Các cụ cứ bảo thông tư mới thay thông tư cũ dẫn đến vướng, thực ra thông tư 65 mới vẫn hướng dẫn việc sửa chữa bảo trì tài sản công từ nguồn thường xuyên, tuy nhiên có nói rằng không hướng dẫn cho các đối tượng của khoản 1, điều 6 Luật đầu tư công
Vậy là các đơn vị sử dụng ngân sách ko phân biệt nổi cải nào thì theo thông tư này, cái nào thì theo Luật đầu tư công (tức là cùng việc sửa chữa tài sản công thì cái nào dùng nguồn thường xuyên, cái nào dùng nguồn đầu tư), mà sau 1 loạt bắt bớ vừa qua thì từ cơ quan thực thi đến cơ quan thanh ktra đang theo chế độ " được làm những cái pháp luật ko cấm" chuyển sang chế độ "chỉ làm những cái pháp luật cho phép/ hoặc đã quy định cụ thể", nếu ko rõ là cứ đi hỏi --> dẫn đến các văn bản hỏi tăng cấp số nhân và các cán bộ ko trả lời để tồn động hoặc trả lời xong người hỏi chả biết làm thế nào tiếp
Vướng mắc là thực tiễn nên việc bác H nói ko vướng gì là ko đúng, đừng thấy ko có văn bản kêu gào thì là không vướng gì, cứ nhìn thực tế hơi thở cuộc sống, thực tế tỷ lệ giải ngân đầu tư công thì biết
Theo cháu nêu cho phép theo kiểu khuyến khích: nếu món nào chi cho thường xuyên thì bắt buộc phải lấy từ nguồn thường xuyên, món nào chi đầu tư cho phép lấy từ nguồn thường xuyên mà đơn vị điều tiết/tiết kiệm được (ngoài việc lấy từ nguồn đầu tư), như vậy sẽ khuyến khích tiết kiệm chi tiêu, tăng đầu tư công.