[Funland] Tranh luận cực hay giữa chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Tài chính

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bonjovi

Xe tải
Biển số
OF-294171
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
211
Động cơ
303,745 Mã lực
Em có thể lập luận việc sửa hàng rào là hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng có thời gian định kỳ được không cụ? Như vậy có xếp vào "nhiệm vụ thường xuyên" hay không?
Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm cho cơ quan nhà nước của em thì lập luận sửa hàng rào hoàn toàn xếp vào nhiệm vụ thường xuyên được. Nhưng vướng cái là tiền (nguồn) cho nhiệm vụ thường xuyên ít - chi lương và mấy khoản thường xuyên còn luôn thiếu thì lấy đâu ra mà sửa hàng rào.
Nguồn đầu tư, hiện tại đang thừa tiền, chẳng tiêu hết, nhưng để tiêu được thì phải cho vào cái kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc điều chỉnh hàng năm (mà cấp phê duyệt điều chỉnh hàng năm lại phải cấp to to). Các văn bản hướng dẫn tiêu cho nguồn đầu tư rất ít, chủ yếu lấy căn cứ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thành ra rất khó để tiêu đúng thực tế .
Cách nhìn tích cực qua vụ này cũng thấy việc cãi nhau/tranh luận giữa các bộ và quốc hội cũng là 1 bước tiến lớn để cải cách hệ thống văn bản pháp luật :D
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,649
Động cơ
75,707 Mã lực
Tranh luận như này từ thời các cụ SH, KN đã có rồi mà, có gì mới đâu ạ.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,553
Động cơ
53,251 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm cho cơ quan nhà nước của em thì lập luận sửa hàng rào hoàn toàn xếp vào nhiệm vụ thường xuyên được. Nhưng vướng cái là tiền (nguồn) cho nhiệm vụ thường xuyên ít - chi lương và mấy khoản thường xuyên còn luôn thiếu thì lấy đâu ra mà sửa hàng rào.
Nguồn đầu tư, hiện tại đang thừa tiền, chẳng tiêu hết, nhưng để tiêu được thì phải cho vào cái kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc điều chỉnh hàng năm (mà cấp phê duyệt điều chỉnh hàng năm lại phải cấp to to). Các văn bản hướng dẫn tiêu cho nguồn đầu tư rất ít, chủ yếu lấy căn cứ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thành ra rất khó để tiêu đúng thực tế .
Cách nhìn tích cực qua vụ này cũng thấy việc cãi nhau/tranh luận giữa các bộ và quốc hội cũng là 1 bước tiến lớn để cải cách hệ thống văn bản pháp luật :D
Nếu xếp vào "chi thường xuyên", khi bên thanh tra họ lại căn cứ khoản 13, điều 4 ấy mà bảo là sai, phải lập dự án đầu tư mới đúng thì biết thanh minh thế nào?
Trước đây, khi còn làm NN em cũng dính rồi. Lập KH ngân sách cho năm tiếp theo, có 1 hạng mục mình tự định nghĩa là sửa chữa thường xuyên nhà cửa/vật kiến trúc (thay mô tơ cửa). Xong không thể duyệt vì nó có giá trị lớn, làm tăng giá trị tài sản (là cái nhà xưởng) phải khấu hao. Sau đó phải viết sang báo cáo nhu cầu đầu tư thì mới thông đấy.

Tiền thì vẫn thế nhưng y hệt chuyện cười xưa: đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề đang tranh luận này đánh trực tiếp vào Luật đầu tư công.

Theo quy định của Luật đầu tư công, thì dự án đầu tư phải nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì mới được bố trí vốn hàng năm. Điều này nhằm mục đích quản lý vốn, không để đầu tư vô tội vạ mà không bố trí được nguồn tiền. Tuy nhiên lại gây cản trở đối với các dự án rất nhỏ, bức thiết.

Không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn -> không thể bố trí kế hoạch đầu tư công hàng năm của các bộ, ngành, địa phương -> nằm chờ dài không thể làm gì được.

