Thật ra khái niệm Đức tin, tín ngưỡng, niềm tin... có chút ít khác nhau. Trong đạo Thiên Chúa hay dùng từ “Đức tin”, nghĩa là “tin vào Chúa”. Vì vậy có thể mợ bị nhầm với tôn giáo, ý của em là từ “niềm tin” nói chung và bài viết hơi chơi chữ
Niềm tin là phẩm chất tự nhiên của con người, phản ánh mức độ nhận thức và đánh giá chủ quan của tư duy về một hiện tượng, sự vật mà người ta cho là sự thật, là đúng.
Chân lý và niềm tin không phải là hai luồng tư tưởng khác nhau, chúng liên hệ mật thiết với nhau. Để dễ hiểu, nếu ta coi 1 khái niệm là chiếc gương thì khái niệm kia chính là hình phản chiếu trên gương. Vì vậy, dựa vào niềm tin để giải thích trong khoa học là chuyện rất bình thường, ai cũng có niềm tin kể cả người vô thần.
Tin vào thần thánh là sai? Chưa chắc. Cái sai nằm ở tính giáo điều rất đặc trưng trong hoạt động của tôn giáo, giáo lý không chấp nhận phản biện khoa học, vì thế luôn mắc phải hạn chế cố hữu là áp đặt niềm tin (tín ngưỡng). Giáo lý có thể đúng, có thể sai, nhưng giả sử nó sai thì có thoát ra khỏi niềm tin được không?
Ví dụ, chỉ vì bảo vệ quan điểm “thuyết Nhật tâm”, trái ngược với quan điểm “thuyết Địa tâm” của Giáo hội mà Galileo bị xét xử và quản thúc tại gia cho đến khi ông chết:
“Ngày 30 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên, như kết quả của một cuộc nghiên cứu do Viện Văn hoá Giáo hoàng tiến hành. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican. Tháng 12 cùng năm, trong các sự kiện kỷ niệm lần thứ 400 những quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng sớm nhất của Galileo, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ca ngợi những đóng góp của ông cho thiên văn học.” - Wiki
Quá muộn, nhưng dù sao muộn cũng còn hơn không.
Nếu không có niềm tin vào thần thánh, thì phương pháp nuôi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển tư duy của trẻ em, những câu chuyện cổ tích bà tiên ông bụt, công chúa hoàng tử... truyền thuyết con rồng cháu tiên... sẽ phải ra đi chăng? Tất nhiên phạm trù nào cũng có tính hai mặt, cần lên án những hành vi lợi dụng thần thánh để mưu toan lợi ích hay là nguỵ tạo dưới danh nghĩa khoa học.