Em cũng đồng ý với đa số cccm là mời ăn cơm. Không phải bảo thủ hay rườm rà, mà đó là thể hiện sự tôn trọng, chữ hiếu của mỗi con người
Cụ không hiểu đạo làm người nên nói cụ cũng chăng hiểu . Thôi em lướt cho cụ thể hiện.Nhà cụ đẻ con ra còn phải bắt nó xin thì mới cho ăn. Cụ xem có bằng con vật không?
Dậy trẻ mời là bài học vỡ lòng về đạo đức, biết kính trên nhường dưới, biết quan tâm đến người thân, bè bạn, biết ứng xử khi sống ở xã hội văn minh. Dân tộc nào cũng vậy, chỉ có cách thức khác nhau, nhưng đều phải bắt đầu bởi 1+1 hết, ko nên đốt cháy giai đoạn với những việc như vậy dc.Em cũng đồng ý với đa số cccm là mời ăn cơm. Không phải bảo thủ hay rườm rà, mà đó là thể hiện sự tôn trọng, chữ hiếu
Case 1 đúng hơn, vi tuyen nick mới. Nói nói như kiểu case 2, thế mà các cụ cũng chịu khó tranh luận.Topic này em có cảm giác là nó được sinh ra bởi 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Để đánh lạc hướng 1 vấn đề gì đó đang hot trong diễn đàn này.
Trường hợp 2: Chủ top này có vấn đề về não bộ, có thể là bại não hoặc bị thiếu giáo dục từ bé
Loài vật nó ko biết nói Cụ ạ.Đã đẻ con ra là bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi đến lúc khôn lớn. Loài vật còn biết nuôi con và không đòi hỏi con nó phải nhớ ơn, phụng dưỡng mình. Quan điểm của cụ như vậy còn thua con vật.
Hoàn toàn đồng ý với bác. Mình thấy việc con cái nhường thức ăn cho bố mẹ là phù hợp với ngày xưa, khi thực phẩm không đủ thì cần tập trung cho người loa động chính trong nhà. Còn bây giờ, đồ ăn lúc nào cũng thừa, toàn phải bỏ đi thì sao phải nhường. Mình chỉ dạy con, ăn thích ăn gì thì ăn, nhưng không được bới tung đĩa thức ăn lên để chọn. Và chỉ phải nhường, khi chẳng may con thấy thiếu thức ăn cho mọi người thôi.Không hiểu ý cụ lắm, các cụ bắt nó mời trước khi ăn đâu có như cụ nói là trân trọng này kia. Các cụ nói thẳng luôn là mày phải mời người lớn mày phải mời tao mày mới được ăn. Ăn gì ngon mày không được ăn hết mà phải nhường tao. Chứ hoàn toàn không có ý nghĩa cao xa gì đó như cụ lèo lái nhé.
Xã hội bây giờ đã khác, không phải cái thời ăn lông ở lỗ loạn lac vô pháp nữa. Mọi người sống bình đẳng theo pháp luật, không có chuyện nhường nhịn cụ ạ. Nhường nhịn do vậy không phải là nhân cách. Và bắt một đứa trẻ con nhường người lớn thì thật là bỉ ổi.
Chính vì bác thiếu nhận thức, hiểu lệch lạc về một phong tục đep đẽ nên đã dẫn đến hành động cực đoan (phỉ nhổ vào văn hóa dân tộc).Cụ cùn nên đang trao đổi chuyện này cụ lại xọ sang chuyện kia. Em nhắc lại chủ đề đang bàn luận là cái sự “mời” và đối với em việc bắt trẻ con mời đông mời tây, mời ngang mời dọc, mời cổ mời kim và làm đủ thứ hủ tục kỳ quái trước trong và sau bữa ăn là phản văn hoá hoặc nó thể hiện cái thứ văn hoá chết đói như đã phân tích phía trên và nhiều người có quan điểm giống em. Cụ đừng xiên sang chuyện khác như thế.