Do vậy theo em nên quy định lại hạn mức đối với dự án nhóm nào thì mới phải thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các dự án nhỏ nhỏ, cần thiết nên gom thành một tỉ lệ % nào đấy nằm trong kế hoạch trung hạn mà không cần ghi tên rõ cụ thể. Việc sử dụng, cân đối số vốn này do bộ, ngành, địa phương linh động tự thực hiện.

Thế thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Kể cả việc sửa chữa trụ sở như nội dung thớt là dự án đầu tư công cũng được. Nhưng các bộ, ngành, địa phương có thể chủ động lập dự án. Chứ ai biết cái gì hỏng, trụ sở nào cần sửa chữa mà dự đoán trước cho vào kế hoạch đầu tư công trung hạn như hiện nay được.
Việc này cũng giải quyết được vấn đề chi phí cho các bước chuẩn bị đầu tư, khảo sát lập chủ trương đầu tư.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
902
Động cơ
8,441 Mã lực
Tuổi
39
Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm cho cơ quan nhà nước của em thì lập luận sửa hàng rào hoàn toàn xếp vào nhiệm vụ thường xuyên được. Nhưng vướng cái là tiền (nguồn) cho nhiệm vụ thường xuyên ít - chi lương và mấy khoản thường xuyên còn luôn thiếu thì lấy đâu ra mà sửa hàng rào.
Nguồn đầu tư, hiện tại đang thừa tiền, chẳng tiêu hết, nhưng để tiêu được thì phải cho vào cái kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc điều chỉnh hàng năm (mà cấp phê duyệt điều chỉnh hàng năm lại phải cấp to to). Các văn bản hướng dẫn tiêu cho nguồn đầu tư rất ít, chủ yếu lấy căn cứ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thành ra rất khó để tiêu đúng thực tế .
Cách nhìn tích cực qua vụ này cũng thấy việc cãi nhau/tranh luận giữa các bộ và quốc hội cũng là 1 bước tiến lớn để cải cách hệ thống văn bản pháp luật :D
em vẫn thấy do trình độ. trình tự.
1. Nguyên tắc cơ bản của tiêu tiền nhà nước là phải có kế hoạch được phê duyệt. (tất nhiên là cái gì thuộc thẩm quyền nào thì còn cãi nhau...)
2. Các bố nhà ta hoặc là quen làm láo, quen làm theo ý chí cảm hứng của lãnh đạo, hoặc là năng lực kém không lập được kế hoạch, quy hoạch. Chưa nói đến vấn đề lợi ích nhóm ở đây, nên liên tục điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch, kế hoạch...
3. Thủ tục rườm rà, thời gian xử lý quá chậm, vì khi lập được quy hoạch, kế hoạch xong thì mất rất nhiều thời gian để phê duyệt, và do thực thi kém, nên thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, vì vậy lại mất thời gian để điều chỉnh, phê duyệt lại... dẫn đến vướng mắc không xử lý được...
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
902
Động cơ
8,441 Mã lực
Tuổi
39
Vấn đề đang tranh luận này đánh trực tiếp vào Luật đầu tư công.

Theo quy định của Luật đầu tư công, thì dự án đầu tư phải nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì mới được bố trí vốn hàng năm. Điều này nhằm mục đích quản lý vốn, không để đầu tư vô tội vạ mà không bố trí được nguồn tiền. Tuy nhiên lại gây cản trở đối với các dự án rất nhỏ, bức thiết.

Không nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn -> không thể bố trí kế hoạch đầu tư công hàng năm của các bộ, ngành, địa phương -> nằm chờ dài không thể làm gì được.

Do vậy theo em nên quy định lại hạn mức đối với dự án nhóm nào thì mới phải thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các dự án nhỏ nhỏ, cần thiết nên gom thành một tỉ lệ % nào đấy nằm trong kế hoạch trung hạn mà không cần ghi tên rõ cụ thể. Việc sử dụng, cân đối số vốn này do bộ, ngành, địa phương linh động tự thực hiện.

