nói gì về màu da, sắc tộc, tiền bạc, quân sự thì cụ đừng đưa mấy cái đó vào nhé.
Ở đoạn số 2 cụ lại tự mâu thuẫn với chính mình. Theo em hiểu cụ đang cho rằng làm theo quyết định của đa số mới là dân chủ (khi cụ đưa ra ví dụ về bầu cử Mỹ, Hillary nhiều phiếu phổ thông hơn mà thua thì cụ coi là không dân chủ). Thế mà khi chính đa số dân Mỹ không phản đối hình thức bầu cử hiện tại thì cụ lại coi là không dân chủ, công bằng?
PS: nếu cụ có nhã hứng phản biện em thì mong cụ focus vào các lập luận của em, đừng mở rộng chủ đề dẫn giải sang các chủ đề em không nói đến. Như thế nó mới tập trung và ngã ngũ được.
Đến tỏi rưỡi ng tq ko đoán nổi ý 100 thêm 1 thằng vina như e thấy vậy là bình thường mà cụTính khí thất thường là cách nhìn của cụ. Ông ta đại tài khi dựa vào góc nhìn tính khí thất thường, như nhiều người thường thấy. Thất thường mà là siêu tỷ phú + tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ!
Hì hì, cụ không dám phản biện trực tiếp vào 2 ví dụ của em nêu ra để thấy phổ thông đầu phiếu và giá trị các lá phiếu như nhau sẽ dẫn đến không công bằng trong một số trường hợp à?Mỹ thừa nhận mọi người dân có quyền bình đẳng, nhưng khi bầu cử tổng thống, quyền đó không bình đẳng. Một người bang này có quyền gấp 2,3 lần người bang khác. Vậy là luật bầu cử không đảm bảo quyền đó.
Việc nơi nào đó, tổ chức nào đó không đảm bảo được quyền bình đẳng phổ thông đầu phiếu là nơi đó đang hy sinh dân chủ đổi lấy đồng thuận, thoả hiệp.
Đến tổng thống Mỹ mà cụ vẫn cho là chưa chuẩn... thôi em về bán thịt lợn và chạy grap đâyĐến tỏi rưỡi ng tq ko đoán nổi ý 100 thêm 1 thằng vina như e thấy vậy là bình thường mà cụ
100 tỏi phú thôi, có phải siêu tỉ gì đâu, ông ấy sinh ra đã là đại gia rồi. Ko phải tỷ phú tự thân. Nói chung chưa phải tổng thống chuẩn.
Ôi. Chuyện bt mà cụ. Chúc e vs cụ đông kháchĐến tổng thống Mỹ mà cụ vẫn cho là chưa chuẩn... thôi em về bán thịt lợn và chạy grap đây
Ha ha ha, chào cán bộ tuyên giáo nhá,...Ngày xưa có câu chuyện công ty Sony của Nhật quyết định sản xuất máy quay cầm tay. Trước đó máy quay chuyên nghiệp luôn cồng kềnh và nặng. Muốn làm máy quay cá nhân cần nhẹ và gọn, một tay có thể cầm được. Nhiều tháng nghiên cứu, sản xuất thử, cuối cùng các kỹ sư Sony trình lên CEO phiên bản cuối cùng, tuy khá nhẹ nhưng vẫn cồng kềnh vì nó hơi to so với các đồ vật để cầm 1 tay. Kỹ sư trưởng tuyên bố họ đã làm tốt nhất những gì có thể, không thể nhỏ hơn nữa. Họ giải thích rất nhiều về kỹ thuật bo mạch, năng lực xử lý các linh kiện, kích thước mỗi linh kiện... để chứng minh kích thước hiện có là tối ưu nhất, nhỏ nhất có thể làm được.
CEO nhìn cái máy với cảm giác khó chịu, ông không nói gì và yêu cầu đem vào phòng họp 1 chậu nước. Ông bỏ cái máy quay vào nước, nó chìm xuống và liên tục bọt khí từ máy chui ra. Ông nói: nếu nó vẫn còn bọt khí từ trong chui ra chứng tỏ nó vẫn còn chỗ trống, tức là vẫn có thể sắp xếp linh kiện gọn hơn nữa để máy quay nhỏ hơn nữa. Yêu cầu các kỹ sư về thiết kế lại.
Và ngày hôm nay, chúng ta có những máy quay cầm tay 4k thậm chí nhét vừa túi quần.
Vì vậy, cụ đừng lôi kéo nhà cháu vào việc của các kỹ sư. Việc vì sao Mỹ có nền dân chủ như vậy, nó phải làm gì để tốt hơn là việc của nó, của những người bỏ ra cả 1 cuộc đời nghiên cứu về lý thuyết chính trị, của những người dân Mỹ hàng ngày phải chịu cảnh mất dân chủ đó, của những người Mỹ yêu chuộng tự do, dân chủ, mong muốn thay đổi đất nước tốt đẹp hơn. Việc của nhà cháu là chỉ ra những đám bọt khí đang nổi lên, chứng tỏ vẫn còn chỗ trống.
Nhà cháu chủ quan nghĩ đưa quan điểm cụ hiểu, vậy trả lời vào 2 ví dụ nhéCụ hiểu máy móc về dân chủ và bình đẳng rồi. Bình đẳng không phải lúc nào cũng có nghĩa là lá phiếu nào cũng có giá trị như nhau, mặc dù phần lớn trường hợp là như thế, nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng thế. Cụ có thể tìm hiểu thêm về Minoritity rights chẳng hạn. Ví dụ giả sử tài nguyên máy chủ OF bị hết, cần phải xóa 1 ít user và bài viết đi để chạy tiếp. Em đề ra 1 dự luật xóa tất cả các user và bài viết của ai có tên nick bắt đầu bằng chữ số và đề nghị bỏ phiếu trên toàn OF. Khả năng lớn là dự luật được thông qua và nick của cụ sẽ bị trảm phỏng ạ? Nhưng như thế có phải là công bằng không?
Em lấy ví dụ về bầu cử Tổng thư ký LHQ. Nếu cứ phổ thông đầu phiếu toàn thế giới thì chắc Trung Quốc với Ấn Độ thay nhau làm. Như thế có phải là công bằng không?
Nước Mỹ là 1 nước theo thể chế liên bang. Các bang cũng có tính độc lập với nhau và với chính phủ trung ương ở một mức cao hơn nhiều so với các nước khác. Vì thế với họ cân bằng giữa tiếng nói của bang và tiếng nói của đa số công dân bằng cách tính số đại cử tri của mỗi bang bằng cách cộng số thượng nghị sỹ (mỗi bang luôn có 2) và số hạ nghị sỹ (tỷ lệ với số dân của bang). Có 1 vài ngoại lệ nhỏ cũng để đảm bảo sự cân bằng này. Và đối với người Mỹ, đó là công bằng cụ ạ. Tất nhiên là tương đối công bằng thôi. Nhưng với họ, nó công bằng hơn phổ thông đầu phiếu. Ít nhất cho đến giờ chưa có nhóm đa số nào ở Mỹ đòi bỏ luật này cả.