- Biển số
- OF-412524
- Ngày cấp bằng
- 24/3/16
- Số km
- 872
- Động cơ
- 470,175 Mã lực
Các cụ dạy học ăn, học nói... là ko có thừa. Nhà em vẫn mời từ lớn đến bé, điều này một phần thể hiện nề nếp và văn hóa.
Lần đầu tiên thấy người suy nghĩ giống em. Nhưng em ko có dũng cảm làm được như cụ.Đối với nhà cụ và nhiều nhà khác là bình thường, nhưng đối với nhà em là bất thường. Cũng như việc nhà cụ có bàn thờ và con cháu thờ cúng ông bà, nhà em ngược lại không có bàn thờ và không thờ cúng. Những sự khác biệt làm nên xã hội. Đối với em thì cụ sai, đối với cụ thì em sai nên không thể áp đặt được.
Nhà em vẫn giữ nếp từ em trở đi, cụ nói rất hay ủng hộ cụ một tayMời khi ăn cơm là văn hóa, nó cũng giống lời chào khi gặp nhau. Liệu có đứa cháu nào nhìn bác trừng trừng mà không thèm chào là do bố mẹ nó có "văn hóa" riêng, giống như bác không?
Bác nên biết, người Phương Tây vẫn "thank God" trước mỗi bữa ăn; người Nhật vẫn "itadakimas" trước mỗi bữa ăn, không phải vì họ cổ hủ, lễ nghĩa, mà đó là văn hóa mà họ muốn giữ gìn.
Giữ nguyên cái cũ mà không thay đổi cho phù hợp sẽ làm mình không thể phát triển, nhưng phủ nhận cái cũ một cách cực đoan lại là cách tự chặt chân mình, mà sau này mới thấy rõ hậu quả
Chả hiếm đâu, nhưng họ không rảnh nhảy vào đây tranh luận với mấy thằng trẻ ranh thôi.Lần đầu tiên thấy người suy nghĩ giống em. Nhưng em ko có dũng cảm làm được như cụ.
Truyện "Trẻ con không được ăn thịt chó" nó là câu chuyện châm biếm một/một số trường hợp xấu trong xã hội, phê phán thói tham lam ích kỷ nhậu nhẹt vô tâm của một số đàn ông Việt Nam sau lũy tre làng. Hiện nay những người chồng, người cha như thế vẫn tồn tại, không ăn thịt chó một mình nhưng lại có muôn vàn cách ích kỷ và hưởng thụ khác.Thùng rỗng kêu to, quả không sai. Phát biểu “Trẻ con không được ăn thịt chó” là tiểu thuyết nhảm nhí thì em biết cụ hiểu biết đến như thế nào rồi. Chỗ nào cụ cũng nhảy vào, quote lung tung, nản với cụ.
Tuy ít tuổi nhưng vào đây gọi các cụ và được gọi lại thấy sự tôn trọng nhau trong cuộc sốngChả hiếm đâu, nhưng họ không rảnh nhảy vào đây tranh luận với mấy thằng trẻ ranh thôi.
Bố mẹ vẫn nên có lời đề nghị con phải mời, lúc đó sẽ có bạn bố mẹ miễn cho cháu nhiệm vụ đó, VD bằng câu "Được rồi, con ăn đi, ngoan lắm"
Em thấy đó là cách đẹp nhất, được cả nhiều bên. BM vẫn rèn giũa con, bạn bè vẫn thoải mái và quý mến các cháu, cháu nhỏ thì được khen ngoan.
He he vui vui thôi mà các Cụ chả nên nóng mặt làm gì , trong một xã hội làm gì có điều gì là tuyệt đối .Nhưng dù có hội nhập đến đâu chúng ta vẫn phải biết cái gốc của chúng ta là người Á Đông , nhập gia tùy tục sống ở đâu nên thích ứng với môi trường và văn hóa ở đó .Mỗi gia đình là một tế bào của XH ở đó nó phản ảnh một cách trung thực nhất tế bào đó lành mạnh hay yếu ớtCái sự tôn trọng kính trọng người trên của cụ nó gắn với môi trường văn hoá cộng đồng làng xã. Trong xã hội hiện đại thì nó lợi bất cập hại và trở nên khá nguy hiểm với trẻ em, nhất là các bé gái. Nói chung nhìn cách cụ viết bài em biết cụ không phải là đối tượng phù hợp để em trao đổi trong chủ đề này đâu.