Thế thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Kể cả việc sửa chữa trụ sở như nội dung thớt là dự án đầu tư công cũng được. Nhưng các bộ, ngành, địa phương có thể chủ động lập dự án. Chứ ai biết cái gì hỏng, trụ sở nào cần sửa chữa mà dự đoán trước cho vào kế hoạch đầu tư công trung hạn như hiện nay được.
Việc này cũng giải quyết được vấn đề chi phí cho các bước chuẩn bị đầu tư, khảo sát lập chủ trương đầu tư.
Ngụy biện thôi cụ ơi.
Trừ trường hợp cháy nhà như Nhà thờ đức bà bên pháp, phải xây lại từ đầu thì không nói (cái này hoàn toàn lập kế hoạch bổ sung được, bản chất đều kế hoạch được hết.
Ví dụ, nhà 3 năm sơn lại 1 lần. Xe ô tô 1 năm bảo dưỡng lớn 1 lần. Điều hòa 1 năm bảo dưỡng 2 lần, ngay cả cái bóng đèn dự phòng, cái quạt dự phòng đều làm được... Chứ đợi lúc nó hỏng như các bố thì thua. Tất cả đều đưa vào kế hoạch, quy hoạch được hết. quá dễ để lập kế hoạch =))
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Bác này "điểm huyệt" rất trúng và đúng,
Rất đúng, và không phải là không ông nào biết, biết cả đấy nhưng không dám/không nên nói ra mà thôi.

Mọi khoản sửa chữa có thể đưa vào chi thường xuyên hết. Nhưng nếu đưa vào như thế thì nó phình to, không được duyệt. Mà đưa vào nhưng cái cục chi thường xuyên nó không lớn để duyệt được thì nghĩa là các khoản khác nó phải nhỏ lại.
Mà các khoản khác (ví dụ như lương này, các kiểu hội họp đi lại này nọ này....) nó là cái khoản dính chặt đến cái túi của mỗi người. Khoản này nó tóp lại thì móm à ?
Nên thôi, để cái cục thường xuyên nó không bị phình, dưng cái phân cục liên quan đến cái túi mình nó không được giảm... thì cắt những cái sửa chữa ấy đi thôi.

Cắt đi ở chi thường xuyên, nhưng vẫn muốn làm, thì đẩy nó vào bên đầu tư. Mà đẩy vào đầu tư thì phải theo quy định của đầu tư, nó chặt kiểu khác.

Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm cho cơ quan nhà nước của em thì lập luận sửa hàng rào hoàn toàn xếp vào nhiệm vụ thường xuyên được. Nhưng vướng cái là tiền (nguồn) cho nhiệm vụ thường xuyên ít - chi lương và mấy khoản thường xuyên còn luôn thiếu thì lấy đâu ra mà sửa hàng rào.
Nguồn đầu tư, hiện tại đang thừa tiền, chẳng tiêu hết, nhưng để tiêu được thì phải cho vào cái kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc điều chỉnh hàng năm (mà cấp phê duyệt điều chỉnh hàng năm lại phải cấp to to). Các văn bản hướng dẫn tiêu cho nguồn đầu tư rất ít, chủ yếu lấy căn cứ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thành ra rất khó để tiêu đúng thực tế .
Cách nhìn tích cực qua vụ này cũng thấy việc cãi nhau/tranh luận giữa các bộ và quốc hội cũng là 1 bước tiến lớn để cải cách hệ thống văn bản pháp luật :D
 

Bonjovi

Xe tải
Biển số
OF-294171
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
211
Động cơ
303,745 Mã lực
Dạ

Bác này "điểm huyệt" rất trúng và đúng,
Rất đúng, và không phải là không ông nào biết, biết cả đấy nhưng không dám/không nên nói ra mà thôi.

