Mời quá đi chứ sao lại không:
1. Mời trong bữa ăn là nét văn hóa, đối với người Việt từ xưa đến nay người bề dưới mời người bậc trên, người trẻ mời người lớn tuổi hơn, chủ nhà mời khách, ... đã thành phổ biến và hình thành nét văn hóa rồi; mặt khác cái văn hóa này nó chỉ có mặt tốt chứ đâu có gì bất tiện hay lạc hậu/phong kiến/hủ lậu đâu mà không khuyến khích thực hiện !
2. Mời trong bữa ăn giúp duy trì thứ bậc trong gia đình, nhắc nhở người bé, người trẻ, người dưới biết tôn trọng người trên, làm gương cho con trẻ nhìn vào đó mà biết ứng xử với bề trên của nó - Điều này quá quan trọng trong những gia đình nhiều thế hệ; mặt khác, trong cuộc sống đô thị, mỗi người mỗi việc, mỗi người mỗi phòng giêng chỉ có bữa ăn là quy tụ đầy đủ nhất mọi người mà lại không chào/mời cứ lẳng lặng mà ăn xong lại về phòng mình thì những người thân đâu còn có gì để thể hiện quan hệ gia đình nữa - Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân mà các bậc cao niên không thích sống cùng con cháu ở phố mà chỉ thích về quê cho nó tình cảm !
3. Mời trong bữa ăn giúp hình thành nền nếp và tính kỷ luật cho con trẻ và thành viên mới, thử tưởng tượng nếu cứ mạnh ai nấy ăn không cần mời, không cần biết trên dưới, ... thì bữa ăn sẽ hỗn loạn và hình thành thói quen tự do cho trẻ. Chào mời trong bữa ăn nhắc nhở con người ta trên mình còn có cao nhân hơn nữa, hình thành nền nếp trước khi ăn phải quan sát, quan tâm và để ý tới tất cả người trên, với người trên cũng không cho phép mình tự do mà đánh chén khi con trẻ nó chưa tụ tập đủ để mời mình - Điều đó làm tăng tính kỷ luật, duy trì sự bền chặt của quan hệ thứ bậc trong gia đình, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp với nhau nhiều hơn (mặt Gấu có như cái thớt thì cũng xẹp bớt khi vào mâm !!!) !!!
...
Túm lại, mời trong bữa ăn là cần và rất nên duy trì