Truyện Nam Cao mà cụ bảo là đả kích một/một số trường hợp thì ạ cụ rồi.Truyện "Trẻ con không được ăn thịt chó" nó là câu chuyện châm biếm một/một số trường hợp xấu trong xã hội, phê phán thói tham lam ích kỷ nhậu nhẹt vô tâm của một số đàn ông Việt Nam sau lũy tre làng. Hiện nay những người chồng, người cha như thế vẫn tồn tại, không ăn thịt chó một mình nhưng lại có muôn vàn cách ích kỷ và hưởng thụ khác.
Cụ không phân biệt được câu chuyện đả kích một số trường hợp cá biệt mà lại suy ra thành áp dụng cho mọi trường hợp và kết luận là hình thức mời cơm là người lớn ăn chặn thức ăn của trẻ con thì quả thật tư duy của cụ vô cùng độc đáo. Không biết ngày xưa cô giáo dạy văn của cụ là ai
Nếu cụ nhìn nhận hành động mời ăn nó chỉ liên quan đến miếng ăn thì e rằng cụ mới là người bị ám ảnh về thức ăn, cụ không bắt con mời chẳng khác gì giải tỏa ẩn ức tâm lý về đói khát, một cách vô thức cụ muốn thể hiện rằng "nhà tôi nhiều thức ăn lắm, không cần phải mời, không cần phải nhường".
Tiếc thay trong một cuộc sống no đủ, khi người ta không chỉ 'ăn no mặc ấm" mà còn "ăn ngon mặc đẹp" thì bữa ăn và các lễ nghi trong đó càng nên duy trì. Đói khát thì cứ vục mặt vào ăn là được, còn no đủ thì phải biết mời, phải ăn ngậm miệng, nhai không tóp tép, uống không chẹp chẹp, không ăn một món quá nhiều, không ngậm tăm hay xỉa răng tanh tách sau khi ăn...
Tùy bác thôi, nhưng bác không nên phỉ nhổ vào những giá trị mà tổ tiên đã dầy công xây đắp chỉ vì một quan điểm cá nhân còn chưa biết đúng sai.Em có xiên xẹo đâu, cụ dạy cháu vậy thì cứ việc thôi. Nhưng em dạy cháu khác, cũng không thể nói em không giữ gìn văn hoá được, vì em coi nó là vô văn hoá.
Lại một còm thể hiện văn hoá lùn. Buồn!Tuy ít tuổi nhưng vào đây gọi các cụ và được gọi lại thấy sự tôn trọng nhau trong cuộc sống
Nhưng theo dõi thớt này xin phép gọi bằng mày !
đ éo biết mày hơn được ai trong đây mà vơ cả đám vậy là đủ hiểu độ văn hóa của mày và con mày rồi !
Cụ quy kết cái văn hoá mời thượng mời hạ mời đông mời tây cho cả dân tộc này là cụ sai. Lại còn từ ông bà cha mẹ tổ tiên lại càng sai. Cụ nghiên cứu lại xem cái văn hoá đó là của vùng nào đã.Tùy bác thôi, nhưng bác không nên phỉ nhổ vào những giá trị mà tổ tiên đã dầy công xây đắp chỉ vì một quan điểm cá nhân còn chưa biết đúng sai.
Không phải chỉ bố mẹ bác, mà cả ông bà, cụ kỵ, tổ tiên của bác đều đã tiếp nhận những phong tục (một phần của văn hóa dân tộc) truyền lại từ hàng nghìn năm trước (tất nhiên nó có biến đổi theo thời gian). Không lẽ đến đời bác tự nhiên lại nhận thấy toàn bộ cha mẹ, ông bà tổ tiên đều vô văn hóa?