Mọi khoản sửa chữa có thể đưa vào chi thường xuyên hết. Nhưng nếu đưa vào như thế thì nó phình to, không được duyệt. Mà đưa vào nhưng cái cục chi thường xuyên nó không lớn để duyệt được thì nghĩa là các khoản khác nó phải nhỏ lại.
Mà các khoản khác (ví dụ như lương này, các kiểu hội họp đi lại này nọ này....) nó là cái khoản dính chặt đến cái túi của mỗi người. Khoản này nó tóp lại thì móm à ?
Nên thôi, để cái cục thường xuyên nó không bị phình, dưng cái phân cục liên quan đến cái túi mình nó không được giảm... thì cắt những cái sửa chữa ấy đi thôi.

Cắt đi ở chi thường xuyên, nhưng vẫn muốn làm, thì đẩy nó vào bên đầu tư. Mà đẩy vào đầu tư thì phải theo quy định của đầu tư, nó chặt kiểu khác.
Cách giải quyết của em là tất cả các cơ quan nhà nước (trừ quân đội, y tế và giáo dục) cứ tự động giảm biên chế đi 50% so với hiện nay nhưng phải giữ nguyên ngân sách đang cấp phát cho các đơn vị và để lãnh đạo đơn vị có quyền tự quyết danh mục chi.
He he, lúc đó mọi việc sẽ trôi hết :D
 

Cuabeo

Xe buýt
Biển số
OF-10513
Ngày cấp bằng
2/10/07
Số km
942
Động cơ
601,707 Mã lực

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
đương kim bt trình độ trung cấp, thực chiến cái gì

ông ấy làm KTNN rồi mới sang btc- chính các kiến nghị của KTNN bây h khiến ông btc gặp khó vì" ít hiểu biết luật" trong khi việc làm luật, trình luật là trách nhiệm của cơ quan hành pháp(CP).

về trình độ và năng lực thì kém xa a H, không phải tự dưng mà chỉ vì 1 phát ngôn về giá xăng dầu mà a 3x phải tránh mặt a ấy, a ấy mà ngồi lại chức bt btc ở thời kỳ ấy thì lên thủ lâu rồi chứ ko phải đi vòng như bây giờ
Kkkk cụ nói như cụ là cụ R thời 2010 - 2016 ấy nhể
 

tonyphan26618

Xe tải
Biển số
OF-809211
Ngày cấp bằng
22/3/22
Số km
455
Động cơ
8,457 Mã lực
Tổng hợp lại tranh luận cho CCCM quan tâm

Phần I: Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có cuộc tranh luận xung quanh vấn đề đầu tư công và chi thường xuyên.


Phần II: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội báo cáo về vấn đề đầu tư công và chi thương xuyên (từ phút 29 tới phút 33)


Phần III: Kết luận của Chủ tịch Quốc hội về vấn đề tranh luận (Từ phút 33 tới phút 35 giây 30)

Cập nhật để CCCM tiện theo dõi

1. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Luật Đầu tư công không cho phép chuyển kinh phí thường xuyên để chi cho các nhiệm vụ chi mang tính đầu tư như mua sắm, sửa chữa nhỏ, dẫn đến tình trạng, có đơn vị thiếu hàng rào mà chưa xây được.

2. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẳng định Luật Đầu tư công không có vướng mắc.

3. Quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: khẳng định vướng mắc không phải từ luật Đầu tư công hay luật Ngân sách Nhà nước mà từ Thông tư 65/2021 của Bộ Tài chính đã bãi bỏ việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp tài sản đã được quy định tại Thông tư 92 trước đó.

Với các quan điểm khác nhau, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu “quan điểm của bộ” trước những tranh luận “nóng bỏng” trong hơn một ngày qua liên quan đến việc có được sử dụng kinh phí thường xuyên để chi đầu tư mua sắm, sửa chữa nhỏ hay không?

4. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp: “Bây giờ chúng tôi chưa thể trả lời được, cần phải có thời gian”

“Vấn đề là phải xác định rõ vướng ở đâu, do luật hay do cách hiểu khác nhau? Xác định được điều này thì mới đề xuất sửa đổi bổ sung, hay đề xuất Ủy ban TVQH ban hành Nghị quyết thí điểm hoặc Uỷ ban TVQH giải thích pháp luật. Đây là vấn đề pháp luật phức tạp”

“Quan điểm của Chính phủ về nội dung này khá khác nhau nên tổ công tác chưa đưa vào báo cáo tổng hợp rà soát”


Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng thời cho biết sẽ tiếp tục rà soát trong nội bộ của Chính phủ và cơ quan của Quốc hội

Nguồn: https://tienphong.vn/doi-dien-tranh-luan-nong-bong-bo-truong-tu-phap-noi-chua-the-tra-loi-duoc-post1584933.tpo
 

trungthu2020

Xe điện
Biển số
OF-744758
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
2,061
Động cơ
149,022 Mã lực
Cập nhật để CCCM tiện theo dõi

1. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Luật Đầu tư công không cho phép chuyển kinh phí thường xuyên để chi cho các nhiệm vụ chi mang tính đầu tư như mua sắm, sửa chữa nhỏ, dẫn đến tình trạng, có đơn vị thiếu hàng rào mà chưa xây được.

2. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẳng định Luật Đầu tư công không có vướng mắc.

3. Quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: khẳng định vướng mắc không phải từ luật Đầu tư công hay luật Ngân sách Nhà nước mà từ Thông tư 65/2021 của Bộ Tài chính đã bãi bỏ việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp tài sản đã được quy định tại Thông tư 92 trước đó.

Với các quan điểm khác nhau, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu “quan điểm của bộ” trước những tranh luận “nóng bỏng” trong hơn một ngày qua liên quan đến việc có được sử dụng kinh phí thường xuyên để chi đầu tư mua sắm, sửa chữa nhỏ hay không?

4. Quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp: “Bây giờ chúng tôi chưa thể trả lời được, cần phải có thời gian”

“Vấn đề là phải xác định rõ vướng ở đâu, do luật hay do cách hiểu khác nhau? Xác định được điều này thì mới đề xuất sửa đổi bổ sung, hay đề xuất Ủy ban TVQH ban hành Nghị quyết thí điểm hoặc Uỷ ban TVQH giải thích pháp luật. Đây là vấn đề pháp luật phức tạp”

“Quan điểm của Chính phủ về nội dung này khá khác nhau nên tổ công tác chưa đưa vào báo cáo tổng hợp rà soát”


Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng thời cho biết sẽ tiếp tục rà soát trong nội bộ của Chính phủ và cơ quan của Quốc hội

Nguồn: https://tienphong.vn/doi-dien-tranh-luan-nong-bong-bo-truong-tu-phap-noi-chua-the-tra-loi-duoc-post1584933.tpo
Cụ bỏ mất ý quan trọng rồi
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết quan điểm của Bộ Tài chính, Chính phủ, Bộ Tư pháp khác với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH).
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Bonjovi nói:
Theo kinh nghiệm hơn 20 năm làm cho cơ quan nhà nước của em thì lập luận sửa hàng rào hoàn toàn xếp vào nhiệm vụ thường xuyên được. Nhưng vướng cái là tiền (nguồn) cho nhiệm vụ thường xuyên ít - chi lương và mấy khoản thường xuyên còn luôn thiếu thì lấy đâu ra mà sửa hàng rào.
Nguồn đầu tư, hiện tại đang thừa tiền, chẳng tiêu hết, nhưng để tiêu được thì phải cho vào cái kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc điều chỉnh hàng năm (mà cấp phê duyệt điều chỉnh hàng năm lại phải cấp to to). Các văn bản hướng dẫn tiêu cho nguồn đầu tư rất ít, chủ yếu lấy căn cứ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thành ra rất khó để tiêu đúng thực tế .
Cách nhìn tích cực qua vụ này cũng thấy việc cãi nhau/tranh luận giữa các bộ và quốc hội cũng là 1 bước tiến lớn để cải cách hệ thống văn bản pháp luật :D
Nếu xếp vào "chi thường xuyên", khi bên thanh tra họ lại căn cứ khoản 13, điều 4 ấy mà bảo là sai, phải lập dự án đầu tư mới đúng thì biết thanh minh thế nào?
Trước đây, khi còn làm NN em cũng dính rồi. Lập KH ngân sách cho năm tiếp theo, có 1 hạng mục mình tự định nghĩa là sửa chữa thường xuyên nhà cửa/vật kiến trúc (thay mô tơ cửa). Xong không thể duyệt vì nó có giá trị lớn, làm tăng giá trị tài sản (là cái nhà xưởng) phải khấu hao. Sau đó phải viết sang báo cáo nhu cầu đầu tư thì mới thông đấy.