Cụ nói mời cơm là văn hoá sẽ làm ối cụ miền Trung đổ vào Nam nóng mặt đấy ạ (vì chả lẽ họ không mời cơm là không có văn hoá ). Em nghĩ nói là phong tục tập quán thì nó nhẹ nhàng hơn. Vì miền Trung đổ vào trong họ không có tập quán mời cơm, mà trẻ con sẽ chờ cơm, người lớn cho ăn mới được ăn (chứ không cần nói là con mời cơm blah blah.. ạ). Mỗi vùng miền có phong tục tập quán khác nhau.Mời khi ăn cơm là văn hóa, nó cũng giống lời chào khi gặp nhau. Liệu có đứa cháu nào nhìn bác trừng trừng mà không thèm chào là do bố mẹ nó có "văn hóa" riêng, giống như bác không?
Bác nên biết, người Phương Tây vẫn "thank God" trước mỗi bữa ăn; người Nhật vẫn "itadakimas" trước mỗi bữa ăn, không phải vì họ cổ hủ, lễ nghĩa, mà đó là văn hóa mà họ muốn giữ gìn.
Giữ nguyên cái cũ mà không thay đổi cho phù hợp sẽ làm mình không thể phát triển, nhưng phủ nhận cái cũ một cách cực đoan lại là cách tự chặt chân mình, mà sau này mới thấy rõ hậu quả
Bác hiểu sai nghĩa của văn hóa rồi.Cụ nói mời cơm là văn hoá sẽ làm ối cụ miền Trung đổ vào Nam nóng mặt đấy ạ (vì chả lẽ họ không mời cơm là không có văn hoá ). Em nghĩ nói là phong tục tập quán thì nó nhẹ nhàng hơn. Vì miền Trung đổ vào trong họ không có tập quán mời cơm, mà trẻ con sẽ chờ cơm, người lớn cho ăn mới được ăn (chứ không cần nói là con mời cơm blah blah.. ạ). Mỗi vùng miền có phong tục tập quán khác nhau.
Vâng phong tục tập quán là một phần của văn hóa. Thế nên em mới mạo muội đề xuất là dùng chữ phong tục tập quán cho nó sát nhất theo nghĩa hẹp của việc mời cơm. Chứ nói văn hóa rộng quá dễ làm các cụ miền trong chạnh lòng ạ.Bác hiểu sai nghĩa của văn hóa rồi.
Phong tục, tập quán chính là văn hóa đấy bác ạ. Miền Trung, Miền Nam không mời, đó là do hoàn cảnh bắt buộc (do người Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ trước đây đều là dân di cư, dân khai hoang, cuộc sống cực kỳ khó khăn, tạm bợ) và do bị ảnh hưởng của văn hóa dân bản địa (Chăm, Khmer). Họ đánh mất hoặc không thể giữ được một phong tục trong văn hóa truyền thống, chứ không liên quan đến chuyện "có văn hóa" hay "vô văn hóa" theo kiểu như bác hiểu đâu nhé.
Rất phục cụ về sự kiên nhẫn!Chính vì bác thiếu nhận thức, hiểu lệch lạc về một phong tục đep đẽ nên đã dẫn đến hành động cực đoan (phỉ nhổ vào văn hóa dân tộc).
Điều quan trọng bác cần phải biết: Tất cả các phong tục, các đặc điểm văn hóa của bất kỳ dân tộc nào đều xuất phát từ mục tiêu hướng tới cái tốt, cái đẹp (kể cả phong tục cắt âm vật của trẻ em nữ ở Châu Phi - với bối cảnh về nhận thức, quan niện, tôn giáo... của họ lúc đó).
Về phong tục mời, bác cần phải nhận thức một cách đúng đắn ngay lập tức: Các cụ muốn cái tốt, cái đẹp cho con cháu, chứ các cụ không bao giờ hướng tới mục tiêu hành hạ con cháu, tự đề cao bản thân hay tranh giành đồ ăn với con cháu, đó là một cách hiều cực kỳ láo xược về các cụ, không thể chấp nhận được!
Chính quan điểm của bác mới thể hiện văn hóa chết đói: Nhìn thấy đồ ăn là lao vào ăn, chẳng cần biết xung quanh có ai, chỉ cần biết làm đầy cái bụng mình theo bản năng mách bảo