Tiền thì vẫn thế nhưng y hệt chuyện cười xưa: đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?
Thời em còn làm thì kinh phí cho N/V thường xuyên được rót hàng năm, về xây dựng có mục "Xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn". Tức là các hạng mục xây dựng nhỏ và sửa chữa các hạng mục lớn sẽ được cơ quan nhà nước làm dự trù cho năm sau. Cơ quan cấp trên dựa trên nguồn vốn để cấp. Kinh phí được cấp sẽ phải được sử dụng hết trong năm, không sử dụng hết sẽ phải nộp lại, những phần vốn cấp không đến tiền tỷ không tiêu hết gần như không thể chuyển cho năm sau. Kinh phí được cấp cụ thể theo mã (sử dụng), tiền cho mã này dù có thừa cũng không thể sử dụng cho mã kia, cố sử dụng sẽ bị xuất toán, tức là việc chi không được công nhận!
 
Chỉnh sửa cuối:

legendcomeback

Xe tải
Biển số
OF-135081
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
256
Động cơ
371,966 Mã lực
Bác cho tôi hỏi cái định nghĩa (bôi đỏ kia) ở đâu vậy? Vì trong chính bộ Luật cũng không thấy nhắc đến như bác nói:
View attachment 8187532
Dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Không có nghĩa là cứ dự án sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công thì là dự án đầu tư công. Cụ là một người đẹp trai. Không có nghĩa cứ người nào đẹp trai cũng là cụ
 

legendcomeback

Xe tải
Biển số
OF-135081
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
256
Động cơ
371,966 Mã lực
Điều 4, Luật ngân sách nhà nước quy định
6. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo quy định này việc sửa chữa hàng rào rõ ràng không phải chi thường xuyên, vì hàng rào bị hỏng đột xuất, mà là phải lập dự án theo luật đầu tư công
Chi sữa chữa hàng rào là nhiệm vụ chi của cơ quan để xuất để đảm bảo các hoạt động thường xuyên của cơ quan đó.
 

legendcomeback

Xe tải
Biển số
OF-135081
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
256
Động cơ
371,966 Mã lực
Có đâu cụ, cụ ko thấy CT QH nói là ko vướng gì nên ko trả lời đó à
Trả lời thì đã ko ra diễn đàn kêu vướng
Cụ không xem video à. Chính phủ vướng 3 lần, Quốc Hội đã trả lời 3 lần. Lần này họp Btc lại nêu lên vấn đề này và nói vì sao Quốc Hội ko giải thích luật. Quốc Hội trả lời là để giải thích luật thì phải có yêu cầu, và bây giờ Bộ tài chính đã yêu cầu thì thì ngay tại Quốc Hội đã giải thích. Sau cuộc họp sẽ có công văn chính thức trả lời gửi cho chính phủ nữa
 

VietMinhTLH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-821627
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
218
Động cơ
8,789 Mã lực
Tuổi
51
Ý anh Huệ là: “Chi thường xuyên” không phải là “Đầu tư công” nên không áp dụng luật đầu tư công.

Anh Bộ trưởng thì hiểu chi thường xuyên như sửa chữa, nâng cấp tài sản .. là đầu tư công nên đang bị Luật đầu tư công trói buộc
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top